Top 13 # Tục Ngữ Châm Ngôn Về Đạo Đức Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

Tục Ngữ Về Đạo Đức, Lối Sống

TỤC NGỮ VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

I – GỢI DẪN

Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp.

Với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ là những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những bài học ứng xử, những phương châm xử thế của nhân dân.

– Câu 1, 2, 3 : khuyên con người phải biết chăm chỉ làm ăn, vì “có làm thì mới có ăn.

– Câu 4, 5, 6, 7, 8, 9 : khẳng định ý nghĩa quan trọng của quan hệ máu thịt, họ hàng và khuyên răn con người phải biết trân trọng nghĩa tình anh em ruột thịt.

– Những câu còn lại tập trung vào nội dung khuyên răn con người có những ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Những câu tục ngữ này đều tập trung đề cao sự chân thành, tình nghĩa trong ứng xử.

Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Ngắt giọng theo các ý đối nhau :

– Tay làm hàm nhai / tay quai miệng trễ. – Muốn ăn cá cả / phải thả câu dài. – Kiến tha lâu / cũng có ngày đầy tổ. – Một giọt máu đào / hơn ao nước lã. – Tình thương / quán cũng là nhà

Chú ý cách gieo vần(1) : Trong mười hai câu tục ngữ có nhiều cách gieo vần khác nhau : gieo vần liền (hai vần ở sát nhau), gieo vần cách (hai vần cách nhau một vài chữ), gieo vần hỗn hợp (kết hợp cả hai cách).

Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tục ngữ là một di sản văn hoá dân gian vô cùng quý giá. Vốn là những câu nói ngắn, tục ngữ có tính hàm súc. Chỉ với những câu nói ngắn gọn với những hình ảnh rất cụ thể, đời th­ường song tục ngữ có khả năng truyền tải những ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là những lời răn dạy, hoặc là những đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất quý giá.

Tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động đúc kết lại, nên hình ảnh, từ ngữ của tục ngữ thư­ờng rất giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày, và th­ường ít khi trau chuốt như­ ngôn ngữ của ca dao. Tính nghệ thuật của tục ngữ nằm ở ý nghĩa t­ượng tr­ưng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ đư­ợc sử dụng. Khi khuyên con ng­ười nên chăm chỉ làm ăn, tục ngữ nói : “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. “Hàm nhai” chỉ hoạt động cụ thể của con ngư­ời là ăn, đ­ược dùng để khái quát ý nghĩa có của ăn của để. Và dùng hình ảnh “miệng trễ” để chỉ sự nghèo đói. Hoặc để nói đến đức tính cần cù, tục ngữ nói : “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”. Dùng một hình ảnh rất gần gũi, dễ hiểu để truyền tải một ý nghĩa sâu sắc như­ một quy luật của cuộc sống.

Cũng có khi tục ngữ dùng cách nói giàu hình ảnh, nhịp nhàng, truyền cảm như­ “Tình th­ương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao”. Đặt sự vật, sự việc trong thế đối lập, để làm nổi bật điều muốn nói. Vì thế, tục ngữ thường rất dễ nghe, dễ hiểu và dễ thuộc, nó phù hợp với suy nghĩ của số đông người trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tục ngữ có sức sống và sức phát triển lâu bền đến như­ vậy.

Trong kho tàng những câu nói dân gian, tục ngữ về đạo đức, lối sống là một mảng nội dung rất phong phú. Là những câu nói đư­a ra những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy, tục ngữ về đạo đức lối sống cũng là nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động. Tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, lẽ sống, về những phẩm chất quý giá của con ng­ười.

Ng­ười Việt Nam vốn có tính cần cù, kiên trì nên luôn đề cao tinh thần yêu lao động. Có một loạt câu tục ngữ khuyên ngư­ời ta phải chăm chỉ lao động và khẳng định lẽ tự nhiên “có làm mới có ăn” nh­ư :

– Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ­­­. – Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài. – Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.

