Top 12 # Sưu Tập Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Toàn Tập

Ngày đăng: 07/05/2017, 14:19

Ca dao tục ngữ Việt Nam toàn tập 1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai 2. Ai đem con sáo sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay cao 3. Ai đi bờ đắp một mình Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân 4. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Ai đi muôn dặm non sông Để ai chứa chất sầu đong vời đầy 5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào Ai đi sục sịch ngoài hàng rào Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa 6. Ai kêu là rạch, em gọi là sông Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời con gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng 7. Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Ca dao tục ngữ Việt Nam toàn tập Ai tưởng bậu hiền Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai Ai đem sáo sang sông Để cho sáo sổ lồng bay cao Ai bờ đắp Phất phơ áo giống hình phu quân Ai Hay trúc nhớ mai tìm Ai muôn dặm non sông Để chứa chất sầu đong vời đầy Ai sục sịch hàng dưa Phải thợ mộc với cưa bào Ai sục sịch hàng rào Phải thợ mộc với bào cưa Ai kêu rạch, em gọi sông Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Ai làm Nam Bắc phân kỳ Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương Ai mà nói dối Thì trời giáng hạ khoai đồng Ai mà nói dối chồng Thì trời giáng hạ hồng bờ ao 10 Ai nhứt đứng nhì Ai mà thứ ba chúng tôi chúng tôi Posted – 08/11/2007 : 03:51:53 11 Ai bưng bát cơm đầy Dẻo thơm hạt, đắng cay muôn phần 12 Ai chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có Chơi xuân kẻo hết xuân Cái già sòng sọc theo sau 13 Ai nghĩ hèn Nước dù đục lóng phèn 14 Ai vội cười Cười người hôm trước hôm sau người cười Ai vội cười Nhìn cho tỏ trước sau cười 15 Ai chẳng chóng chầy Có công mài sắt, có ngày nên kim 16 Ai hành Đã đốn vác cành lẫn 17 Ai hành Đã đan lặn, tròn vành 18 Ai đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng nhiêu 19 Ai đừng lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm Hay nằm thời có võng đào Dài lưng thời có áo chào nhà vua Hay ăn thời có gạo kho Việc mà chẳng ăn no lại nằm 20 Ai đừng lấy pháo binh Nửa đêm bắn rung rinh giường 21 Ai chí cho bền Dù xoay hướng đổi mặc 22 Ai chí cho bền Dù xoay hướng đổi mặc Dù nói Đông nói Tây, Ta vững rừng 23 Ai phụ có đất trời chứng giám Phận nghèo, không dám phụ Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây 24 Ai mặc Áo dà lại, đến mai 25 Ai mặc Thiếp sầu đượm thắp hoài năm canh 26 Ai Bình Định mà coi Đàn bà biết múa roi, quờn 27 Ai có nhớ ta Ta ta nhớ hàm cười 28 Ai em gởi thơ Hỏi người bạn cũ nơi nao Non đắp mà cao Sông kia, biển đào mà sâu 29 Ăn sung ngồi gốc sung Lấy anh lấy, nằm chung không nằm … Thiếp sầu đượm thắp hoài năm canh 26 Ai Bình Định mà coi Đàn bà biết múa roi, quờn 27 Ai có nhớ ta Ta ta nhớ hàm cười 28 Ai em gởi thơ Hỏi người bạn cũ nơi nao Non đắp mà cao Sông kia, biển đào mà…Posted – 08/11/2007 : 03:51:53 11 Ai bưng bát cơm đầy Dẻo thơm hạt, đắng cay muôn phần 12 Ai chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có Chơi xuân kẻo hết xuân Cái già

Ca Dao &Amp; Tục Ngữ Việt Nam

10:36:14 AM, Sep 07, 2020 * Số lần xem: 854101 * Cập nhật

* đăng lúc 11:22:41 AM, Jan 26, 2009 Ca Dao & Tục Ngữ Việt Nam Ca dao là gì?

Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.

Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.

Tục ngữ là gì?

Khác với ca dao, thì tục ngữ lại thể hiện những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn…

Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.

