Cập nhật thông tin chi tiết về Vị Tướng Kiệt Xuất Trần Quốc Tuấn Và Bài Học Cho Người Trẻ mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Đây có thể coi là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó chưa thể lột tả hết con người bậc đại nhân, đại trí, đại dũng ấy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228.
Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. Ảnh: Ditichlichsuvanhoa.
Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.
Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.
Năm 1285, quân Nguyên – Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.
Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.
Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này.
Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua Trần.
Tấm lòng rộng lớn
An Sinh vương Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông. Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.
Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi hai gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.
Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi hai người.
Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử.
Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.
Vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân.
Trong lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải.
Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt không vừa ý hay vài câu nói.
Sống không chỉ để hưởng thụ
Một trong những điều làm nên chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần trong 3 cuộc chiến đấu chống đội quân thiện chiến nhất thời bấy giờ là sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt.
Trong Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh ghi: “Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành…”.
Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, thay vì tận hưởng cảnh thái bình với chức cao, lộc lớn, Hưng Đạo vương vẫn đốc thúc quân sĩ luyện tập không ngừng nghỉ.
Ông chỉ trích lối sống hưởng thụ của quân sĩ: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”.
Dường như thời nào cũng vậy, người ta thích hưởng thụ những thú vui trước mắt mà quên tính chuyện lâu dài. Những lời nhắc nhở của vị tướng đại tài chắc chắn không chỉ cảnh tỉnh binh sĩ dưới quyền mà còn là bài học cho giới trẻ ngày nay.
“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.
Cuộc đời vẻ vang cùng những chiến công hiển hách của Trần Quốc Tuấn là kết quả của quá trình rèn luyện, cống hiến suốt đời. Giả thử vị tướng ấy mải mê tận hưởng cuộc sống vương hầu mà gạt việc rèn binh luyện tướng, liệu sử sách có thể ghi danh ông với chiến công 3 lần dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh tan đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông?
Nếu Trần Quốc Tuấn dốc lòng theo đuổi vinh hoa mà bỏ qua lẽ phải, đạo làm người, liệu hậu thế có mãi tôn xưng ông là Đức thánh Trần và thờ phụng muôn đời?
Thông qua câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người trẻ ắt hẳn nhận ra muốn thành công, mỗi người phải gạt bỏ thói quen hưởng thụ, không ngừng cố gắng.
Theo Zing.vn
Soạn Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Hướng dẫn soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ngắn gọn và đầy đủ nội dung.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay còn được mệnh danh là Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng tài ba, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc, có công lớn trong việc đánh bại quân Mông – Nguyên
Phần Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
I. Tìm hiểu chung về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả Ngô Sĩ Liên
– Ngô Sĩ Liên (? – ?)
– Quê quán cua ông là làng Chúc Lí – huyện Chương Đức. Nay là xã Chúc Sơn – huyện Chương Mĩ – Hà Nội
– Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 triều Lê Thái Tông, được cử vào làm việc ở Viện Hàn lâm.
– Đời vua Lê Thánh Tông, ông kiêm nhiệm chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám và Tu soạn Quốc sử quán.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam nhưng đậm chất văn học.
Mỗi nhân vật và sự kiện lịch sử được đề cập đến thường kèm theo những câu chuyện kể sinh động, để lại những ấn tượng khó quên. Đoạn trích về Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là một đoạn trích tiêu biểu cho cách viết này.
b. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “thượng sách giữ nước vậy”): nội dung của đoạn này là lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
– Phần 2 (tiếp theo đến “Quốc Tảng vào viếng”): kể lại các tình huống lúc Trần Quốc Tuấn với lời trăn trối của cha, sau đó là câu chuyện với gia nô và hai con trai.
– Phần 3 (còn lại): Những công trạng lớn của Trần Quốc Tuấn.
c. Nội dung bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Đoạn trích này khiến chúng ta hiểu thêm về tài năng xuất chúng cũng như sự đức độ của một nhân vật lịch sử, một nhà chính trị quân sự xuất chúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Nguồn: Internet
d. Nghệ thuật
– Khắc hoạ chân dung nhân vật
– Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.
II. Hướng dẫn Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Câu 1: Qua lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua, chúng ta có thể thấy được:
– Nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng một cách linh hoạt, không nên theo khuôn mẫu nhất định nào.
– Nhưng điều kiện quan trọng nhất để thắng được giặc là toàn dân đoàn kết, một lòng chống giặc xâm lược
– Thượng sách giữ nước vẫn là cần phải “khoan thư sức dân” như giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân…
Câu 2: Ý nghĩa chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi gia nô cũng như hai người con, và phản ứng của ông trước những câu trả lời
Đối với lời cha dặn thì Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ của riêng mình, ông “để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Ông hỏi ý kiến để thử lòng gia nô và hai đứa con
– Trước câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”.
– Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông “ngầm cho là phải”
– Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.
Hướng dẫn soạn bài hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn
Câu 3: Hướng dẫn giải
a. Những đặc điểm nổi bật về nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
– Ông là một người trung quân ái quốc, thể hiện ở việc ông có một tình yêu nước sâu sắc và ý thức được trách nhiệm của mình phải bảo vệ nền độc lập dân tộc.
– Đặt lợi ích quốc gian dân tộc lên đầu, sẵn sàng từ bỏ máu mủ ruột thịt khi họ có ý phản nghịch
– Hơn nữa ông còn là một tấm gương sáng về đạo đức làm người: khiêm tốn, kính cẩn giữ mình làm tôi, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ…)
b. Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
Nhân vật Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong nhiều tình huống thử thách, nhờ đó đã nổi bật những phẩm chất cao quý ở nhiều phương diện.
Ngô Sĩ Liên đã thành công trong việc khắc họa nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm.
Nguồn: Internet
Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:
Cách kể chuyện không đơn điệu theo trình tự thời gian:
Đầu tiên xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng nhớ, là điềm báo Hưng Đạo Đại Vương lâm bệnh
Sau đó tác giả ngược dòng thời gian kể chuyện về cuộc đời Trần Quốc Tuấn.
Sau thông tin này, tác giả nhắc lại những công lại và đức độ của Hưng Đạo Đại Vương để gián tiếp giải thích cho những danh hiệu tôn quý mà ông được vua phong tặng
Cách kể chuyện mạch lạc khúc chiết, vừa giải quyết được nhiều vấn đề then chốt: nhân vật là ai, có những đặc điểm gì để lưu danh sử sách? vừa giữ được mạch chuyện logic với những câu chuyện sinh động
Kĩ thuật kể chuyện còn thể hiện ở các nhận xét khéo léo đan lồng vào câu chuyện để định hướng người độc.
Câu 5: Đáp án trắc nghiệm
Câu trả lời là d
Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất
Hướng Dẫn Phân ích Chuyện chức Phán Sự Đền Tản Viên
Soạn Bình Ngô Đại Cáo phần 1 đầy đủ nhất
Các em học sinh có thể dựa vào những thông tin này để chuẩn bị bài soạn một cách tốt nhất. Ngoài ra nếu các em muốn hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này thì có thể tải Ứng dụng học tập Kiến Guru về điện thoại để có thêm tư liệu học tập cho mình.
Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
1. Một buổi trưa giữa tháng 4-2008, tôi bỗng nghe điện thoại reo với tiếng một người nói nhanh:
“Anh Nuôi, chú Sáu Dân nói chuyện với anh nha!”. Đầu dây bên kia cất lên giọng nói sang sảng của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt: “Ê Nuôi! Mày đang ở đâu vậy, bây giờ bay ngay ra Đà Nẵng gặp chú được không? Chú đang ngồi với mấy anh em các tỉnh miền Trung đây, bàn chuyện khai thác tài nguyên biển. Mấy bữa nay chú đã đi thăm đồng bào bị bão lụt, rồi đi thị sát tình hình kinh tế miền Trung. Chú vừa đi coi mấy làng bè của bà con nuôi thủy hải sản trên biển. Bà con ngư dân có nhiều cách làm ăn hay lắm, Nuôi ơi!…”.
Tôi đáp:
“Dạ thưa chú, hôm nay và ngày mai con bận việc cơ quan. Ngày mốt con mới bay ra Đà Nẵng được. Vậy được không chú?”. “Ờ, tối mai chú về rồi! Vậy ngày mốt mày gặp chú ở Sài Gòn bàn chuyện khác nhe!” — chú Sáu trả lời.
“Trước đây chú và Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt lắm mới dẹp được nhà cửa lấn chiếm trên đê để xây bờ kè đê Yên Phụ, rồi mở tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài, thu ngắn tuyến đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội chỉ còn 30 phút thay vì 2 giờ như trước! Chính phủ cũng cho xây dựng đường Láng Hạ-Hòa Lạc để phát triển phía Tây Hà Nội…”.
Nghe chú Sáu nói về phát triển thủ đô, tôi chợt nhớ đầu năm 2008, Hà Nội đã công bố dự án mở rộng thủ đô để lấy ý kiến nhân dân. Sau đó, chú Sáu Dân đã viết bài góp ý về phương án mở rộng Hà Nội, đăng trên nhiều tờ báo…
© Ảnh : Ảnh tư liệu của nhà báo Lê Văn Nuôi
Ông Sáu Dân trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, nhà báo năm 2000. Người đứng là nhà báo Lê Văn Nuôi.
