Top 14 # Trích Dẫn Hay Trong Văn Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

21 Trích Dẫn Lãng Mạn Nhất Trong Văn Học

“Nếu mỗi khi tôi nghĩ đến em lại có một đóa hoa mọc lên… Tôi sẽ lạc bước trong khu vườn bất tận của riêng mình.” – Alfred Tennyson

21 trích dẫn lãng mạn nhất trong văn học

1. “Trong ánh sáng của em anh học cách yêu. Trong nét đẹp của em anh biết làm thơ. Em nhảy múa trong lồng ngực anh, nơi không ai nhìn thấy, nhưng đôi khi anh thấy, và điều anh thấy đó trở thành thơ.” – Rumi.

2. “Ngày xửa ngày xưa có một chàng trai rất yêu một cô gái, và nụ cười của cô gái ấy là câu hỏi mà anh muốn dùng cả cuộc đời để tìm câu trả lời.” – Nicole Krauss, Lịch Sử Tình Yêu (The History of Love).

3. “Đường cong trên môi em viết lại lịch sử.” – Oscar Wilde, Chân Dung Dorian Gray

4. “Trên thế giới này, chỉ có duy nhất trái tim em thuộc về anh. Và cũng trên thế giới này, tình yêu của anh chỉ duy nhất dành cho em.” – Maya Angelou

5. “Nhưng anh yêu đôi bàn chân em, vì chúng đã lê bước khắp đất trời, cưỡi gió và lướt trên mặt nước, cho đến khi chúng tìm thấy anh.” – Pablo Neruda

6. “Phía sau đúng và sai, có một cánh đồng. Ta hẹn người ở đó.” – Rumi

7. “Nếu mỗi khi tôi nghĩ đến em lại có một đóa hoa mọc lên… Tôi sẽ lạc bước trong khu vườn bất tận của riêng mình.” – Alfred Tennyson

8. “Anh yêu em vì cả vũ trụ đã góp sức để anh đến tận đây và gặp được em.” – Paulo Coelho, Nhà Giả Kim (The Alchemist)

9. “Anh yêu em vì em thật hoàn hảo. Sau đó anh nhận ra em chẳng hoàn hảo nữa, và anh lại còn yêu em nhiều hơn.” – Angelita Lim

10. “Mọi lúc mọi nơi, tôi đều nghĩ về thơ, tiểu thuyết và em.” – Virginia Woolf

11. “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” – Khaled Hosseini, Người Đua Diều (The Kite Runner)

12. “Nửa cuộc đời của tình yêu là mãi mãi.” – Junot Diaz (This Is How You Lose Her)

13. “Anh đã chờ cơ hội này hơn nửa thế kỷ, chỉ để được nhắc lại với em một lần nữa lời thề về lòng thủy chung vĩnh cửu và tình yêu bất diệt của anh dành cho em.” – Gabriel Garcia Márquez, Tình Yêu Thời Thổ Tả

14. “Trong trường hợp em có lỡ quên mất, anh chưa bao giờ ngừng nghĩ về em.” – Virginia Woolf, Selected Diaries

15. “Yêu một người không phải vì người đó hoàn hảo, mà là khi dù biết họ không hoàn hảo, bạn vẫn yêu họ.” – Jodi Picout, My Sister’s Keeper

16. “Chúng ta yêu bằng một tình yêu còn hơn là tình yêu.” – Edgar Allan Poe, “Annabel Lee”

17. “Anh muốn biết rằng em đang đi lại và hít thở cùng một thế giới với anh.” – F.Scott Fitzgerald, The Short Stories of F.Scott Fitzgerald

18. “Dù bằng chất gì đi nữa thì tâm hồn anh ấy và tâm hồn tôi cũng vẫn là một.” – Emily Bronte, Đỉnh Gió Hú

19. “Anh bước xuống, cố gắng không nhìn cô quá lâu như kiểu người ta tránh nhìn mặt trời. Nhưng cũng như mặt trời, anh vẫn trông thấy cô dù chưa một lần chạm mắt.” – Lev Tolstoy, Anna Karenina

