TÌM HIỂU VỀ CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAMCa dao than thân , yêu thương tình nghĩa Bài liên quan : Tìm hiểu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc.Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip thân em quen thuộc của ca dao:Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay aiKhông ngẫu nhiên đâu, khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình ảnh “tấm lụa đào”gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn. Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm kiêu hãnh về phẩm giá:Thân em như củ ấu gaiRuột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đenAi ơi, nếm thử mà xemNếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh việc đánh giá hình thức – nội dung, hiện tượng – bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp “ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một sự cảnh tỉnh, một lời nhắc nhở con người đến với nhau bằng tấm lòng.Ca dao có khả năng chắt lọc nghệ thuật sống từ chính những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để tạo ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú tinh tế, với những tình cảm phức tạp của con người. Một vị khế chua mang theo bao xót xa cho tình duyên không trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ luôn là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong những trái ngang ấy, lời ca dao cất lên bao thiết tha nhung nhớ:… Mặt trăng sánh với mặt trờiSao Hôm sánh với sao Mai chằng chằngMình ơi! có nhớ ta chăng?Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trờiTâm sự “mình -ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip mình – ta bao giờ cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời sống tình cảm của người bình dân. Tình yêu đôi lứa được sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các liên tưởng gắn với sao Hôm sao Mai -tuy hai mà một thật khắng khít. Từ đó hướng tới những giá trị cao cả bất tử của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao khi ánh sao kia lại biến thành “sao Vượt” băng qua bao trở lực đón nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao đã diễn tả nỗi lòng hướng về nhau thật tinh tế:Khăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ aiKhăn vắt lên vai…Ta nghe như có bao dùng dằng thương nhớ trong từng lời nồng nàn. Khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai… từng động tác, từng cái nhìn như mang theo cái bồn chồn lo lắng cho duyên tình trắc trở. Nhịp thơ dàn trải, mong manh. Có thể hình dung ra từng cử chỉ, từng động tác dồn nén nhớ thương. Lời ca dao gợi lên bao suy ngẫm về hoàn cảnh trớ trêu của người phụ nữ không tự định đoạt được duyên tình của mình. Bức tranh tâm trạng ấy vừa được tạo nên bằng những hình ảnh nối kết khăn – đèn – mắt, vừa là điệp khúc tâm trạng đầy day dứt “… thương nhớ ai” – hàm chứa trách móc giận hờn . Khoảnh khắc người con gái đối diện chính mình cũng là lúc ta nhận ra chiều sâu tâm hồn đằm thắm thủy chung, nhận ra nỗi lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Bài ca dao này cũng như một lời ca dao tương tự : đêm qua ra đứng bờ ao/ trông cá cá lặn trông sao sao mờ…. Mỗi vật được nhắc đến như chứa đựng trong đó cả tấm tình hướng về nhau. Nhịp lục bát khép lại tâm tư trĩu nặng:Đêm qua em những lo phiềnLo vì một nỗi không yên mọi bềLời ca dao kín đáo như oán như than, hé mở bao bất công ngang trái, trắc trở tình duyên. Không gian cảnh vật như chứa đựng nỗi niềm con người, thành tâm trạng cất lên lời nhắn nhủ tha thiết. Nhưng có thể thấy cùng với niềm tin son sắt, tình cảm nhớ nhung, không bao giờ ca dao lại đem đến cảm giác ủy mị yếu đuối mà luôn đau đáu một tấm òng chung thủy.Ngay trong những hoàn cảnh đắng cay chua xót, trong sự cách xa chia lìa, tấm lòng người bình dân dành cho nhau thật bền bỉ:Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐôi ta tình nặng nghĩa dàyCó xa nhau đi nữa ba vạn chín nghìn ngày mới xaHình tượng “muối mặn – gừng cay” từ lâu đã gắn với cuộc sống bình dị của người dân quê: “Tay bưng đĩa muối chấm gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Cái mặn nồng của ân tình, cái cay cực cùng nếm trải đã kết lại những tấm lòng. Thời gian dù có cách xa, vị đời có thể nhạt nhẽo, nhưng những ân tình đã thành gừng cay muối mặn thì không có một trở lực nào có thể làm lạt phai. Ân tình ấy được đo bằng thời gian đời người ba vạn chín nghìn ngày – trăm năm, đã trở thành lẽ sống đậm đà tình nghĩa thủy chung của dân tộc. Thật cụ thể và sâu sắc biết bao những lời lẽ mộc mạc mà chắc nịch chi li như vậy, Tình yêu, lòng chung thủy đã gắn kết nên đôi lứa, giúp con người vượt qua qui luật khắc nghiệt của tạo hoá. Độ nồng nàn của tình cảm, sức mạnh của tình yêu vượt lên cả cái chết.Tình nghĩa trong ca dao phong phú , tinh tế và sâu sắc, trở thành nền tảng đạo lý và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc. Mỗi lời ca dao mang theo bao tâm tư, khát vọng, giúp con người vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn vẹn nghĩa tình. Cũng nhờ vậy, những vẻ đẹp cuộc đời đi vào ca dao đáng yêu, đáng quí biết bao. Sức sống ca dao mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, gắn với vẻ đẹp của những tâm hồn nhân hậu, cao cả, trong sáng của người bình dân.Bài ca dao Khăn thương nhớ ai Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, 1 cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam . Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của 1 cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu chohạnh phúc: Đêm qua em những lo phiềnLo vì một nỗi ko yên một bềMở đầu, chiếc khăn đc hỏi đến đầu tiên và đc hỏi nhiều nhất:Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Chiếc khăn thường là vật trao duyên, vật kỷ niệm gơi nhớ người yêu. Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như 1 điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết ” thương nhớ”, không biết tự “rơi xuống”, “vắt lên”, ” chùi nước mắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo chiều hướng của ko gian (” khăn rơi xuống đất rồi lại ” khăn vắt lên vai”), cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm (“khăn chùi nước mắt”). Nỗi nhớ trong 6 câu lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:Đèn thương nhớ ai Mà đèn chẳng tắtVẫn là điệp khúc “thương nhớ ai”, nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ ” khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng. Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yênThuơng nhớ đến ko ngủ đc, cứ trằn trọc thao thức là cách thức biểu lộ quen thuộc trong ca dao:Đêm nằm lưng chẳng tới giường,Trông cho mau sáng ra đường gặp anh”Tuy nhiên, cũng là 1 tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảmsâu xa hơn nhiều. “Mắt ngủ không yên” tạo nên 1 đối xứng rất đẹp với “đèn chẳng tắt” ở trên, gợi lên 1 khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya 1 mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ chẳng yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn cũng chỉ là nói người mà thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi không nguôi.Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc ” thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào 1 nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần ” thương nhớ” và 5 lần từ ” ai” xuất hiện. Bản thân từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên 1 nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ “ai” không xác định cụ thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được “ai” ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực câu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ 1 cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc. Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau (ai-ai,mắt-tắt), vần bằng vần trắc luân phiên, tất cả tạo nên 1 âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa nén lại, vừa như kéo dài ra mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc… Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô giá không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền : Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo ây của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được nhắc đền 2 lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh họat, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bvát cuối cùng… Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu đc diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của ngừơi bình dân xưa. Một số bài ca dao than thân bắt đầu bằng mô típ ” Thân em ” : Thân em như cá trong lờHết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâuThân em như cái cọc ràoMột thời anh đổi chớ sao anh phiền.Thân em như cái quả xoài trên câyGió đông, gió tây, gió nam, gió bắcNó đánh lúc la lúc lắc trên cànhMột mai vô tình rụng xuống, biết vào tay ai ?Thân em như cánh buồm trước gióNay đây mai đó thiệt khổ làm saoBiết đâu nhơn nghĩa đặng vào gởi thânThân em như hạt mưa sa (2)Hạt sa xuống biển, hạt sa lên rừng.Hạt sa gặp gió bay tungSa đâu ấm đấy oán cùng trách aịThân em như hạt mưa sa (3)Hạt vào đài các hạt ra ngoài đồng.Thân em như lá từ bi,Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sươngThân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dàyThân em như tấm lụa đào (4)Phất phơ giữa chợ biết vào tay aiEm ngồi cành trúc, em tựa cành maiĐông đào tây liễu lấy ai bạn cùngThân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâuThân em như thể cánh bèoNgược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôịThân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?Thân em vất vả trăm bềSớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâuCó lược chẳng kịp chải đầuCó cau chẳng kịp têm trầu mà ănThân em vừa đẹp vừa giònBước chân đi làm mọn, vô cúi ra lòn khổ thayThân gái bến nước mười haiGặp nơi trong đục may ai nấy nhờ.Ca dao hài hước Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, ca dao hài hước cũng phản chiếu một khía cạnh khác trong tâm hồn của người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng của nhân dân. Không những thế, tiếng cười trong ca dao cũng chính là những uất ức bất bình , những thái độ ứng xử , điều chỉnh hành vi , hướng tới một cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn.Ca dao hài hước chứa đựng cái nhìn, thái độ, tình cảm của người bình dân trước các hiện tượng đời sống, mối quan hệ tình cảm giữa người với người. Không những thế tiếng cười còn là vũ khí tinh thần giúp họ vượt lên bao khó khăn của đời sống. Tiếng cười trong ca dao phong phú nhiều cung bậc, có khi là tiếng cười trào lộng dí dỏm, có khi là tiếng cười chua chát trước sự thật đáng cười đáng chán, cũng có khi là tiếng cười phản kháng trước thực trạng xã hội còn nhiều bất công ngang trái.Từ thực tại còn nhiều vất vả cay cực, người bình dân đến với nhau trong tiếng đùa vui, mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình một cách ý vị:Cưới nàng anh toan dẫn voiAnh sợ quốc cấm nên voi không bàn…Chàng trai ngỏ lòng với cô gái bằng lối nói khoa trương để cho thấy ngay rằng anh đang