Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Suy Nghĩ Về Gia Đình Phật Tử mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gia Đình Phật Tử Việt Nam được thoát thai từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, do bác sĩ Lê Đình Thám sáng lập từ thập niên 40. Gia Đình Phật Tử không phải là một tổ chức hoàn toàn biệt lập với các tổ chức khác của Phật Giáo, mà là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên nằm trong lòng Giáo hội. Mục đích Gia Đình Phật Tử là : Đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo .
Để đạt được mục tiêu trên, GĐPT đề ra 3 châm ngôn, 5 điều luật ; coi đó là lý tưởng và hành động của người huynh trưởng và đoàn sinh Phật tử.
Gia Đình Phật Tử đào tạo thanh thiếu niên theo 3 châm ngôn và 5 điều luật như sau : Ba châm ngôn là Bi-Trí-Dũng . Nghĩa là , lấy tình thương làm động lực (Bi), lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn (Trí), lấy dũng lực làm đà tiến thủ (Dũng). Năm điều luật : 1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện. 2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống. 3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật. 4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. 5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo. Ngoài ra, biểu tượng (Logo) của Gia đình Phật tử là dấu hiệu tròn, hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ, thường gọi là huy hiệu Hoa sen , huy hiệu ấy nói lên phẩm chất cao đẹp của người Phật tử. Như vậy, đoàn sinh GĐPT được giáo dục, sống noi gương theo các đức tính cao đẹp của chư Phật và các vị Bồ tát, và luôn tôn thờ, kính ngưỡng Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Tuy nhiên, sự sinh hoạt của Gia Đình Phật tử hiện nay có những vấn đề chưa thỏa đáng trong mối quan hệ giữa GĐPT với Giáo Hội, GĐPT với vai trò người Trụ trì. Tính độc lập cao của GĐPT đã làm cho tổ chức này gặp nhiều sóng gió từ bên ngoài và cả bên trong tự thân của nó. Mặt khác, có những vị trụ trì hoài nghi về tác dụng ích lợi cho sự phát triển chùa chiền mà họ kỳ vọng ở Gia đình Phật tử, họ đã từ chối nâng đở GĐPT. Đây là điểm làm suy yếu GĐPT. Số lượng trên 30.000 huynh trưởng và khoảng gần nửa triệu đoàn sinh chỉ là số lượng trên giấy, còn thực chất ra sao rất khó kiểm chứng.
Vai trò của Tăng già đối với GĐPT
Với mục đích và nội dung của tổ chức GĐPT như trên, ta có thể coi tổ chức GĐPT là một mô hình Đạo tràng tu học cho giới trẻ hoặc coi như một trong những pháp môn tu học cho thanh thiếu niên Phật giáo. Như vậy, vai trò của chư Tăng đối với tổ chức GĐPT rất quan trọng và mật thiết. Vai trò của Tăng gọi là Cố vấn giáo hạnh được đặt vào hệ thống tổ chức của GĐPT từ lâu. Tuy nhiên, chỉ với vai trò cố vấn giáo hạnh, chư Tăng khó có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của GĐPT hiện nay. Thầy Cố vấn giáo hạnh chỉ được thỉnh mời khi Đoàn có nhu cầu về mặt giảng dạy giáo lý, còn việc lãnh đạo, điều hành, quản lý…vị Thầy CVGH không có vai trò gì. Nếu vị Thầy CVGH là giáo phẩm Trụ trì, thì sự khủng hoảng về mối quan hệ song phương sẽ xãy ra. Coi tổ chức GĐPT như là một đạo tràng tu học của giới trẻ, nằm trong sự quản lý và hướng dẫn của vị Thầy Trụ trì, ( Hoặc vị Giảng sư…), và nằm trong chương trình tu học cũng như định hướng phát triển Phật pháp của Giáo hội, thì vai trò của Tăng già sẽ gắn bó tích cực hơn và giúp cho sự phát triễn của GĐPT mạnh hơn. Để có nhân sự Tu sĩ hướng dẫn cho tổ chức GĐPT, Giáo hội phải có chương trình đào tạo chuyên môn, xây dựng chương trình giảng dạy ở các Trường Cao đẳng Phật học hoặc Học viện Phật Giáo, qua đó đào tạo cán bộ Tu sĩ chuyên trách về giáo dục Thanh thiếu niên Phật tử nói chung, GĐPT nói riêng.
Vấn đề phát triển tổ chức GĐPT
Với hệ thống tổ chức khá chặt chẻ của GĐPT, với truyền thống sinh hoạt lâu năm và với cách thức sinh hoạt khá phù hợp với giới trẻ – GĐPT vẫn tồn tại, dù không có sự hướng dẫn của chư Tăng. Ở một số vùng nông thôn miền Trung VN, các đơn vị GDPT tự quản lý, tự điều hành và sinh hoạt bên cạnh tổ chức khuôn hội là đơn vị cơ sở của Phật giáo. Hình ảnh của vị Tăng không rõ nét lắm trong lòng đoàn sinh. Nhưng sức sống của Đoàn vẫn đứng vững nhờ có đội ngũ Huynh trưởng trung kiên và đầy thương yêu đàn em. Ở một số nơi khác, ở đô thị hay vùng nông thôn miền Nam thì không được như vậy – Những đơn vị có sự chăm sóc của chư Tăng thì phát triển mạnh hơn và có nhiều đơn vị tan rã vì không có sự chăm sóc thương yêu của chư Tăng. Với thế giới hiện đại, nhu cầu của giới trẻ thay đổi, môi trường văn hóa đa hệ, tốc độ cạnh tranh mọi mặt trong xã hội rất cao. Gia đình Phật tử dù ở vùng nào cũng đều đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cho sự tồn vong của mình.Trong khi đó, lợi thế về đội ngũ huynh trưởng trung kiên và năng động ngày càng mất dần, chưa nói là đang bị “Già hóa”; lãnh đạo một đơn vị GĐPT mà tuổi đã 60-70 thì khó mà phát triển. Đời sống nông thôn dần dần đô thị hóa, cảm thụ thẩm mỹ của thanh thiếu niên thay đổi nhanh chóng theo thời thế. Sự dịch chuyển về địa bàn kinh tế, sự thay đổi liên tục nơi ăn chốn ở làm loãng đi sự cô kết của đơn vị gia đình làm cho chương trình tu học dễ bị phá sản. Nếu không có sự chuyển mình kịp thời , cải cách chương trình tu học và sinh hoạt thì sự suy tàn của GĐPT là chắc chắn. Giống như một chiếc máy bay phản lực biểu diễn lao xuống sát đất rồi cất mình bay lên; với một độ thấp nhất định nó còn khoảng không gian để lên, nếu nó xuống quá đà thì không còn cơ hội để lên được nữa. Chư Tăng, những giáo phẩm lãnh đạo chùa chiền, cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với giới trẻ, ở đây là Gia đình Phật tử. Hãy coi GĐPT là con em của mình, họ cần được thương yêu và giúp đở, phải xây dựng cho họ một môi trường “Đồng tu” và công nhận giá trị hoằng pháp mà GĐPT đã , đang và sẽ đóng góp. Việc đưa bàn tay ra nâng đở tổ chức GĐPT về mọi mặt: tài chánh, cơ sở sinh hoạt tu học, chương trình giảng dạy và định hướng lý tưởng giải thoát, lý tưởng phụng sự; GĐPT sẽ có thêm năng lượng để phát triển và vượt qua những khó khăn của thời đại. Có người cho rằng mình đưa bàn tay ra nhưng họ không cầm nắm tay mình, thậm chí họ không thèm ngó tới thì làm sao giúp! Tôi tin rằng, dù có một vài quan điểm dị biệt trong thái độ tiếp cận vấn đề tồn tại và phát triển GĐPT, nhưng nhìn lại vẫn còn nhiều con người có tâm huyết và thao thức về tương lai GĐPT một cách chân thành.