Cùng nói về lao động, song mỗi câu tục ngữ lại thể hiện một ph­ương diện ý nghĩa khác. Câu (1), (3) khẳng định muốn có thành quả phải bỏ công sức. Mọi thứ đều phải nhờ bàn tay lao động. Nội dung h­ướng đến phê phán lối sống trông chờ, ỷ lại, chỉ lo h­ưởng thụ của những kẻ l­ười lao động.

Quan hệ thân tộc và quan hệ láng giềng cũng là một đề tài lớn của tục ngữ. Với truyền thống luôn đề cao tình nghĩa của ngư­ời phư­ơng Đông, dân gian đã đúc kết nhiều câu nói về tình cảm giữa con ng­ười với con ng­ười. Đề cao tình cảm gia đình, quan hệ thân thuộc của dòng tộc có câu “Một giọt máu đào hơn ao nư­ớc lã”, “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì”. Song không vì thế mà coi nhẹ tình nghĩa láng giềng. Quan hệ gia đình là quan hệ huyết thống, đó là tình cảm thiêng liêng không gì có thể chia cắt. Đề cao tình nghĩa xóm giềng bởi xóm làng là những ng­ười bạn “tối lửa tắt đèn có nhau”, không có nghĩa là hạ thấp quan hệ dòng tộc. Câu tục ngữ có ý khuyên con ng­ười nên sống thật lòng, sống chan hoà với mọi người xung quanh. Câu “Tình th­ương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao” lại một lần nữa đề cao vai trò của tình nghĩa. Tình nghĩa quý giá hơn mọi thứ của cải. Bởi ng­ười ta có thể mua bán bạc vàng chứ không thể mua đư­ợc nghĩa tình. Nghĩa tình tạo cho con người sức mạnh v­ượt qua mọi khó khăn, vì thế mới có câu : “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”.

Tục ngữ đư­a ra những lời khuyên bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đó đều là những lời khuyên đúng, đ­ược đúc rút từ cuộc sống thực tế nên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Về đề tài tính cách và phẩm chất con ngư­ời, đã có nhiều câu tục ngữ có giá trị khái quát cao. Về lời nói trong giao tiếp hàng ngày, dân gian khuyên nhủ : “Nói hay hơn hay nói” hay “Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng, ng­ười ngoan thử lời”. Lời nói của mỗi ngư­ời phần nào thể hiện tính cách con người, vì vậy khi cất tiếng nói con ng­ười phải biết “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Về cách sống, về cách ứng xử giữa con người với con ngư­ời, tục ngữ còn đúc kết : “Khôn lỏi so bằng giỏi đàn” và “Xởi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại”. Cả hai câu tục ngữ đều có nội dung phê phán thói ích kỉ, chỉ biết giành lấy cái lợi cho riêng mình. Những kẻ ích kỉ chỉ thấy cái lợi trư­ớc mắt nên cũng chẳng đư­ợc h­ưởng cái phúc lâu dài.

