Xem Nhiều 5/2023 #️ Trương Định – Tấm Gương Sáng Ngời Về Tinh Thần Đấu Tranh Bất Khuất # Top 7 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 5/2023 # Trương Định – Tấm Gương Sáng Ngời Về Tinh Thần Đấu Tranh Bất Khuất # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trương Định – Tấm Gương Sáng Ngời Về Tinh Thần Đấu Tranh Bất Khuất mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trương Định – người con ưu tú của dân tộc ta. Ông sinh ra, lớn lên trên đất Quảng Ngãi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với vùng đất Gò Công và những trang sử vẻ vang trong giai đoạn đầu chống quân Pháp xâm lược. Năm 1864, ông đã nằm lại với mảnh đất Gò Công, để lại trong nhân dân miền lục tỉnh Nam kỳ nói chung, nhân dân Tiền Giang nói riêng niềm tiếc thương và sự kính yêu vô hạn – tấm gương kiên trung, bất khuất, một đời chiến đấu vì nước vì dân, sống oanh liệt, chết vẻ vang mà ông và nghĩa sĩ của ông để lại cho hậu thế.

Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định giữa trung tâm TX Gò Công- ảnh :Quyên Vũ

Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ở Tiền Giang có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như: Cuộc khởi nghĩa do Trương Định chỉ huy; cuộc khởi nghĩa của Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân; cuộc khởi nghĩa của Võ Duy Dương… làm cho quân giặc khốn đốn. Trong các cuộc khởi nghĩa đó, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa do Trương Định chỉ huy, đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, thúc giục mọi người đứng lên chống quân Pháp xâm lược, cứu Tổ quốc lâm nguy.

Trương Định còn được nhân dân gọi trân trọng là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1844, ông theo cha là Trương Cầm vào Nam lập nghiệp, rồi lấy vợ ở huyện Tân Hòa (nay là huyện Gò Công Đông).

Năm 1854, ông chiêu mộ dân lập đồn điền ở Gia Thuận. Tháng 2-1859, giặc Pháp đánh thành Gia Định, ông đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi bật là phục kích giết chết tên đại úy Barbé, trừng trị những tên tay sai, tiến công giặc Pháp ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa (Sài Gòn). Khi Gia Định thất thủ, ông rút quân về Gò Công đắp lũy, hàn sông, tập hợp lực lượng, quyết tâm đánh giặc Pháp xâm lược.

Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất, giao đảo Côn Lôn và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho giặc Pháp, ra lệnh cho Trương Định phải bãi binh và nhận chức Lãnh Binh ở tỉnh An Giang. Đứng trước nỗi đau Tổ quốc bị quân Pháp giày xéo, nhân dân 3 tỉnh miền Đông, đặc biệt là nhân dân Gò Công quyết không buông vũ khí. Trương Định từng dấy binh đánh đông dẹp bắc, từng xây dựng căn cứ kháng chiến, được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên soái”. Chính ông bằng sự chỉ huy tài tình, với lý tưởng cao đẹp, những đức tính quý báu và hành động quả cảm đã làm rạng rỡ vùng đất Gò Công. Cuộc khởi nghĩa ở Gò Công trở thành trung tâm của phong trào kháng chiến rộng lớn của nhân dân ta ở lục tỉnh Nam kỳ. “Cuộc khởi nghĩa của Trương Định được lan truyền từ Nam ra Bắc như khúc ca dạo đầu cho bản trường ca chiến trận ngót trăm năm của dân tộc ta chống ách thực dân”.

Ngày 20-8-1864, do sự phản bội của Huỳnh Công Tấn, căn cứ kháng chiến của ông bị bao vây. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông dùng gươm tuẫn tiết. Khởi nghĩa Trương Định là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, có ảnh hưởng và ý nghĩa to lớn trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam kỳ ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược của Trương Định ở Gò Công kéo dài trong 5 năm (1859 – 1864), trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành một trong những Anh hùng dân tộc (AHDT) chống quân Pháp xâm lược ở Nam kỳ. Tuy sự nghiệp cứu nước chưa thành, ước nguyện chưa đạt, nhưng Trương Định đã để lại tấm gương về lòng yêu nước, thương dân, về tinh thần kiên trung, bất khuất, về phẩm chất: Thắng không kiêu, bại không nản, tiền tài, danh vọng, uy vũ không thể khuất phục, quyết chiến đấu đến cùng vì quyền lợi tối thượng của quốc gia, dân tộc.