Xây dựng chương trình tu học cho GĐPT
Chương trình học ở trường của các em học sinh hiện nay rất nặng, nặng đến nổi mỗi học sinh mang theo sách vở để học, trọng lượng từ 04 kg trở lên (Theo Báo Tuổi trẻ). Điều đó có nghĩa là, vấn đề học tập đã làm cho các em căng thẳng lắm rồi, đến chùa sinh hoạt vào ngày chủ nhật, các em phải đối phó với một chương trình học nữa thì liệu có đạt được kết quả gì hay không? Môi trường GĐPT không phải là trường học mà là nơi “Vui chơi tu học”. Vui chơi là để thư giản, để giải tỏa năng lượng thừa của tuổi trẻ bằng những hoạt động lành mạnh và sự vui chơi năng động ấy làm bước đệm cho sự tu tâm sửa tánh. Tu học bao gồm giáo lý và phương pháp thực tập. Truyền đạt giáo lý cho các em không thể theo cách Thầy dạy trò mà theo cách Anh chia sẻ với Em, nghĩa là từ con tim đến con tim. Thông qua lý tưởng cao đẹp và cảm xúc tôn giáo, qua nhân cách của Phật và các bậc Thánh, những tấm gương hy sinh cao cả , vô ngã vị tha của quý Ngài sẽ là những ấn tượng đẹp khắc sâu vào tâm khảm của lứa tuổi đang định hình tính cách. Tuổi trẻ sẽ tự khắc họa đời mình cho phải đạo. Xây dựng chương trình thực tập thiền định như : thực tập thiền hành, thiền tọa, tăng cường khả năng chánh niệm tỉnh giác cho các em. Đây là xương sống của chương trình tu tập, cần được quan tâm sâu sắc của người huynh trưởng qua sự tu tập của chính bản thân mình. Thông qua sự thực tập – Tánh hạnh, ngôn ngữ của các em càng ngày càng chuẩn mực và tự giác cao hơn. Sự hướng dẫn của vị Thầy có kinh nghiệm sẽ là niềm cảm hứng lâu dài cho các em trên con đường tu tâm dưỡng tính của mình. Chúng ta thường tổ chức giao lưu giữa các đơn vị với nhau, hoặc tập hợp các đơn vị…qua các mô hình cắm trại với những nội dung và ý nghĩa theo truyền thống hay phong trào . Thường thì chúng ta chú trọng đến hình thức phô diễn những thành quả của các đơn vị. Một là để nói lên giá trị thực chất của một Đơn vị GĐPT. Hai là để đáp ứng một phong trào hay một yêu cầu nào đó của cấp trên. Nói chung đều nặng về hình thức và danh tiếng, chứ chưa thực sự vì chất lượng tu học và hạnh phúc của đoàn sinh. Có những đơn vị, sau khi tập hợp tất cả mọi khả năng, mọi điều kiện để đáp ứng yêu cầu phô diễn, đã để lại một khoảng trống lớn trong một thời gian dài của đơn vị mình. Sử dụng nhân lực tài lực theo cách đó sẽ kiệt sức rất nhanh vì sức lực nội tại vốn chỉ đủ để cầm cự qua ngày. Đức Phật dạy, như vậy gọi là “không biết tri lượng ngưu lực”(không biết dưỡng sức của con Trâu cày). Tóm lại, một đơn vị Gia Đình Phật Tử mạnh là một đơn vị gắn bó với ngôi chùa, với chư Tăng, với các tổ chức tu học khác trong ngôi chùa. Được sự thương yêu, đùm bọc của chư Tăng và của các Đạo hữu Phật tử. GĐPT phải là một mô hình tổ chức tu học cho Thanh thiếu niên, tồn tại bên cạnh mô hình tu học của người lớn tuổi. Sự gắn bó ấy mang ý nghĩa hoằng dương Phật pháp và tứ chúng đồng tu, sức mạnh của GĐPT nằm trong sức mạnh chung của đơn vị cơ sở của Phật Giáo là ngôi chùa. Ngôi chùa là nơi cung ứng con người làm tăng trưởng số lượng đoàn sinh, là nơi cung cấp không gian sinh hoạt, tiền bạc để duy trì tổ chức, đồng thời là nơi cho các em đoàn sinh thực nghiệm chân lý và phụng sự đạo pháp. Mối quan hệ các cấp trên ( Quận, Huyện, Tỉnh, Thành, Trung ương )với các đơn vị GĐPT sẽ chỉ tốt đẹp khi mối quan hệ ấy đem lại sự đoàn kết, sự phát triển, sự khích lệ và sự hứng khởi cho đoàn sinh. Cao hơn nữa, cho sự phát triển tốt đẹp của ngôi chùa, nơi cưu mang Gia Đình Phật Tử. Nếu không đạt được mục tiêu ấy, mối quan hệ sẽ nặng nề và giả tạo mang tính đối phó với nhau mà thôi.
