Top 10 # Tai Ung Dung Stt Tam Trang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

Công Dung Ngôn Hạnh – Tam Tòng Tứ Đức Của Phụ Nữ Xưa Và Nay

Tam tòng tứ đức là gì?

Bên cạnh “Tam cương ngũ thường” thì một nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã đưa ra thuyết “Tam tòng tứ đức” làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một người phụ nữ và cũng là yếu tố giúp người phụ nữ trở nên hoàn thiện hơn.

Trong tiếng Hán, tam tòng tứ được viết là 三从四德, chia thành hai vế là: tam tòng và tứ đức. Cụm từ “Tam tòng” dùng để chỉ 3 điều mà người phụ nữ xưa buộc phải tuân theo, gồm có:

Tại gia tòng phụ: Có nghĩa là người con gái ở nhà thì phải nghe theo lời của cha mẹ. Trong xã hội xưa, một người con gái được đánh giá ngoan ngoãn là phải biết nghe lời bố mẹ, làm theo những điều mà bố mẹ đề ra.

Xuất giá tòng phu: Nghĩa là người con gái sau khi lấy chồng sẽ phải nhất quyết nghe theo lời chồng. Họ có trách nhiệm vun vén hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái và giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn.

Phu tử tòng tử: Nếu chồng mất thì người phụ nữ phải ở vậy để nuôi con trưởng thành và mọi việc trọng đại trong gia đình đều do người con trai quyết định.

Công dung ngôn hạnh là gì?

Đây là 4 chuẩn mực cơ bản của người phụ nữ, là điều mà mỗi người phụ nữ cần tu luyện để hoàn thiện mình hơn. Theo quan niệm Nho giáo, ý nghĩa công dung ngôn hạnh được hiểu như sau:

– Công: Được hiểu là nữ công gia chánh, biết nội trợ, biết may vá thêu thùa và nuôi dạy con cái chăm ngoan, khỏe mạnh.

– Dung: Chỉ “dung nhan”, đề cập đến vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ. Đó là vẻ kín đáo, thùy mị, nết na, đảm đang,… như ca dao ca ngợi:

“Những người thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”. 

– Ngôn: Là những lời nói nhã nhặn, kín đáo, dễ nghe, nhỏ nhẹ, gọi dạ bảo vâng,… kèm theo đó là những cử chỉ phù hợp, cư xử đúng phép tắc, nói đúng chỗ, đúng lúc; thể hiện sự đoan trang, thanh lịch của người phụ nữ.

– Hạnh: Đây là đức tính cuối cùng trong “tứ đức” của người phụ nữ và được xem là quan trọng nhất. Hạnh dùng để chỉ đạo đức, lòng chung thủy son sắt, lòng nhân hậu, giữ trọn nề nếp gia phong,… Đức hạnh đó của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ với cha mẹ, con cái, vợ – chồng,…

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài ca dao, bài thơ về công dung ngôn hạnh của người phụ nữ. Ví dụ như:

“Vá may giữ nếp đàn bà

  Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công”. (Ca dao)

    “Em là người con gái Việt Nam

    Trung hậu đảm đang lại hay làm

    Thời chiến em xông pha lửa đạn

    Thời bình về lại em giỏi giang.       

    Sướng khổ buồn vui vẫn không màng

    Đói nghèo nheo nhóc khổ đeo mang

    Em vẫn cười vui như hoa nở

    Không oán than đời kiếp hồng nhan.” (Sưu tầm – Trích bài thơ “Em là cô gái Việt Nam”).

      “Đâu phải bây giờ em mới đảm đang

      Nuôi mẹ chăm con thay chồng trăm chuyện

      Đâu phải đợi khi quân thù ập đến

      Tổ quốc gọi tên, em tình nguyện lên đường

      Cái tính đảm đang em chịu đựng yêu thương.” (Sưu tầm – Trích bài thơ “Đảm Đang”).

      Tam tòng, tứ đức và công dung ngôn hạnh thời nay của phụ nữ

      Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì tiêu chuẩn đặt ra để đánh giá về người phụ nữ cũng không giống nhau. Chính điều này tạo nên sự khác biệt về tam tòng tứ đức – công dung ngôn hạnh xưa và nay của người phụ nữ.