đùa. Nhưng liệu có phải hoàn toàn là một lời nói đùa không? Có thể hình dung ra hoàn cảnh của đôi nam nữ yêu nhau qua bài ca dao : họ sống nghèo khổ nhưng vô cùng lạc quan. Lời đối đáp có chút tinh nghịch nhưng cũng thoáng chút ngậm ngùi cho phận nghèo. Ngôn ngữ phóng đại khoa trương khỏa lấp đi một sự thật mà người đời quen gọi là “nói khoác” thực ra đã mang một ý vị chua chát đả phá vào những hủ tục ngăn cách con người tìm đến với nhau. Chàng trai đã có những lễ vật dẫn cưới thật sang trọng: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò… nhưng cuối cùng lại là con chuột béo thật ấn tượng. Lí giải thật hợp tình hợp lẽ : con voi to đùng kia là hàng quốc cấm – phép nước luật vua không cho phép, dẫn trâu dẫn bò thì lo họ hàng nhà gái máu hàn, rút gân – chứng tỏ chàng trai là người “chu đáo” với đàng gái biết bao! Sợ cho nhà gái hay là một lời đay nghiến, mỉa mai những người đã nghĩ ra chuyện thách cưới ác nghiệt khiến cho đôi lứa phải chịu cảnh dở khóc dở cười. Con chuột béo là một thái độ đáp lại bằng cách giễu cợt cay chua. Nhưng lời đáp lại của cô gái dù đùa vui mà lại ẩn chứa một nỗi lòng đáng quí :Chàng dẫn thế em lấy làm sangNỡ nào em lại phá ngang như là…Người ta thách lợn thách gàNhà em thách cưới một nhà khoai lang…Ngầm chứa trong lời đáp là sự động viên chàng trai vững tâm để đi đến hạnh phúc. Vẫn là thách cưới nhưng chàng trai hoàn toàn có thể đáp ứng được bằng chính sức lao động của mình. Cái tinh tế trong lời cô gái vừa là phản ứng trước việc thách cưới phá ngang , vừa là mong mỏi chàng trai là người cần cù siêng năng xứng đáng với tấm tình của cô. Không những thế, cô còn đem tới lời nhắn nhủ về sự cần kiệm: củ to mời làng, củ nhỏ mời họ, và không bỏ sót củ mẻ, củ rím, củ hà. Lời đáp khéo léo ấy đem lại niềm hy vọng và lạc quan về hạnh phúc.Ca dao hài hước còn mang theo những suy ngẫm về thực trạng xã hội phong kiến vốn dành ưu ái đặc quyền cho nam giới. Vẫn là mô típ làm trai cho đáng nên trai nhưng không phải là lời ca ngợi vào khả năng “vá trời lấp bể” mà chỉ là :Làm trai cho đáng sức traiKhom lưng chống gối, gánh hai hạt vừngTừ bản chất của những người yêu lao động, người bình dân phê phán và chế giễu những kẻ lười biếng mà huênh hoang. Ý nghĩahài hước toát ra từ hình ảnh đối nghịch : sức dài vai rộng mà lại khom lưng chống gối chỉ để gánh hai hạt vừng. Động tác kia chẳng khác nào mô phỏng hình ảnh các vị chức sắc quan lại chỉ giỏi khom lưng luồn cúi, chống gối quì lụy để tiến thân. Người bình dân chế giễu những kẻ vô tích sự ấy, mang tiếng là gánh vác sơn hà nhưng thực tế chẳng khác nào những bọn vô công rỗi nghề ăn bám người khác. Thật bất hạnh cho những ai vớ phải một ông chồng như thế! Ca dao cũng sẵn những lời ta thán của những người phụ nữ :Chồng người đi ngược về xuôiChồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèoTrong quan hệ gia đình, có lẽ phải gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ thì người vợ mới có chuyện so sánh chồng mình với chồng người. Hình ảnh anh chồng thật thảm hại trong tương quan đi ngược về xuôi với sờ đuôi con mèo. Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn chồng mình giỏi giang cáng đáng việc quốc gia đại sự hay chí ít cũng là trụ cột gia đình. Còn anh chồng trong bài ca dao này cứ quẩn quanh xó bếp, nhu nhược hèn kém. Nhưng lời than thở giận hờn ấy không thay đổi được số phận. Than thở thế thôi, dẫu gì cũng vẫn là chồng em , vẫn là nghĩa tình duyên nợ với nhau. Đàng sau lời ca dao ấy là nỗi lòng trĩu nặng, phản chiếu một mong mỏi chồng mình cũng được bằng anh bằng em, để người vợ có thể mở mày mở mặt.Trong ca dao không chỉ có tiếng cười chế giễu mà còn bao tiếng cười đầm ấm tình thương yêu gắn bó với nhau. Người bình dân biết cười đời và cũng biết cách cường điệu phóng đại những tật xấu của mình để tự cười mình. Không phải là tiếng cười thiên lệch dành cho nam giới mà cả giới nữ cũng có nhiều cái đáng cười. Điểm đặc biệt là tất cả những sự lệch chuẩn ấy đã thành cái đáng yêu trong một gia đình hạnh phúc:Lỗ mũi em mười tám gánh lôngChồng yêu chồng bảo râu rồng trời choĐêm nằm thì ngáy o o…Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhàĐi chợ thì hay ăn quàChồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơmTrên đầu những rác cùng rơmChồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!Chắc không người phụ nữ nào lại tự lôi ra tất cả những “thói hư tật xấu” của mình đầy đủ đến thế với một cách nói phóng đại tô đậm những cái ngược hoàn toàn với chuẩn mực “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” phong kiến. Không hề gò mình ép khuôn vào một cách sống giả tạo gò bó, điều mong muốn của người bình dân là có một gia đình hạnh phúc, một sự thông cảm chia sẻ trong đời sống vợ chồng. Điệp khúc chồng yêu chồng bảo… không hề che giấu niềm tự hào có một người chồng tuyệt vời. Có lẽ các triết lí của các học giả đáng kính cũng rút tỉa ra từ thực tại cuộc sống phong phú đáng yêu này mà thôi: “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ tình si” (Kant). Người chồng yêu vợ như thế quả là hiếm có trong một xã hội vốn khắt khe với những chuẩn mực nặng nề, những qui tắc cứng nhắc . Không những thế, đó chính là sự điều chỉnh hành vi của người bình dân bởi lẽ không người phụ nữ nào lại muốn giữ những nét xấu trong mắt chồng. Cười vui là thế nhưng cũng có ý nghĩa cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho việc giữ gìn hạnh phúc. Bởi lẽ chồng yêu thì hạnh phúc nhưng chồng ghét thì là tai họa, là tan vỡ.Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng.