Gia Đình Phật Tử đào tạo thanh thiếu niên theo 3 châm ngôn và 5 điều luật như sau : Ba châm ngôn là Bi-Trí-Dũng . Nghĩa là , lấy tình thương làm động lực (Bi), lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn (Trí), lấy dũng lực làm đà tiến thủ (Dũng). Năm điều luật :1- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.2- Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.3- Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.4- Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.5- Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo.Ngoài ra, biểu tượng (Logo) của Gia đình Phật tử là dấu hiệu tròn, hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ, thường gọi là huy hiệu Hoa sen , huy hiệu ấy nói lên phẩm chất cao đẹp của người Phật tử.Như vậy, đoàn sinh GĐPT được giáo dục, sống noi gương theo các đức tính cao đẹp của chư Phật và các vị Bồ tát, và luôn tôn thờ, kính ngưỡng Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.Tuy nhiên, sự sinh hoạt của Gia Đình Phật tử hiện nay có những vấn đề chưa thỏa đáng trong mối quan hệ giữa GĐPT với Giáo Hội, GĐPT với vai trò người Trụ trì. Tính độc lập cao của GĐPT đã làm cho tổ chức này gặp nhiều sóng gió từ bên ngoài và cả bên trong tự thân của nó. Mặt khác, có những vị trụ trì hoài nghi về tác dụng ích lợi cho sự phát triển chùa chiền mà họ kỳ vọng ở Gia đình Phật tử, họ đã từ chối nâng đở GĐPT. Đây là điểm làm suy yếu GĐPT. Số lượng trên 30.000 huynh trưởng và khoảng gần nửa triệu đoàn sinh chỉ là số lượng trên giấy, còn thực chất ra sao rất khó kiểm chứng.Vai trò của Tăng già đối với GĐPTVới mục đích và nội dung của tổ chức GĐPT như trên, ta có thể coi tổ chức GĐPT là một mô hình Đạo tràng tu học cho giới trẻ hoặc coi như một trong những pháp môn tu học cho thanh thiếu niên Phật giáo. Như vậy, vai trò của chư Tăng đối với tổ chức GĐPT rất quan trọng và mật thiết. Vai trò của Tăng gọi là Cố vấn giáo hạnh được đặt vào hệ thống tổ chức của GĐPT từ lâu.Tuy nhiên, chỉ với vai trò cố vấn giáo hạnh, chư Tăng khó có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của GĐPT hiện nay. Thầy Cố vấn giáo hạnh chỉ được thỉnh mời khi Đoàn có nhu cầu về mặt giảng dạy giáo lý, còn việc lãnh đạo, điều hành, quản lý…vị Thầy CVGH không có vai trò gì. Nếu vị Thầy CVGH là giáo phẩm Trụ trì, thì sự khủng hoảng về mối quan hệ song phương sẽ xãy chúng tôi tổ chức GĐPT như là một đạo tràng tu học của giới trẻ, nằm trong sự quản lý và hướng dẫn của vị Thầy Trụ trì, ( Hoặc vị Giảng sư…), và nằm trong chương trình tu học cũng như định hướng phát triển Phật pháp của Giáo hội, thì vai trò của Tăng già sẽ gắn bó tích cực hơn và giúp cho sự phát triễn của GĐPT mạnh hơn.Để có nhân sự Tu sĩ hướng dẫn cho tổ chức GĐPT, Giáo hội phải có chương trình đào tạo chuyên môn, xây dựng chương trình giảng dạy ở các Trường Cao đẳng Phật học hoặc Học viện Phật Giáo, qua đó đào tạo cán bộ Tu sĩ chuyên trách về giáo dục Thanh thiếu niên Phật tử nói chung, GĐPT nói riêng.Vấn đề phát triển tổ chức GĐPTVới hệ thống tổ chức khá chặt chẻ của GĐPT, với truyền thống sinh hoạt lâu năm và với cách thức sinh hoạt khá phù hợp với giới trẻ – GĐPT vẫn tồn tại, dù không có sự hướng dẫn của chư Tăng. Ở một số vùng nông thôn miền Trung VN, các đơn vị GDPT tự quản lý, tự điều hành và sinh hoạt bên cạnh tổ chức khuôn hội là đơn vị cơ sở của Phật giáo. Hình ảnh của vị Tăng không rõ nét lắm trong lòng đoàn sinh. Nhưng sức sống của Đoàn vẫn đứng vững nhờ có đội ngũ Huynh trưởng trung kiên và đầy thương yêu đàn em. Ở một số nơi khác, ở đô thị hay vùng nông thôn miền Nam thì không được như vậy – Những đơn vị có sự chăm sóc của chư Tăng thì phát triển mạnh hơn và có nhiều đơn vị tan rã vì không có sự chăm sóc thương yêu của chư Tăng.Với thế giới hiện đại, nhu cầu của giới trẻ thay đổi, môi trường văn hóa đa hệ, tốc độ cạnh tranh mọi mặt trong xã hội rất cao. Gia đình Phật tử dù ở vùng nào cũng đều đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cho sự tồn vong của mình.Trong khi đó, lợi thế về đội ngũ huynh trưởng trung kiên và năng động ngày càng mất dần, chưa nói là đang bị “Già hóa”; lãnh đạo một đơn vị GĐPT mà tuổi đã 60-70 thì khó mà phát triển. Đời sống nông thôn dần dần đô thị hóa, cảm thụ thẩm mỹ của thanh thiếu niên thay đổi nhanh chóng theo thời thế. Sự dịch chuyển về địa bàn kinh tế, sự thay đổi liên tục nơi ăn chốn ở làm loãng đi sự cô kết của đơn vị gia đình làm cho chương trình tu học dễ bị phá sản. Nếu không có sự chuyển mình kịp thời , cải cách chương trình tu học và sinh hoạt thì sự suy tàn của GĐPT là chắc chắn. Giống như một chiếc máy bay phản lực biểu diễn lao xuống sát đất rồi cất mình bay lên; với một độ thấp nhất định nó còn khoảng không gian để lên, nếu nó xuống quá đà thì không còn cơ hội để lên được nữa.Chư Tăng, những giáo phẩm lãnh đạo chùa chiền, cần phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với giới trẻ, ở đây là Gia đình Phật tử. Hãy coi GĐPT là con em của mình, họ cần được thương yêu và giúp đở, phải xây dựng cho họ một môi trường “Đồng tu” và công nhận giá trị hoằng pháp mà GĐPT đã , đang và sẽ đóng góp. Việc đưa bàn tay ra nâng đở tổ chức GĐPT về mọi mặt: tài chánh, cơ sở sinh hoạt tu học, chương trình giảng dạy và định hướng lý tưởng giải thoát, lý tưởng phụng sự; GĐPT sẽ có thêm năng lượng để phát triển và vượt qua những khó khăn của thời đại. Có người cho rằng mình đưa bàn tay ra nhưng họ không cầm nắm tay mình, thậm chí họ không thèm ngó tới thì làm sao giúp! Tôi tin rằng, dù có một vài quan điểm dị biệt trong thái độ tiếp cận vấn đề tồn tại và phát triển GĐPT, nhưng nhìn lại vẫn còn nhiều con người có tâm huyết và thao thức về tương lai GĐPT một cách chân thành.Xây dựng chương trình tu học cho GĐPTChương trình học ở trường của các em học sinh hiện nay rất nặng, nặng đến nổi mỗi học sinh mang theo sách vở để học, trọng lượng từ 04 kg trở lên (Theo Báo Tuổi trẻ). Điều đó có nghĩa là, vấn đề học tập đã làm cho các em căng thẳng lắm rồi, đến chùa sinh hoạt vào ngày chủ nhật, các em phải đối phó với một chương trình học nữa thì liệu có đạt được kết quả gì hay không? Môi trường GĐPT không phải là trường học mà là nơi “Vui chơi tu học”. Vui chơi là để thư giản, để giải tỏa năng lượng thừa của tuổi trẻ bằng những