Xem Nhiều 3/2023 #️ Triết Lý Nhân Sinh Tuyệt Vời # Top 5 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Triết Lý Nhân Sinh Tuyệt Vời # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Triết Lý Nhân Sinh Tuyệt Vời mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người. Những triết lý sống vô cùng sâu sắc được Khổng Tử đúc kết và truyền lại cho muôn đời sau… 

Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 –11 tháng 4 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng, lời dạy, đoạn thơ và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).

Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

Các bài giảng của Đức Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện cách ngôn ngắn”, được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).

Tìm hiểu thêm về Khổng Tử: http://vi.wikipedia.org/wiki/Khổng_Tử

Những lời dạy quý giá của Đức Khổng Tử

Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người

Hình hài của mẹ của cha Trí khôn đời dạy, đói no tự mình Sang hèn trong kiếp nhân sinh Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi Không hơn hãy cố gắng bằng người Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh Có chí thì ham học Bất chí thì ham chơi Trí khôn tạo nên người Đức nhân tìm ra bạn Thành đạt nhờ đức dày Làm nên nhờ có thầy Đủ đầy nhờ có bạn Gái ngoan nhờ đức hạnh Trai mạnh nhờ lực cường Tươi đẹp lắm người thương Lực cường nhiều kẻ mạnh Dễ thích nghi thì sống Biết năng động thì nên Đủ tài trí làm nên Đủ sức bền thì thắng Biết mình khi hoạn nan Hiểu bạn lúc gian nguy Nghèo hèn bởi tự ti Ngu si vì tự phụ Tài đức cao hơn phú Hạnh phúc đủ hơn giàu Sống trung tín bền lâu Tình nghĩa sâu hạnh phúc Đủ tài thì đỡ cực Đủ sức thì đỡ nghèo Dốt nát hay làm theo Hiểu biết nhiều thì lợi Hỏng việc thì hấp tấp Va vấp bởi vội vàng Cảnh giác với lời khen Bình tâm nghe lời trách Quá nghiêm thì ít bạn Dễ dãi bạn khinh nhờn Không hứa hão là khôn Không tin xằng ít vạ Làm ơn đừng mong trả Được ơn nhớ đừng quên Nhu nhược bị ép trèn Quá cương thì bị gãy Cái quý thì khó thấy Dễ lấy thường của tồi Của rẻ là của ôi Dùng người tội sinh vạ Đẹp lòng hơn tốt mã Nền nã hơn kiêu kì Thận trọng từng bước đi Xét suy khi hành động Hiểu biết nhiều dễ sống Luôn chủ động dễ thành Thận trọng trước lợi danh Giữ mình đừng buông thả Tránh xa phường trí trá Tai vạ bởi nể nang Tài giỏi chớ khoe khoang Giàu sang đừng kênh kiệu Học bao nhiêu vẫn thiếu Hiểu bao nhiêu chẳng thừa Nhân đức chớ bán mua Được thua không nản trí Đủ đức tài bớt lụy Đủ dũng khí chẳng hàng Có vợ đảm thì sang Có bạn vàng thì quý Đói nghèo vì bệnh sĩ Quẫn trí dễ làm liều Tỉnh táo với tình yêu Biết điều khi yếu thế Lo việc nhà chớ kể Ân nghĩa chớ đếm đong Người phúc lộc nhờ nguồn Sống bất nghĩa tai ương Sống bất lương tù ngục Phải cầu xin là nhục Phải khuất phục là hèn Hay đố kị nhỏ nhen Hay ép trèn độc ác Lắm gian truân càng sáng Nhiều hoạn nạn càng tinh Với mình phải nghiêm minh Với chúng sinh thân ái Đang thắng phòng khi bại Gặt hái phòng mất mùa Thói quen thường khó chừa Say sưa thường khó tỉnh Sống ỉ lại ăn sẵn Dễ bạc phân tán mình Sống dựa dẫm ngu đần Sống bất cần phá sản Hay đua đòi hoạn nạn Quá nể bạn tai ương Gia đình trọng yêu thương Sống nhịn nhường hỉ hả Thiếu tình thương man trá Gắn vàng đá cũng tan Biết dạy dỗ con ngoan Chịu bảo ban con giỏi Tinh khôn nhờ học hỏi Cứng cỏi nhờ luyện rèn Sống vì nhau dễ bền Sống vì tiền đổ vỡ Rèn con từ mới nở Khuyên vợ lúc mới về Muốn hiểu cần lắng nghe Khốn nạn quên mẹ cha Tốt đẹp hãy bày ra Xấu xa nên đậy lại Có ích thì tồn tại Có hại thì diệt vong Nhiều tham vọng long đong Lắm ước mong lận đận Hay vội vàng hối hận Quá cẩn thận lỗi thời Biết được người là sáng Hiểu được bạn là khôn Khiêm tốn là tự tôn Kiêu căng là tự sát Hứa trước thì khó đạt Hèn nhát thì khó thành Thù hận bởi lợi danh Tranh giành vì chức vị Giàu sang hay đố kị Tài trí sinh ghét ghen Tham giàu thì cuồng điên Tham quyền thì độc ác Vì tiền thì dễ bạc Vì tình nghĩa bền lâu Người hiểu nói trọn câu Người dốt tâu phách lối Có quyền thì hám lợi Có tội thường xum xoe Khờ dại hay bị lừa Nó bừa hay vạ miệng Đa ngôn thì tai tiếng Ngậm miệng dễ được tin Hám lợi hay cầu xin Hám quyền hay xu nịnh Thật thà hay oan trái Thẳng thắn hay bị hại Thông thái hay bị ngờ Chiều con quá con hư Tiền của dư con hỏng Giàu mạnh thường thao túng Nghèo vụng dễ theo đuôi Người tài giỏi khó chơi Kẻ trây lười khó bảo Thành tâm thì đắc đạo Mạnh bạo việc dễ thành Quân tử thì trọng danh Tiểu nhân thì trọng lợi Bất tài hay đòi hỏi Lộc lõi khó khiêm nhường Tình nghĩa thường khó quên Nợ nhân duyên khó trả Khó thuần phục kẻ sĩ Khó phòng bị tướng tài Biết chấp nhận thảnh thơi Hay hận đời đau khổ Của quý thì khó giữ Con cầu tự khó nuôi Nhà dư của hiếm hoi Nhà lắm người bạc cạn Khó gần người quá sạch Vắng khách tại quá nghèo Dễ nổi danh kị hiền Dễ kiếm tiền khó giữ Kiếp người là duyên nợ Lành vỡ lẽ thường tình Bại thành từ lực trí Thời gian đừng uổng phí Biết suy nghĩ sâu xa.