Ngay trong ngày ông Võ Văn Kiệt mất và liên tiếp hàng tuần sau đó, một dòng thác tin tức tràn ngập trên báo, đài trong nước và quốc tế. Chỉ 24 giờ sau, ngày 12-6-2008, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã phát biểu: “Là một lực lượng quan trọng đứng sau công cuộc cải cách kinh tế của người Việt Nam từ cuối thập niên 1980, ông Võ Văn Kiệt là người đã mở đường cho sự chuyển đổi đất nước từ nghèo khổ sang một thập niên phát triển kinh tế đầy ấn tượng” (theo báo Tuổi Trẻ ngày 13-6-2008).
Đồng bào nhiều giới trong nước cùng bày tỏ niềm tiếc thương và lòng tri ân đối với ông, người có nhiều quyết sách táo bạo giúp dân, giúp nước.
3. Nhắc đến chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, người ta không thể không nhớ đến những quyết sách mang tính đột phá của ông thời “Đêm trước đổi mới”. Trong hơn 10 năm ông lãnh đạo chúng tôi từ tháng 5-1975 đến tháng 1-1987, ông đã có nhiều quyết sách nhằm cởi trói khỏi cơ chế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, để bung ra sản xuất, tạo ra của cải hàng hóa, vận hành thị trường theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị-giá cả… nhằm cải thiện đời sống người lao động và công nhân viên chức.
Còn nhớ Quyết định 34 của UBND chúng tôi (ban hành ngày 29-1-1986) đã mang tính lịch sử đến nhường nào. Quyết định này cho phép người có tiền vốn và tư liệu sản xuất được thuê mướn công nhân không quá 10 người. Bấy giờ, khi việc thuê mướn người lao động bị cấm kỵ, bị quy kết là “người bóc lột người”, rõ ràng chủ trương này của ông Kiệt là một bước đột phá táo bạo về cơ chế và quan điểm.
TP.HCM đang bung sản xuất ra nhưng lại thiếu điện trầm trọng. Ông Kiệt quy tụ các chuyên gia về thủy điện, địa chất cùng ông lặn lội khảo sát khắp núi rừng miền Đông Nam bộ. Rồi ông quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Thủy điện Trị An được xem là một công trình kỷ lục về thời gian thi công và sự ra đời của Trị An đã cứu nguy cho sản xuất công nghiệp thành phố, góp phần điện khí hóa nhiều khu vực nông thôn Nam bộ.
Tháng 2-1987, ông Kiệt rời chúng tôi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng — tức phó thủ tướng — kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đến tháng 8-1991, ông Kiệt được Quốc hội bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đến năm 1992, ông được bầu làm thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ này, tôi và giới nhà báo thường xuyên theo chân ông đến những công trình khai phá, mở mang sản xuất, được chứng kiến và cảm nhận nỗi trăn trở và quyết sách quyết liệt của ông, trong đó có công trình xây dựng đường dây điện quốc gia 500 kV lịch sử. Năm 1994, đường dây điện quốc gia 500 kV hoàn tất, hòa vào mạng lưới điện thống nhất, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ phát điện phân tán từng địa phương. Một lần nữa tầm nhìn Võ Văn Kiệt, bản lĩnh Võ Văn Kiệt được khẳng định.
…Có biết bao câu chuyện kể về những công lao, những quyết sách khai phá, “đội đá vá trời” của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt được truyền tụng trong dân chúng. Những thế hệ sau nghe kể chuyện về chú Sáu cứ tưởng như huyền thoại.
Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
Nhân 10 năm ngày giỗ của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, ngày 11-6-2018
Nhà báo Lê Văn Nuôi
Theo: Báo Pháp luật TP.HCM
4 Danh Nhân Kiệt Xuất Của Việt Nam Được Unesco Vinh Danh
UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân các dịp kỷ niệm: 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) và 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất
Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. Cuộc đời Người, tên Người đã trở thành biểu tượng toàn vẹn của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích cao cả nhất: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với bạn bè quốc tế, Người là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hoà giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung. Đó là sự đề cao việc rèn giũa, tôi luyện những đức tính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, từ những điều giản dị nhất cho tới những tri thức văn hoá tinh tế.
Vì đó, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh người ta thấy “toát ra một nền văn hoá của tương lai, toát ra sự kết tinh những giá trị văn hoá cao đẹp của cả phương Đông và phương Tây”.
Nguyễn Trãi Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai sinh, quê ở Hải Dương. Ông là con cháu của một dòng tộc nhiều đời là võ quan cao cấp dưới nhiều triều đại. Trong đó, ông ngoại ông là Tư Đồ Trần Nguyên Đán – tôn thất nhà Trần, cha ông là danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh.
Những đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, một nhà quân sự, chính trị và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Tài năng của ông trải đều trên các lĩnh vực, được hậu thế kính phục.