hoạt động lành mạnh và sự vui chơi năng động ấy làm bước đệm cho sự tu tâm sửa tánh. Tu học bao gồm giáo lý và phương pháp thực tập. Truyền đạt giáo lý cho các em không thể theo cách Thầy dạy trò mà theo cách Anh chia sẻ với Em, nghĩa là từ con tim đến con tim. Thông qua lý tưởng cao đẹp và cảm xúc tôn giáo, qua nhân cách của Phật và các bậc Thánh, những tấm gương hy sinh cao cả , vô ngã vị tha của quý Ngài sẽ là những ấn tượng đẹp khắc sâu vào tâm khảm của lứa tuổi đang định hình tính cách. Tuổi trẻ sẽ tự khắc họa đời mình cho phải đạo.Xây dựng chương trình thực tập thiền định như : thực tập thiền hành, thiền tọa, tăng cường khả năng chánh niệm tỉnh giác cho các em. Đây là xương sống của chương trình tu tập, cần được quan tâm sâu sắc của người huynh trưởng qua sự tu tập của chính bản thân mình. Thông qua sự thực tập – Tánh hạnh, ngôn ngữ của các em càng ngày càng chuẩn mực và tự giác cao hơn. Sự hướng dẫn của vị Thầy có kinh nghiệm sẽ là niềm cảm hứng lâu dài cho các em trên con đường tu tâm dưỡng tính của mình.Chúng ta thường tổ chức giao lưu giữa các đơn vị với nhau, hoặc tập hợp các đơn vị…qua các mô hình cắm trại với những nội dung và ý nghĩa theo truyền thống hay phong trào . Thường thì chúng ta chú trọng đến hình thức phô diễn những thành quả của các đơn vị. Một là để nói lên giá trị thực chất của một Đơn vị GĐPT. Hai là để đáp ứng một phong trào hay một yêu cầu nào đó của cấp trên. Nói chung đều nặng về hình thức và danh tiếng, chứ chưa thực sự vì chất lượng tu học và hạnh phúc của đoàn sinh. Có những đơn vị, sau khi tập hợp tất cả mọi khả năng, mọi điều kiện để đáp ứng yêu cầu phô diễn, đã để lại một khoảng trống lớn trong một thời gian dài của đơn vị mình. Sử dụng nhân lực tài lực theo cách đó sẽ kiệt sức rất nhanh vì sức lực nội tại vốn chỉ đủ để cầm cự qua ngày. Đức Phật dạy, như vậy gọi là “không biết tri lượng ngưu lực”(không biết dưỡng sức của con Trâu cày).Tóm lại, một đơn vị Gia Đình Phật Tử mạnh là một đơn vị gắn bó với ngôi chùa, với chư Tăng, với các tổ chức tu học khác trong ngôi chùa. Được sự thương yêu, đùm bọc của chư Tăng và của các Đạo hữu Phật tử. GĐPT phải là một mô hình tổ chức tu học cho Thanh thiếu niên, tồn tại bên cạnh mô hình tu học của người lớn tuổi. Sự gắn bó ấy mang ý nghĩa hoằng dương Phật pháp và tứ chúng đồng tu, sức mạnh của GĐPT nằm trong sức mạnh chung của đơn vị cơ sở của Phật Giáo là ngôi chùa. Ngôi chùa là nơi cung ứng con người làm tăng trưởng số lượng đoàn sinh, là nơi cung cấp không gian sinh hoạt, tiền bạc để duy trì tổ chức, đồng thời là nơi cho các em đoàn sinh thực nghiệm chân lý và phụng sự đạo pháp.Mối quan hệ các cấp trên ( Quận, Huyện, Tỉnh, Thành, Trung ương )với các đơn vị GĐPT sẽ chỉ tốt đẹp khi mối quan hệ ấy đem lại sự đoàn kết, sự phát triển, sự khích lệ và sự hứng khởi cho đoàn sinh. Cao hơn nữa, cho sự phát triển tốt đẹp của ngôi chùa, nơi cưu mang Gia Đình Phật Tử. Nếu không đạt được mục tiêu ấy, mối quan hệ sẽ nặng nề và giả tạo mang tính đối phó với nhau mà thôi.
Đạo Phật Việt nam đang chuyển mình để hòa nhập vào cộng đồng con Phật trên toàn thế giới với sứ mệnh đóng góp sức mình vào đời sống an bình cho nhân loại. Giáo hội Phật Giáo Việt nam cần khai thác điều kiện thuận lợi và tiềm năng của mình hiện có để lèo lái con thuyền Đạo pháp ra biển cả thời đại. Tôi nghĩ rằng, Gia Đình Phật Tử là một trong những tiềm năng ấy.
Thích Viên Giác
Mục Đích Gia Đình Phật Tử
( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Hướng Thiện
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 – PL 2549 )
I. VĂN :
1. Qúa trình hình thành và phát triển GĐPT :
a. Giai đoạn khởi đầu :
Từ năm 1932 đến năm 1940 : Từ phong trào chấn hưng Phật giáo của sư Khánh Hoà, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám được quý thầy và đạo hữu tín nhiệm sáng lập đoàn Đồng Ấu Phật tử và Gia đình Phật hoá.
Từ năm 1940-1944 : Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, là nơi đào tạo trưởng cho hai đoàn đã có. Cư sĩ Đinh Văn Nam hoạt động mạnh trong giai đoạn đầu ( cư sĩ Đinh Văn Nam tức Hoà thượng Thích Minh Châu).
b. Giai đoạn phục hưng :
Do ảnh hưởng những năm cuối của chiến tranh Thế giới II, các hoạt động đều tạm ngưng. Mãi đến 1947, ba tổ chức trên tái sinh hoạt với tên gọi Gia Đình Phật Hoá Phổ.
c. Giai đoạn phát triển:
Năm1951, một Đại hội thống nhất các Gia Đình Phật Hoá Phổ được tổ chức tại chùa Từ Đàm ( Huế ) lấy danh hiệu chung là Gia Đình Phật Tử.
2. Mục đích của GĐPT:
Sau công cuộc thống nhất giáo hội năm 1963, mục đích của GĐPT được tu chỉnh vào năm 1964 và không thay đổi cho đến nay : Mục đích của GĐPT nhằm “ Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo ”.
II. TƯ :
1. Việc hình thành và phát triển GĐPT là do công đức sâu dày của quý thầy, quý bác, quý anh chị đã đầu tư để góp phần giáo dục thế hệ trẻ tin Phật.
2. Tiến trình phát triển GĐPT là công sức của nhiều thế hệ trong đó có chính chúng ta, chúng ta phải tỏ ra xứng đáng ( bằng chính việc tu học của bản thân và góp phần xây dựng Đội, Chúng, Đoàn, Gia đình,…).
3. Tương lai của GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay. Sinh hoạt, học tập theo đúng tinh thần, mục đích của GĐPT là góp phần xây dựng GĐPT vững mạnh.
III. TU :
1. Tu và học, biết và làm, nói và làm, … đó là những điều cần được em thực hiện tốt.
2. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất và cơ bản nhất ( nhưng cũng sẽ là khó nhất nếu ta thiếu quyết tâm ) là : làm tất cả các việc lành và xa lìa các việc xấu, ác.
3. Biết tuân kỷ luật, nghe lời anh chị trưởng.
IV. CÂU HỎI :
1. Em ghi nhớ được điều gì trong quá trình hình thành và phát triển GĐPT ?
2. Tại sao nói tương lai GĐPT tuỳ thuộc vào thế hệ đoàn sinh hôm nay ?
3. Em phải làm gì để xứng đáng là một đoàn sinh của GĐPT ?
4. Mỗi ngày trung bình em làm được mấy việc thiện ? Số việc ác bằng, ít hay nhiều hơn số việc thiện mỗi ngày ? Em làm sao để nhớ, biết điều đó ? Em có sổ việc thiện không ? Tại sao ?
Vài Suy Nghĩ Về Việc Tổ Chức Sinh Nhật
Hôm nay sinh nhật của con, bố mà không mua quà là con giận bố đấy! Tiếng của thằng Khang vang lên khắp nhà, nó chạy từ tầng 3 xuống trong tình trạng còn ngáy ngủ để chào bố nó, nói đúng hơn là để nhắc với bố nó rằng : “Hôm nay là ngày sinh nhật nó”.