Top 6 # Tìm Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Tìm Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Tìm Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm Hiểu Về Tết Việt Nam Qua Ca Dao,Tục Ngữ
Ta có câu ca dao ghi cái Tết thời xưa như sau:
Một Tết chưa đủ sạch nhà Phải nhiều cái Tết mới là no nê. Tết Trần, Tết Lý, Tết Lê Hơn trăm cái Tết ai chê Tết nào
Tết Trung Quốc tràn sang Nam Việt Đất Hoa Lư chưa biết tre nêu Một mai tre đổ nhà xiêu Chỉ còn sông trắng con diều lượn bay
Hồng Bàng trăm tết diễn trăm nơi Thiên hạ vui thay rượu ngập trời. Nhưng đến Dương Vương cùng họ Triệu Tết buồn như gió, pháo như hơi.
Theo sách “Le Khmer, thì trước kia dân ta ăn Tết theo người Trung Quốc, ta đã có thời gian ăn Tết theo Chiêm Thành. Tết này bắt đầu vào tháng 2 âm lịch, có đủ lễ lạc vui chơi, hát xướng, chè rượu trong ba ngày liên tiếp, cũng đi viếng thăm nhau, và cũng kiêng cữ nhiều điều. Trong mấy ngày ấy, dù gặp kẻ thù, người ta cũng chào và chúc mừng nhau. Vì theo tục lệ người Chiêm thì ngày ấy là ngày xóa hờn, xóa giận. Cái tục đầu năm lên chùa hái lộc, dân ta vẫn còn giữ. Những sách khảo cứu về dân tộc Chăm, có đề cập đến tục lệ ấy.
Kiêng cữ:
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”
Hai câu ca dao đó chỉ rõ phong tục kiêng trong ba ngày tết như không mua vôi ngày đầu năm. Vì vôi có nghĩa là bạc bẽo. Nhưng đầu năm họ mua muối, có ý đằm thắm mặn nồng. Khi lễ giao thừa xong mọi người ngồi chờ nghe coi con vật gì kêu trước tiên. Nếu được nghe tiếng chuột thì may mắn, vì chuột kêu “túc túc” là có đầy đủ, nếu là tiếng mèo hay tiếng cú là không may vì dân ta có câu “Mèo kêu rậm rú, cú kêu rậm ma”. Trước kia còn nhiều điều kiêng cữ gay gắt nữa. Tối ba mươi mọi gia đình nhúm một ngọn lửa và phải giữ cho ngọn lửa ấy cháy liên tục trong ba ngày, nước cũng phải dự chữ đủ trong 3 ngày, nhất là lu nước luôn đầy. Ba ngày tết không hề chẻ một cây củi, không quét một nhát chổi nào, có gia đình còn giấu kín cây chổi đi một nơi, vì chổi mà mất thì bao nhiêu tiền bạc bị quét ra khỏi nhà.
Đoán mộng ngày Tết:
Trong đêm ba mươi Tết, nằm chiêm bao thấy gì, cứ theo đó mà đoán:
“Đoán mộng thì đoán ngược – Lội nước tức lên non. Thấy còn thì chắc mất – Tưởng trật ắt trúng nhiều. Xem xiêu thì đoán đúng – Trông cứng thì hẳn mềm. Muôn sự được êm êm – Là khi quên chuyện mộng”.
[b]Bói Tết:
Lối bói có nhiều cách. Bói bằng cách lắc ống xăm, ở các nhà chùa, miếu trong Nam Bộ là thông dụng nhất, không mấy ai mà không biết tục lệ này. Trước đây, dân Thành phồ Hồ Chí Minh thường đi xin xăm ở “Lăng Ông Bà Chiểu”, phần đông là người Trung Quốc.
Bói Truyện:
Thường dùng những quyển Kim Vân Kiều, Lục Văn Tiên, Nhị Độ Mai, miệng khấn khứa rầm rầm rồi lật một trang ra, chỉ vào một hàng chữ sẽ nương theo nghĩa câu ấy hoặc đoạn chuyện có câu ấy mà đoán vận mạng mình trong cả năm.