Ca Dao Tục Ngữ Phần II từ H tới L Ca Dao Tục Ngữ Phần III từ M tới Y :: ::

Xin bấm vào các links sau đây để đọc tiếp :

1. Ai ai cũng tưởng bậu hiềnA

Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

2. Ai đem con sáo sang song Để cho con sáo sổ lồng bay cao

3. Ai đi bờ đắp một mình Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

4. Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Ai đi muôn dặm non song Để ai chứa chất sầu đong vời đầy

5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào Ai đi sục sịch ngoài hàng rào Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa

6. Ai kêu là rạch, em gọi là song Phù sa theo nước chảy mênh mông Sông ơi, thấm mát đời con gái Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng

7. Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

9. Ai mà nói dối cùng ai Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng Ai mà nói dối cùng chồng Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

12. Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có thì Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sòng sọc nó thì theo sau Phần I từ A tới G

100. Áo anh đứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

B

Mưa rầu, nắng lửa, người ta lừ đừBuồn về một nỗi tháng tưCon mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ănBuồn về một nỗi tháng nămChửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêuLựu xa đào, lựu xéo đào xiênVàng cầm trên tay rớt xuống không phiềnChỉ phiền một nỗi nợ với duyên không trònChờ con bạn ngọc thở than đôi lờianh hai vật đổi sao dờiTính sao nàng tính trọn đời thủy chungCanh ba cờ phất trống rungMặc ai ai thẳng ai dùn mặc aiCanh tư hạc đậu cành maiSương sa lác đác khói bay mịt mờCanh chầy tơ tưởng tưởng tơChiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu khôngAi làm lỡ chuyến đò ngangCho loan với phượng đôi hàng biệt ly

C

78. Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm Bủa xua ông Tham biện, bạc tiền ông để đâu

80. Bực mình chẳng muốn nói ra Muốn đi ăn giỗ chẳng ma nào mời

79. Bước xuống ruộng sâu, em mảng sầu tấc dạ

75. Bươm bướm mà đậu cành bong Đã dê con chị, lại bồng con em

76. Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai

77. Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng

73. Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon

74. Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng

C

Đi buôn cau héo có buồn hay không

43. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

VẦN D VẦN Đ

Đánh bạc quen tay Ngủ ngày quen mắt Ăn vặt quen mồm

Đánh chết, mà nết không chừa Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn

Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui

Đàn bà tốt tóc thì sang Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

Đàn đâu mà gảy tai trâu Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa lên thang mà về

Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển mồ côi một mình

Đàn ông không râu vô nghì Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh

Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt Lửa nhà máy hết cháy thành than Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn Kể từ khi em biết được chàng Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

Đèn treo ngang quán Tỏ rạng bờ kinh Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ

Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên

Đêm khuya ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Đêm khuya trăng dọi lầu son Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng Bển qua đây đàng đã xa đàng Dầu tui có lâm nguy thất thế Hỏi con bạn vàng nó cứu không? Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời

Đêm nằm tàu chuối có đôi Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình

Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài Bây giờ chàng đã nghe ai Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung Bây giờ sự đã nhạt nhùn Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước, cá khô Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm

Đêm qua nguyệt lặn về Tây Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không Bây giờ kẻ Bắc, người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư

Đêm thanh cảnh vắng Thức trắng năm canh Một duyên, hai nợ, ba tình Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao

Đến đây đất nước lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo

Đến ta mới biết của ta Trăm nghìn năm trước biết là của ai

Đề huề chồng vợ Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ

Đi chùa lạy Phật cầu chồng Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi

Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thỉnh như chúng anh đây Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng

Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Đi qua nhà nhỏ Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương

Đó đây trước lạ sau quen Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần

Đói lòng ăn đọt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Đói lòng nuốt trái khổ qua Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười

Đôi ta chẳng được sum vầy Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương Vì sương nên núi bạc đầu Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa

Đôi ta đã trót lời thề Con dao lá trúc đã kề tóc mai Dặn rằng: Ai chớ quên ai!