Không biết có từ khi nào và xuất phát từ đâu cái chuyện “mừng sinh nhật” cho người trẻ và “mừng thượng thọ” cho các cụ sống quá độ tuổi mà người ta hay gọi là “thất thập cổ lai hy”. Ở đây tôi không bàn đến chuyện nguồn gốc và nguyên nhân có tập tục này, song ở một góc độ nào đó cho phép tôi được chia sẻ vài ngu kiến cá nhân dưới cái nhìn khách quan.
Trở lại câu chuyện trên, thằng khang mới gần 6 tuổi mà nó đã biết nhắc bố nó phải làm tròn cái bổn phận mua quà sinh nhật cho nó và kèm theo đó là một lời đe dọa nếu bố không mua là con sẽ giận bố. Nghe đến đây tôi chợt giật mình vì tôi không tin 1 đứa bé chưa vào lớp một mà đã biết đến sinh nhật và phải làm gì vào ngày đó.
Quả thật trong xã hội ngày nay hình thức tổ chức tiệc mừng sinh nhật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Đứng về góc độ tích cực thì đây là cơ hội để họp mặt bạn bè, người thân, thể hiện sự thân thiện trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Tuy nhiên đứng về khía cạnh tiêu cực thì vẫn còn tồn tại nhiều điều để nhìn nhận, suy ngẫm nhất là trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
Lướt trên trang web hoặc trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không khỏi ngậm ngùi cho cuộc sống bây giờ. Trong nhiều trường hợp con cái lợi dụng ngày sinh này làm áp lực buộc bố mẹ phải chiều theo ý muốn của mình; cấp dưới lợi dụng cấp trên và ngược lại; hoặc vì để có được chút danh thơm là “con có hiếu”; hoặc thể hiện “cái tôi” ngông cuồng cho bạn bè vị nể v.v…
Một nữ sinh cấp ba vì bố mẹ không mua cho cô chiếc xe gắn máy hàng hiệu trong ngày sinh nhật nên đã gây áp lực bằng cách tự động bỏ học và tuyệt thực 4 ngày trong phòng riêng, khiến bạn bè hoang mang, bố mẹ lo lắng. Và sinh nhật đứa con trai của một ông Bộ trưởng (chứ chưa phải là ngày sinh của ông Bộ trưởng) cũng là dịp để các cấp Thứ trưởng trở xuống được dịp ghi công dọn đường cho việc tiến thân. Hoặc vì để thiên hạ cho mình là con có hiếu nên mở tiệc hậu hỷ giết bò, giết heo, giết gà để mừng thượng thọ cho bố mẹ. Rồi lại chuyện trộm tiền của bố mẹ để đi chơi với bạn bè trong ngày sinh hầu chứng tỏ ta không thua kém ai… mà đáng buồn thay trong số đó thế hệ 8x 9x chiếm đa số và hậu quả của việc chứng tỏ mình thì thật là khôn lường.
Theo Phật giáo không có chủ trương mừng sinh nhật, ngay cả lúc đức Thế Tôn còn tại thế Ngài cũng nghiêm cấm hàng đệ tử tổ chức ngày sinh của Ngài và cũng không cho phép đệ tử của Ngài để tâm vào những việc vô ích như vậy.
Có người đặt câu hỏi rằng: “Đức Phật đã nghiêm cấm tổ chức ngày sinh cũng như ngày mất của Ngài vậy tại sao những người theo đạo Phật vẫn làm?!”. Xin thưa, việc kỉ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn cũng không ngoài mục đích làm cho chúng sinh thấy và hiểu được cuộc đời cũng như công hạnh rạng ngời vĩ đại của bậc Chánh Đẳng Giác. Đồng thời làm tăng trưởng thiện tâm đối với người có nhân lành, khuyến tấn họ noi theo gương sáng của đức Thế Tôn mà tinh tấn hành trì, cũng nhờ nhân duyên này khiến cho kẻ tà tâm giảm dần nghệp ác, phát lồ sám hối, hành thiện tích đức chuộc lại lỗi lầm. Việc làm lợi lạc cho hữu tình như thế mà không đáng làm ư?
Dẫu rằng sinh thời đức Thế Tôn không cho phép làm những điều đấy, vì không muốn ngoại đạo dèm pha, và vì những việc làm đấy không có lợi ích gì trong việc tu tập. Ngày nay chúng ta cách Phật đã xa, nhắc đến danh hiệu Phật còn có người vẫn không biết huống chi thông hiểu và thực hành giáo pháp của Ngài, vì lẽ đó mà chư Tổ đã tùy phương tiện mượn hình ảnh ngày đản sinh của Đức Từ phụ để nhắc nhở tôn vinh cuộc đời và hạnh nguyện bất khả tư nghì của Ngài, hầu mong chúng sinh có thể cảm niệm được ân đức cao dày này, phát tâm Bồ đề tin sâu Tam Bảo, hành thiện tích đức gieo nhân Phật pháp cho đời này và mãi những đời sau.
Còn chúng ta, chưa thoát khỏi hệ lụy của kiếp luân hồi, một khi tám ngọn gió độc thế gian (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) thổi tới là thân tâm xiêu vẹo ví như nhà tranh trước bão lớn, hầu hết những việc chúng ta làm trước tiên là nghĩ đến cái lợi cho riêng ta hoặc vả chăng là cho những người thân mà ta yêu quí. Khi chưa thoát ra được những trói buộc đó thì liệu việc chúng ta làm có lợi ích gì cho ai không, hay trong cái vui chốc lát đó mà hậu quả lại khôn lường. Chưa hết, có nhiều người tiền bạc có thừa, nhân ngày sinh ấy mà giết mạng những sinh vật khác để làm tiệc thiết đãi bạn bè, ăn uống no say mà đâu biết rằng nghiệp báo sẽ mang trong nhiều kiếp, bởi lẽ lấy sinh mạng của kẻ khác để nuôi thân mình đã là không thể mà lại còn kêu gọi bạn bè chung vui, ca hát say sưa trên nỗi đau của chúng sinh khác, liệu có bất nhẫn lắm không!.
Phật dạy trong 8 cái khổ của kiếp người “sinh khổ” đứng đầu, vậy mà chúng ta lại lấy cái khổ làm vui, ăn mừng trong cái ngày đầu tiên của chuỗi dài đau khổ, thật quá đau thương! Đã thế lại còn gieo biết bao nhiêu nghiệp chướng, oán cừu, mang lấy vô số khổ đau từ cái “sinh nhật” ấy.
Chúng ta dù là Phật tử hay không phải Phật tử, nếu là người có trí thì nên suy ngẫm. Riêng đối với đệ tử Phật gia thì cố nhiên phải biết 8 cái khổ ấy là gì, và phải quán niệm về sự vô thường của kiếp người, mượn ngày sinh ấy để mà quán chiếu về sự hoại diệt biến đổi khôn lường của thân tứ đại mong manh này, quán chiếu để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn về lời dạy của đức Thế Tôn từ đó mà nỗ lực tu tập cầu mong thoát ly sinh tử, đây chính là món quà sinh nhật quý giá nhất mà chỉ có sự tinh tấn của cá nhân cộng với sự gia trì của Tam Bảo chúng ta sẽ có được.