Bói lửa:
Đêm ba mươi, bắc nồi lên bếp, rồi cứ trông ngọn lửa cháy thế nào thì đoán theo mấy câu dân ca này:
“Ông táo bằng đất – Ông phật bằng vàng – lửa cháy xuê xoang – là điềm vui vẻ – củi hay nắc nẻ – là điềm gây nhau -lửa trước lửa sau – là điềm tụ họp…”
Bói đò:Đầu năm qua sông, bói đò theo mấy câu dân ca này:
“Hể đò xây mũi thì hay – Thiên hạ tiếp rước đủ đầy cả năm. Quay lại thì bị tiếng tăm – Làm ăn không được đứng nằm không yên.Đò xa thì triệu ưu phiền – Đò gần thì sướng như tiên trên trời”
Bói tuồng:
Đầu năm đi xem hát ở rạp, khi vào gặp vai nào thì đoán mệnh mình trong năm theo vận hạn của vai ấy. Gặp vai nịnh thì được sung sướng trước, nhưng cực khổ về sau. Gặp người trung thì tuy có gian nan, nhưng có quý nhân phò trợ và được ấm êm hạnh phúc.
Bói người: Đầu năm đi đường gặp ai trước hết tùy theo người ấy mà đoán điều. Gặp đàn bà là điều không tốt, nhưng đàn bà có gánh trên vai lại là điềm hay.
“Đầu năm gặp đàn bà không gánh – thì thà bị trời đánh còn hơn”.
Bói ông táo:
Đầu năm có lệ thay ông Táo mới và bắc nồi nước trà lên nấu trước tiên. Khi nấu xong đem nồi xuống, cứ coi theo hình ba ông Táo, nếu ngã ngửa ra thì ấy là tiền chĩa ra, ba ông dụm đầu vào là bao sự vui vẻ đoàn tụ, đầu ba ông bằng nhau ra điềm an ủi đề huề.
“Gục đầu lại vui như ca, ngã đầu ra buồn như chết”.
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 15:23 02/12/2012 Số lượt xem: 1414
Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam
Ở bài viết này, người viết xin được chỉ ra các sai sót chủ yếu trong phần Tục ngữ của cuốn sách.
Trong phần này, do sơ suất từ khâu biên soạn, biên tập và in ấn đã có hàng chục câu tục ngữ sai với các kiểu sai khác nhau đã làm cho các câu tục ngữ này bị biến dạng, nhiều khi rất vô nghĩa và hài hước.
Nhầm thơ trong Truyện Kiều thành tục ngữ
Có một số câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà soạn giả Phương Thu lại nhầm thành tục ngữ.
Đó là câu “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” (trang 40), đây vốn là câu thứ 3095 trong Truyện Kiều; còn câu “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê” (trang 86) là câu thứ 1306 của Truyện Kiều.
Chữ tác đánh chữ tộ
Tất nhiên mỗi câu tục ngữ cũng như các thể loại văn học dân gian khác có thể có nhiều dị bản, nhưng trong cuốn sách này rất nhiều câu tục ngữ bị viết sai chứ đó không phải là các dị bản của câu tục ngữ đó.
Đây là kiểu sai sót phổ biến trong cuốn sách này, không biết là do khâu biên soạn, biên tập hay lỗi đánh máy mà rất nhiều câu trong đó chữ “tác” đánh chữ “tộ” làm cho nhiều câu tục ngữ bị sai nghĩa, thậm chí vô nghĩa.
Câu “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” bị biến thành câu “Ăn lấy chắc, mặc lấy tiền” (trang 4).
“Mặc lấy bền” mới có ý nghĩa và tương thích với vế trước của nó là “Ăn lấy chắc”, chứ “mặc lấy tiền” thì có ý nghĩa gì?
Câu “Xấu mặt xin tương, cả phường cùng húp” được những người làm sách chép thành “Xấu mặt xin tương, cả phường cùng úp” (trang 6). Xin tương là để cùng húp chứ xin tương để cùng úp thì có nghĩa gì?
Câu “Giàu thủ kho, no nhà bếp” bị biến thành “Giàu chủ kho, no nhà bếp” (trang 7).
“Chủ kho” thì giàu là tất nhiên rồi, sao cần phải nói nữa; thực ra, từ đúng trong câu tục ngữ này phải là “thủ kho” (người giữ kho). Đây chắc nhìn chữ nọ sọ chữ kia nên hóa sai.
Câu “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” được cuốn sách viết thành “Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ” (trang 15) đã làm cho câu tục ngũ bị sai nghĩa hoàn toàn vì “tay quay” cũng có nghĩa là “tay làm” (quay có nghĩa là hoạt động).
Vậy “tay làm” mà “miệng trễ” thì mâu thuẫn quá, không hợp với lôgíc trong câu tục ngữ này.
Câu “Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan” bị biến thành câu “Ăn cơm lừa thóc, ăn cỏ bỏ gan” (trang 20).
Cỏ làm sao có ganmà bỏ? Làm sách tục ngữ kiểu này đúng là quá xem thường độc giả.
Câu “Ghen vợ, ghen chồng chẳng nồng bằng ghen ăn” được soạn giả chép thành “Ghen vợ, ghen tuồng không nồng bằng miếng ăn” (trang 20).
Đang nói về “ghen vợ” sao không ghép với “ghen chồng” lại ghép “ghen tuồng”? Đây cũng là kiểu chép nhầm “tác” thành “tộ”.
Câu “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống” được cuốn sách viết thành “Tiền vào nhà khó như gió từ nhà trống”.