Trước hết là ở sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần quan trọng giúp cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, nhưng nổi bật hơn cả là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân.
Nguyễn Trãi là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hóa kiệt xuất. Ông để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và phong phú về thể loại, bao gồm nhiều lĩnh vực như: văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi… Những tác phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy. Ông cũng là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo (được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau “Nam quốc sơn hà”), Bài phú Chí Linh sơn…; Thơ: Ức trai thi tập (tiếng Hán), Quốc âm thi tập (tiếng Nôm)…; Lịch sử: Vĩnh lăng thần đạo bi…; Về địa lý: Dư địa chí – bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV…
Với những công lao và đóng góp vô cùng to lớn của ông trong lịch sử nước nhà, Nguyễn Trãi được xem như nguồn tư liệu quý cho các công trình nghiên cứu, các tác phẩm hội họa, văn học và nghệ thuật…
Danh nhân Nguyễn Du Đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại Kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đã từng làm đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê.
Danh nhân Nguyễn Du.
Năm 1783, ông thi đỗ Tam trường. Ông từng giữ chức vụ như: Đông Các đại học sĩ, Cần Chánh Đại học sĩ (trong thời gian này ông được cử đi sứ Trung Quốc), Hữu Tam Tri Bộ Lễ…
Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới.
Theo nhà Kiều học Trần Đình Tuấn trong hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Nguyễn Du, có nhắc lại sự kiện Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi sang Việt Nam đã bắt đầu buổi nói chuyện với sinh viên bằng hai câu Kiều: Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân. Theo ông Tuấn, điều đó gắn với một thực tế là vài trăm năm qua, “Truyện Kiều” đi vào đời sống người dân Việt Nam mãnh liệt tới mức người ta có thể trích dẫn bất cứ câu Kiều nào để thay lời muốn nói, trong những văn cảnh điển hình.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. “Truyện Kiều” đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mông Cổ, Ả Rập, Nga…) với trên 60 bản dịch khác nhau. Tại mỗi quốc gia, tác phẩm để đời này đều được đón tiếp nồng nhiệt và đều có một đời sống riêng.
Bên cạnh tư cách một nhà thơ, Nguyễn Du còn là danh nhân có tinh thần tự hào dân tộc và tình yêu mãnh liệt với tiếng mẹ đẻ. Dũng cảm vượt qua rào cản nặng nề hàng ngàn năm của Hán văn để sáng tác bằng Việt văn. Nguyễn Du lần đầu tiên đưa tiếng Việt và ngôn ngữ Việt trở thành ngôn ngữ văn học chính thống của quốc gia.
Danh nhân Chu Văn An Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc
Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Được đánh giá là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người VN mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.
Danh nhân Chu Văn An.
Là người chính trực, không màng danh lợi, nên khi thi đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) vào đời Trần Minh Tông (1314-1329), nhưng ông không ra làm quan mà trở về quê nhà mở trường dạy học – trường Huỳnh Cung. Trong số môn đệ của ông, có nhiều người thành đạt, làm quan lớn như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát – cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm đến chức Hành khiển trong triều Trần. Họ không chỉ được ông dạy chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử.
Tiếng tăm uy tín của trường Huỳnh Cung cũng như tư cách của thầy Chu Văn An ngày càng lớn và vua Trần Minh Tông đã cho mời ông đến Thăng Long giữ chức Tư nghiệp (tức Hiệu trưởng) tại Quốc Tử Giám và dạy học cho các Hoàng tử, trong đó có hoàng tử Trần Hiến Tông, sau này là vua Hiến Tông (trị vì từ năm 1329 đến năm 1341).
Chọn nghề giáo, nhưng Chu Văn An không sống lẩn tránh, quay lưng lại thời cuộc như đa số các văn sĩ thời bấy giờ. Ông nhập thế với ý thức của một trí thức Nho giáo rất rõ ràng, chỉ có điều bằng con đường riêng của mình – con đường dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Nhân cách nhà giáo Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách Việt Nam từ đời này qua đời khác. Ngày nay, tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhiều nơi trong nước có di tích thờ phụng ông như: đền Thanh Liệt; đền Huynh Cung; đền Văn Điển; đền Phượng Sơn ở Chí Linh, Hải Dương, nơi ông về sống ẩn và dạy học, ở nơi đây có dựng cột đá khắc 8 chữ: “Chu Văn Trình tiên sinh ẩn cư xứ”. Nhân dân Thủ đô Hà Nội cũng đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố Chu Văn An và Trường phổ thông Trung học Chu Văn An.
Theo TTXVN
Bạn đang xem bài viết Vị Tướng Kiệt Xuất Trần Quốc Tuấn Và Bài Học Cho Người Trẻ trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!