Về thái độ đối xử, cách ăn ở giữa con ngư­ời với con ngư­ời còn có câu : “Ăn nên mà ở chẳng nên, quang rơm gánh đá sao bền bằng mây”, “Tốt danh hơn lành áo”, “Yêu trẻ, trẻ đến nhà, yêu già, già để phúc”. Đó là những lời khuyên răn con ng­ười phải biết sống có tình có nghĩa, phải biết đối xử sao cho phải lẽ đời. Dân gian đã sử dụng những hình ảnh rất gần gũi, dễ hiểu để truyền lại những kinh nghiệm sống quý giá. “Ở” trong câu “Ăn nên mà ở chẳng nên, quang rơm gánh đá sao bền bằng mây” là cách ứng xử, là thái độ sống với những ng­ười xung quanh. Nếu không biết cách ứng xử, cách sống cho phải đạo với mọi ngư­ời thì sẽ nh­ư “quang rơm gánh đá”. Phải biết lựa bề đối xử : “Yêu trẻ, trẻ đến nhà, yêu già, già để phúc” sao cho phù hợp với đạo lí dân tộc. Ở đời sống tốt sẽ gặp may, “ở hiền sẽ gặp lành”. Câu tục ngữ khái quát một lẽ thư­ờng của đời sống là làm gì sẽ đư­ợc hưởng ấy, đối xử tốt với mọi ngư­ời sẽ được mọi ngư­ời đáp lại. Ng­ười Việt Nam vốn trọng nghĩa, trọng tình hơn trọng tiền bạc, “danh” trong “Tốt danh hơn lành áo” không đơn giản là danh vọng, chức t­ước mà là danh dự, là sự tôn trọng của ngư­ời đời đối với mỗi ng­ười. “Lành áo” có nghĩa bóng là tiền bạc. Dân gian đề cao danh dự hơn là tiền bạc, giàu sang.

Sống trong cộng đồng, con ng­ười phải biết th­ương yêu, đùm bọc, cảm thông với nhau. Đó là nghĩa bóng của những câu tục ngữ : “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Dốc bồ th­ương kẻ ăn đong, goá chồng th­ương kẻ nằm không một mình”, “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”. Sống ở đời phải biết thư­ơng yêu đồng loại, phải biết đau nỗi đau của người khác, phải biết cảm thông và san sẻ khó khăn với những ngư­ời kém may mắn hơn mình. Nhiều khi con ngư­ời rất vô tình, chỉ khi mình phải chịu nỗi đau ấy mới biết cảm thông với ng­ười khác. Cả hai câu tục ngữ đã thể hiện một nét đẹp trong phẩm chất của ng­ười Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết và tấm lòng “Thương ng­ười như­ thể thương thân”.

Tục ngữ không chỉ là những lời khuyên răn, ngợi ca những điều tốt đẹp, phê phán những lối sống, những cách ứng xử không phù hợp trong cộng đồng mà còn là nơi thể hiện những vẻ đẹp của tâm hồn, văn hoá dân tộc. Những quan niệm đúng đắn của ngư­ời x­ưa là một di sản tinh thần vô cùng quý giá đối với dân tộc. Qua tục ngữ có thể thấy những nét đẹp trong tính cách và đạo đức truyền thống của ngư­ời Việt Nam, đó là tinh thần nhân đạo xuyên thấm trong lối sống, trong quy tắc ứng xử và tinh thần yêu lao động thấm nhuần trong những câu nói về lao động sản xuất.

III – LIÊN HỆ Một số câu tục ngữ nói về tốt – xấu, đẹp – xấu : – Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. – Cái nết đánh chết cái đẹp. – Người chết, nết còn. – Đói cho sạch, rách cho thơm. – Chết trong còn hơn sống đục. – Đừng ham nón tốt dột mưa, đừng ham người đẹp mà thưa việc làm. – Dù đẹp tám vạn nghìn tư, mà chẳng có nết cũng hư một đời. – Ngọc lành hay có vết. – Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ. – Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. – Điều lành thì nhớ, điều dở thì quên. – Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay.

(1) Tham khảo : Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 7 (phần Gợi dẫn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất), NXB Giáo dục, 2004.

Giáo Dục Đạo Đức Qua Tục Ngữ, Thành Ngữ…

Bên cạnh việc dạy những bài học lý thuyết về đạo đức theo quy định trong sách giáo khoa (SGK), chúng ta cần đa dạng hóa việc giáo dục đạo đức cho học sinh (HS) bằng nhiều hình thức sáng tạo, năng động…

Việc học muôn hình muôn vẻ, đòi hỏi sự nhạy bén, nắm bắt tâm lý của từng lứa tuổi để có cách thức phù hợp. Các bài học trong SGK thường nặng về lý thuyết dông dài, rất khó nhớ đối với lứa tuổi HS. Hơn nữa, các yếu tố lý thuyết thường được “đóng khung” theo khuôn mẫu; trong lúc đó, cuộc sống diễn ra hàng ngày muôn hình vạn trạng… Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho HS cần có những cách làm mới, sáng tạo trong nhà trường.