      Về tam tòng: Nhìn chung, “tam tòng” của phụ nữ thời nay vẫn giữ được bản chất theo quan niệm của Nho giáo. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm đó được mở rộng và không khắt khe như thời xưa. Nếu con gái thời xưa phải ngoan ngoãn, sống theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thì ngày nay lại khác. Họ cũng vẫn ngoan ngoãn, vẫn nghe lời bố mẹ nhưng họ có quyền được lên tiếng, được bày tỏ quan điểm của bản thân về những quyết định của bề trên. Hay khi chồng mất, người phụ nữ thời xưa phải ở vậy nuôi con để giữ đúng “đạo tiết làm vợ” thì trong xã hội hiện đại lại khác, họ vẫn có thể tiếp tục đi bước nữa mà không phải hứng chịu sự dè bỉu của những người xung quanh.

      Cùng với đó, công dung ngôn hạnh của phụ nữ thời nay cũng được mở rộng và phát triển thành nhiều hướng khác nhau. Cụ thể như sau:

      – Công: Phụ nữ thời nay không phải gánh vác tất cả các công việc nội trợ nữa vì họ có thể san sẻ công việc với chồng hoặc thuê người giúp việc. Tuy nhiên, những công việc chủ chốt như chăm sóc con cái hay bếp núc trong gia đình đều do bàn tay người phụ nữ đảm nhiệm. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia và giữ các vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý nhà nước, khoa học – kỹ thuật,…

      – Dung: Dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì con người vẫn luôn quan tâm đến vấn đề làm đẹp cho bản thân. Xu hướng xã hội hiện đại khuyến khích chị em phụ nữ nên làm đẹp cho bản thân bởi “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Tuy nhiên, có nhiều chị em quá chú trọng đến hình thức bên ngoài mà quên mất rằng cái đẹp là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.

      – Ngôn: Trong xã hội hiện đại, không phải lúc nào người phụ nữ cũng phải sống trong khuôn phép, gọi dạ – bảo vâng,… mà được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện thực và thể hiện sự bình đẳng nam – nữ.

      – Hạnh: Ngày nay, đức hạnh của người phụ được đánh giá qua nhiều khía cạnh như: chức năng sinh sản, khả năng giao tiếp, khả năng làm kinh tế,… Người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần cho chồng, cùng chồng chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn, mọi thành công cũng như thất bại trong cuộc sống.

      Ở bất kỳ thời đại nào thì công dung ngôn hạnh – tam tòng tứ đức đều là thước đo của người phụ nữ. Tuy nhiên, trong mỗi thời đại, thước đo này lại được thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ không chỉ làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ mà họ còn rất quan tâm đến bản thân, cố gắng trau dồi kiến thức để trở thành một người phụ nữ hiện đại, tài sắc vẹn toàn.

Đọc Stt, Quotes &Amp; Trích Dẫn Hay Tam Sinh Tam Thế

Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa! Bộ truyện làm mưa làm gió đối với giới trẻ hiện nay. Thể loại truyện là ngôn tình, huyền huyễn, cổ đại, một trong tác phẩm hay của Đường Thất Công Tử rất nổi tiếng mà người đọc mê truyện không thể bỏ qua được. Trong đó, những lời thoại của truyện luôn được đọc giả săn tìm, vì thế ngày hôm nay blog xin chia sẻ đến các bạn loạt những STT, Quotes & Trích dẫn hay trong truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa.

Nhiều bạn sẽ nhầm tưởng cái tên Đường Thất Công Tử là nam, nhưng thật ra là một nữ ngồi bút 8X. Cô khá may mắn trong hàng nghìn người viết truyện trên mạng vì bộ tác phẩm của cô thu hút một lượng lớn fan hâm mộ, và các tác phẩm được truyền đọc với tần suất rất cao, và số lượng sách truyện viết ra được bán cũng rất khả quan.

Đối với bộ truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa là cuốn sách viết về chuyện tình kéo dài ba đời ba kiếp của Đế cơ Thanh Khâu Bạch Thiển và Thái tử Cửu Trùng Thiên Dạ Hoa. Bộ truyện đã truyền tải đến thế giới ngôn tình những trích dẫn rất hay và sâu sắc, đặc biệt là chị em phụ nữ rất thích thể loại truyện tình cảm như vầy.

