Cập nhật thông tin chi tiết về Về Câu Đối Được Cho Là Của Cao Bá Quát mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Gần đây, tôi nghe có người đã dẫn tài liệu để chứng minh rằng câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” không phải là của Cao Bá Quát. Xin quý báo nói rõ hơn về vấn đề này. (Nguyễn Minh, Hội An, Quảng Nam).
– Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
– Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).
ĐNCT
Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Cao Bá Quát giỏi văn tài, thao lược, có chí lớn, nhưng phải cái tội nghèo, ông rất xót xa đau khổ vì cái nghèo của mình . Xem Tài Tử Đa Cùng phú của ông sẽ rõ ! …. Các câu như….
Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; Đèn cỏn con ron chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ.
Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao; Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.
Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy; Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ. …
Vì tài giỏi, nên rất cao ngạo, ông từng nói : Trong thiên hạ có 4 bồ chữ. Một mình tôi giữ hết 2 bồ. Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ. Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !
Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương – làm được môt đôi câu đối hay, tình cờ Cao Bá Quát lại vào chầu, Vua muốn khoe đôi câu đối mới của mình, nên mời Quát xem câu đối hay, mà không có nói là của mình làm, để thử xem Quát bình phẩm như thế nào ?. Câu đối như thế nầy :
THẦN KHẢ BÁO QUÂN ÂN 臣可报君恩 TỬ NĂNG THỪA PHỤ NGHIỆP 子能承父業
Có nghĩa : Bề tôi, có thể báo đáp được ơn của Vua ban Làm con, có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.
Ý của Vua Tự Đức là muốn tự hào về mình có thể nối được cơ nghiệp của cha mình mà làm vua một cách thật tốt, và các bề tôi của mình cũng rất trung thành mà báo đáp ơn của mình. Rất tự hào và hay quá ! Định khoe tài với Cao Bá Quát, biết là của Vua làm nhưng cũng giả nai, và không ngờ khi xem xong, Cao Ba Quát lại tâu rằng : ” Xin Bệ hạ hãy cho chém đầu ngay kẻ nào đã làm ra 2 câu đối nầy ! ” Nhà Vua ngạc nhiên hỏi : Tại sao ? , thì đáp là : ” Đại nghịch bất đạo “, Hỏi : ” Như thế nào ? ” , thì Quát đáp rằng : ” Chữ THẦN 臣 là bề tôi mà lại để trên chữ QUÂN 君 là Vua ( vì liễn viét đứng ). Chữ TỬ 子 là con mà lại để nằm trên chữ PHỤ 父 là cha, không phải ” Đại nghịch bất đạo ” là gì ?. Hỏi : ” Phải làm sao ? “, thì Quát sửa lại là :
Quân ân, thần khả báo 君恩臣可報 Phụ nghiệp, tử năng thừa 父業子能承
Có nghĩa : Ơn Vua, bề tôi có thể báo đáp. Cơ nghiệp của Cha, con có thể thừa kế.
Vua Tự Đức nghe xong, phải cho là giỏi, định khoe tài, không ngờ bị bẻ mặt. Rất phục tài Cao Bá Quát, nhưng với cái lối phê bình hỗn xược đó, nhà vua cũng không ưa…..
Khi theo giặc Châu Chấu Lê Duy Cự làm phản, bị bắt rồi bị tru di tam tộc, tan tành mộng làm đế vương, trong gông cùm nhưng vẫn luyến tiếc mộng ĐẾ VƯƠNG của mình, ta nghe ông làm đôi câu đối sau :
Mấy bước cùm gông chân có Đế, Ba vòng xích sắt bước còn Vương.
Quả là đau khổ và cao ngạo tột cùng !. Ông lại đưa cả những lời văng tục ( chưởi thề ) vào trong câu đối nữa mới là độc đáo chứ !. Các bạn hãy đọc đôi câu đối sau đây , ông làm trước khi bước lên đoạn đầu đài :
Ba hồi trống giục…đù cha kiếp, Một nhát gươm đưa…bỏ mẹ đời !
Không nói chuyện buồn nữa, ta nói chuyện vui hơn… Lúc đương thời Cao Bá Quát đang nghỉ ở nhà. Vì nổi tiếng về văn tài, nên nhân dân quanh vùng thường rủ nhau đến xin câu đối về nhà dán, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán .
Một hôm có hai người láng giềng cùng đến một lúc, chỉ trước sau mấy bước. Người đến trước là một anh làm nghề đóng hòm . Người đến sau là một chị đang có chửa gần ngày sinh. Cao Bá Quát không cần phải nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết vào tờ giấy đã được rọc sẵn cho anh thợ đóng hòm như sau :
Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm Thọ,
天 添 歲 月 人 添 壽, Xuân mãn càn khôn, phúc mãn Ðường.
春 滿 乾 坤 福 滿 堂。
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ, Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà.
Ông đã khéo dùng hai chữ “Thọ” và “Ðường” để nói đến cái quan tài ( cái hòm ), vì ngày xưa dân chúng Miền Bắc quen gọi cái quan tài là Cỗ THỌ ĐƯỜNG . ( Dân Miền Nam cũng gọi cái Hòm là Cái Hàng, Cái THỌ. Đi mua Hòm gọi là đi Nhắc Cái Hàng )
Anh thợ nghe giảng rõ, vui mừng vái chào đi ra. Ðến chị bụng chửa. Cao nhìn chị hóm hỉnh cười, rồi lấy mảnh giấy khác, viết ngay:
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm,
天 添 歲 月 人 添 Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.
春 滿 乾 坤 福 滿。
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm, Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.
Như vậy là Cao Bá Quát đã dùng lại câu đối cho anh thợ đóng hòm hồi nãy, chỉ có bớt ở mỗi vế một chữ cuối. Nhưng như thế vẫn nói lên được rất rõ việc chị phụ nữ sắp đẻ ( thêm người ) và việc hiện tại trước mắt là chị đang có mang vì chữ “phúc” 福 là ” phúc lộc ” trùng âm với chữ “phúc” 腹 là cái “bụng” ( “phúc mãn” là ” bụng đầy” tức là bụng đang có chửa).
Đỗ Chiêu Đức kể.
Đối Nhân Xử Thế Là Gì? Những Câu Nói Hay Về Cách Đối Nhân Xử Thế
Cụm từ ” đối nhân xử thế” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc sống. Ông bà ta cũng nhiều lần khuyên răn: “Ở đời sống phải biết đối nhân xử thế con ạ”. Ứng xử sao cho thông minh, khôn khéo được ví như một “nghệ thuật”. Không chỉ vậy, nó còn là kỹ năng sống, bí quyết giúp mọi người thành công hơn trong mọi lĩnh vực.
Đối nhân xử thế – bài học cả đời
Đối nhân xử thế là gì? Hiểu đơn giản, đó là cách đối xử với mọi người ở đời. Hành xử, ứng xử sao cho phải, cho vừa lòng người là chuyện không phải dễ. Người biết xử lý khéo léo, tinh tế trong mọi tình huống là người biết mình biết người, biết ăn ở với người khác hợp tình hợp lý. Những người đối nhân khéo, xử thế hay thường được người khác quý mến và tôn trọng. Những người này cũng thường rất nhanh nhạy, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Cách đối nhân xử thế thông minh trong các hoàn cảnh
Mỗi hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống sẽ cần cách “đối nhân xử thế” khác nhau.
Đối nhân khéo, xử thế hay trong môi trường công sở
Hãy luôn bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm. Trong công việc, không thể tránh khỏi những bất đồng với sếp hay đồng nghiệp. Thay vì tranh cãi gây bất hòa, hãy cư xử khéo tế nhị. Có thể là gặp riêng người ta để ngồi nói chuyện góp ý, trình bày lý lẽ thuyết phục.
Tôn trọng đồng nghiệp, tránh tự cao tự đại xem mình giỏi hơn, xem thường ý kiến của người khác. Mỗi người có nền tảng học vấn, văn hóa khác nhau, do vậy quan điểm khác nhau là bình thường.
Không nói xấu đồng nghiệp. Nếu không hài lòng, nên thẳng thắn và tế nhị góp ý. Không cố tình chia bè kéo cánh,…
Với các nhà tuyển dụng, đối xử khéo léo còn thể hiện ở việc đơn giản: từ chối ứng viên. Nếu thấy ứng viên không đạt, không phù hợp, họ có thể gửi mail phản hồi. Kèm theo đó là lời cảm ơn, xin lưu lại hồ sơ để liên lạc khi có nhu cầu,… Rõ ràng, chỉ kèm theo vài từ cũng khiến người nhận cảm thấy thoải mái. Trong khi đó, nhiều công ty chọn cách “bặt vô âm tín”.