20. “Bạn nên được hôn thường xuyên. Và việc đó nên do một người biết cách hôn làm.” – Margaret Mitchell, Cuốn Theo Chiều Gió (Gone With The Wind)

21. “Anh mang trái tim em theo anh. (Anh đặt nó trong trái tim mình).” – E. E. Cumming

Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Văn Học Nước Ngoài

Tình yêu vĩ đại nhất cũng có thể lụi tàn. (Cuốn theo chiều gió)

Không bao giờ được ghét kẻ thù của mình, nó làm ảnh hưởng đến sự phán đoán của bản thân.(Bố già)

Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình, không bao giờ có thể trở thành một người đàn ông thực sự. (Bố già)

Chúng ta nên biểu lộ tình cảm của mình với bạn bè khi anh ta còn sống chứ không phải khi đã chết. (Đại gia Gatsby)

Nếu bạn chỉ đọc những quyền sách mà mọi người đang đọc thì bạn cũng chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ. (Rừng Nauy)

Không ai xứng đáng với nước mắt của bạn, nhưng nếu có người xứng đáng, anh ta sẽ không làm bạn khóc. (Trăm năm cô đơn)

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. (Suối nguồn)

Điều có ý nghĩa trong cuộc sống không phải là điều xảy ra với bạn mà là điều bạn nhớ và cách bạn nhớ về nó. (Trăm năm cô đơn)

Thời gian này quý giá nhất không phải thứ không có được hay mất đi. Mà là hạnh phúc đang nắm giữ. (Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi)

Khi ta yêu, điều tự nhiên nhất đó là hãy tha thiết với nó. Đó là những gì tôi nghĩ. Đó cũng là một dạng chân thực mà thôi. (Rừng Nauy)

Chẳng bao giờ có ai trải qua được nỗi đau của người khác, số phận dành cho mỗi người nỗi đau riêng. (Tiếng chim hót trong bụi mận gai)

Không phải là người khổng lồ mới là người dũng cảm. Mà người dũng cảm mới là người khổng lồ. (Tiếng chim hót trong bụi mận gai)

Để sử dụng một thứ mà trí tuệ được đầu tư, vượt trội hơn nhiều so với của bạn, luôn luôn mang tính hủy diệt. (Chúa tể những chiếc nhẫn)

Không phải những gì chúng ta đấu tranh không mang lại kết quả mong đợi là những thứ không đáng để đấu tranh. (Giết chết con chim nhại)

Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình. (Totto Chan bên cửa sổ)

Cái gì mua được bằng tiền thì phải bỏ tiền mua, đừng đắn đo hơn thiệt. Hãy để dành tâm lực cho những cái mà tiền không mua được. (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Không có một ngọn lửa hay một sự tươi mát nào có thể sánh được với tất cả những gì mà một người đàn ông chứa đựng trong trái tim trống vắng của mình. (Đại gia Gatsby)

Từ bỏ là một việc rất dễ dàng, nhưng mỗi lần đánh mất một thứ gì đó, họ lại lao vào lượm lặt những mảnh vụn bị thiếu, với một sự kiên nhẫn đến ngoan cố. (Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi)

Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình. Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. (Kafka bên bờ biển)

Giờ đây, chỉ có vài người dám nói rằng bởi vì nhìn nhau mà hai người họ đã phải lòng nhau. Thế nhưng, đấy chính là cách thức để tình yêu nảy nở và đó là cách duy nhất. (Những người khốn khổ)

Con không bao giờ thực sự hiểu một con người cho đến khi con xem xét mọi việc từ quan điểm của người đó. Cho đến khi con sống bên trong anh ta và đi lại cư xử như anh ta. (Giết chết con chim nhại)

Bước đi mà cứ nhìn về đằng sau thì chỉ có trông thấy những thứ đã đi qua. Phải đặt chân lên con đường bên trái thì mới biết được rằng bên phải cũng có đường. (Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào)