1. Tam sinh tam thế, ba đời ba kiếp, cuối cùng cũng không chỉ là ảo mộng của riêng ai ( Sưu tầm )

2. Ba đời ba kiếp, nàng và chàng, có phải là định mệnh đi ngược lại nhân duyên không?

3. Nàng đợi đã bao năm như vậy là đợi người đó quay về, giờ người đó đã quay về, trái tim của nàng đương nhiên sẽ không thể dành chỗ cho người khác, là ta vọng tưởng mà thôi ( Dạ Hoa )

4. Không phải mỗi người đều có thể trưng nỗi đau đớn lên mặt, cho dù không trưng ra mặt, thì nỗi đau trong lòng cũng nhức nhối không kém một phân ( Bạch Thiển )

5. Yêu rồi, sai rồi, chấp nhận rồi, bất luận là hận khiến người ta trằn trọc thao thức hay là yêu khiến người ta khó tránh khỏi kiếp nạn, thực ra tất cả đều không quan trọng. Bởi vì chỉ cần yêu là đã thua một nửa rồi ( Bạch Thiển )

Quotes Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa

Theo như đánh giá của các bạn đọc giả thì Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa một trong những thể loại truyện ngôn tình không thể nào bỏ qua khi bạn cảm nhận được hết ý nghĩa của cốt truyện. Một chuyện tình vương vấn nhẹ nhàng đã làm say lòng biết bao nhiêu bạn đọc giả. Ví thế những đoạn trích dẫn trong truyện Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa luôn được tìm kiếm, và đó là lý do khiến blog sưu tầm các câu trích dẫn này.

Đa phần tác giả Đường Thất Công Tử được biết đến qua bộ truyện “Tam sinh tam thế – Chẩm thượng thư” và bộ sách “Hoa tư dẫn”. Và giờ đây Đường Thất Công Tử là một cái tên khá quen thuộc với độc giả trẻ. Các tác phẩm sách của Đường Thất Công Tử – Hoa tư dẫn (2 tập – 2012), Tam sinh tam thế – Thập lý đào hoa (2012), Chẩm thượng thư (2013).

6. Tình yêu là thứ chưa từng nếm trải thì không thể biết ra sao, nhưng hễ nếm trải được vị ngọt của nó thì sẽ không thể buông tay, trong thiên hạ chẳng có thứ gì làm người ta mê đắm hơn nó cả ( Phượng Cửu )

7. Yêu một người sẽ thành thế này, lúc nào cũng chỉ muốn cho người mình yêu sung sướng một chút, chỉ cần người mình yêu vui vẻ, thì chính mình mới vui vẻ. Đây đúng là tác dụng diệu kỳ của tình yêu, mặc dù chịu muôn vàn khổ sở, nhưng nếu trong lòng người ấy vẫn có mình, thì đau khổ đến nghiêng trời lệch đất đi chăng nữa, bất quá chỉ là một sự dày vò ngọt ngào mà thôi ( Bạch Thiển )

8. Một người say mèm trong rừng đào mười dặm để quên hết quá khứ, một người nặng tình ba đời ba kiếp mòn mỏi chờ đợi. ( Đường Thất Công Tử )

9. Có những tình yêu giấu nơi khóe môi, đặt trong đáy lòng. Phù sinh như mộng, tình như nước chảy, yêu tựa hoa đào ( Sưu tầm )

10. Trót lụy yêu thương, có đôi khi, làm cho con người ta trở nên ti tiện hèn mọn ( Bạch Thiển )

11. Ta muốn gì ư? Điều ta muốn trước sau chỉ có mình nàng mà thôi ( Dạ Hoa )

12. Mong muốn cả đời ta chỉ là được thấy hình bóng mình trong mắt chàng mà thôi. Chàng rất tốt, chỉ là ta và chàng không có duyên mà thôi ( Bạch Thiển )