Thiết nghĩ, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn, súc tích, ý nghĩa dễ nhớ sẽ “mưa dầm thấm đất” đối với các em. Ví dụ những câu tục ngữ như: “Thương người như thể thương thân”; “Có công mài sắt, có ngày nên kim”; “Uống nước nhớ nguồn”; “Có chí thì nên” chẳng hạn. Tôi đặt khắc vào băng ghế đá; đặt trước sảnh trường, nơi HS ra vào thường xuyên, hàng ngày. Khi ngồi chờ cha mẹ đón; khi ngồi trò chuyện cùng bạn bè, thầy cô; các em sẽ đọc được những câu răn dạy như thế! Hoặc một bài thơ ngắn, một khổ thơ, câu thơ hay sẽ dễ nhớ hơn những khẩu hiệu dài dòng với những câu chữ cao xa… Một bài thơ của Bác Hồ: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công” (Nghe tiếng giã gạo). Một khổ thơ của Tố Hữu mà tôi tâm đắc: “Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?”… Một bài thơ của Bác dạy thanh niên: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên!”…

Tôi đặt in chữ khổ lớn, lồng khung kính và treo lên trang trọng nơi lối đi lên cầu thang; nơi cửa hội trường. Riêng bài thơ Bác dạy thanh niên, tôi cho treo trang trọng trước cửa văn phòng Đoàn trường… Và còn nhiều cách khác, trên trang thông tin điện tử của trường cũng rất cần những câu như vậy! Đó cũng là cách dạy, cách giáo dục “không lời” mà thấm thía, mà đi vào lòng người.

Dạy học nói chung, dạy đạo đức nói riêng nhiều khi không cần “đao to búa lớn”; phải làm thế này, không nên làm thế kia mà chỉ cần những lời nói nhẹ nhàng; những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ; những vần thơ hay cũng tác động đến nhận thức, hành vi của con người.

Dạy học là sáng tạo. Là tự mình làm mới mỗi ngày, ngày hôm nay không thể lặp lại cách làm của ngày hôm qua. Giáo dục đạo đức cho HS cũng vậy, luôn tìm tòi, đổi mới; nắm chắc đối tượng để đưa ra cách làm phù hợp, hiệu quả! Tất cả việc làm để có nhiều cách giáo dục đạo đức HS đều không khó, cái khó ở đây là sợ mình không chịu động não mà thôi!

Ca Dao Tục Ngữ Hay Về Đạo Đức, Lối Sống, Đối Nhân Xử Thế

Trong kho tàng những câu nói dân gian, tục ngữ về đạo đức, lối sống là một mảng nội dung rất phong phú. Là những câu nói đưa ra những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy, tục ngữ về đạo đức lối sống cũng là nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động. Ca dao, tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, lẽ sống, về những phẩm chất quý giá của con người, đưa ra những lời khuyên bổ ích về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đó đều là những lời khuyên đúng, được đúc rút từ cuộc sống thực tế nên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Và bài viết này vforum sẽ đề cập đến vấn đề liên quan đến ca dao, tục ngữ đó là Ca dao tục ngữ hay vềđạo đức, lối sống, đối nhân xử thế? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Ca dao tục ngữ hay về đạo đức, lối sống, đối nhân xử thế

1.

Khó mà biết lẽ biết trời Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang Ca dao, tục ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan, dạy con người cách ứng xử trong cuộc sống như: “Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” hoặc như câu ca dao

2.

Khúc sông bên lở bên bồi, Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm. Câu này ý nói về Lòng người, dòng đời khó đoán, ai bik được chữ ngờ, thôi thì cẩn thận quan sát tìm hiểu sự việc, con người đó. 3.