“Từ” với “vào” nghĩa khác nhau, vế trước dùng từ “vào” thì vế sau cũng phải dùng từ “vào” mới hợp lôgíc và cấu trúc của câu tục ngữ này.
Câu “Của chẳng ngon, nhà đông con cũng hết” bị viết sai thành câu “Của chẳng ngon, nhà nhiều con chẳng hết” (trang 42).
Nghĩa của câu tục ngữ sai này rất không ổn vì nó phi lôgic. Câu tục ngữ này nghĩa hai vế là đối lập nhau, “của chẳng ngon” nhưng “nhà đông con cũng hết” mới hợp lý chứ “của chẳng ngon” nhưng “nhà nhiều con chẳng hết” thì chẳng có ý nghĩa gì.
Câu “Hùm dữ chẳng nỡ ăn thịt con” bị viết sai thành “Hùm chẳng ăn thịt con” (trang 43).
Đọc câu tục ngữ sai này nghe như là đang nói về một loài thực vật nào đó chứ không phải nói về con vật.
Trang 46 có câu “Áo năng may năng nói, người năng tới năng thân”. Áo mà lại biết nói ư? Hay là tác giả đã nhân hóa?
Hóa ra là lỗi nhầm từ do trông gà hóa cuốc, từ “mới” lại đánh thành từ “nói”, vì câu tục ngữ đó đúng phải là “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”.
Vẫn ở trang này, lại có câu “Thua trời một bạn, không bằng thua bạn một ly”. Đọc lên thấy rất lạ, từ xưa nay lấy “bạn” làm đơn vị số lượng để so sánh bao giờ và “bạn” thì làm sao đối được với “ly”.
Hóa ra, cụm từ “một vạn” được những người làm sách đánh nhầm thành “một bạn”.
Thực ra câu tục ngữ này còn có một dị bản nữa là “Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một ly”.
Trang 48 có 2 câu tục ngữ được viết sai: “Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng ” và “Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu”. Thì ra, chữ “tác” đánh chữ “tộ” nên “Bân” viết thành “Bần” , “vào” viết thành “vàng”.
Trang 49 của cuốn sách lại có câu tục ngữ rất lạ “Sao thì , sao thì ” mặc dù ngay dưới câu này là câu “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
Vậy là hai câu tục ngữ này “cãi nhau”: một câu nói xuôi, một câu nói ngược. Thực ra, chỉ có câu sau là đúng, câu trước là sai. Đây là lỗi của soạn giả và cả người biên tập.
Trang 55 có câu “Làm tùy phủ, ngủ tùy chồng”. Đang nói về nơi chốn sao lại nói người, “phủ” thì phải đi với “nhà” chứ, sao lại đi với “chồng”.
Thực ra, câu tục ngữ đúng là “Ăn tùy chủ, ngủ tùy chồng”. Hóa ra, do nghe từ được, từ mất mà những người làm sách đã nhầm “chủ” thành “phủ”.
Thực ra, chỉ có câu tục ngữ “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”, vì chỉ có “quai” đi với “giỏ” mới hợp.
Và, có như vậy mới đảm bảo ý nghĩa và vần của câu tục ngữ chứ không có câu tục ngữ sai như sách đã viết.
Trang 60 có câu “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò chạy đi”.
Trẻ mới có chín tháng thì làm sao mà “chạy đi” được, mà mới “lò dò” thì làm sao mà “chạy đi” được?
Đây là lỗi kiến thức của soạn giả. Thực ra, phải thay “chạy đi” bằng “biết đi” mới đúng.
Trang 63 có câu “Để đau chạy thuốc, chẳng tành giải trước thì hơn”. Đọc câu này, độc giả chẳng hiểu “chẳng tành” có nghĩa là gì.
Hóa ra, những người làm sách nhầm chữ nọ sang chữ kia, “chẳng thà” hóa “chẳng tành”. Đúng là một kiểu làm sách quá ẩu!
Trang 56 cũng có lỗi tương tự khi sách viết nhầm “hỏng” thành “lỏng” trong câu “Kén quá hóa lỏng“. Đọc câu tục ngữ sai này độc giả không hiểu vì sao “kén quá” lại “hóa lỏng”.
Câu tục ngữ “Gieo gió gặt bão” bị viết sai thành “gieo gió gặp bão” (trang 113). Đây là câu tục ngữ chỉ quan hệ nhân quả nên “gieo” phải đi với “gặt” mới phù hợp, chứ không thể đi với “gặp”.
Trang 115 có cuốn sách có câu tục ngữ rất buồn cười ” ăn thì no, co thì ấm”.
Phải chăng những người làm sách này hiểu câu tục ngữ trên là “kéo nhau đi ăn thì sẽ no và mùa rét năng kéo co thì sẽ ấm”?
Thực ra, đây là câu tục ngữ rất quen thuộc “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.
Làm sách tục ngữ kiểu này đúng là làm hỏng ngôn ngữ, tục ngữ thành “ngữ tục”!
Câu “Con bò cạp có nọc đằng đuôi” bị chép sai thành “Con bò cọp có nọc ở đuôi” (trang 25).
Bò là bò, cọp là cọp làm gì có con bò cọp. Hóa ra là lỗi biên tập, lỗi đánh máy ẩu nên “con bò cạp” thành “con bò cọp”.