13. Một lời ước định nên duyên ba kiếp. Ba kiếp tương ngộ, có kiếp nào được hạnh phúc, bên nhau trọn đời ? ( Sưu tầm )

14. Ta sẽ thành thân với nàng, ta sẽ là đôi mắt của nàng ( Dạ Hoa )

15. Bạn đã từng yêu một người? Bạn đã từng hận một người? Thực ra yêu hận tình thù giữa hai người đó, ta chẳng qua chỉ là người qua đường, mơ mơ hồ hồ bị giữ lại, là kiếp số đã định sẵn mà thôi. ( Bạch Thiển )

16. Dạ Hoa, thiếp bỏ qua chàng, chàng cũng bỏ qua thiếp, hai người chúng ta, không ai nợ ai ( Tố Tố – Bạch Thiển )

17. Thế gian này sẽ không có một Tố Tố trên núi Tuấn Tật nữa. Đó chẳng qua chỉ là một giấc mộng của thượng thần Bạch Thiển – con gái của Đế Quân Bạch Chỉ của nước Thanh Khâu, mang theo biết bao cay đắng khổ sở và sắc hoa đào phai nhạt. Sau khi tỉnh giấc, những gì đã mơ cũng sẽ quên sạch ( Đường Thất Công Tử )

18. Nếu như cái gì cũng dùng tiên thuật để giải quyết thì làm thần tiên cũng chẳng thú vị gì ( Bạch Thiển )

19. Ta vốn hiểu tính khí của nàng, nhưng chẳng ngờ nàng vẫn dứt khoát đoạn tuyệt như vậy, chuyện cũ nàng đã quên sạch, ta vừa mong nàng nhớ lại, lại vừa mong nàng mãi mãi quên đi… ( Dạ Hoa )

20. Tình yêu là thứ chưa từng nếm trải thì không thể biết ra sao, nhưng hễ nếm trải được vị ngọt của nó thì sẽ không thể buông tay ( Bạch Thiển )

21. Ta chỉ yêu mình nàng, không bao giờ yêu người nào khác ( Dạ Hoa )

22. Ta hy vọng chuyện gì nàng cũng có thể tính toán với ta một chút ( Dạ Hoa )

23. Trong tim nàng ta chẳng đáng giá mảy may nào. Bạch Thiển, có phải trong tim nàng chỉ có thể chứa một người? Nàng định đợi người ấy đến bao giờ? (Dạ Hoa)

24. Nếu ta chẳng có gì, nàng có bằng lòng theo ta không? ( Dạ Hoa )

25. Chẳng qua ta luôn vọng tưởng mà thôi, nhưng ta nợ nàng bao nhiêu, nàng nợ ta bao nhiêu, e rằng số phận đã chẳng thể làm rõ được. ( Dạ Hoa )

26. Ta tiếc rằng đã không thể gặp chàng trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời ( Bạch Thiển )

27. Chuông Đông Hoàng mở ra thì sao, chúng thần của tám cõi bị tận diệt thì sao, chung quy hai chúng ta vẫn ở một chỗ, thiêu thành tro thì cũng chung một nắm tro, sao chàng, sao chàng có thể bỏ lại ta một mình chứ? ( Bạch Thiển )

28. kiếp trước kiếp này, ta liên tiếp hai lần gặp đúng chàng, hai lần đều yêu chàng sâu đậm, bây giờ nhớ lại, ta cũng chưa từng hiểu chàng. ( Bạch Thiển )

29. Cấp ba nợ tôi một Giang Thần, đại học nợ tôi một Tiêu Nại, trưởng thành nợ tôi một Phong Đằng, và thanh xuân nợ tôi một mối tình đầu .

30. Kiểu của mình là cố chấp. Người mình yêu một khi nhập nhằng, không rõ với người ta thì thà mình buông. Mệt mỏi lắm, cũng đau lòng lắm…

31. Ta là một người yêu ghét rõ ràng, trong mắt không thể lưu được dù chỉ một hạt cát. Chàng nếu làm chuyện có lỗi với ta, những lời thề trước đây liền không tính nữa; ta sẽ vĩnh viễn biến mất, đời này kiếp này cũng không gặp lại.

32. Đôi khi lại nghĩ, yêu 1 người, hay không yêu 1 người, mới là đau đớn hơn…Và vì yêu nên mới đau, càng đau lại càng yêu…Con người, vốn là hay tự ngược mình như vậy…

33. Mấy năm sống trên đời mãi mà vẫn độc thân giờ mình mới hiểu ra nguyên do: trên đá tam Sinh không có tên mình, cả đời này phạm mệnh Cô Loan.