Nước lớn rồi lại nước ròng, Đố ai bắt được con còng trong hang.

4.

Của trời trời lại lấy đi, Giương hai con mắt làm chi được trời. Ngày xưa người nghèo Thấy người ta sung sướng giàu có, ao ước được như họ. Luôn luôn cầu Trời khấn Phật xin cho đỡ khổ một tí, dù có bị giảm tuổi thọ đi bao nhiêu cũng được.

5.

Gần ba mươi tuổi chớ mừng, Khó ba mươi tuổi con đừng vội lo. Câu này có nghĩa là đừng lo lắng, hãy cứ cố gắng và kiên trì bền bỉ thành công sẽ tìm đến bạn.

6.

Lên non cho biết non cao, Xuống biển cầm sào cho biết cạn sâu. Ý nghĩa câu này muốn nói là phải trải qua mới biết được thực tế ra sao, chứ đừng vội phán xét gì khi mình chưa làm. 7,

Có bột mới khuấy nên hồ, Có vôi có gạch mới tô nên nhà.

8.

Cơm ăn ba bữa thì cho, Gạo mượn sét chén, xách mo đi đòi. Ý muốn ám chỉ những người có lối sống keo kiệt, người ta cho mình được nhưng đến khi người ta mượn thì lại khó chịu, ích kỷ 9.

Đò dọc phải tránh đò ngang, Ngụ cư phải tránh dân làng cho xa.

10.

Muốn máy thì phải có kim, Muốn hay ắt phải đi tìm người xưa.

11.

Thứ nhất thì tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Có thể hiểu câu tục ngữ ở ba góc độ: mức độ khó của quá trình tiến tu; sự khinh – trọng đối với môi trường tu tập; và cũng có thể là thứ bậc của qúa trình tu tập.Dù hiểu ở nghĩa nào thì cuối cùng chúng ta vẫn thấy có một điểm chung là: giáo lý của đạo Phật luôn phù hợp với căn cơ, trình độ của mọi kiểu người trong mọi môi trường xã hội. 12.

Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau. Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Câu này ích nói về cách đối nhân xử thế giữ những người anh em trong gia đình, máu mủ ruột thịt với nhau, phải biết nhường nhịn và giúp đỡ nhau.

13.

Ở hiền gặp lành. Ăn ở hiền lành nhân đức, làm điều tốt lành cho mọi người sẽ gặp nhiều tốt lành may mắn, đối xử với mọi người độc ác, tráo trở, ghê gớm sẽ gặp những điều bất hạnh, không hay cho mình và người thân.

14.

Người có lúc vinh, lúc nhục. Vinh và nhục là 2 khái niệm đối lập với nhau, gắn liền với mỗi số phận của mỗi người xã hội trong cuộc sống.

15.

Sông có khúc, người có lúc. Câu này là một lời an ủi đồng thời mang tính khuyên lơn cho người đang gặp những điều không như ý , gặp những trắc trở hoặc là đang thất bại trong cuộc sống .Ý nghĩa của nó hàm ý :không phải mọi chuyện cứ xui xẻo như vậy , sự thay đổi ở phía trước và hãy tin tưởng như thế.

16.

Uống nước nhớ nguồn. Tục ngữ này là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. “Uống nước” về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Về nghĩa bóng, “uống nước” nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.

17. Câu này có nghĩa đen là ăn quả phải nhớ đến người đã trồng cây để ta có quả mà ăn, nghĩa bóng là con người sống phải có đầu có cuối, phải biết quý trọng những người đã giúp mình có được thành công như ngày hôm nay

18.

19.

Làm người chẳng ăn chẳng chơi, Khư khư giữ lấy của trời làm chi.

20

Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười

21.

Xới cơm thì xới lòng ta So đũa thì phải so ra lòng người

22.

Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn Đừng cậy có của đa ngônquá lời Của thờimặc của ai ơi Đừng cậy có của coi người mà khinh

23.