Tương tự như trên câu “Trưởng giả còn thiếu trã nấu ăn” bị viết sai thành ” giả còn thiếu nấu ăn”.
Vì lỗi đánh máy, lỗi chính tả mà câu tục ngữ này thật tối nghĩa, không hiểu nổi.
Trong phần Tục ngữ, lỗi đánh máy chữ nọ sọ chữ kia, sai chính tả trong cuốn sách còn xuất hiện ở rất nhiều câu tục ngữ nữa như:
Câu “Vắng trăng có sao, vắng đào có lý” thành “Vầng trăng có sao, vắng đào có lý” (trang 39);
Câu “Ở góa ba năm lấy chồng buồn ngủ” thành “Ở hóa ba năm lấy chồng buồn ngủ” (trang 37);
“Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” thành “Một tiếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp” (trang 34);
“Lẽ” thành “lẻ” trong câu “Gái phải làm lẻ thà rằng chết trẻ còn hơn” (trang 35);
“Nhỡ” thành “nhở” trong câu “Đừng tham da trắng tóc dài, đến khi nhở bữa chẳng mài mà ăn” (trang 35);
“Mặt” thành “mặc” trong câu “Đánh chuông ra mặc, đánh giặc ra tay” (trang 33);
“Lắt léo” thành “lắc léo” trong câu “Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” (trang 32);
“Đau” thành “đâu” trong câu “Miếng ngon nhớ lâu, lời đâu nhớ đời”;
“Phường” thành “phương” trong câu “Buôn có bạn, bán có phương” (trang 18);
“Trỏ: thành “trò” trong câu “Cho nhau vàng, không bằng trò đàng đi buôn” (trang 18);
“Xơ” thành “sơ” trong câu “Ăn mít bỏ sơ, ăn cá bỏ lờ” (trang 10).
Ngoài ra, còn rất nhiều câu khác trong phần Tục ngữ cũng bị in sai như:
“Hết cơn cực, đến hồi thái lai” (trang 116); “Tắt đèn, ngói cũng như nhà tranh” (trang 116); “Non cao ai đắp mà … ” (trang 113); “Con giun lắm cũng ” (trang 109); “Văn , vợ người” (trang 109); “Đi một ngày đàng, học một khôn” (trang 106);
“Những người mắt nhọ nhem, bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau” (trang 94); “Đất cứng trồng cây ngả ” (trang 74); “Nhất chơi tiền, nhì tiền” (trang 64); “Ba năm ở với người /Chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn” (trang 105).
Phải chăng vì cuốn sách này không có người sửa bản in (không thấy đề ở cuối sách) nên sách này có rất nhiều lỗi đánh máy và người đánh máy lại là một người nghiệp dư và làm ẩu?
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Đây là kiểu sai sót mà soạn giả lấy nửa câu tục ngữ nọ ghép mới nửa câu tục ngữ kia để làm ra câu mới một cách khiên cưỡng, không hợp cả về vần và về nghĩa.
Câu ” Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại biết đâu mà dò ” (trang 71) lấy phần đầu của câu “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo” (trang 72) và phần cuối của câu “Người khôn rào trước đón sau, để cho người dại nửa mừng nửa lo” (trang 71) rồi ghép một cách cơ học lại với nhau.
Câu “Mực mài tròn, mài son đánh giặc” (trang 24) cũng được lắp ghép theo cách tương tự như trên.
Phần đầu “Mực mài tròn” lấy ở câu “Mực mài tròn, son mài dài”; phần sau “mài son đánh giặc” lấy ở câu “Mài mực ru con, mài son đánh giặc”.
Đây đúng là cách sáng tác tục ngữ theo kiểu “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” điển hình của soạn giả.
Chẻ một câu tục ngữ làm hai
Đây có lẽ là lỗi trình bày. Một câu tục ngữ dạng thơ lục bát được trình bày thành 2 dòng nhưng đầu mỗi dòng đều có dấu gạch ngang nên người đọc nhầm tưởng là 2 câu tục ngữ.
Có hàng chục câu tục ngữ mắc lỗi như vậy kéo dài suốt từ trang 105 đến trang 115.
– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
– Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người (trang 105).
– Muốn sang thì bắc cầu kiều,
– Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy (trang 106).
– Một cây làm chẳng nên non,
– Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (trang 107).
– Người khôn con mắt đen sì,
– Người dại con mắt nửa chì nửa thau (trang 108).
– Nói lời thì giữ lấy lời,
– Đừng như con bướm đầu rồi lại bay (trang 109).
– Vàng thì thử lửa thử than,
– Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời (trang 110).
– Thứ nhất thì tu tại gia,
– Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa (trang 112).
– Khúc sông bên lở bên bồi,
– Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm (trang 113).
– Sự đời nghĩ cũng nực cười,
– Ai ơi đã quyết thì hành.
– Đã đan thì lận tròn vành mới thôi (trang 115).
Nhầm thành ngữ, tục ngữ thành ca dao
Trong phần cuối của cuốn sách (phần Ca dao), trong mục 14. Ca dao đối với giai cấp phong kiến, soạn giả đã đưa hàng trăm câu tục ngữ, thành ngữ vào mục này.