34. Vạn kiếp tình duyên, ai nhặt lên, ai buông xuống, ai quên quá khứ, ai mãi nhớ thương. Nhớ về thời tuổi hoa ấy, ai gieo tương tư, ai trồng hoa đào.

35. Yêu rồi, sai rồi, chấp nhận rồi, bất luận là hận khiến người ta trằn trọc thao thức hay là yêu khiến người ta khó tránh khỏi kiếp nạn, thực ra tất cả đều không quan trọng. Bởi vì chỉ cần yêu là đã thua một nửa rồi.

36. Ta muốn gì ư? Điều ta muốn trước sau chỉ có mình nàng mà thôi.

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Đọc STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Tam Sinh Tam Thế – Thập Lý Đào Hoa Tại Danh Mục Quotes & Trích Dẫn Hay Trong Tiểu Thuyết của Blog chúng tôi Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!

Bài Viết Liên Quan:

90+ STT, Quotes & Câu Nói Hay Trong Đam Mỹ Tiểu Thuyết, Ngôn Tình

80+ Quotes Hay Tiếng Việt Tâm Trạng, Ngôn Tình Buồn & Nhập Tâm

STT, Quotes & Trích Dẫn Trong Tiểu Thuyết Ngôn Tình Của Lâm Địch Nhi

STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Trong Truyện Đông Cung – Phỉ Ngã Tư Tồn

50+ STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Năm Tháng Vội Vã – Cửu Dạ Hồi

STT, Quotes & Trích Dẫn Hay Tiểu Thuyết Ngôn Tình Của Đồng Hoa

STT, Quotes & Trích Dẫn Ngôn Tình Hẹn Đẹp Như Mơ – Phỉ Ngã Tư Tồn

STT, Quotes & Trích Dẫn Tiểu Thuyết Ngôn Tình, Lãng Mạn – Cố Mạn

Chàng Trai Hoàn Hảo Vũ Văn Ung

Cái “tô” thứ hai: Tổng tài bá đạo trong tình yêu

Có người nói, Vũ Văn Ung đối với Thanh Tỏa chính là tình cảnh “Tổng tài bá đạo yêu phải ta”. Gì mà “nàng không được phép rời ta nửa bước”, gì mà “cùng nhau ngủ đi”, gì mà “ngoan ngoãn nghe lời”, lại gì mà “Ta phải nhốt nàng ở đây cả đời”, tóm lại toàn là màn kịch che giấu đi vẻ xấu hổ, hoàn hảo tự kiêu khiến ta run rẩy. Vũ Văn Ung và Thanh Tỏa chiều cao khác biệt cũng là một điểm “tô”, đủ kiểu lôi lôi kéo kéo, đó là chuyện thường nhật luôn rồi, hơn nữa vóc dáng của Thanh Tỏa nhỏ nhắn xinh xắn, ngay đến ta còn cảm thấy xúc cảm sẽ không tệ. ^O^. Hoocmon bài trừ không thể không tiếp tục thốt lên rằng, thật sự rất “tô”. Có thể diễn xuất cảm xúc của cặp đôi như vậy, có thể khiến khán giả cũng cảm thấy cả thứ hoocmon đó, kỹ xảo như vậy chẳng phải thành công rồi sao.

Cái “tô” thứ ba: Bá đạo hay là phúc hắc? Giờ ta hiểu rồi

Tuy ta mới xem đến tập 13, mới biết được quãng 1/3 nội dung bộ phim, nhưng đoán chừng tình tiết tiếp theo, ta cảm thấy nam nhân này thực sự quỷ quyệt. Trong tiểu thuyết ngôn tình thông thường, tổng tài bá đạo tuy có “tô”, tuy nhiên chỉ số IQ không chỉ rõ, không hiểu làm sao gặp nữ chính liền yêu đến trọn đời, từ đó vướng vào cả đời, trả giá bằng tất cả, nhưng, Đại Tư Không của mọi người không phải như thế!

Lúc mới bắt đầu, ta cũng tưởng rằng chàng thận trọng Thanh Tỏa lai lịch không rõ ràng, nhưng vẫn rất quan tâm nàng ấy.