Đối nhân xử thế trong kinh doanh
Ứng xử trong môi trường kinh doanh thường khá đa dạng. Có rất nhiều mối quan hệ: Doanh nhân – xã hội, Doanh nhân – khách hàng, Doanh nhân – đối tác,… Các mối quan hệ này có thể nảy sinh nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối,… Dù là mối quan hệ gì thì cũng cần tôn trọng lẫn nhau và chủ động trong các tình huống.
“Chưa bị khách hàng la mắng, chưa phải là người kinh doanh”, – câu nói vui trong giới. Có rất nhiều lý do khiến khách hàng than phiền, bực mình, khó chịu. Trong tình huống này, đừng tỏ ra khó chịu, lời qua tiếng lại làm lớn chuyện. Bạn có thể bị mất khách rất nhanh đấy. Hãy bình tĩnh, lắng nghe ý kiến khách hàng. Hãy cho họ thấy là bạn đang nỗ lực giải quyết vấn đề.
Hoặc khi đối thủ tung ra các chiêu trò, đợt khuyến mãi lớn hòng câu kéo khách. Bạn sẽ tìm cách hạ bệ hoặc chơi xấu họ? Tại sao không dành thời gian nghiên cứu, tập trung vào chất lượng, những điểm mạnh của sản phẩm? Hãy làm cho khách hàng tin yêu sản phẩm, dịch vụ của mình. Như vậy, dù giá có đắt hơn đối thủ thì khách hàng cũng tự hiểu “đắt sắt ra miếng”.
Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, họ thường tìm hiểu kỹ các bên, tránh những xung đột đối đầu. Các bên đưa ra quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình, trên cơ sở các bên đều có lợi.
Đối nhân khéo, xử thế hay trong giáo dục
Trẻ mầm non còn rất nhỏ chưa biết phải trái đúng sai. Cư xử phải thật khéo, tinh tế để các bé không cảm thấy tổn thương. Chẳng hạn, có cô giáo thẳng thừng vạch ra các lỗi lầm của bé, không phát phiếu bé ngoan mà không có lời động viên. Điều này khiến bé xấu hổ, tổn thương và về nhà còn bị mẹ trách giận. Lâu dần, bé có thể cảm thấy tự ti, không thích giao tiếp,…
Các thầy cô nên tôn trọng học sinh, dù các em lớn hay nhỏ. Hãy tin tưởng vào sự hướng thiện của các em. Nếu các em mắc sai lầm, không nên phê phán nặng nề. Hãy chỉ ra những điều không tốt, nêu cao những ưu điểm, mặt tích cực. Hãy góp ý những thiếu sót của học sinh với thái độ chân thành và giàu yêu thương,… Có không ít những trường hợp từ học sinh hư, bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn, chăm học. Bí quyết đơn giản nằm ở sự yêu thương, tận tình, cư xử khéo léo của các thầy cô.
18 lời khuyên đối nhân xử thế của người xưa
Sống lạc quan, xem trọng sự yên ổn, tôn trọng lẫn nhau, đối xử hài hòa
Khống chế tức giận cũng là một loại năng lực
Trút tức giận ra ngoài là bản năng, kìm nén được tức giận là bản lĩnh
Tính toán ít, hài lòng nhiều
Phiền não lớn nhất của đời người là so đo với những thứ không có ý nghĩa. Khi ta khóc vì không có giày để đi, hãy nghĩ đến những người không có chân để đứng.
Đừng tranh biện với kẻ ngốc
Đừng mất thời gian, tâm trí tranh cãi với kẻ ngốc. Bằng không, sẽ không biết ai mới là kẻ ngốc.
Người thông minh, có tài luôn tỏ ra bình thường, giản dị mới là người khôn khéo.
Việc nhỏ không nhẫn sẽ loạn đại mưu
Những người làm việc lớn thường là người có tâm nhẫn nhịn.
Giữ thể hiện cho người khác chính là giữ thể hiện cho chính mình
Khi bạn làm mất thể diện của người khác, cuối cùng, người bị tổn hại chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Đừng tùy tiện làm mất thể diện của họ.
Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nhìn chung là biết rõ thời
Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho phù hợp. Nếu chỉ khư khư một mình thì rất dễ hỏng việc.