Đôi ta như loan với phượng Nỡ lòng nào để phượng lià cây Muốn cho có đó, có đây Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi Thà rằng chẳng biết thì thôi Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền

Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong Con quấn con quít, con trong con ngoài Đôi ta như thể con bài Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào

Đố ai biết luá mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây, rung cỗi, rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

Đố ai lặn xuống vực sâu Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa

Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người Mấy người bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm Muốn ăn bôn súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

Đồng tiền Vạn lịch Thích bốn chữ vàng Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu Bây giờ cô lấy chồng đâủ Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng

Đổ lửa than nên vàng lộn trấu Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em

Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ Anh gặp em đây không cửa không nhà Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

Đờn cò lên trục kêu vang Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương Chiều nay qua phản bạn hồi hương Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào Ghe tui tới chỗ cắm sào Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông

Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm Anh thấy em tốt mã anh lầm Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông

Đưa nhau đổ chén rượu hồng Mai sau em có theo chồng đất xa Qua đò gõ nhịp chèo ca Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

Đường trơn trợt gượng đi kẻo té Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi Hay dạ của chàng nay đã hết thương?

Đứt tay một chút còn đau Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành

Đ Đất lành chim đậu.

E

VẦN E

Em có chồng sao em không nói? Để anh theo anh chọc em hoài Chắc có ngày anh sẽ bị ăn dao phay!

Em đeo chiếc kim hườn Em còn chờn vờn chiếc kim xuyến Hườn xuyến vuột tay rồi, buồn nghiến, ai thương!

Em liều một cái bánh bò Còn nào chót chét, cặp giò em chặt hai

Em liều một chén dầu chanh Con nào hỗn dữ vuốt nanh em bẻ liền

Em liều một trái sầu giêng Con nào độc hiểm, em nghiền ra tro

Em nghĩ thân em, như kiếng lấm lem cát bụi Ai đó lau chùi, biết tới buổi nào xong?

Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương?

Em ơi, anh bảo em này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi

Em ơi, em có thương anh Em ra canh lính cho anh leo tường!

Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em hái mẹ già em thương Mẹ già một nắng hai sương Chị đi một bước trăm đường xót xa Cậy em em ở lại nhà

Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ anh chồng cũ nó đứng bờ rào nó trông

Em chấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị ả vắt dao trong mình Dao trong mình, gươm anh cặp nách Thuận nhơn tình khoét vách sang chơi

Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi Cái sập đá bỏ vắng em không ngồi Vườn hoa hoang lạnh mặc người vào ra

Em về hỏi mẹ cùng cha Có cho em lấy chồng xa hay đừng

Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao, mưa rào lại tạnh

Em nghe tiếng hát đâu xa

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ê

Êm như ru

Ếch ngồi đáy giếng

VẦN G

Gan teo mấy đoạn, ruột thắt mấy từng Mình bảy buôi lỗ miệng đặng cầm chừng xa tui

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua

Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng Trai bạc tình một cẳng về quê

Gái lấy trai đứng là gái dại Trai lấy rồi trai lại bán rao Gái đâu có thứ hỗn hào Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu

Gà đẻ, gà cục tác

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi Saigon vui lắm em ơi Lấy chồng về đó một đời sướng thân

Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất

Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ Mặt chị có thẹo ảnh chừa đôi bông

Gẫm xem sự thế nực cười Một con cá lội mấy người buông câu

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Gập ghềnh nước chảy qua đèo Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng

Ghe anh đỏ mũi xanh lườn Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em

Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em

Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời Mật đường dù chẳng đi đôi Chút hương rớt lại, một đời chưa quên

Ghe lên ghe xuống dầm dề Sao anh không gởi thơ về thăm em?

Ghét con xẩm lai mê trai, mi lai nhãn khứ Ôm bụng trống chầu, bỏ xứ ra đi

Già thì đặc bí bì bì Con gái đương thì rỗng toác toàng toang Ngoài xanh trong trắng như ngà Đàn ông cũng chuộng, đàn bà cũng yêu (Đố là gì? – cau dầy)

Giàu cha giàu mẹ thì ham Giàu cô giàu bác ai làm nấy ăn

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

Giàu từ trong trứng giàu ra

Giàu út ăn, khó út chịu

Giả đò mua khế bán chanh Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn

Giặc Tây đánh tới Cần Giờ Bậu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công

Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh

Giấy hồng đơn bán mấy Cho anh mua lấy một tờ Viết thơ quốc ngữ Dán trên trái bưởi Thả xuống giang hà Bớ cô gánh nước bên bờ Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ

Giận chồng xách gói ra đi Chồng theo năn nỉ, khoái tù ti trở về

Gieo gió gặp bão

**************************************

Toàn bộ từ vần A đến Y

-B-

-C-

Ca Li đi dễ khó về

Câu nguyên gốc là..nói về những người đi trồng cao su

Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo ================================================== ======= Có công mài sắt, có ngày nên kim ================================================== ======== Chân cứng đá mềm ================================================== ======== Có chí thì nên ================================================== ======== Cô kia bới tóc đuôi gà Nắm đuôi kéo lại hỏi nhà ở đâu ? Nhà tôi ở trước đám dâu Ở sau đám cải đầu cầu ngó qua

Cái câu này còn có khác hơn một tí đó là..

Đ-

Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.

Ếch ngồi đáy giếng

================================================== ========

-G-

-H-

-I-

================================================== ========

-K-

-L-

-M-

-N-

Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ ================================================== ======== Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm ================================================== ======== Nhất quỷ nhì ma Thứ ba học trò …. ) ================================================== ======== Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ================================================== ======== No bụng đói con mắt ================================================== ========

-O-

Ở đâu cũng có anh hùng Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên ================================================== ======== Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ================================================== ======== Ớt nào là ớt chẳng cay, Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng. Vôi nào là vôi chẳng nồng Gái nào là gái có chồng chẳng ghen ! ================================================== ======== Ở hiền gặp lành ================================================== ========

-Q-

Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa Tiền, gạo là của mẹ cha Bút nghiên, kinh sách thì là của anh

Lấy chàng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường thiếp hãy còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

================================================== ========

-R-

Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon ================================================== ========

-S-

Sông sâu còn có kẻ dò Nào ai lấy thước mà đo lòng người ================================================== ======== Sá gì một nải chuối xanh Năm bảy người giành cho mủ dính tay ================================================== ========

-T-

-U-

================================================== ========

-V-

Vì sông nên phải lụy thuyền Chứ như đường liền ai phải lụy ai ================================================== ======== Vải thưa che mắt thánh ================================================== ========

-X-

========

-Y-

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay

========

Yêu nhau thì ném miếng trầu Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra Yêu nhau cau bổ làm ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

☆ ☆

Xem Thêm Cập nhật 2020:

Mèo khen mèo dài đuôi.

N Năm nắng mười mưa

Phong Tục Tập Quán Việt Nam Qua Ca Dao Và Tục Ngữ

Ca dao, tục ngữ, kho tàng vǎn học phong phú, là kiến thức vô giá. Ca dao thể hiện nghệ thuật sống đẹp, phong tục tập quán, tín ngưỡng.

1. Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng)

Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ:

Người giàu khai hạ, tớ khai bị Hết rượu cho nên mới ngủ khì

Tết khai hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào gà, mồng Hai: chó, mồng Ba: lợn, mồng Bốn: dê, mồng Năm: trâu, mồng Sáu: ngựa, mồng bảy: người, mồng Tám: lúa. Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành Mồng bảy hạ cây nêu để “bế mạc” tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.

2. Tết Rằm tháng giêng (Tết Thượng Nguyên)

“Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đó là tết rằm tháng giêng hay tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.

3. Tết Hàn Thực (Mồng ba tháng ba)

Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân – Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ cày cuốc trong núi Điền Sn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.

Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.

4. Tiết Thanh Minh (Mồng chín tháng ba)

Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. (Nguyễn Du)

Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.

5. Tết Đoan Ngọ (Mồng năm tháng năm)

Chưa ăn bánh tết Đoan Dương Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.

Xin kể ra đây mấy cách phòng bệnh của nhân dân ta: Lấy lá ngón nhuộm các đầu móng tay móng chân (trừ ngón trỏ), ăn rượu nếp, trứng luộc, cháo chè kê, bánh đa và các loại quả chua chát. Có nơi người lớn uống rượu xương bồ, trẻ em bôi thuốc hồng hoàng (vào thóp đầu, ngực và rốn) gọi là để trừ trùng. Một số vùng nông thôn còn lấy lá ngải cứu kết hình rồng rắn treo ở cửa, lại uống nước các loại lá: ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối vào giờ ngọ (11-12 giờ trƯa). người mê tín thì kết bùa bằng hình màu hoa sen, quả khế đeo vào cổ trẻ em. Không ít người lại mang áo vàng đến xin dấu ấn của Phật, mong ma quỷ bệnh ác đừng quấy rầy.