Nhưng mà, dần dần ta mới phát hiện ra, trong trái tim nam nhân này, điều quan trọng nhất lại là giang sơn, là thiên hạ. Thanh Tỏa bị đem đi xử trảm, hoàng thượng sắp không trụ nổi nữa rồi, chàng lại nói, phải lấy thiên hạ làm trọng, làm ta nhớ lại những điều mà Thanh Tỏa đã trải qua, tại sao cô ấy lại trở thành đối tượng công kích của tất cả mọi người như vậy? Trấn Hồn Châu rõ ràng ở trang tay Vũ Văn Ung, lại khiến Thanh Tỏa và hắn trói buộc nhau như thế. Thanh Tỏa bị đưa vào nơi đầu sóng ngọn gió, thực tế Vũ Văn Ung đã thao túng an bài mọi thứ. Nhưng điều đáng sợ nhất là, chàng rõ ràng đã nói với Thanh Tỏa:

“Ta tưởng rằng giữa chúng ta đã không còn khác biệt nữa rồi”.

Rõ ràng đã động lòng rồi, nhưng hắn vẫn dẫn dụ nàng đến Tàng Bảo Các, phân tán thế lực chú ý đến hắn. Ta cũng không biết, hắn vì muốn bảo vệ hoàng thượng, hay là vì muốn bảo vệ bá nghiệp của bản thân. Một khắc trước đây hắn đối với ta có thể còn ôm ấp ôn nhu, lưu manh nũng nịu, khắc sau đó đã có thể nói ra:

“Lần này cô ta có thể thoát kiếp nạn này hay không, còn phải xem tạo hóa”

. Nam nhân thế này, tuyệt đối sẽ không ý thức được tình yêu, đối đãi với bản thân tàn nhẫn như vậy, còn có thể trông mong vào tình yêu của hắn sao?

Có điều, đó chẳng qua cũng chỉ là thủ đoạn che mắt người khác, hắn lúc này tàn nhẫn như vậy, chỉ càng làm nổi thêm hình ảnh hắn sau này bất chấp mọi thứ vì Thanh Tỏa mà thôi. Sau màn đại ngược chính là đại tô, chính là đạo lý này. So với tình yêu cương trực của Lan lăng vương, Đại Tư Không chàng hắc đến tận trong xương tủy. Chẳng trách Lan lăng vương lúc nào cũng phải đeo mặt nạ, bởi mọi cảm xúc đều biểu lộ trên khuôn mặt. (Cón chàng, tâm tư ẩn giấu, ngoài mặt có bao giờ lộ ra tâm tư thật sự?)

Cái “tô” thứ 4: Chàng trai tài nghệ văn thơ

Tài nghệ của Đại Tư Không đến nay cũng làm người ta mê hoặc. Đêm tân hôn, tay đã bị Thanh Tỏa trói buộc, tưởng không cách nào phản kháng… Sau đó vì cứu Thanh Tỏa, lại chịu bị sát thủ đâm một đao… Ta nghĩ, đại khái, nên là, có lẽ, Đại Tư Không chàng võ công bình thường, đặc biệt có thể so bì với chiến thần Lan lăng vương. Nhưng tài đàn của Đại Tư Không cũng lại rất hào hoa, nói năng hay ho, vẽ tranh cũng khỏi bàn, vậy thì chàng nhất định thuộc phạm trù những chàng trai tài hoa rồi.

Xem ngón tay chàng thon dài như vậy, ai ya, thật là tô tô tô. ^O^

Cái “tô” thứ 5: Tính tình trẻ con

Đều nói, nam nhân trước người mà mình thích, sẽ giống như một đứa trẻ. Vũ Văn Ung cũng tự mình phát giác ra điều đó, hắn luôn tìm ra đủ thứ lí do ngốc nghếch, đến chọc ghẹo Thanh Tỏa, mà lần nào cũng ghẹo ghẹo thì thôi, lại còn phải phô trương thanh thế, tỏ vẻ hung hăng.