Dấu hiệu của người chưa trưởng thành là họ muốn chết một cách cao thượng vì một sự nghiệp, trong khi dấu hiệu của người trưởng thành là họ muốn sống một cách khiêm nhường vì một sự nghiệp. (Bắt trẻ đồng xanh)

Nếu vượt qua được điểm tới hạn nằm ở đâu đó thì từ ngữ sẽ tự khắc mà lấp đầy vào thôi. Cũng giống như nước mắt, một khi đã bắt đầu trào ra thì sẽ không thể ngăn lại được. (Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào)

Thế giới thực sự đầy rẫy những nguy hiểm, và có rất nhiều bóng tối trong đó, nhưng cũng có rất nhiều vẻ đẹp. Không có nơi nào tình yêu không bị lu mờ bởi nỗi đau, nhưng nó chỉ làm cho nó mạnh mẽ hơn? (Chúa tể những chiếc nhẫn)

Một trái tim sẽ chẳng thể kết nối với một trái tim khác chỉ bằng sự hòa hợp thông thường. Thay vào đó, chúng chỉ thực sự quyện chặt vào nhau qua những nỗi đau. (Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương)

Quyển sách làm tôi mê thật sự là một quyển sách mà sau khi đọc xong, bạn ước ao giá như tác giả là một thằng bạn cực đỉnh và bạn có thể gọi điện thoại nói chuyện với ổng bất cứ lúc nào. Nhưng nó không xảy đến thường cho lắm. (Bắt trẻ đồng xanh)

Cái quá tốt đẹp thì khó bền, lão nghĩ. Bây giờ mình ước giá mà chuyện này chỉ như là một giấc mơ và mình chưa hề câu được con cá và hãy còn nằm ngủ một mình trên lớp giấy báo lót giường. Nhưng con người sinh ra không phải để thất bại. (Ông già và biển cả)

Sẽ đến một thời điểm mà tất cả chúng ta đều chết hết. Tất cả chúng ta. Sẽ đến một thời điểm mà không có người nào còn sống và nhớ xem ai đã từng hiện diện trên cõi đời này hay nhớ xem loài người chúng ta đã từng làm được những gì. (Khi lỗi thuộc về những vì sao)

Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Giang đôi cánh của con. (Chuyện con mèo dạy hải âu bay)

Tôi không phải là người kiên nhẫn nhặt những mảnh vỡ, gắn lại và tự nhủ rằng một vật chắp vá vẫn còn như mới. Cái gì đã tan vỡ là tan vỡ… Và tôi thà nhớ lại khi nó đẹp nhất, còn hơn là chắp vá để rồi suốt đời cứ phải thấy những vết nứt của nó. (Cuốn theo chiều gió)

Cuộc sống là những cuộc hội ngộ và chia ly. Ngày nào cũng có người bước vào cuộc đời em, em chào buổi sáng, em chào buổi tối, có người ở lại vài phút, người vài tháng, người một năm, có người là cả đời. Cho dù người đó là ai thì em cũng gặp gỡ rồi chia ly. (Nếu em thấy anh ngay bây giờ)

Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải tìm ra “phẩm chất tốt” ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính. (Totto Chan bên cửa sổ)

Có rất ít người thật sự biết yêu, và còn ít hơn những người mà tôi nghĩ là tốt. Càng thấy được thế giới nhiều, tôi càng bất mãn với nó, và mỗi ngày xác nhận niềm tin của tôi về sự mâu thuẫn trong nhân cách con người, và sự phụ thuộc nhỏ nhoi có thể đặt trên những điều tốt đẹp hay ý nghĩa. (Kiêu hãnh và định kiến)