Còn nếu bạn muốn là một người con có hiếu, hãy làm lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ bạn bằng cách mang đến cho họ những giây phút an lành trong cuộc sống, vâng lời và phụng dưỡng hết lòng, và bạn cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách thực hành tám con đường chân chính (quan điểm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính), làm mô phạm cho con cháu trong gia đình, làm yên lòng ông bà, cha mẹ. Đồng thời hãy hướng cho họ một đời sống tâm linh chân chính, quay về nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng gieo chút duyên lành cho đời sống tương lai và tạo dựng sự bình an vững chãi trong tâm hồn ở giây phút hiện tại. Làm được ít nhiều trong số những điều đó bạn cũng đã xứng đáng được gọi là người con có hiếu.
Các bạn trẻ là người thông minh thì hãy dành một chút suy nghĩ về nỗi cực khổ của bố mẹ bạn. Họ đã từng cưu mang chúng ta trong dạ, nuôi ta lớn lên với bao nhiêu đắng cay khó nhọc. Vậy mà giờ đây ta trả ơn họ bằng cách gây thêm cho họ bao nhiêu phiền muộn chỉ vì muốn bằng bạn bè, muốn cho mọi người thấy ta cũng sành điệu như ai, biết ăn mặc đúng phong cách xìtin, biết xài đồ hiệu v.v… mà ta đã gây áp lực với bố mẹ, có nhiều trường hợp trộm cắp tài sản gia dình hoặc giết bố mẹ chỉ vì muốn có tiền để tổ chức sinh nhật cùng bạn bè.
Sao bạn không tự hỏi rằng nếu khi bạn có gia đình rồi có con, và con của bạn đối xử với bạn như chính bạn đã đối xử với bố mẹ bạn thì lúc đấy tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm gì với con bạn?
Chỉ cần bạn dành cho vài phút để ý nghĩ này thoáng qua trong tâm trí thì bạn sẽ cảm nhận được điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn là gì? Thay vì đi cùng chúng bạn ăn uống thâu đêm, vui đùa lãng phí thì bạn hãy tổ chức một buổi tiệc trà và thêm vào đó là một chiếc bánh kem nhỏ nhắn do chính bạn mua hoặc làm từ tiền quà sáng, hoặc tiền mà bạn có được một cách chân chính, rồi quây quần bên bạn là bố mẹ, người thân trong gia đình và những đứa bạn thân nhất. Và xin bạn đừng quên rằng ngày sinh bạn cũng là ngày bạn nên hứa với lòng sẽ nỗ lực học tốt, vâng lời bố mẹ thầy cô, quí mến giúp đỡ bạn bè và luôn biết yêu thương muôn loài. Làm được như thế thì chắc chắn ngày sinh của bạn sẽ vô cùng ý nghĩa, đừng như thằng bé Khang kia chỉ biết có quà và sẽ giận nếu bố nó không mua quà về trong ngày sinh của nó.
Tôi hy vọng qua bài viết này có thể chia sẻ đôi điều cùng mọi người, để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc tổ chức sinh nhật hay mừng lễ thượng thọ cho ông bà bố mẹ. Cần nhất là tránh sát sinh, đừng gây áp lực cho người thân của bạn và cũng nên chi tiêu có chừng mực nhất là trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Và xin bạn nhớ cho: “những gì bạn gieo hôm nay nó sẽ trổ quả trong ngày mai”.
Tâm Hòa
Châm Ngôn Và Luật – Sứ Mệnh Gia Đình Phật Tử
CHƯƠNG THỨ HAI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Châm ngôn và luật
Gia Đình Phật Tử đã có mục đích hoạt động giáo dục rõ rệt. Điều ấy còn quy định cho đoàn viên một phương hướng cụ thể hơn : Đó là Châm ngôn và Luật.
Trong buổi đầu, khi các Gia Đình Phật Tử mới thành lập, đoàn viên chỉ hiểu một cách giản dị rằng: “Với ý nghĩ, lời nói, việc làm chân chính của người Phật tử em xây dựng Gia đình”. Đến khi việc tổ chức hoàn thành, thì trong bản nội quy đầu tiên, châm ngôn được ghi là hòa thuận, tin yêu, vui vẻ. Châm ngôn ấy cũng chỉ nhắm tạo nên một không khí gia đình. Trên thì có Bác Gia trưởng, thứ đến các anh chị trưởng, rồi tới đoàn sinh. Công việc điều hành cũng đơn giản. Đoàn trưởng chưa có quy chế nhất định. Đoàn sinh chưa có cấp bậc rõ ràng. Nói chung, cấp lãnh đạo chỉ chú trọng tới việc tạo một không khí thân mật để cùng nhau tu học và san bằng những cách biệt giữa các gia tộc riêng tư. Châm ngôn ấy đã được thể hiện đầy đủ.
Tuy nhiên, Gia Đình Phật Tử không ngừng lại ở đó. Với đà phát triển tiệm tiến, năm 1953 danh hiệu Gia Đình Phật Tử ra đời, thì châm ngôn lại chia ra: Bi-Trí-Dũng cho ngành Thanh, Thiếu và giữ lại Hòa Thuận-Tin Yêu-Vui Vẻ cho ngành Đồng. Sự thay đổi ấy hẳn phải có lý do.
Khác với giai đoạn phôi thai từ năm 1940 tới 1954, chỉ gò bó trong phạm vi Gia đình, khi Gia Đình Phật Tử Việt Nam thật sự thống nhất qua Đại hội toàn quốc tháng 1 năm 1953, châm ngôn của Gia Đình Phật Tử đã bắt đầu vượt biên giới Gia đình để đi vào xã hội. Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội, anh Trưởng ban Hướng dẫn toàn quốc tiên khởi Võ Đình Cường đã nhấn mạnh vào phương châm hoạt động. Đạo trong Đời và Đời trong Đạo:
“Đạo cần phải tuôn xuống, phải tan ra, phải thấm vào cuộc đời, bồi bổ cho nó, như nước thấm nhuần trong lòng đất. Đạo không thể xa cuộc đời. Hễ xa là cằn cỗi, là ráo khô và không còn nghĩa sống nữa. Đạo phải ở trong Đời, phải phụng sự cõi đời. Nhưng ngược lại, Đời cũng phải ở trong Đạo. Nếu Đạo theo Đời mà không hoán cải được cuộc đời, buông lung theo đời để phải mất gốc, mất bản sắc thì Đạo không còn là Đạo nữa. Vì nó đã mất nhiệm vụ cao cả là hướng dẫn, là chỉ đường. Nói một cách khác, Đạo không thể đi một đường mà Đời đi một đường, Đạo với Đời phải đi sát liền với nhau”.