Con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Âu cũng là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Tuổi trung niên đã có những bước thăng trầm trong cuộc sống, có những thành công, có những thất bại trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tình cảm đôi lứa. Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống.

Ngẫm lại thời gian trôi đi như thoi đưa, không biết bao giờ mới về với ngày xưa ơi, để rồi cùng ôn lại những kỷ niềm thời niên thiếu có buồn, vui, sướng, khổ, có điều ngây thơ, trong trắng chưa vương vấn bụi đường đời…

BAN TRUYỀN THÔNG TRẦN MINH CƯỜNG – Sưu tầm

Danh Ngôn Về Triết Lý Nhân Quả

1. Hoàng đế Lý Thái Tổ khơi nguồn tâm linh mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên.

2. Ai cũng có thể biết tình yêu đưa đến hôn nhân nhằm phát triển giống nòi nhân loại và bảo vệ truyền thống gia tộc, nhưng lại là đầu mối của nhiều hệ lụy khổ đau. Bởi yêu thương trong vị kỷ cho nên nói tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề.

3. Để đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần phải tích cực siêng năng trong việc làm ra của cải vật chất, biết chi tiêu phù hợp những nhu cầu cần thiết, và không để tài sản hao hụt thất thoát.

4. Khi gia đình được xây dựng và phát triển ổn định về mọi mặt, thì xã hội mới hưng thịnh và bền vững lâu dài. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau để đảm bảo an sinh đời sống, về vật chất lẫn tinh thần.

5. Để duy trì nề nếp sinh hoạt, tình cảm, văn hóa, đạo đức, kinh tế, tài chính, truyền thống gia đình, sự nghiệp của từng cá nhân và sự nghiệp chung của gia tộc, mỗi thành viên phải có trách nhiệm, bổn phận để làm thành cho nhau bằng sự siêng năng tinh cần.