Lý do sự chết cứ bám riết lấy sự sống như vậy không phải là vì nhu cầu sinh học – đó là sự ghen tị. Sự sống đẹp đến nỗi sự chết đã phải lòng nó, một mối tình tư vị đầy ghen tuông quắp chặt lấy bất cứ thứ gì nó có thể động đến. Nhưng sự sống nhẹ nhàng bỏ qua, mất mát vài thứ chẳng gì đáng kể, và nỗi u buồn chỉ như một bóng mây bay. (Cuộc đời của Pi)

Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận, vì những tháng năm đã sống hoài sống phí. Cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp vẻ vang nhất trên đời này, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. (Thép đã tôi thế đấy)

Không có chân lí nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. (Rừng Nauy)

Kẻ nào yêu cuộc sống của mình, kẻ đó sẽ mất cuộc sống ấy; kẻ nào căm ghét cuộc sống của mình trong thế giới này, kẻ đó sẽ có cuộc sống đời đời. Những kẻ rao giảng Kinh Thánh trong nhà thờ đã nói đúng, có điều họ không biết họ đúng ở chỗ nào. Hy sinh bản thân ư? Phải các bạn của tôi, hãy hy sinh bản thân. Nhưng người ta không thể hy sinh bản thân bằng cách giữ bản thân mình thanh sạch và tự hào về sự thanh sạch của nó. Hy sinh nghĩa là phải hủy diệt cả tâm hồn của chính mình – à, nhưng tôi đang nói cái gì thế này. Điều này chỉ có những người cao cả mới hiểu được và đạt được. (Suối nguồn)

Con có thể cho tặng chẳng cần có lòng yêu thương nhưng không cách gì có thể yêu mà không trao đi. Các hành vi yêu thương dào dạt thể hiện từ những hành vi tử tế nhỏ bé được thực hiện thường xuyên. Lòng tha thứ của chúng ta gia tăng theo từng mức độ chúng ta yêu thương. Yêu tức là biết rằng ngay cả khi con chỉ có một mình con cũng sẽ không bao giờ đơn độc lần nữa, và niềm hạnh phúc lớn lao trong đời, ấy là tin chắc rằng mình được yêu thương – được yêu thương vì bản thân chúng ta và thậm chí là được yêu thương mà không màng đến chúng ta là ai hay là người như thế nào. (Những người khốn khổ)

100 Nhận Định Hay Về Văn Học Cần Nhớ Để Trích Dẫn Vào Bài Làm Văn

100 nhận định hay về văn học cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)

2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

7. Văn học là nhân học (M. Gorki)

8. Nhà văn là người cho máu (Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)

9. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê – Khốp)

10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người (Van Gốc)

11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)

12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)

13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người. (Xê – Lê – Khốp)

15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài Chân)

16. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)

17. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. (Nguyên Ngọc)

18. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (Đề thi HSG văn toàn quốc bảng B năm 1996)

19. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa – Nam Cao).

20. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

21. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

22. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)

23. Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)

24. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)

25. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực. (Nguyễn Minh Châu)

26. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. (Nguyễn Khải)

21. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)

22. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)

23. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (M. Gorki)

24. Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

25. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người. (Từ điển văn học)

26. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. (L. Tônxtôi)

27. Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Banlzac)

28. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng (Charles DuBos)

29. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp (Ai – ma – tôp)

31. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)

32. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

33. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

34. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

35. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp. (Nguyễn Tuân)

36. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)

37. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)

38. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)

39. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. (M.L.Kalinine)

40. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

41. Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống. (Giooc-giơ-Đuy-a-men)

42. Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào. (Ciaudio Magris)

43. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bornh vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại. (Leptonxtoi)

44. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)

45. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)

46. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)

47. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)

48. Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích. Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)

49. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. (Béc-tôn Brếch)

50. Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người. (Raxun Gazatop).

51. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. (Anđecxen)

52. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)

53. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách. (LLVH)

54. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (M. Gorki)

55. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)

56. Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của mình. (LLVH)

57. Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. (Heghen)

58. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)

59. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu).

60. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động.. .thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người.Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian. (LLVH)

61. Cái đen là cuộc sống. (Secnưsepxki).

62. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng)

63. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)

64. Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc. (Trần Thái Tông)

65. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. (Nguyên Hồng)

66. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp)

67. Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết. (Nêkratxtop)

68. Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết. (Lecmôntop)

69. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. (Tố Hữu)

70. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Ruskin)

71. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn – Nam Cao)

72. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai)

73. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. (M. Gorki)

74. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

75. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. (Must be)

76. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)

77. “Một tác phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người”.

78. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.

79. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)

81. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân)

82. Làm người thì không có cái tôi. nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)

83. Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là giọng nói của riêng mình.

84. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)

85. Tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc

86. Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ.

87. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.

88. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.

89. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)

90. Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải).

91. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. (M. Gorki)

92. Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp. Còn tri thức từ những tác phẩm văn chương như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lõi đến với người ta.

93. Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống. (Bêlinxki)

94. Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng – Pháp)

95. Đối với con người,sự thực đôi khi nghiệt ngã ,nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,tâm hồn trong sạch hơn,thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người (Sô – lô – khốp)

96. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)

97. Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. (Nguyễn Tuân)

98. Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. (Phạm Văn Đồng)

99. Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được. (Tsêkhôp).

100. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh).

101. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Hegel)

102. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)

103. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần. (William Carlos Williams)

104. Tại sao thi ca lại phải khiến người ta hiểu được? (Charlie Chaplin)

105. Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ. (Hàn Sách)

106. Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời. (George Sand)

107. Hội họa là thi ca được ngắm thay vì được cảm nhận, và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm. (Leonardo da Vinci)

108. Thi ca phải có gì đó man rợ, bao la và hoang dại. (Denis Diderot)

109. Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của thi ca. (Allen Ginsberg)

110. Nhà thơ là giác quan, triết gia và trí tuệ của nhân loại. (Samuel Beckett)

111. Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ. (Jorge Luis Borges)

112. Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên. (Tô Đông Pha)

113. Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người. (William Wordsworth)

114. Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ, không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn nhiên biến hóa. (Tạ Trăn)

115. Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người. (Từ Tăng)

117. Thi ca gần với sự thực chân chính hơn lịch sử. (Plato)

118. Thi ca là khi một cảm xúc tìm được ý nghĩ và ý nghĩ tìm được ngôn từ. (Robert Frost)

119. Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. (Lawrence Ferlinghetti)

120. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng. (Lawrence Ferlinghetti)

121. Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: ‘Hãy hát tiếp đi’ – hay nói theo cách khác, ‘Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay. (Soren Kierkegaard)

122. Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông mà định đoạt cả con báo ư? (Ngô Lôi Phát)

123. Thơ ca không phải là ghi chép sự kiện: nó chính là sự kiện. (Robert Lowell)

124. Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cương cường và cường bạo, giữa kiệm ước và biển lận, giữa trung hậu và hôn ngu, giữa sáng suốt và khắc bạc, giữa tự trọng và tự đại, giữa tự khiêm và tự tiện, mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau; còn làm thơ thì không thể không phân biệt giữa bình đạm và khô khan, giữa tân kỳ và tiêm xảo, giữa mộc mạc và vụng về, giữa cường kiện và thô bạo, giữa hòa lệ và khinh phù, giữa thanh tú và mỏng manh, giữa trọng hậu và cứng đờ, giữa tung hoành và tạp loạn, mấy cái đó cũng hình như giống nhau mà kỳ thực khác nhau, sai một ly đi một dặm. (Viên Mai)

125. Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không? (Tiết Tuyết)

126. Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy. (Phan Phu Tiên)

127. Thi sĩ có thể sống sót qua mọi thứ, trừ lỗi in ấn. (Oscar Wilde)

128. Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người. (Lawrence Ferlinghetti)

129. Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca. (Gustave Flaubert)

130. Tình trạng của thế giới kêu gọi thi ca đến cứu nó. (Lawrence Ferlinghetti)

131. Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca. (Jack Kerouac)

132. Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó là thất bại trong giao tiếp. (Lawrence Ferlinghetti)

133. Thi ca là một người phụ nữ lõa lồ, một người đàn ông lõa lồ, và khoảng cách giữa họ. (Lawrence Ferlinghetti)

Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Về Triết Học

Triết học được đánh giá là dòng sách kén người đọc nhất bởi để hiểu hết được những triết lý trong sách đòi hỏi bạn đọc phải mất rất nhiều thời gian cũng như phải có kiến thức vững chắc. Hôm nay, Sách Hay 24h tổng hợp những trích dẫn hay nhất về dòng sách Triết học, mời bạn cùng chiêm nghiệm!

1. Luận về yêu

Trong tình yêu trưởng thành, chỉ khi nào chúng ta thực sự biết rõ người kia thì tình yêu mới xứng đáng có cơ hội thăng hoa phát nở. Và song le, trong hiện thực ngang ngược của tình yêu (tình yêu sinh ra chính xác trước khi chúng ta kịp biết) việc trau dồi hiểu biết có thể sẽ là chướng ngại cũng như niềm khích lệ, vì nó có thể đưa thế giới không tưởng vào mối xung đột đầy nguy hiểm với hiện thực.

Mối tình không được đền đáp có thể gây đau đớn, nhưng là đau đớn trong khuôn khổ an toàn, vì nó không giáng thiệt hại lên ai khác trừ khổ chủ, một nỗi đau đớn riêng tự ngọt ngào và cay đắng vì đó là do họ tự gây ra cho mình. Nhưng ngay khi tình yêu được hồi đáp, người đó phải chuẩn bị từ bỏ tính thụ động của việc chỉ là người đang bị tổn thương để lãnh lấy trách nhiệm tổn thương chính mình.

Một dấu hiệu cho thấy hai người đã thôi yêu nhau (hoặc ít nhất là thôi vun đắp, điều cấu thành chín mươi phần trăm tình yêu) có thể nằm ở chỗ họ không còn có thể biến những khác biệt thành chuyện cười. Sự hài hước nằm men theo bức tường ngăn sự đụng độ giữa các lý tưởng của chúng ta và hiện thực: đằng sau mỗi chuyện cười là một cảnh báo về sự khác biệt, hay thậm chí về nỗi thất vọng, nhưng đó là sự khác biệt đã được hóa giải, và nhờ đó có thể ném qua cửa sổ mà không cần đến cuộc hành quyết.

Luôn luôn có một khoảnh khắc Mác – xít trong bất cứ mối quan hệ nào, khoảnh khắc người ta biết rõ tình yêu được hồi đáp. Việc giải quyết nó thế nào tùy thuộc vào mối cân bằng giữa lòng tự ái và thói tự ghét bản thân. Nếu lòng tự ghét thắng thế, người được nhận tình yêu sẽ tuyên bố rằng kẻ họ yêu (vì lý do nào đó) không xứng với họ (không xứng là bởi đi kèm với những quan điểm không tốt). Nhưng nếu lòng tự ái thắng thế thì cả hai sẽ chấp nhận rằng, việc thấy tình yêu của họ hồi đáp không phải là minh chứng cho kẻ được yêu thấp kém như nào, mà cho thấy bản thân họ đáng yêu ra sao.

2. Giáo dục và ý nghĩa sống

Khi người ta đi khắp thế giới, người ta nhận thấy bản chất của con người giống nhau kinh ngạc, dù ở Ấn hay ở Mỹ, ở Châu Âu và Châu Úc. Điều này đặc biệt đúng thực trong những trường cao đẳng hay những trường đại học. Chúng ta đang sản sinh, như thể qua một cái khuôn, một loại người mà sự quan tâm chính của họ là tìm được sự an toàn, trở thành người nào đó, hay hưởng thụ sự vui vẻ và càng ít suy nghĩ bao nhiêu càng tốt.