Nếu như chàng thật sự là một tên “cáo già quỷ quyệt”, thì sớm đã chiếm đoạt Thanh Tỏa rồi, rốt cuộc thì, Thanh Tỏa cũng là một cô nương đơn thuần và khát khao tình yêu, sự ấm áp. Nhưng Vũ Văn Ung lại chọn cách cãi nhau, dọa dẫm, chơi xỏ để Thanh Tỏa đi vào khuôn khổ, bởi vì từ trong thâm tâm chàng, vẫn là rất trân trọng nàng ấy. Chỉ có thể tìm những phương thức vụn vặt như vậy, thu hút sự chú ý của cô ấy, một dạng bad boy điển hình.

Vũ Văn Ung sau khi say rượu, mới dám giả ngây giả ngô, kéo Thanh Tỏa làm nũng, Thanh Tỏa nếu như biết hắn giả vờ, cầu mong một vị trí trong lòng nàng ấy, không rõ sẽ thế nào, hahaha. Thật thật giả giả, thật không thể phân rõ khi nào là thật tình, khi nào là giả ý.

Để có thể chợp mắt bên Thanh Tỏa, giả bệnh, cố ý gần gũi, là vì muốn đùa cợt, hay là thật sự muốn được ở gần như vậy? Tâm tư của Đại Tư Không bạn đừng có đoán, đoán cũng không ra đâu.

Tâm cơ thâm trầm, nhưng lại có tâm hồn trẻ nhỏ, có lẽ đây mới chính là Vũ Văn Ung. Nam nhân mị hoặc lòng người,

tóm lại chỉ có thể dùng 1 từ để mô tả: “Tô”.

~~~~~~~~~~~~~

P.s:

Hiện nay phim đã có nhiều tình tiết mới, vậy nên nhiều bạn bên đó đang đùa bà chị này, kêu rằng, chị phải mau chóng xem xong để làm nốt “tô” thứ 6, 7, 8… đi là vừa =))))

~~~~~~~

Tác giả:

神的规则

Bài đăng ngày 14/11/2016 (hiện đã có 21259 lượt xem)

Trans by

#Fu

. (Chính là mị đó, hiuhiu) =))))))))))))

6. Tam Độc: Tham, Sân, Si

THAM

(Pháp Cú 356) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Tham lam gây hại nhiều hơn cho người, Tham lam ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.

Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận. Căn nguyên của điều ác là tham lam và sân hận:

SÂN

“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.

Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:

(Pháp Cú 227) Người con Phật hãy nghe đây Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi Từ đời xưa đã nói rồi: “Làm thinh thời sẽ có người chê bai, Nói nhiều cũng bị chê hoài, Dù cho nói ít cũng người chê thôi”. Làm người không bị chê cười Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.

Trong quá khứ, trong tương lai và trong hiện tại chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi, đúng như lời Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 228) Ở đời toàn bị chê bai Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta Từ xưa chẳng thấy xảy ra, Tìm trong hiện tại thật là khó sao, Tương lai cũng chẳng có nào.

(Pháp Cú 222) Khi cơn giận dữ bùng ra Ai mà ngăn được mới là người hay Giỏi như hãm lại được ngay Chiếc xe đang chạy chở đầy, phóng nhanh, Nếu không thì bản thân mình Cầm cương hờ hững tài tình gì đâu.

Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh trời. Các vị này kể ra những hành động xem ra có vẻ không quan trọng lắm như chân thật, nhẫn nại và bố thí v.v… Khi ngài Mục Kiền Liên bạch hỏi Đức Phật vậy những hành động tuy nhỏ nhưng tốt lành có thể nào dẫn đến các cõi trời không, Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 224) Nói lời chân thật luôn luôn, Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi, Dù ta có ít của thôi Cũng chia bố thí cho người đến xin, Nhờ ba việc tốt lành trên Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.

Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn thanh tịnh, Đức Phật dạy rằng cỏ dại làm hại ruộng vườn thời lòng sân hận cũng làm hại loài người. Vì vậy người nào diệt hết lòng sân hận thì người đó đáng được ngưỡng vọng và khâm phục:

(Pháp Cú 357) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Lòng sân gây hại nhiều hơn cho người, Ai lìa sân hận được rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

(Pháp Cú 321) Luyện voi dự hội, tài thay Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng, Nhưng mà nếu luyện được lòng Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân Khi nghe phỉ báng bản thân Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn.