Ta không mấy ai biết ông Khuất Nguyên và tích đó, nên cứ gọi tết 5 tháng 5 là tết “giết sâu bọ”, vì như trên đã nói, tiết này là tiết chuyển mùa nên sâu bọ và bệnh tật hay hoành hành.

Theo lịch cũ thì ngày 5 tháng 5 là ngày hết xuân sang hạ. Đây là khi thời tiết chuyển mùa nên hay có bệnh thời khí, nhưng cũng là ngày giỗ của Khuất Nguyên – Một thi sĩ Trung Hoa cổ đại, là một trung thần. Khuất Nguyên khi còn làm quan đã can ngăn Hoài Vương . Hoài Vương không nghe, ông phẫn chí gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn. Dân Trung Quốc làm giỗ ông vào ngày 5 tháng 5 và cúng bằng cách ném các loại bánh bao, bánh ngọt cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài (có ý làm cá khỏi đớp mất) xuống sông.

Tết Đoan Ngọ ở ta vừa có nghĩa là tết giữa năm, phòng bệnh trừ tà vừa là tết tưởng nhớ tổ tiên.

6. Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy)

Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt Toát hơi mây lạnh buốt xương khô (Nguyễn Du )

Tết rằm tháng bảy có tên khác là tết Trung Nguyên , người xưa gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Do đó vào ngày ấy, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.

7. Tết Trung Thu (Rằm tháng tám)

Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là “thưởng nguyệt” .Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác (có khi còn được tỉa thành hoa và các hình con giống rất đẹp). Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao …. và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sƯ tử, xem đèn kéo quân.

8. Tết Trùng Cửu (Mồng chín tháng chín)

Tết này có nguồn gốc ở Trung Quốc, ra đời vào thời kỳ thịnh hành của đạo Lão. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn cảnh thì vẹn nguyên.

Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

9. Tết Trùng Thập (Mồng mười tháng mời)

Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. ở nông thôn gọi là tết cơm mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.

10. Tết ông Táo (Tết hai mươi ba tháng chạp)

Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết nốt. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.

Ca dao cổ có câu:

Thế gian một vợ một chồng Chẳng như vua bếp hai ông một bà. Theo tích ấy, vào ngày 23 tháng chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con … Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có …. quần.

Các lễ tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Còn lễ tết Nguyên đán thì khắp nơi trong cả nước , từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau trong mấy ngày. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.

Tại Châu á, vùng bắc ấn Độ ăn tết vào tháng tư, Nam ấn Độ từ tháng ba. ở Lào, năm mới bắt đầu trung tuần tháng tư dương lịch. ở Campuchia, năm mới vào tháng tư, có nơi xê dịch qua tháng ba hay tháng năm. Đặc biệt giao thừa từ năm này qua năm khác, lại vào giữa trưa. Các nước này thường ăn tết theo Phật lịch vào tháng sinh hay ngày xuất gia của Phật tổ Thích ca. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (những dân tộc ăn cơm bằng đũa) đón tết Nguyên Đán đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch. Riêng nước ta, thì tết Nguyên đán rất phù hợp với đời sống của người nông dân. Vì đó là những ngày mùa màng đã kết thúc. Mọi người được rãnh rỗi, nghỉ ngơi, vui chơi và thăm viếng lẫn nhau, cũng là việc rất cần sau một năm dài lao động cần cù vất vả.

“Tháng giêng ăn tết ở nhà”

Tết nguyên đán trước hết là tết của gia đình. Theo phong tục cổ truyền thì ba ngày tết Việt Nam có ba cuộc gặp gỡ hết sức thiêng liêng và quan trọng ngay trong một nhà. Trước hết là sự gặp gỡ của các vị thần linh. Thần linh ở đây không cao xa, không huyền bí như ở các miếu, các am. Mà toàn các vị thần trong nhà gọi là gia thần. Gia thần gồm có ba vị:

Thứ nhất là tiên sư hay nghệ sư tức vị tổ đầu tiên đã dạy nghề mình đang làm. Nghề nào có tổ ấy, sĩ, nông ,công, thương đều có tổ cả. Kể cả ngành hát tuồng, hát chèo cũng có tổ sư …

Thứ hai là thổ công, vị thần giữ đất, trông coi nơi nhà mình đang ở.