6. Người phật tử xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra của cải vật chất, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và biết giữ gìn tài sản, không để cho tài sản thất thoát, tiêu tán bất hợp pháp.

7. Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu.

8. Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.

9. Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh cuộc sống.

10. Đối với thức ăn vật chất, đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng tăng được khỏe mạnh.

11. Chúng ta đừng để tâm chạy theo những mối ưu tư của nó giống như những người bình thường chưa biết quán sát hơi thở là gì. Một khi ta đã có chỗ an trú, con khỉ tâm thức sẽ ngày càng bớt ngang ngạnh và từ từ bớt rong ruổi chạy tìm.

12. Chúng ta chỉ làm một việc duy nhất là đơn thuần theo dõi và nhận biết hơi thở rõ ràng, thở vô mình biết mình đang thở vô, thở ra mình biết mình đang thở ra. Hơi thở dài hay ngắn là tùy theo khả năng của mỗi người.

13. Ngu dốt là sự không hiểu biết của con người nên ngu dốt cũng đem tới nhiều tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Có thể nói, ngu dốt là không có kiến thức, không tin sâu nhân quả, không hiểu biết chân chính về mối tương quan trong thế giới mình đang sống.

14. Thế gian là một trường đời hỗn hợp mang nhiều sắc thái đa dạng, phức tạp, chúng ta không biết đối xử với nhau bằng tình người trong cuộc sống thì dễ dẫn đến oán giận, thù hằn vay trả không có ngày thôi dứt.

15. Chúng ta không nên đi theo con đường du lịch tâm linh của người thế gian bằng cách cầu khẩn, van xin mà không chịu gieo nhân tốt để gặt quả tốt và tu tập để chuyển hoá phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ và từ bi.

16. Phật là con người, pháp là những lời dạy chân chính của Ngài, tăng là những người truyền thừa, thay Phật hoằng dương Chánh pháp, sống trong tinh thần lục hòa, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sinh.

17. Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời, hoặc chối bỏ sự thật của tội lỗi, mà tìm cách sám hối để làm mới lại chính mình. Sám hối là sám lỗi trước nguyện không cho tái phạm lỗi lầm xưa. Hối là ngăn ngừa lỗi sau, không cho phát sinh kể từ ngày hôm nay.

18. Hạnh phúc là thứ mà người ta luôn kiếm tìm và dành quá nhiều ngôn ngữ lời nói để miêu tả nó. Nhưng thật sự có mấy ai đã có thể cảm nhận được hạnh phúc? Giữa bộn bề công việc của xã hội này, đôi khi chúng ta phải vội vã kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình…

19. Có người nghĩ rằng được vào trường đại học mà mình mong muốn là niềm hạnh phúc lớn nhất… Người khác cảm thấy hạnh phúc với mình là khi ra trường có công ăn việc làm và thu nhập ổn định để chuẩn bị lập gia đình.

20. Hạnh phúc chính là ta đang làm việc gì thì biết việc đó, ta phải sống với những gì trong hiện tại mà hiện tại chính là đây. Chúng ta hãy trân quý và tận hưởng những gì mình đang có ngay trong giờ phút hiện tại và đừng nên mong chờ.

22. Người phật tử phải nên biết sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

23. Này em hãy nhớ lấy điều này, khi chúng ta ghét bỏ một ai đó, chính là em đang làm nghẹt thở và bóp nát trái tim mình, làm cho em cảm thấy chán nản và vô cùng tuyệt vọng! Vậy tại sao em cứ phải ghét bỏ một ai đó, làm chi vậy?

24. Để được sống trọn vẹn với tình yêu không đơn giản chút nào, có người đang sống bên nhau nhưng không có tình yêu thật sự. Nhưng chia tay trong tình yêu chưa hẳn là đã mất hết tất cả, mà trên đường mình đang đi còn rất dài các em ạ.

25. Này các em, tôi đã từng lầm lỡ, tôi đã từng tiếc nuối, tôi đã từng sống trong đau khổ, vì tôi có quá nhiều sai lầm. Tôi sẽ hướng dẫn cho các em học cách yêu thương bằng trái tim hiểu biết mà tha thứ cho nhau!