Đức Phật dạy rằng tự chế ngự được mình mới là điều rất quý và người chịu cố gắng, đủ nhẫn nại để tự huấn luyện mình thời cũng sẽ được hưởng kết quả tốt lành như người đã khéo huấn luyện các con thú vật như la, ngựa và voi. Con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả:

(Pháp Cú 322) Con la được huấn luyện qua Trở nên thuần tánh, tỏ ra tốt lành, Ngựa nòi sinh chốn sông xanh Sau khi huấn luyện, trở thành ngựa hay, Voi ngà to lớn quý thay Sau khi huấn luyện voi này tuyệt luân, Con người nếu chính bản thân Tự mình thuần hóa được luôn chính mình Mới là người thật tài tình!

(Pháp Cú 369) Tỳ Kheo tát nước thuyền này Thuyền không nhẹ nhõm xuôi ngay theo dòng, Tham và sân trừ diệt xong Thân này cũng nhẹ thoát vòng nhiễm ô Niết Bàn mau chóng qua bờ.

SI

(Pháp Cú 11) Những gì không thật, hão huyền Lại cho là thật và tin vô bờ, Những gì chân thật lại ngờ Lại cho không thật, chỉ là giả thôi, Nghĩ suy lầm lạc mất rồi Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.

(Pháp Cú 12) Biết đây là thật để tin Biết kia không thật, hão huyền mà thôi Nghĩ suy theo đúng đường rồi Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.

(Pháp Cú 141) Dù tu khổ hạnh triền miên Trần truồng, bện tóc, tro đen xoa mình Nhịn ăn, nằm đất, lăn sình Sống dơ, ngồi xổm để hành xác thân Nào đâu thanh tịnh được tâm Nếu không trừ dứt đi phần hoài nghi.

(Pháp Cú 107) Trăm năm ở tại rừng sâu Dốc lòng thờ lửa cũng đâu sánh bằng Chỉ trong giây lát cúng dường Những người đạo hạnh một đường chân tu Thật là công đức vô bờ Hơn là thờ lửa mê mờ trăm năm.

(Pháp Cú 108) Suốt năm bố thí, cúng dường Để cầu phước báu chẳng bằng so ra Phần tư công đức của ta Khi ta kính lễ những nhà chân tu Thanh cao, chính trực vô bờ.

(Pháp Cú 358) Cỏ hoang làm hại ruộng vườn Si mê gây hại nhiều hơn cho người, Si mê ai đã lìa rồi Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng Hưởng về phước báu vô vàn.

TAM ĐỘC

(Pháp Cú 283) Đốn rừng nhưng chớ chặt cây, Đốn rừng tham ái với đầy sân si Chính do rừng dục vọng kia Mà bao sợ hãi dễ bề sinh ra Rừng to, rừng nhỏ quanh ta Cả hai rừng đó mau mà đốn đi, Các Tỳ Kheo hãy thoát ly Thoát rừng dục vọng muôn bề tối tăm.

(Pháp Cú 251) Lửa nào có thể sánh ngang Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên, Không còn cố chấp nào bền Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ, Lưới nào trói buộc dầm dề So ra với lưới ngu si buộc ràng, Sông nào chìm đắm cho bằng Dòng sông ái dục cuốn phăng bao người.

(Pháp Cú 20) Dù cho chỉ tụng ít kinh Nhưng theo giáo pháp thực hành sớm khuya Hết tham, hết cả sân, si Lòng luôn tỉnh giác, tâm thì hiền lương Trước sau giải thoát mọi đường Tu hành lợi ích ngát hương muôn đời.

Theo Phật Giáo, pháp học sẽ không bổ ích nếu không thật sự thực hành điều đã học. Như vậy, Phật Giáo không phải là một triết học suông mà là con đường giác ngộ duy nhất.

(Pháp Cú 179) Chẳng ai hơn nổi con người Đã từng thắng phục được nơi dục tình Người như vậy chính thân mình Ở đời không sợ dục tình dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào.

(Pháp Cú 180) Lưới mê được giải tỏa rồi Dục tình kia khó tìm người dõi theo Mênh mông Phật giới cao siêu Tham, sân, si dấu tích đều còn đâu Các ngươi cám dỗ dễ nào!