Khi tìm kiếm sự thanh thản, thông thường chúng ta tìm được một góc yên tĩnh trong sống nơi có sự xung đột tối thiểu, và sau đó chúng ta sợ hãi ra khỏi nơi trú ẩn đó. Sự sợ hãi của sống này, sự sợ hãi của đấu tranh và của trải nghiệm mới này, giết chết tinh thần mạo hiểm trong chúng ta; toàn sự nuôi nấng và giáo dục của chúng ta đã khiến cho chúng ta sợ hãi khác biệt với người hàng xóm của chúng ta, sợ hãi suy nghĩ trái ngược với khuôn mẫu được thiết lập của xã hội, với sự kính trọng giả dối của uy quyền và truyền thông.

Sống là đau khổ, hân hoan, vẻ đẹp, xấu xí, tình yêu và khi chúng ta hiểu rõ nó như một tổng thể, tại mọi mức độ, sự hiểu rõ đó sáng tạo kỹ thuật riêng của nó. Nhưng điều ngược lại không đúng thực: kỹ thuật không bao giờ có thể mang lại sự hiểu rõ sáng tạo.

Sự hiểu biết công nghệ, dù cần thiết ra sao, sẽ không thể giải quyết những áp lực và những xung đột bên trong, thuộc tâm lý của chúng ta; và do bởi chúng ta đã thâu lượm sự hiểu biết công nghệ mà không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sống nên công nghệ đã trở thành một phương tiện hủy diệt chúng ta. Cái người mà biết làm thế nào để tách rời nguyên tử nhưng không có tình yêu trong quả tim của anh ấy trở thành một quái vật.

Đứa trẻ là kết quả của cả quá khứ lẫn hiện tại và vì vậy đã bị quy định sẵn. Nếu chúng ta chuyển tải nền quá khứ của chúng ta sang em ấy, chúng ta tiếp tục cả tình trạng bị quy định riêng của em ấy lẫn của chúng ta. Có sự thay đổi cơ bản chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ tình trạng bị quy định riêng của chúng ta và được tự do khỏi nó. Bàn luận điều gì nên là loại giáo dục đúng đắn trong khi chính chúng ta bị quy định là hoàn toàn vô lý.

3. Sự an ủi của triết học

Mỗi người trong số chúng ta giàu có hơn mình nghĩ.

Tại sao phải khóc cho phần đời này? Cả đời lúc nào ta chẳng phải khóc.

Chính sự không hài lòng đã thúc đẩy cuộc sống tiến lên phía trước, hướng ra biển lớn.

Mọi thứ bên ngoài có thể là trại tâm thần cũng chẳng sao, miễn là tâm ta không biến động.

Chính sự hài lòng là thứ chúng ta có thể viện đến, lấy cảm xúc làm tiêu chuẩn để đánh giá mọi thứ.

Người khôn ngoan nhất từ trước đến nay là người khi được hỏi anh biết gì, trả lời rằng điều duy nhất mà tôi biết chính là không biết gì cả.

Một cuộc sống bình thường tử tế, nỗ lực đạt tới sự thông thái nhưng không bao giờ quá xa sự điên rồ, đã đủ để được coi là một thành tựu.

Chúng ta biết rằng cuộc sống toàn là khổ đau và ta càng cố hưởng thụ cuộc sống thì càng làm nô lệ cho nó, do đó, ta nên vứt bỏ những điều tốt trong cuộc sống và tập tiết chế.

Con người mãi mãi là kẻ thù của một nỗi thống khổ vô nghĩa và phù phiếm, chúng ta để cuộc sống trôi qua trong phiền muộn, trong nỗi lo lắng vô ích vì không nhận thức được giới hạn của vật chất và sự lớn lên của sự hài lòng đích thực.

4. Thuật tư tưởng

Có sướng khổ mới sinh lòng ham muốn. Ham muốn sự vui sướng, trốn tránh sự đau khổ.

Quả quyết thì cố nhiên là tin tưởng, mà hễ tin tưởng nhiều rồi thì lại biến thành Tín ngưỡng. Đó là con đường tự nhiên, ai ai cũng phải trải qua.