26. Em à, hãy mạnh mẽ và vững vàng hơn. Em hãy học cách chấp nhận sai lầm và tha thứ để đứng lên từ những đau thương ấy. Đó mới là người biết sống và đón nhận hạnh phúc chân thật.

27. Này em, hối tiếc về chuyện đã qua chính là em đang gặm nhắm những những niềm đau nỗi buồn. Em luôn tiếc nuối thì em sẽ đánh mất chính mình trong hiện tại và em đang xóa mờ con đường đi đến tương lai đang dang tay chờ đón em?

28. Tổn thương nào cũng đau đớn dù ít hay nhiều, tôi chỉ khuyên nhủ em hãy tha thứ và chấp nhận những gì đang có trong hiện tại, rồi em sẽ quên nỗi đau ấy. Thay vì em ôm ấp nỗi đau đó, chính em đã biến nó thành một vết thương lòng khó buông xả được!

30. Em à, chúng ta hãy học cách tha thứ cho nhau, tha thứ cho những lỗi lầm đã qua mà không hối tiếc. Tha thứ cho người mà em đang thấy căm hận vô cùng, vì họ đã làm cho trái tim em tan nát.

31. Tha thứ và chấp nhận những gì đang có trong hiện tại, là con đường nhanh nhất để em có thể đứng dậy và bước tiếp trong vững vàng.

32. Việc tu thì dựa vào sự thực hành của mình. Như uống nước, khi chưa uống thì bạn không biết mùi vị của nó, uống xong rồi mới biết được mùi vị của nước như thế nào. Có thực hành mới chuyển hóa được phiền não khổ đau.

33. Đi, đứng, nằm, ngồi trong tỉnh giác. Người biết kiểm tra chặt chẽ từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động là người biết thể hội Phật pháp chân chính. Thời gian trôi qua mau nhanh như tên bắn, chớ bảo khi đến già mới tu thì e rằng sẽ hối hận!

34. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến. Người biết hổ thẹn sẽ không dám để tội lỗi phát sinh hoài. Nhờ vậy, người thành tâm sám hối thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.

35. Chúng ta hãy coi việc tu Phật là gấp rút, khẩn trương, tùy theo khả năng mà chọn lựa pháp môn để ứng dụng tu tập hay hợp với pháp nào thì pháp đó là số một! Nhưng phải nên nhớ tất cả đều phải tự lực là chính, chớ ỷ lại?

36. Gia tài, của cải, sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái mọi thứ ta chẳng đem theo khi sinh ra và cũng sẽ không mang theo lúc chết đi. Tất cả mọi thứ chẳng đem theo được, chỉ có nghiệp tốt xấu theo mình.

39. Chúng ta đừng nên chạy trốn khổ đau mà hãy đối diện với nó để tìm ra giải pháp nhằm thay đổi quan niệm sống như thế nào cho đúng. Trong cuộc sống này, tất cả chúng ta đều cần đến nhau như là việc ăn uống không thể thiếu được.

40. Chúng ta ai cũng biết rằng tham lam là điều không tốt có thể làm tổn hại đến người khác, nhưng làm người khó ai vượt qua khỏi chỗ này vì đó là thói quen do huân tập nhiều đời. Cuộc sống không dạy cho chúng ta con đường nhanh nhất để đạt được sự thành công viên mãn.

41. Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.

42. Người phật tử, khi đọc kinh, sám hối hay tham thiền, cảm nhận niềm vui nên dần hồi buông xả được phiền não, tham-sân-si từ từ nhẹ bớt, không còn nặng như ngày xưa.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Review Phim Forrest Gump: Chàng Ngốc Tuyệt Vời

Forrest mở đầu câu chuyện khi ví cuộc đời mình như một hộp kẹo chocolate, anh kể cho lần lượt từng người khách chờ xe về cuộc đời của mình. Cách kể chuyện ngây ngô, chân thành và hài hước một cách cực kì tự nhiên của anh chàng khiến khán giả tiếp cận và nắm bắt nội dung một cách nhẹ nhàng và yên bình.