Đi vào đời, đi vào công tác xã hội, tất nhiên các em Đồng niên không kham nỗi nên các em sẽ được giữ lại châm ngôn cũ. Trái lại Thanh Thiếu niên đi vào đời đòi hỏi một lợi khí tinh thần, một chỉ nam. Lợi khí ấy, chỉ nam ấy thu vào ba tiếng Bi – Trí – Dũng. Đây không phải là ba tiêu chuẩn mà còn là ba đức tính cần thiết cho mỗi Phật tử, cho mọi Phật tử. Về phương diện khách quan, không có Từ Bi thì không có tình nhân loại, nghĩa đồng bào. Không có Trí Tuệ thì mọi hoạt động trở thành gian trá, manh động, phản với chính nghĩa, phản chân lý. Không có Dũng Lược thì sẽ không đủ sức mạnh tinh thần để đưa Đạo vào Đời. Châm ngôn ấy tạo cho Gia Đình Phật Tử một uy tín, một địa bàn hoạt động rộng lớn và vô vị lợi. Về phương diện chủ quan, không có Từ Bi thì dễ sa vào đường ác. Không có Trí Tuệ thì không thể giác ngộ. Không có Dũng Lược thì dễ thành hèn nhát, xu phụ, thiếu nghị lực. Châm ngôn Bi Trí Dũng đã bắt nguồn từ ba tiếng Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi trong Lăng Nghiêm Thập Chú, nhưng đã được thanh niên hóa, hiện đại hóa.
Đến năm 1961, trong hoàn cảnh bị khủng bố, Đại hội Gia Đình Phật Tử vẫn họp tại chùa Xá Lợi Việt Nam. Tinh Thần Bi Trí Dũng đã bộc lộ đến cao độ. Mặc dầu bị chèn ép, đại hội cũng vẫn có một phút mật niệm anh chị em đã bỏ mình vì lý tưởng. Vấn đề lớn trong đại hội này là tinh thần đòi hỏi thống nhất qua lời thuyết trình của anh cựu Trưởng ban Hướng dẫn Nam Việt Tống Hồ Cầm (biên giả xin ghi nhận sự hy sinh rộng lớn của anh chị em Gia Đình Phật Tử Nam Việt trong công lao chuẩn bị đại hội rất hoàn mỹ), của đạo hữu Nguyễn Đức Lợi, đại diện hai hệ thống Gia Đình Phật Tử của Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam và Hội Việt Nam Phật Giáo. Đại hội còn đòi đổi danh hiệu Gia Đình Phật Tử thành đoàn Thanh Niên Phật Tử Việt Nam. Lúc bấy giờ trên đất nước này chỉ có Gia Đình Phật Tử là tổ chức thanh niên Phật giáo duy nhất. Ý kiến sửa đổi danh hiệu này rất hợp lý, hợp với bước tiến nhanh của Gia Đình Phật Tử.
Thế nhưng, một số anh chị em vì nặng tình với dĩ vãng đã cố muốn giữ lại. Chính TT. Thích Thiện Minh cũng khuyên nên giữ lại vì lý do an ninh của tổ chức và tinh thần bất hợp tác của Gia Đình Phật Tử đối với chính quyền. Cơ hội ngàn năm một thuở đã qua. Đến nay, theo hệ thống đã tổ chức của Tổng vụ Thanh niên trong Viện Hóa Đạo thì đã có đoàn Thanh niên Phật tử rồi. Thật ra, nếu vì quá thương yêu dĩ vãng mà không tán thành việc sửa đổi thì thử hỏi trước kia, khi đổi danh hiệu Gia đình Phật Hóa Phổ ra Gia Đình Phật Tử thì không hiểu tổ chức ta tiến hay lùi? Trong việc giao thiệp với quần chúng ngày nay, việc liên lạc với các đoàn thể thanh niên quốc tế, chúng ta gặp nhiều khó khăn. Trong khi chúng ta hoạt động đến hy sinh cả thân sống thì qua các báo chương, người ta nhầm lẫn chúng ta với các đoàn bạn. Bạn có thể trách biên giả thích bề ngoài nhưng cũng xin hiểu cho là mấy dòng này biên giả viết lên chính vì đã nghĩ tới những hy sinh âm thầm của những anh chị em, nhất là anh chị em đang hoạt động tại nông thôn. Sự có mặt của Gia Đình Phật Tử phải được biết tới. Trong lúc này, thiếu sự quảng bá cũng là một trở ngại cho việc phát triển phong trào.
Tuy thế trong tinh thần, Gia Đình Phật Tử vẫn là một tổ chức thanh niên có quy củ, có uy tín. Trong cuộc hội thảo Huynh trưởng miền Khánh Hòa tại Vũng Tàu vào cuối tháng 10 vừa qua, Thượng tọa Viện trưởng Viện Hóa Đạo đã tuyên bố: “Giáo hội không có Gia Đình Phật Tử là Giáo hội chết“.
Trong bản nội quy mới nhất do Đại hội Huynh trưởng toàn quốc họp tại Saigon ngày 30.6.1964, châm ngôn của Gia Đình Phật Tử chỉ còn lại ba tiếng Bi Trí Dũng chung cho các ngành Thanh, Thiếu, Nhi nam nữ. Phải chăng đây là giai đoạn hoàn thành của một lý tưởng đã đeo đuổi từ 20 năm nay? Gia Đình Phật Tử đã thực sự là một đoàn thể thanh niên Phật giáo. Thú vị hơn nữa là huy hiệu Hoa sen đã trở thành biểu tượng chính của các đoàn thể trẻ trong Tổng vụ Thanh niên. Theo nội quy mới, Gia Đình Phật Tử không còn là sinh hoạt của một Gia đình. Từ thành phần Ban Hướng Dẫn cho tới sự sinh hoạt riêng biệt của hai ngành nam, nữ; từ sự thoát ly ra khỏi vỏ tập đoàn, Gia Đình Phật Tử đã có đủ điều kiện lập thành một tổ chức thanh niên tôn giáo hợp với quy mô tổ chức quốc tế. Hơn nữa “Gia trưởng là một cư sĩ từ 30 tuổi trở lên có uy tín trong Ban đại diện Giáo hội cấp xã, phường hay chi khuôn và hiểu biết về Gia Đình Phật Tử do Ban Huynh trưởng mời và được sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Tỉnh”.
“Nếu Liên đoàn trưởng từ 30 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với Ban đại diện Giáo hội cấp xã, phường hay chi khuôn có thể kiêm chức Gia trưởng”. Như vậy khuôn khổ Gia đình chỉ còn lại là một hình bóng cũ… và trong nội dung Gia Đình Phật Tử thực sự là một đoàn thể thanh niên. Giàu có hơn nữa là người thanh niên ở đây phải làm hai nhiệm vụ một lúc : hoạt động xã hội và dạy dỗ đàn em. Trên nguyên tắc một đoàn thanh niên không thể có các em dưới 18 tuổi. Nhưng trên thực tế, trong Gia Đình Phật Tử đã có đủ hạng tuổi. Hướng đạo có sói con thì ta có Đồng niên. Vấn đề quan trọng ở đây là việc phát triển ngành Nam, Nữ Phật tử, một ngành quan trọng trong việc đào luyện Huynh trưởng và hoạt động xã hội.
Trong hiện tình đất nước, Gia Đình Phật Tử không thể tự ghép mình trong khuôn khổ chật hẹp và tù túng cho việc bành trướng. Từ châm ngôn Hòa thuận, Tin yêu, Vui vẻ tới Bi, Trí, Dũng, từ Gia đình Phật Hóa Phổ tới Gia Đình Phật Tử, từ mục đích giáo dục tới mục đích góp phần xây dựng xã hội, Gia Đình Phật Tử đã tiến những bước dài vững chãi. Để bảo đảm cho con đường đi tới, mỗi đoàn viên phải hiểu rõ sự tiến bộ của châm ngôn. Châm ngôn đúng thì hành động mới đúng được.