Tiền bạc đi trước Mực thước đi sau

24.

Biết thì thưa thốt Không biết dựa cột mà nghe

25. 26.

Cây muốn lặng, gió chẳng dừng

27,

Miếng ngon nhớ lâu Lời đau nhớ đời

28. 29.

Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm

30.

Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời

Hán Học Danh Ngôn Về Đạo Đức, Đức Hạnh

Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.

~*~

Tự khiêm thì người ta càng phục, tự khoe thì người ta càng khinh.

Kinh Viên Tiểu Ngữ

~*~

Có học vấn mà không có đạo đức thì là người ác; có đạo đức mà không có học vấn thì là người quê.

~*~

Vì mình không tranh, cho nên thiên hạ không ai có thể cùng tranh nổi.

~*~

Kẻ tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời khôn lẽ phải nữa.

~*~

Làm thầy thuốc lầm thì giết một người. Làm thầy địa lý lầm thì giết một họ. Làm thầy chính trị lầm thì giết một nước. Làm văn hóa lầm thì giết cả một đời.

Vương Dương Minh

~*~

Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ.

~*~

Người ta nhân thì vinh, bất nhân thì nhục.

~*~

Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt?

不忮不求,何用不臧? Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang?

~*~

Việc tốt nhất trên thế gian, không gì bằng cứu người nguy cấp, thương kẻ khốn cùng.

~*~

Giàu sang mà tài đức không xứng, thì tai vạ lớn.

~*~

Người trí ưa nước, người nhân thích núi; Người trí hoạt động, người nhân yên tĩnh; Người trí sống vui, người nhân sống thọ.

知者乐水,仁者乐山;知者动,仁者静;知者乐,仁者寿。 Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn; trí giả động, nhân giả tĩnh; trí giả lạc, nhân giả thọ.

~*~

Người biết “đạo” tất không khoe, người biết “nghĩa” tất không tham, người biết “đức” tất không thích tiếng tăm lừng lẫy.

Trương Cửu Thành

~*~

Chớ khoe điều hay, chớ phô công trạng.

~*~

Bậc hiền giả thân cận mà vẫn kính, tuy sợ hãi mà vẫn yêu, tuy yêu nhưng vẫn nhận ra những điểm xấu, tuy ghét vẫn nhận ra những điểm tốt. Tích tụ mà có thể buông, yên ổn mà có thể biến đổi. Thấy của cải không ham được, thấy khó khăn không tránh né. Không quyết cầu thắng, không cần được chia nhiều.

賢者狎而敬之,畏而愛之。愛而知其惡,憎而知其善。積而能散,安安而能遷。臨財毋茍得,臨難毋茍免。很毋求勝,分毋求多。 Hiền giả hiệp nhi kính chi, úy nhi ái chi. Ái nhi tri kì ác, tăng nhi tri kì thiện. Tích nhi năng tán, an an nhi năng thiên. Lâm tài vô cẩu đắc, lâm nan vô cẩu miễn. Ngận vô cầu thắng, phân vô cầu đa.

~*~

Nếu ta làm điều thiện, dù chỉ là học trò nghèo, cũng có người kính phục vì phẩm hạnh. Nếu ta làm điều ác, dù địa vị cực cao, cũng có người phê phán chống lại.

我如為善,雖一界寒士,有人服其德。我如為惡,雖位極人臣,有人議其逆。 Ngã như vi thiện, tuy nhất giới hàn sĩ, hữu nhân phục kỳ đức. Ngã như vi ác, tuy vị cực nhân thần, hữu nhân nghị kỳ nghịch.