Bộ phim Forrest Gump đượcchuyển thể từ một tác phẩm văn học cùng tên của Winston Groom, đã đạt 6 giải Oscar và 3 giải Quả cầu vàng. Qua diễn xuất tài tình của nam diễn viên Hollywood kỳ cựu, Tom Hanks, hình ảnh chàng ngốc tuyệt vời được khắc họa thành công và trở thành một trong những ví dụ điển hình về một trái tim đầy nhân ái và chung thủy trong tình yêu.Bộ phim làcâu chuyện về cuộc đời ly kì của một anh chàng ngốcvàcóvấn đề về xương sống nên buộc phải đeo khung kim loại để có thể bước đi một cách bình thường như mọi người. Tuy thiếu sót bẩm sinh là thế nhưng cuộc đời anh trải qua một chuỗi dài những sự kiện và những khoảnh khắc đặc biệt mà hiếm ai có được.

Câu chuyện được bắt đầu qua lời tự sự chân thànhcủa nhân vật chính với cách mở đầu đầy thú vịkhi anh ví cuộc đời như một hộp kẹo chocolate, cách kể chuyện ngây ngô hài hước và chậm rãi khiến khán giả tiếp cận và nắm bắt nội dung một cáchdễ hiểu và nhẹ nhàng.

Anhkhông có xuất phát điểm hoàn hảo như mọi người nhưng Thượng đế cho anh một người mẹ thông minh, luôn bảo vệ và yêu thương anh hết mực, bà làm mọi cách trong khả năng để Forrest có thể thụ hưởng một sự giáo dụcbình thường. Bị bạn bè chế giễu vì ngoại hình, duy nhất chỉ có Jenny, luôn ở bên và bảo vệ anh. Nếu như mẹ là một người quan trọng,luôn có cách riêng để giải thích cho Forrest hiểu mọi thứ thì Jenny theo anh là ” một thứđẹp đẽ cuộc đời tôi, cô ấy như một thiên thần”.

Trong một lần bị đám trẻ gần nhà ăn hiếp, Jenny giục cậu hãy chạy đi, và rồi phép màu xảy ra, khao khát của Forrest đã khiến bộ khung nẹp đôi chân bé nhỏ bị vỡ vụn, giống như xiềng xích bị phá tan sau bao nhiêu năm tháng gông cùm, Forrest vùng chạy với một chút sự hoảng sợ bên cạnh tất cả niềm hăng say và phấn khích. Giờ đây, anhcó thể “lướt cùng những cơn gió” vàđi đến bất cứ đâu với khát khao của mình. Hình ảnh ẩn dụ và thậm xưng nàychính là sựhé mở cho người xem thấy được cuộc đời rong ruổi vô định nhưng đầy khát khao của cậu bé Forrest Gump sau này.

Trở về từ cuộc chiến, anh thực hiện lời hứa với người bạn Bubba khi trăn trốicũng như giúp trung úy Dan lấy lại niềm tin với cuộc sống vì đã trở thành phế nhân trong chiến tranh. Nhiều sự kiện cũng như hào quang đến với anh một cách thuận lợi, nhưng sau tất cả Forrest luôntrở lạimáinhà nhỏ để sống một cuộc đời yên ả cùng mẹ và chờ đợi người anh yêu. Có lẽ nguyện vọng đã được ân trên nghe thấu,Jenny tìm về sau những mệt mỏi và chán chường để sống cùng anhnhững tháng ngày tươi đẹp. Việc Forrest Gump nhiều lần dang vòng tay ra chào đón Jennytrở về sau bao nhiêukhổ đau côgây ra cho anh khiến người xem có thể cảm nhận được sựchân thành và cao thượng trong tình yêu của người đàn ông này.