Vậy là soạn giả không phân biệt rõ được đâu là ca dao, đâu là tục ngữ, thành ngữ.
Đầu tắt, mặt tối; Thắt lưng, buộc bụng; Cái khó bó cái khôn; Tham buổi giỗ, lỗ buổi cày; Một năm làm nhà, ba năm hết gạo; Ruộng sâu, trâu nái; Hết nạc vạc đến xương;
Giàu bán chó, khó bán con; Bút sa, gà chết; Miệng quan, trôn trẻ; Được làm vua, thua làm giặc; Nén bạc đâm toạc tờ giấy; Khó giữ đầu, giàu giữ của ;…
Cuốn sách ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều sai sót này, năm 2010, lại được Nhà xuất bản Thời Đại liên kết với Nhà sách Minh Thắng xuất bản vẫn giữ nguyên mẫu bìa cả trước, cả sau.
Tuy nhiên, trong cuốn sách mới này vẫn còn hàng câu tục ngữ sai vẫn chưa được sửa chữa như:
Ăn cơm lừa thóc, ăn bỏ gan; Ở ba năm, lấy chồng buồn ngủ; Giàu kho, no nhà bếp; Mực mài tròn, mài son đánh giặc; Làm tùy , ngủ tùy chồng;
Áo năng may năng , người năng tới năng thân; Ghen vợ, ghen không nồng bằng miếng ăn; Đánh chuông ra , đánh giặc ra tay; Kén quá hóa ; Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò đi; Để đau chạy thuốc, chẳng giải trước thì hơn…
Hiện nay trên mạng, một số nhà sách và Facebook vẫn đang rao bán cuốn sách này.
Để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề nghị các cơ quan chức năng cho kiểm tra và có biện pháp xử lí thích hợp với các đơn vị xuất bản và phát hành.
Đặc biệt là độc giả cần lựa chọn những cuốn sách được làm một cách nghiêm túc, được ấn hành bởi các nhà xuất bản uy tín.
Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam Chọn Lọc
Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
Ca dao, tục ngữ là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Đây là loại hình văn nghệ truyền miệng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao biến thiên cuộc sống, trong thời đại ngày nay, ca dao, tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc” là công trình sưu tầm, nghiên cứu công phu, khoa học, tập hợp khá nhiều tinh hoa của tục ngữ, ca dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhằm cung cấp một nguồn “sử liệu” về văn học dân gian cho độc giả.
Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc cuốn sách tập hợp những câu ca dao tục ngữ muôn đời của dân tộc ta được đúc kết lại.
Cuốn sách được chia thành nhiều chủ đề khác nhau. Qua từng chủ đề, tác giả đã chọn lọc những tác phẩm hay, những câu tục ngữ, ca dao tiêu biểu. Từ đó, giúp độc giả tiếp cận được tương đối đầy đủ, dễ dàng những vấn đề lý luận của văn học dân gian như: Thế nào là tục ngữ, ca dao về tình yêu đôi lứa, hôn nhân và tình cảm gia đình; tục ngữ, ca dao về lao động nghề nghiệp; tục ngữ ca dao ca ngợi Bác Hồ…. sách còn giúp cho mỗi người Việt Nam thêm yêu quý và gìn giữ “lời ăn tiếng nói” của ông cha mình.
Cuốn sách văn học- tiểu thuyết có các phần như:
Phần I. Tình cảm, tình yêu đôi lứa
Các phần tiếp theo là về các chủ đề rất đa dạng và thân thuộc với đời sống của nhiều người dân như:
-Hôn nhân và tình cảm gia đình
– Tục ngữ, ca dao về lao động nghề nghiệp
– Tục ngữ ca dao ca ngợi Bác Hồ…
Các chủ đề được sắp xếp liền mạch, mang theo nhiều nội dung sâu sắc với sự tập hợp công phu của tác giả, làm nên nét đặc sắc cho toàn bộ tác phẩm.
Nó không dừng lại ở những trang giấy thông thường mà đó là nguồn tư liệu quý giá giúp cho người đọc với nhiều đối tượng khác nhau có được cái nhìn sâu rộng hơn về loại hình văn hóa dân gian của Việt Nam bao đời nay.
Ca dao, tục ngữ có những lối giáo dục chân thực, hóm hỉnh tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Trong đời sống hàng ngày, câu ca dao, tục ngữ vẫn được ông bà, cha mẹ truyền tụng khuyên răn con cháu. Loại hình văn hóa truyền miệng này như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Đấy là một cuốn sách có giá trị về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thu được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được những con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Đó là một mẫu người Việt Nam đẹp nhất, những con Rồng cháu Tiên xuất hiện dưới thời đại Bác Hồ, sẽ là những người Việt Nam có tâm hồn đạo đức đẹp nhất từ xưa đến nay. Cái đẹp của người Việt Nam mới là sự hợp thành bởi hai sắc thái đạo đức Truyền thống và Hiện đại. Hai yếu tố ấy như là hai phần trong một cơ thể Người – Thiếu đi một phần sẽ trở nên “bất thành nhân dạng”, không thể nào trở thành được một Con người mới, của Thời đại mới.
Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc cần thiết và hữu ích, nhất là cho lớp người trẻ tuổi, những người sẽ quyết định vận mệnh tương lai của đất nước.
Bạn đang xem chủ đề Tìm Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!