Minh Tâm Bảo Giám

~*~

Tu thân bớt dục mọi bề Siêng năng cần kiệm gia tề đến nơi Đừng xa hoa, cấm ăn chơi Để dành để dụm để ngơi lúc cần Hiển vinh với nhục cũng gần Yên vui phải nhớ những lần nguy nan Đạo cao đức trọng mới sang Áo rách mà sạch hơn vàng tanh hôi

修身寡欲,勤儉齊家 禁止奢華,須防後用 得榮思辱,居安思危 道高徳重,不恥劑衣 Tu thân quả dục, cần kiệm tề gia Cấm chỉ xa hoa, tu phòng hậu dụng Đắc vinh tư nhục, cư an tư nguy Đạo cao đức trọng, bất sỉ tề y

Minh Đạo Gia Huấn

~*~

Cậy mình phú quý, học thức mà khinh người, đều là tự mình gây dựng ra tai vạ cả.

Bàng Thị Gia Huấn

~*~

Đạo người quân tử là: nhạt nhưng không chán, giản dị nhưng có văn vẻ, ôn hòa mà hữu lý, biết gần gũi những chỗ xa xôi, biết gốc nguồn phong hóa, biết những cái rõ rệt của những chỗ nhỏ nhặt, như thế mới có thể nhập vào cõi của đức vậy.

君子之道,淡而不厌,简而文,温而理,知远之近,知风之自,知微之显,可与入德矣。 Quân tử chi đạo: đạm nhi bất yếm, giản nhi văn, ôn nhi lý, tri viễn chi cận, tri phong chi tự, tri vi chi hiển, khả dữ nhập đức hĩ.

~*~

Tiền của như đất bên đàng, nhân nghĩa mới thực ngàn vàng trong tay.

钱财如粪土,仁义值千金。 Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa trị thiên kim.

Tăng Quảng Hiền Văn

~*~

Danh dự quá sự thật, nguời quân tử lấy làm xấu hổ.

~*~

Người nghĩa không dối mình, người liêm không lấy bậy.

Thuyết Uyển

~*~

Phàm việc gì mà chịu thiệt, ấy là người tốt; phàm việc chiếm phần hơn, ấy là người xấu.

Phạm Thân Tập

~*~

Con voi vì ngà, ve sầu vì tiếng, đom đóm vì sáng, mà đều hại thân; cho nên người biết yêu thân, không quý gì tiếng tăm rực rỡ.

Lã Ngữ Tập Túy

~*~

Nghe người ta đồn ở ngoài đường rồi đi đâu cũng loan truyền là bỏ mất đức hạnh của mình.

道听而涂说,德之弃也。 Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã.

~*~

Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?

為仁由己, 而由人乎哉? Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai?

~*~

Loại người làm bộ cao thượng, giả vờ thật thà chất phác, kì thực là kẻ hại đạo đức.

“乡愿”, 德之贼也。 “Hương nguyện”, đức chi tặc dã.

~*~

Chớ đem lòng ham mê, say đắm mà tự mình giết mình; chớ đem tiền của bất nghĩa mà giết con cháu; chớ đem chính sự ác mà giết dân; chớ đem học thuật xằng mà giết thiên hạ, hậu thế.

~*~

Ngũ luân năm thứ ở đời Cương thường là gốc xin người nhớ ghi Cương thường chẳng coi ra gì Thì như cầm thú lấy chi làm người Kiến ong còn có chúa tôi Huống người tai mắt trên đời vậy ư Ba cương cùng với chín trù Xưa nay không đổi mặc dù vần xoay

人有五倫,綱常為首 不知綱常,何異禽獸 蜂蟻有主,況如人乎 三綱九疇,古今不易 Nhân hữu ngũ luân, cương thường vi thủ Bất tri cương thường, hà dị cầm thú Phong nghĩ hữu chủ, huống như nhân hồ Tam cương cửu trù, cổ kim bất dịch

Minh Đạo Gia Huấn

~*~

Đức là cái gốc, của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.

德者本也, 財者末也, 外本內末, 爭民施奪。是故財聚則民散, 財散則民聚。 Đức giả bổn dã, tài giả mạt dã, ngoại bổn nội mạt, tranh dân thi đoạt. Thị cố tài tụ tắc dân tán, tài tán tắc dân tụ.