Đôi lần trong phim, người xem sẽ lầm tưởng rằngmọi thứ sẽ cứ êmđềm như thế, nhưng sự ra đi mãi mãi của người mẹ và Jenny đã khiến cuộc đời Forrest Gump như mấtđi tất cả nguồn sống. Giờ đây anh không còn chỗ dựađể tìm về mỗi khi đau khổ, cũng chẳng còn người mình yêu để gửi gắm trái tim.Nhưng Thượng đế không hoàn toàn lấy mất của ai tất cả khi đã để lại một thiên thầnnhỏđủ để làm nguôi ngoai nỗi đau và trái tim cô đơn, con trai của anh và Jenny. Với tình yêu thương dành trọn cho đứa con trai nhỏ, Forrest Gump chấp nhận sống và đón nhận nỗi đau và mất mát như một kỉ niệm của cuộc đời. Hình ảnhchiếclông vũ bay lên trời vào phân đoạn cuối phim mang đến cho ta một thông điệp rằng “mất mát và tiếp nhận luôn làmột phần củacuộc sống, ta phải học được cách bình lặng đón nhận và cho đi nhẹ nhàng”.

Chi tiết Forrest Gump nghe theo lời trăn trối của người mẹ, dành phần lớn gia sản có được saukhi trở thành triệu phú để xây nhà thờ, trường học và làm từ thiện thật sự khiến người xem cảm mếntrướctấm lòng cao cả, đầy bao dung của chàng ngốc. Đây dường như cũng là hành động mang đầy triết lýnhân văn mà ta thường thấy trong cách giáo dục con cái của những người thành đạt ở xã hội văn minh phương Tây.

Xuyên suốt mạch phimlà hình ảnh bình lặng du dương thay cho âm nhạc qua từng lời độc thoại, những khung cảnh mênh mông thanh bình nhưng vô địnhcủa thiên nhiên khi Forrest Gumprong ruổi khắp các tiểu bang nước Mỹ để tìm kiếm câu trả lời cho những băn khoăn trong cuộc sống phần nào khắc họa cho chúng ta hình dung đượcnỗi đau và sự cô đơn đến tột cùng của một người đàn ông khi đánh mất tình yêu và gia đình. Đôi khi ta cần phải bỏ chạy thật xa để tìm lời giải đáp. Bi kịch sẽ đến với bất cứ ai, nhưng cái cách và thái độ của ta khi đón nhận nó mới là điều tạo nên sự khác biệt.

Hơn ai hết, cuộc đời của Forrest Gumpđầy thăng trầm, từ một đứa bé tật nguyền bị mọi ngườikì thị, trở thành anh hùng chiến tranh, đến hào quang có được khi trở thành triệu phú đến cả sự cô đơn trống vắng khi mất đi mãi mãi hai tình yêu lớn. Nhưng qua lời kể nhẹ nhàng và chậm rãi, ta hiểu rằng anh luôn sẵn sàng để đón nhận mọi thứvới thái độ ung dung. Nhân cách và những đức tính cao đẹp đó được tạo hình nên từ sựgiáo dục và tình yêu vô bờcủa người mẹ: “Con phải làm thật tốt với những gì Chúa đã ban cho con. Cuộc đời như một hộp chocolate, con sẽ không bao giờ biết được con sẽ lấy được thỏi nào đâu”, lời trăng trối của mẹtrước khi ra đi khiến chúng ta hình dung rõ ràng một chân lý, là hãy chấp nhận với những gì ta có trong cuộc đời, mọi thứ chỉ là một ẩn số, may mắn hay xui rủi đều không ngờ trước được, vậy tại sao lại phải bận tâm lo lắng quá nhiều, điều quan trọng là hãy sống hết mình vì cuộc sốngchỉ có một.

Qua cách anhsống, cách anh yêu, cách anh hy sinh vì người thân, bạn bè và đồng đội khiến cho những người bình thườngnhư chúng ta phải tự vấn lương tâm rằng, liệu ta đãsống cuộc đời này hết mình một cách ý nghĩa chưa, hay chỉ cun cút lo lắng những điều tầm thường và chỉ sống cho riêng bản thân. Bộ phim Forrest Gump dạy cho chúng ta biết rằng không chỉ nên sống bằng trí óc đầy tính toán mà hãy mở lòng ra để sống bằng cảm cảm xúc và con tim, hãy chân thành và hết mình vì những người thân yêu. Có những chi tiết ngây ngô hài hước đến mức khiến ta có thể bật cười khanh khách nhưng sau đó lại có thể rơi lệ, suy ngẫm về những chi tiết ý nghĩa trong phim. Đây là một bộ phim điện ảnh cực kì đáng xem bởi thấm đượm tính nhân văn về tình gia đình, về nghị lực sống, bạn bè, đồng đội và tình yêu sâu sắc nhưng không hề giáo điều, khiến những ấn tượng của nó còn mãi đậm sâu trong lòng của mỗingười xem.