Là võ quan theo ý thức hệ Nho giáo, với “tam cương, ngũ thường” làm cốt lõi, trong đó tư tưởng “trung quân” là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng vì lấy yêu nước thương dân làm lẽ sống nên ông dứt khoát thoát khỏi sự ràng buộc của quan điểm “trung quân” mù quáng. Đó là điểm nổi bật nhất về mặt tư tưởng của Trương Định, thể hiện đầy đủ nhất quan điểm “ái quốc thân dân”. Trương Định đã vượt xa các sĩ phu đương thời trong quan niệm về đạo “cương thường” của Nho giáo.

Với tư tưởng vững vàng nên trong hành động ông kiên định con đường đánh giặc cứu nước. Dù con đường đó còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng ông đã vượt qua, sẵn sàng hy sinh bản thân, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Với lòng tôn kính AHDT Trương Định, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang đã trùng tu, tôn tạo các di tích từng gắn liền với cuộc đời và hoạt động của Trương Định như: Lũy Pháo đài – đồn lũy của Trương Định; Nhà truyền thống TX. Gò Công – nơi Trương Định và các tướng lĩnh hội họp; Đền thờ và Lăng mộ Trương Định – nơi giữ gìn hài cốt và thờ phụng; Tượng đài Trương Định được lập lên giữa trung tâm TX. Gò Công trở thành biểu tượng hào hoa, khí phách quật khởi của nhân dân Gò Công, uy nghiêm, hùng dũng mà gần gũi, thân thương. Ngoài ra, còn rất nhiều miếu do nhân dân lập ra khắp vùng Gò Công để tri ơn và thờ phụng các tướng lĩnh, nghĩa quân của Trương Định.

Cuộc đời, sự nghiệp của Trương Định đã đi vào lịch sử và nhiều tác phẩm văn học. Tinh thần bất khuất và sự hy sinh oanh liệt của Trương Định trở thành biểu tượng sáng ngời cho ngọn cờ đoàn kết, yêu nước của người dân Nam bộ. 153 năm trôi qua, tên tuổi của AHDT Trương Định được bao thế hệ sử gia trân trọng ghi chép vào sử sách. Nhưng thiêng liêng hơn cả là toàn bộ tiến trình cuộc khởi nghĩa Trương Định được lưu giữ trong ký ức của nhân dân. Nguồn tư liệu ấy, theo thời gian sẽ thành một pho truyền thuyết dân gian sống động.

Qua đó, người dân Nam bộ không chỉ biết ơn vị Bình Tây Đại Nguyên Soái mà còn tưởng nhớ cả những vị tướng của ông, cùng những người vô danh tay lấm chân bùn “tuy là mất mà tiếng vang như mõ”. Ở đó, nhân dân còn thể hiện tình cảm, cái nhìn về mối quan hệ giữa vị Bình Tây Đại Nguyên Soái với người dân Nam bộ. Chính tài năng và đức độ của Trương Định đã thu phục được nhân tâm. Ngược lại, Trương Định cũng “người nhờ dân mà giữ vẹn nghĩa trung với nước, kiên trì cùng dân kháng chiến”.

Cuộc đời và sự nghiệp của AHDT Trương Định nhắc nhở mỗi chúng ta luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, trong sáng, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của quốc gia, dân tộc.

Nguồn Ấp Bắc

Một Tấm Gương Sáng Cho Các Thế Hệ Thanh Niên Noi Theo.

Trang chủChính trị – Tư tưởng

Anh hùng Lý Tự Trọng – một tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên noi theo. 

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tháng 5/1929 Lý Tự Trọng được đoàn thể cho về nước tham gia công tác vận động thanh niên để tiến tới thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Lý Tự Trọng là người đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

Anh hùng Lý Tự Trọng (1914 – 1931)

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) quê ở làng Việt Xuyên – Huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở Huyện Can Lộc – Hà Tĩnh. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Gia đình Lê Hữu Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ và là trường quốc ngữ của Hội Việt kiều. Lớn lên, Lê Hữu Trọng được gia đình cho đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa – một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa. Vốn có tư chất thông minh, Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt anh thuộc và say mê văn thơ yêu nước cả cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Trọng cùng một số thanh niên khác được gia đình đưa vào học tại “Hoa Anh học hiệu” – đây là trường chuyên dạy tiếng Trung và tiếng Anh. Trọng là học sinh giỏi của Trường, anh nói tốt tiếng Trung và tiếng Anh, tiếng Thái Lan.

Đầu mùa hè năm 1926, thực hiện ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu – thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa, truyền đạt yêu cầu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về việc chọn một số con em gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được lựa chọn.

Đến Quảng Châu, nhóm thiếu niên này được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang tên Lý Thụy). Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc, do đó Lê Hữu Trọng đổi tên Lý Tự Trọng.