Hi vọng không phải là ham muốn, tuy nó do lòng ham muốn mà ra. Mình có thể ham muốn một điều mà thật ra không bao giờ dám hi vọng đến.

Tư tưởng con người lúc ban đầu chưa biết phân biệt được đâu là phán đoán về thực sự, đâu là phán đoán về giá trị, nghĩa là khó hạnh định được tính chất của sự vật mà không để cho tình cảm chen vào.

Tinh thần con người, trước sau chỉ có một, nhưng nếu phải vừa nhận bản giá trị này, vừa nhận bản giá trị kia thì làm sao tránh khỏi sự phân vân ly tán trong đầu óc. Không đâu, chính nơi đây là chỗ phân biệt tinh thần của người bán khai với kẻ văn minh.

Cơ thể và cuộc sống con người có nhiều thứ nhu cầu, nếu thỏa mãn được, gọi là sung sướng. Trái lại là khổ. Đói mà không ăn thì thấy đau khổ; ăn được no đủ liền thấy sung sướng ngay. Nếu không có sự sướng khổ ấy thì con người đến quên ăn mà phải chết mất.

Vui sướng là một vấn đề tương quan luôn luôn tùy hoàn cảnh. Cái khổ ngày nay có thể là sướng đối với ngày mai. Cái sướng ngày nay ngay biết đâu rồi sẽ khổ đối với ngày mai. Đối với người ăn đã nó óc ách rồi mà bắt đầu ăn thêm cơm nguội, là một sự khổ. Nhưng, cũng với người ấy, bỏ ba, bốn ngày không cho ăn, mà gặp cơm nguội, thì còn sung sướng nào bằng. Cái sướng của người này chưa ắt là cái sướng đối với người kia, nghĩa là cái sướng của người ngu, người trí lấy làm bực mình, mà cái sướng của người trí, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình vây. Anh say rượu trong quán có cái sướng của anh, nó không giống với cái sướng của nhà văn sĩ viết xong một bài văn hay.

5. Triết lý cuộc đời

Cuộc sống không chỉ là thời gian dần trôi. Cuộc sống là tập hợp những kinh nghiệm và sức mạnh của chúng.

Học cách biến sự khó chịu thành sự phấn khích. Khi phấn khích với cuộc sống, bạn sẽ học được nhiều hơn là khi bạn khó chịu với cuộc sống.

Không có cơ hội nào để được nhận tốt hơn là biết ơn những gì bạn đang có. Lòng biết ơn mở ra cánh cửa cơ hội để những ý tưởng tràn vào con đường của bạn.

Cảm xúc cũng cần được giáo dục như trí tuệ. Biết cách cảm nhận, biết cách phản ứng, biết cách đón nhận cuộc sống để nó có thể chạm đến bạn là rất quan trọng.

Thất bại không phải là một biến cố đơn lẻ. Bạn không thất bại sau một đêm. Thay vào đó, thất bại là việc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác vài sai lầm trong đánh giá.

Hạnh phúc là nghệ thuật học cách có được niềm vui từ giá trị của bạn. Hạnh phúc không phải là thứ trong tương lai mới có được, hạnh phúc là thứ bạn tạo ra ngay ở hiện tại.

Động lực không thôi chưa đủ. Nếu bạn có một gã ngốc và bạn truyền động lực cho gã thì bạn sẽ có một gã ngốc tràn đầy động lực. Nếu thiếu tinh thần khẩn trương, niềm khao khát sẽ mất đi giá trị.

Thành công không gì khác hơn là thực hiện một số kỷ luật đơn giản hằng ngày; còn thất bại đơn giản là lặp đi lặp lại một vài lầm lỗi trong đánh giá từ ngày này qua ngày khác. Chính sức mạnh tích lũy của kỷ luật và đánh giá sẽ dẫn dắt chúng ta tới thành công hay thất bại.