~*~

Người quân tử trước hết cẩn thận về đức, có đức là có người, có người là có đất, có đất là có của cải, có của cải là có sử dụng.

是故君子先慎乎德; 有德此有人, 有人此有土, 有土此有財, 有財此有用。 Thị cố quân tử tiên thận hồ đức. Hữu đức thử hữu nhân, hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng.

~*~

Đạo ở gần lại tìm ở xa, việc thiện dễ lại tìm cái khó. Nếu ai cũng thương yêu họ hàng, trọng kính người trên thì thiên hạ thái bình.

道在邇而求諸遠。事在易而求諸難。人人親其親,長其長,而天下平。 Đạo tại nhĩ nhi cầu chư cầu chư viễn. Sự tại dị nhi cầu chư nan. Nhân nhân thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhi thiên hạ bình.

~*~

Người sĩ có chí và người có đức nhân không cầu sống mà làm hại điều nhân, mà có khi hi sinh tính mạng để thành điều nhân.

士仁人,无求生以害仁,有杀身以成仁。 Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân.

~*~

Giữ được đức mà không biết phát huy, tin phục đạo lý mà không kiên định làm theo. Có người ấy thì ích lợi gì? Không có người ấy thì hại gì?

执德不弘,信道不笃,焉能为有?焉能为亡? Chấp đức bất hoằng, tín đạo bất đốc, yên năng vi hữu? Yên năng vi vong?

~*~

Mượn sách của ai, phải nên giữ gìn, thấy rách nát, phải sửa chữa ngay. Đó cũng là một trong trăm nết tốt của sĩ phu.

Nhan Thị Gia Huấn

~*~

Đạo luôn gần gũi người đời, Những ai lập đạo xa vời chúng nhân, Hiếu kỳ, lập dị, là nhầm.

道不遠人。人之為道而遠人,不可以為道。 Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo.

~*~

Ăn ở hết lòng, không có mảy may gian tà gọi là trung. Suy mình ra người để mọi người được đúng địa vị, được những điều mong muốn đó là thứ.

盡自己的心,沒有一點偽妄這是忠。推己及人使他人和自己各得其所,各得其欲,這是恕。 Tận tự kỷ đích tâm, một hữu nhất điểm ngụy vọng giá thị trung. Suy kỷ cập nhân sử tha nhân hòa tự kỷ các đắc kỳ sở, các đắc kỳ dục, giá thị thứ.

~*~

Lương tri thấy được lúc độc tri, Ngoài biết ấy ra há biết gì? Ai mà chẳng có lương tri sẵn? Hồ dễ mấy ai biết lương tri?

良知就是獨知時, 此知之外更無知; 人人都有良知在, 知得良知卻是誰? Lương tri tựu thị độc tri thì, Thử tri chi ngoại cánh vô tri. Nhân nhân đô hữu lương tri tại, Tri đắc lương tri khước thị thùy.

Vương Dương Minh

~*~

Làm lành mà mong trời báo thì không được phúc; làm ơn mà chực người báo thì không có đức.

Dả Thạch Quì

~*~

Kẻ hiếu thắng tất phải tranh, kẻ tham vinh tất phải nhục.

Khuyến Giới Toàn Thư

~*~

Người có bao nhiêu của cũng không vừa, thì tham lam đê tiện không biết thế nào mà kể.

Vương An Thạch

~*~

Quân tử cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời làm chuẩn tắc cho thiên hạ, người ở xa có trông mong, người ở gần không bao giờ chán.

是故君子動而世為天下道。行而世為天下法。言而世為天下則。遠之則有望。近之則不厭 。 Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo. Hành nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc. Viễn chi tắc hữu vọng, cận chi tắc bất yếm.

~*~

Không có đức mà phúc nhiều, thì cũng như không có nền, mà tường cao, chả bao lâu thế nào cũng đổ.

~*~