Từ năm 1927 trở đi, tình hình Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp phản bội mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây ra. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn – Chợ Lớn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, lợi dụng lúc bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung đông, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Bị vây hãm ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt.

Một tên phản bội khai ra tên anh là “Trọng con” và làm công tác liên lạc quan trọng. Bọn chúng mừng quýnh tưởng phen này nắm chắc đến nơi tất cả những đầu mối bí mật của phong trào cách mạng. Chúng đánh anh hết roi song lại roi cá đuối, chúng trói hai tay trút lên xà nhà, cho anh đi “tàu bay”. Dã man nhất, có lần chúng chụp một thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt anh từ từ lồi ra mà vẫn thản nhiên chịu đựng. Chúng áp dụng cả đòn tra tấn “lộn mề gà” nhưng với anh tất cả đều vô hiệu.

Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh về xử án, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực dân Pháp không dám xử công khai Lý Tự Trọng, lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931 chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết Anh trong im lặng, nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường, anh dũng và những tiếng hô của Anh: “ Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng phản đối tội ác của thực dân Pháp, tinh thần cách mạng bất khuất của Anh đã làm cho kẻ thù khiếp sợ và đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ và là tấm gương cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Tô Thị Hiền Vinh

Bộ môn Lý luận Chính trị

[Trở về]

Các tin đã đăng

Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi và phổ biến Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân quê hương: Quê hương nghĩa nặng tình sâu

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên – Công việc cấp bách và lâu dài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên

Công tác phát triển Đảng trong thanh niên hiện nay

Diễn đàn Tiếp bước dưới cờ Đảng

Em Hãy Bình Luận Câu “Hạnh Phúc Là Đấu Tranh”

Mở bài: Giới thiệu về câu “Hạnh phúc là đấu tranh”

Có ai đó đã nói rằng: ” Khi lâm vào cảnh bất hạnh, con người nên nghĩ đến hạnh phúc và phấn đấu cho hạnh phúc. Khi ấy họ sẽ thoát khỏi cảnh bất hạnh và sẽ đạt được hạnh phúc”. Cuộc đời đâu phải lúc nào ta cũng cảm thấy hạnh phúc, có những lúc chỉ muốn kết thúc cuộc đời cho đỡ chán. Nhưng ta có nên làm như vậy không? Cuộc đời đâu phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi, nếu không phấn đấu vượt qua khó khăn ta sẽ chẳng thấy hạnh phúc, cuộc đời dường như vô nghĩa nếu như không có những trải nghiệm khắc nghiệt, ta sẽ chẳng biết mình là ai và mình đang làm gì cho thế giới này? Vậy đáy bánh xe vận mệnh quay mãi không dừng và đôi khi có cả tàn nhẫn. Ta ở trong vòng quay của cuộc đời và định mệnh, lúc đó đấu tranh là yếu tố rất cần thiết cho sự vươn lên để tìm thấy hạnh phúc của mình. Đó cũng chính là ý của C.Mác được thể hiện rõ trong câu nói: ” Hạnh phúc là đấu tranh”.

Trước hết ta phải hiểu được ” hạnh phúc” là gì? Vậy hạnh phúc có phải là thoả mãn những ước muốn của bản thân, đạt được kết quả như mình mong muốn, hay hạnh phúc là được người khác yêu thương,.. hạnh phúc là một khái niệm rất trìu tượng. Nếu bạn hỏi hạnh phúc là gì? Mỗi người sẽ có đáp án trả lời khác nhau. Hạnh phúc đến và đi rất nhanh đôi khi con người còn chưa kịp cảm nhận. Con người luôn luôn lúc nào cũng muốn được hạnh phúc. Hạnh phúc ở mỗi người là khác nhau, mọi người tìm kiếm hạnh phúc theo các con đường riêng của mình. Còn ” đấu tranh” là gì? Đấu tranh chính là dũng cảm mạnh mẽ vượt qua sự yếu đuối của bản thân, dám đương đầu với thử thách để vươn tới một tương lai tươi sáng. Khó khăn là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vì vậy cách tốt nhất để vượt qua, đi xuyên qua nó. Có những lúc sẽ bị khó khăn đẩy lùi nhưng nếu gục ngã là bạn đã thất bại, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục kiên trì tới cùng thì bạn sẽ có được thành công như mình mong muốn. Để kiên trì đến lúc thành công bạn cần một yếu tố hết sức quan trọng nữa là bạn phải đứng lên từ thất bại và tiếp tục tiến bước để ” đấu tranh” giành lấy thành công. Đó chính là hạnh phúc khi đấu tranh.