Thứ ba là táo quân hay vua bếp đã chăm sóc, giúp đỡ việc nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Táo quân lên chầu trời vào ngày hai ba tháng chạp. Nhưng tối ba mươi cũng về vui vầy với các gia thần.

Xem ra mỗi người đều cần có nghề nghiệp, cần ăn, mặc, và ở thì ba vị gia thần trên đã đảm nhiệm cho tất cả.

Cuộc gặp gỡ thứ hai là của tổ tiên, ông, bà … đã khuất (gia tiên)

Tết đến hương hồn họ cũng về sum họp với con cháu trong gia đình (theo sự tưởng tượng phong phú và tình cảm của người đời).

Cuộc gặp gỡ thứ ba là của những người trong nhà. Tức là của một cuộc họp mặt gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi tết đến cũng mong muốn tha thiết được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày tết. Mấy ngày tết tiết trời thường lạnh, đêm lại rất tối nên chẳng ai muốn ra ngoài mà thích nhất là quây quần dưới bóng hương hoa của gia thần tiên chuyện vãn với người ruột thịt trong gia đình. Qua ngày Tết Việt Nam là ngày nhớ nhau, ngày hội đoàn tụ, đoàn viên ấm cúng.

Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam

T rải suốt hơn 2000 năm từ khi du nhập, Phật giáo đã bắt rễ sâu rộng trên mảnh đất Việt Nam, cùng với dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử. Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với dân tộc thật sâu đậm. Từ trong tư duy, tình cảm, thể hiện ra trong ngôn ngữ và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.Ở đây chúng tôi muốn nói riêng đến ca dao, tục ngữ, một mảng văn học rất phong phú vô cùng quan trọng, định hình cho văn hóa Việt Nam.

Mạng hạ, PL 2545, Tân Tỵ 2001

Lệ Như Thích Trung Hậu

ĐỌC SÁCH CỦA THẦY TRUNG HẬU

Ca dao, tục ngữ là gia tài văn hóa của dân tộc. Chúng ta thừa hưởng gia tài đó từ quần chúng, vì quần chúng vừa là người sáng tạo vừa là người lưu giữ bằng cách truyền miệng từ đời này qua đời khác. Một lời thốt ra đây đấy, rồi đồng thanh tương ứng, như thử đó là sự thực của chính lòng mình, như chính mình thốt ra.