Bài viết: DN – Hình ảnh: sưu tầm

14 Câu Danh Ngôn Tuyệt Vời Về Cựu Ước

Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Là Cơ Đốc nhân, chúng ta tin rằng toàn bộ Kinh Thánh là những lời chân thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta vui mừng trong Tin lành Tân Ước nói về Chúa Giê-xu và những gì Ngài làm cho chúng ta. Nhưng liệu điều này có khiến Cựu Ước trở nên kém quan trọng? Không phải vậy, Chúa của ngày hôm nay cũng là Chúa của buổi sáng thế.

1/ Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con. Hãy nhận biết Ngài trong mọi đường lối của con, Chính ngài sẽ san bằng các nẻo con đi. (Châm Ngôn 3:5-6)

2/ Kinh Thánh là kết quả tất yếu của lời nói liên tục từ Đức Chúa Trời. Đó là lời công bố chân thật từ tâm trí Ngài. (A.W. Tozer)

3/ Kinh Thánh được viết ra không phải để tăng thêm kiến thức nhưng để thay đổi cuộc đời mỗi chúng ta. (Dwight L. Moody)

4/ Năng quyền của Kinh Thánh được thiết lập dựa trên thực tế đó là lời đáng tin cậy và chân thật của Đức Chúa Trời. (Chuck Colson)

5/ Tôi tin rằng Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời. (Mike Huckabee)

6/ Vũ khí tốt nhất chúng ta sử dụng để chống lại Satan là Kinh Thánh. Ba lần ma quỷ cám dỗ Chúa của chúng ta; là ba lần đề nghị của nó bị từ chối, với một trích dẫn Kinh Thánh được nêu ra, “có lời chép rằng” (Ma-thi-ơ 4:4,7,10) (J.C. Ryle)

7/ Vì chính Ta biết chương trình mà Ta hoạch định cho các con; đó là chương trình bình an chứ không phải tai họa, để ban cho các con một tương lai và một hy vọng. (Giê-rê-mi 29:11)

8/ Chúng ta coi lời Chúa là những triết lý tuyệt vời nhất. Tôi thấy tính chân thực trong Kinh Thánh hơn bất cứ sự kiện lịch sử trần tục nào khác. (Isaac Newton)

9/ Không một công việc nào của con người ở bất kỳ ngôn ngữ nào có thể sánh với cấu trúc và thiết kế phức tạp của Kinh Thánh. Sự thật vẫn còn đó – chỉ một tâm trí vô hạn của Đức Chúa Trời mới có thể tạo ra cuốn sách này. (Winkie Pratney)

10/ Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất. (Sáng Thế Ký 1:1)

11/ Lời Chúa cần được lập vững chắc trong tâm trí của chúng ta đến nỗi nó trở thành ảnh hưởng chủ đạo trên suy nghĩ, thái độ và hành động của chúng ta. Một trong những cách hiệu quả nhất để làm được điều này là ghi nhớ câu gốc Kinh Thánh. Như vua Đa-vít viết, “Con giấu Lời Chúa trong lòng con, Để con không phạm tội cùng Chúa” (Thi Thiên 119:11). (Jerry Bridges)

12/ Bằng chứng rõ ràng nhất về việc Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời được tìm thấy giữa những trang bìa. Nó tự minh chứng cho mình. (Charles Hodge)

13/ Lịch sử của tất cả các tấm gương trong Kinh Thánh được tóm tắt trong một câu: Họ gần Chúa và đi theo ý muốn Ngài trong mọi sự. (Richard Cecil)

14/ Chẳng phải Ta đã truyền phán với con sao? Hãy mạnh dạn, can đảm! Chớ run sợ, chớ kinh hãi! Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con vẫn ở cùng con trong mọi nơi con đi. (Giô-suê 1:9)

Tin bài: Thảo Anh Lược dịch từ: ChristianQuotes.info

Bạn đang xem bài viết Triết Lý Nhân Sinh Tuyệt Vời trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!