Đừng vì việc nhỏ mà tức giận
Tính cách tốt là bộ trang phục tốt nhất trong các mối quan hệ. Tức giận sẽ không thể làm tốt việc, đồng thời còn làm tổn hại bản thân.
Biết để cho mình một đường lùi khi làm bất cứ việc gì
Phải biết phòng thân, tính cho mình đường lùi khi gặp việc này việc kia
Làm người phải có lòng biết ơn
Mỗi người cần tự học cách biết ơn: biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em,… Biết cảm ơn sẽ giúp lòng tràn đầy tình yêu thương. Đây là bài học đối nhân xử thế căn bản ai cũng nên biết.
Đối với người khác, đừng quá cầu toàn, trách cứ
Quá nghiêm khắc với người khác cũng chính là quá nghiêm khắc với chính mình. Phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ cho người khác. Luôn trách cứ người khác sẽ khiến bản thân bị cô lập, tứ bề khốn đốn.
Xem chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không
Hãy tránh xa thói quen không tốt “chuyện bé xé ra to”. Mọi chuyện đều có cách giải quyết, phải tĩnh tâm và có bản lĩnh vững vàng.
Tâm nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán.
Độ lượng hơn người sẽ giúp thành tựu được đại nghiệp phi phàm
Khoan dung là đại pháp bảo giúp thành lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, khiến con người trở thành người khí phách, to lớn.
Thận trọng từ lời nói đến việc làm
“Họa từ miệng mà ra”, hãy chú ý lời ăn tiếng nói tới hành động.
Dùng khoan dung để đối đãi với mọi người. Cảm kích bạn bè vì những sự giúp đỡ của họ. Cảm kích đối thủ vì họ là người giúp bạn trở nên kiên cường hơn.
Duyên phận có tốt có xấu, quý trọng duyên phận tốt cũng đừng bài xích duyên phận xấu.
Không quá sớm hay quá muộn để học cách đối nhân xử thế. Học hỏi những cái hay của người ta, đồng thời học cách loại bỏ những cái dở của mình. Có như vậy, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp hơn rất nhiều.
Cái Khôn Vặt Của Người Chẳng Thể Cao Bằng Đạo Lý Của Trời
Vạn lần tính của người không bằng một lần tính của Trời. Cái khôn vặt của người chẳng thể giúp người ta làm nên đại sự. Vạn lần tính toán của người, cũng không bằng một lần tính toán của trời
Người tính không bằng trời tính. Tính toán của ông trời là dựa vào gì đây? Chính là dựa vào “đức” của một người. Con người ta những lúc thường nên nghĩ đến hành vi việc làm của bản thân mình có phù hợp với đạo trời hay không. Rất nhiều phúc báo, không cần cầu cạnh, chẳng cần toan tính, tự nhiên sẽ có. Bởi vậy, cầu họa cầu phúc, toàn dựa vào bản thân cả.
Tuy nói là mọi chuyện trời đã định sẵn, nhưng vẫn là có thể thay đổi được. Chỉ cần mở rộng thiên tính đạo đức vốn có của mình, gắng sức làm nhiều việc thiện, lại biết thủ đức, không làm chuyện xấu… đây là phúc mà chính bạn gây dựng, người khác dù có muốn lấy đi cũng không lấy được.
Hành xử thuận theo chuẩn tắc và quy luật của đạo trời
Những việc con người làm, nếu là trái với đạo trời đều rất nguy hiểm. Hiểu được như vậy, con người sẽ khiêm tốn hơn một chút. Với trời đất, với quỷ thần, với tự nhiên, đều có lòng kính sợ.
Chứ không giống như bây giờ, rất nhiều người đều là dựa vào thủ đoạn cứng nhắc mà đi tranh giành, kiện cáo, hoặc tìm kiếm các mối quan hệ… nhằm mưu lợi cho mình và chiếm đoạt của người khác. Những việc này đều rất hao tổn phúc báo. Trước mắt bạn có thể chiến thắng, đó là bởi phúc báo của bạn lớn. Nhưng chỉ cần cái tâm tranh đấu của con người ta vẫn còn thì dẫu cho bạn thua, hay là bạn thắng, bạn cũng đã kết phải ác duyên với người ta rồi.
“Không cầu mà tự được”
Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại.
“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?
“Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và số mệnh đã định.
Sách cổ có viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!
Bạn đang xem bài viết Về Câu Đối Được Cho Là Của Cao Bá Quát trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!