Luật trong Gia Đình Phật Tử
Tâm hồn có những nguyên lý, để phân biệt đồng nhất với mâu thuẫn, để lựa chọn điều thiện với ác, hướng đến thẩm mỹ hay thô sơ. Những nguyên lý ấy là động cơ đưa con người đến toàn thiện hay tội lỗi. Là một đoàn thể giáo dục và thanh niên, Gia Đình Phật Tử đã đặt ra những châm ngôn để làm hướng tiến tới lý tưởng. Đời người có rất nhiều mục đích phải thực hiện. Công danh, sự nghiệp, đời sống.
Nhưng có một mục đích vượt cao lên trên mọi mục đích ấy là lý tưởng. Con người sống ở đời như bơ vơ trên thuyền con lạc ra giữa biển đời trong một đêm tăm tối. Muốn vào bờ giải thoát tất phải có định hướng. Trên cảnh tối tăm ấy, người có ý thức phải hướng vào ngôi sao Bắc đẩu. Chẳng phải vì ta không nắm được vì sao trong tay mà ta có quyền không hướng theo nó. Cũng một lẽ ấy, chẳng phải vì lý tưởng khó thực hiện mà ta có quyền đồng hóa nó với ảo tưởng, không tưởng hay bằng lòng với cuộc đời vô lý tưởng. Đời ta có hai lần khóc : khi ra đời ta khóc cho đời và mai kia mất đi đời sẽ khóc cho ta. Việc khóc cho đời thì ta đã khóc từ lâu, nhưng còn đời khóc cho ta hay không thì còn tùy thuộc vào sự nghiệp ta đóng góp cho đời. Có những người đang còn sống mà đời mong cho họ chết để được cười hay sẽ phỉ nhổ khi nghe tin họ chết. Tự nguyện sống cuộc đời lý tưởng là việc dễ, nhưng thực hiện cho được lý tưởng mới là chuyện khó. Người Phật tử may mắn nương theo ánh đạo để thực hành lý tưởng Tự giác, Giác tha. Đến như một đoàn viên Gia Đình Phật Tử thì lý tưởng ấy bình dị hóa qua châm ngôn Bi Trí Dũng. Nhưng châm ngôn ấy là thực tưởng tàng trung. Người bạn trẻ còn phải hình ngoại châm ngôn ấy. Đó là lý do hình thành các điều luật.
Cũng như quá trình phát triển chung, từ buổi manh nha cho tới hiện tại luật cũng có cải tiến cho phù hợp với lịch trình tiến hóa của tổ chức.
Khi đoàn Phật học Đức Dục ra đời, Gia đình Phật Hóa Phổ đã có mười điều luật nói rõ định hướng quy y Tam Bảo, tự luyện tự tu và kết thúc bằng câu “Phật tử làm tròn bổn phận”. Mười điều luật ấy rất đầy đủ nhưng không phù hợp với tổ chức thanh thiếu nhi. Thế nên, Đại hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc năm 1952 đã sửa đổi:
Luật của Huynh trưởng và Trưởng thiếu niên nam nữ:
1.Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2.Phật tử mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống.
3.Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4.Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5.Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
Đọc qua 5 điều luật trên, hẳn ai cũng nhận thấy rất phù hợp với lý tưởng Phật hóa và châm ngôn Bi Trí Dũng.
Và luật của đồng niên nam nữ:
chúng tôi tưởng nhớ Phật.
chúng tôi kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
chúng tôi thương Người và vật.
Những luật ấy không phải là những tiêu chuẩn có công năng duy trì một thứ trật tự giả tạo ở bên ngoài mà chính là những quy luật tinh thần tất yếu và phổ quát. Tất yếu vì không một đoàn viên nào có quyền xao lãng việc khắc ghi và thể hiện; phổ quát vì mọi đoàn viên đều phải tuân theo không phân biệt già trẻ trai gái. Đoàn viên Gia Đình Phật Tử có thể là em bé từ 7 tuổi cho tới ông già 70, miễn rằng có tinh thần vì Đạo, vì Đời và vì Trẻ. Khác với các luật khắc khe của luân lý, luật Gia Đình Phật Tử đã dựa trên một nền tảng tín ngưỡng vững chắc chứ không phải do sự ràng buộc của xã hội. Trong một thời đại mà con người chỉ biết sợ hãi uy quyền và sẵn sàng dối mình dối người. Luật Gia Đình Phật Tử đã tạo ra những nút dây tinh thần căn cứ vào lòng tin sâu xa vào giáo lý và một tính tự giác rất vững chắc. Khi nói tới luật bao giờ người ta cũng liên tưởng tới sự thưởng phạt của xã hội, dư luận hay lương tâm. Nhưng thật ra, rất nhiều triết gia đã chứng minh rằng lương tâm không phải lúc nào cũng có đủ khả năng tất yếu để buộc con người hướng thiện một khi nó đã không dựa trên một nền tảng siêu hình vững chắc. Nhất là trong lúc này, thay vì lương tâm cá nhân là tiếng nói phân biệt thiện ác, thì người ta lại dùng lương tâm của mình để buộc tội kẻ khác và tha thứ cho tội ác của mình. Khi mà luật pháp đôi khi trở thành công cụ của bạo quyền và dư luận chỉ là tổng hợp của những tâm trí vô minh thì lương tâm ấy, dư luận ấy, luật pháp ấy chỉ còn là những mối che đậy hay nguyên nhân của tội ác. Cho nên, nói tới luật Gia Đình Phật Tử thì phải nói tới đức tự nguyện, tự giác. Có tự nguyện thì không ai bắt buộc người đoàn viên phải theo một cách cưỡng bức và mù quáng. Có tự giác vì chính người đoàn viên thấy rõ lẽ phải, có lợi ích cho việc tu tập mà tuân theo. Hơn nữa, sự thưởng phạt tinh thần ở đây cũng không ngoài ý nghĩa sám hối.
Để tâm niệm cho những phương thế thực hiện lý tưởng ấy, người đoàn viên Gia Đình Phật Tử phải cố gắng ứng dụng luật vào ý nghĩ, lời nói và việc làm.
Sau châm ngôn, luật là những thể thức có thay đổi cho phù hợp với lịch sử tiệm tiến của Gia Đình Phật Tử còn cần phải biết tới những hình thức cố định biểu thị đường lối chính đáng và tiêu chuẩn giáo dục sáng suốt mà những người sáng lập tổ chức đã quan niệm đúng từ phút đầu.
Nếu các Đại hội Huynh trưởng toàn quốc 1952, 1957, 1961, 1964 đã luôn luôn cố gắng cải tiến Nội quy, Châm ngôn, Luật thì có những thực thể tinh thần vẫn được duy trì chung thủy đủ bảo đảm cho nhất trí tính của Gia Đình Phật Tử. Đó là màu áo lam, hoa sen trắng, khẩu hiệu tinh tấn và bài ca chính thức.
Bạn đang xem bài viết Vài Suy Nghĩ Về Gia Đình Phật Tử trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!