Vậy ý của cả câu nói này là con người cần đấu tranh vượt qua tất cả mọi khó khăn để có được hạnh phúc. Và hạnh phúc chỉ chở thành hiện thực khi con người đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Câu nói của C.Mác cũng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sở dĩ Mác cho rằng hạnh phúc là đấu tranh vì lịch sử phát triển của loài người luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo hướng tiến lên và ngày càng hoàn thiện hơn. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, các giai cấp mâu thuẫn với nhau đối lập nhau mà chủ yếu là xuất phát từ mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh tế. Các cuộc đấu tranh này suy cho cùng cũng mang mục đích muốn xã hội tốt đẹp hơn và mang lại cho đa số người dân trong xã hội. Đấu tranh để xã hội ngày càng phát triển hơn hoàn thiện hơn những cái lạc hậu không tốt sẽ được thay thế bởi cái mới tốt hơn hoàn thiện hơn. Và khi cuộc sống tốt đẹp hơn cũng đồng nghĩa với việc người dân cảm thấy hạnh phúc. Còn khi con người đấu tranh với tự nhiên chống lại các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán… để khắc phục những hiện tượng khắc nghiệt đó và biến những hiện tượng ấy phục vụ lợi ích của con người thì khi ấy con người cảm thấy hạnh phúc. Đồng nghĩa với việc con người cảm thấy hạnh phúc thì con người cần phải đấu tranh, nhưng trước khi đấu tranh chống lại các hiện tượng sự vật trong xã hội trước hết con người cần phải đấu tranh chống lại những cái không tốt của mỗi bản thân con người. Chúng ta cần hoàn thiện bản thân của mình trước sau đó thì mới có thể đấu tranh với xã hội.

Câu nói của C.Mác là dựa trên quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập nguyên lí phát triển, trong triết học thì đấu tranh là một sự chuyển hóa bắt nguồn từ mâu thuẫn, sự vận động cũng là một mâu thuẫn: khi cái mới ra đời tất nhiên cái cũ sẽ bị thay thế. Trong mỗi người chúng ta luôn có 2 yếu tố mâu thuẫn bên trong là tình cảm và lí trí. Hai yếu tố này luôn xảy ra song song nhau đấu tranh với nhau mới có thể đi đến quyết định sẽ nghe theo tình cảm hay lí trí. Ví dụ như: sắp đến ngày thi cuối kì rồi nhưng cũng là ngày bố mẹ sắp đi ăn cỗ ở tận Vịnh Hạ Long muốn dẫn bạn đi theo cùng và tiện thể đi du lịch gia đình luôn. Vậy bạn sẽ phải đấu tranh trong bản thân có nên đi hay không, nếu ở nhà học tập chăm chỉ chắc chắn kì thi sắp tới bạn sẽ làm tốt nhưng đồng nghĩa với việc ở nhà là bạn đã bỏ qua cơ hội đi du lịch cùng bố mẹ, nhưng nếu bạn đi thì bạn không thể ở nhà và ôn bài chuẩn bị cho kì kiểm tra cuối kì sắp tới nguy cơ bị điểm thấp sẽ là rất cao. Vậy là bạn sẽ phải đấu tranh giữa việc đi và ở nhà. Nếu bạn được điểm cao trong kì thi sắp tới bố mẹ sẽ rất vui và tự hào về bạn và nhất là bạn hài lòng mà kết quả mình đạt được. Nếu ta quyết định cố gắng cứng rắn bỏ qua việc đi chơi thì ta sẽ chạm tới cái đích là học tập đạt được kết quả cao. Vậy việc đấu tranh đó là có hiệu quả, ta đạt được thành công mà nếu thành công tất nhiên ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Vậy câu nói mà C.Mác đã trả lời cô con gái của mình: “Hạnh phúc là đấu tranh” là hoàn toàn đúng. Hạnh phúc là khi ta đấu tranh, có khi đấu tranh bị thất bại nhưng nó đã giúp ta rút kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này. Hãy cố gắng hết sức để ta có thể giành thắng lợi ở ngay cuộc đấu tranh đầu tiên niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi. Hạnh phúc đôi khi thật giản đơn, chỉ là một món quà nhỏ hay chỉ là một câu nói, nhưng đôi khi lại thật lớn lao. Không ai hiểu được mỗi người chúng ta cảm nhận được hạnh phúc như thế nào? Nhưng có một điều khi ta hạnh phúc nhất là khi dân tộc ta đã được giải phóng, là một quốc gia hoàn toàn độc lập. Chỉ khi đất nước hoàn toàn độc lập con người mới có thể nghĩ đến những điều hạnh phúc cho riêng mình.

Qua đó ta cần áp dụng câu nói của C.Mác vào đời sống thực tiễn. Hiện đang là sinh viên em cần cố gắng học tập thật tốt áp dụng thật tốt những kiến thức của mình cho xã hội, cống hiến một phần sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh và khi đấu tranh ta có thể đấu tranh bằng các hình thức khoa học nhất.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM Hạnh phúc là đấu tranh Hanh phuc la dau tranh Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc là đấu tranh Suy nghi ve hanh phuc la dau tranh Theo chúng tôi

15 Câu Trích Dẫn Hay Về Tinh Thần Đồng Đội

Lần đầu tiên khi trở thành doanh nhân, vào mùa Xuân năm 2002, tôi là tư vấn viên độc lập. Tôi làm việc theo thời gian riêng tùy ý, quyết định thành công của chính mình và tránh trả lời cho những ông chủ. Nhưng là công ty chỉ có một người, tôi bị giới hạn về tiềm năng phát triển. Nó có thể rất vui vẻ, thú vị hoặc hào hứng khi bạn được tự do một mình, nhưng nó cũng rất hạn chế. Công việc kinh doanh đầu tiên của tôi, cuối cùng, đã thất bại.

Sau đó, trải qua mười hai năm, hai công ty, 100 nhân viên, và ba lần có tên trong danh sách 500 công ty phát triển nhanh nhất của Inc, tôi đã học được rằng cách duy nhất để xây dựng một công ty quy mô và thành công lớn là phải xây dựng một đội nhóm lớn.

Không xét đến bạn thông minh, tài năng, chủ động hoặc đam mê thế nào, thành công của bạn ở vai trò quản lý phụ thuộc vào khả năng xây dựng và truyền cảm hứng. Một lãnh đạo thành công là người có thể truyền cảm hứng cho các thành viên của mình cùng làm việc với nhau tốt hơn hướng đến tầm nhìn và mục tiêu chung.

“Sự cam kết của mỗi cá nhân trong một nỗ lực nhóm chính là điều tạo nên cách làm việc của một đội ngũ, một công ty, một xã hội và một nền văn minh” – Vince Lombardi

“Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch.” – Michael Jordan

“Làm việc nhóm là khả năng làm việc cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung. Là khả năng dẫn dắt những thành tích cá nhân vì các mục tiêu của tổ chức. Đây là nguồn nhiên liệu giúp những người bình thường có thể đạt được những kết quả phi thường.” – Andrew Carnegie

“Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ.” – Helen Keller

“Hãy nhớ rằng làm việc nhóm bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin. Và cách duy nhất để làm điều đó là vượt qua được nhu cầu tự phòng thủ khỏi mọi tổn thương trong mỗi người chúng ta.” – Patrick Lencioni

“Tôi mời mọi người đến để lựa chọn sự tha thứ chứ không phải chia rẽ, làm việc theo nhóm cần vượt qua tham vọng cá nhân.” – Jean-Francois Cope

“Không ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta.” – Ken Blanchard

“Đến với nhau là một sự khởi đầu. Giữ được nhau là sự tiến triển. Làm việc cùng nhau là sự thành công.” – Henry Ford

“Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến” – Henry Ford

“Sức mạnh của nhóm là từng thành viên. Sức mạnh của mỗi thành viên chính là nhóm.” – Phil Jackson

“Sự hợp tác cho phép giáo viên nắm bắt được khả năng của từng người tạo nên trí tuệ tập thể.” – Mike Schmoker

“Phải có hai hòn đá mới có thể đánh lửa.” – Louisa May Alcott

“Đoàn kết là sức mạnh. Khi có tinh thần đồng đội, sự hợp tác thì có thể đạt được những điều tuyệt vời.” – Mattie Stepanek

“Luyện tập cùng đồng đội chính là nét đẹp trong môn thể thao của chúng tôi, nơi mà bạn có thể hoạt động năm người như một. Bạn sẽ trở nên vị tha.” – Mike Krzyzewski phát biểu

“Tinh thần đội nhóm tốt nhất đến từ những người đang làm việc một cách độc lập hướng đến một mục tiêu chung.” – James Cash Penney

Bạn sẽ làm tốt hơn cùng với nhóm của mình hay là bạn có thể làm mọi thứ một mình? Câu trích dẫn yêu thích của nhóm các bạn là gì?

(Nguồn ảnh: internet)

Lược dịch từ Inc.

Bạn đang xem bài viết Trương Định – Tấm Gương Sáng Ngời Về Tinh Thần Đấu Tranh Bất Khuất trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!