Nói sáng tạo tức là nói cảm hứng. Quần chúng rút cảm hứng tư đâu để sáng tạo? Từ trong sâu thẳm của vốn liếng văn hóa un đúc từ ngàn xưa. Cũng từ trong sâu thẳm đó, sáng tạo bắt gặp hưởng ứng của tập thể, được truy nhận, trút bỏ tính cánh riêng tư cá nhân và biến thành gia tài của tập thể. Từ ngàn xưa, Phật giáo đã tô bồi văn hóa cho đất nước này, đã trở thành văn hóa của dân tộc. Như vậy, tất nhiên Phật giáo đã cung cấp cảm hứng, đã là nguồn cội chính của sáng tạo và truy nhận tập thể trong việc hình thành ca dao tục ngữ. Nhận định có tính cách hiển nhiên này tạo ra hai phản ứng đối nghịch nhau nơi người nghiên cứu về ca dao tục ngữ, vừa hứng khởi vừa nhụt bước. Hứng khởi vì mưa gió thuận hòa như thế giữa Phật giáo và nhân gian, mùa gặt ca dao tục ngữ chắc chắn phải đầy ắp Nhụt bước, vì chính mưa thuận gió hòa đó trong tâm hồn quần chúng khiến cho sự quan sát ảnh hưởng của Phật giáo trong tục ngữ ca dao thành ra phức tạp. Trái cây đang chín trên cành, làm sao phân biệt đâu là cống hiến của đất, đâu là góp phần của phân bón? Tác giả cuốn sách này đã nhụt bước như vậy không phải một lần, ngay từ câu hỏi đầu tiên. Làm sao chọn lựa? Đứng trên tiêu chuẩn nào? Không tiêu chuẩn nào hoàn toàn khách quan cả. Lấy một ví dụ: nhân duyên. Tư tưởng rất bác học này của Phật giáo được dân gian tiếp nhận như một chuyện hiển nhiên trong đời sống thường ngày, như chim hót bướm bay. Trai gái gắn bó với nhau? Nhân duyên. Phụ bạc nhau? Cũng nhân duyên. Hàng trăm câu tục ngữ ca dao như vậy, biết lấy câu nào bỏ câu nào? Lấy ít thì bất công, lấy nhiều thì lạm phát, lấy nửa chừng thì vừa lạm phát vừa bất công. Tình cha nghĩa mẹ là một ví dụ khác. Ở đây vừa có chữ hiếu của Nho giáo vừa có chữ hiếu của Vu Lan. Hai tình cảm trộn lẫn với nhau, tùy lúc phần này đậm hơn phần kia. Làm sao phán đoán khách quan để chọn lựa: đây đậm màu Phật giáo hơn đó? Đã trích câu này sao lại bỏ câu kia? Giống như một tiếng chuông ngân, ai dám quả quyết đâu là lúc ngân nga tan biến hẳn trong không trung? Cũng vậy, những khái niệm ngôn ngữ như phước, đức, tội, nghiệp, phận, số, kiếp … hoặc những hình ảnh, âm thanh như chùa, tượng, hương đèn, hoa sen, chuông mõ … nằm trong rất nhiều thề thốt, ví von, hẹn hò, trách móc giữa trai gái, vợ chồng. Chẳng lẽ nghe tiếng chuông này mà bỏ tiếng chuông kia? Chọn lựa của tác giả quả là ray rứt, bỏ thì thương vương thì tội. Tác giả đành mang tội, đành gánh tội nghiệp trên vai, gánh mọi phê bình chỉ trích mà tác giả biết trước. Bù lại, người đọc tha hồ thướng thức hoa thơm quả lạ mà tác giả đã hái trong nhiều chục năm qua với lòng thương trải rộng trên cả những trái đắng chát, độc. Ở đâu, trong bất kỳ văn hóa nào, quần chúng cũng thích hóm hỉnh, trào lộng, tiếu lâm. Đặc tính đó phát biểu tràn đầy trong tục ngữ. Ở Pháp, hồi thế kỷ XVII, César Oudin, trong Les Curiosités Francaises (1640), đã phân loại tục ngữ theo thứ lớp như sau: familières, vulgaires, basses, triviales (trêu chọc, tầm phào, hạ tiện, thô bỉ). Trong sách này, bốn loại đó không thiếu. Cùng với những chấp tay cung kính, những tiến cười bốn loại này vẽ ra hình ảnh của Phật giáo trong dân gian sung kính từ bi, nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên, hiếu hạnh trong đạo Phật. Và nhân gian đòi tôn trọng chữ giới. Không đặt chữ giới lên hàng đầu, hãy cúi đầu gánh chịu tiếng cười, kể cả tiếng cười độc, của nhân gian. Hãy quán tiếng cười đó, biết ơn những người đã cười độc, và trải lòng từ bi đến với họ. Tôi rất hân hạnh được Thượng Tọa Trung Hậu cho cái phước viết mấy dòng này ở đầu sách. Sự kính trọng và tình cảm thân mật lâu đời của tôi đối với Thượng Tọa cho phép tôi cũng cười một tiếng với tác giả qua hai câu chuyện thiền. Câu chuyện thứ nhất, tôi nghĩ là chuyện thiền nhưng quá phổ thông trong quần chúng đến nỗi đã thành ra chuyện ngụ ngôn mà thế hệ của tôi đã học từ lớp ba trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Một chú bé thọc tay vào hũ kẹo, bốc cả một nắm kẹo, rút tay không ra. Nhưng nếu Thượng Tọa cho một chiếc kẹo để có thể rút tay ra dễ dàng thì lại thương mấy chiếc kẹp kia quá trong nắm tay. Chuyện thứ hai là chuyện gió thổi. Mùa hè nóng bức, sư phụ ngồi quạt phe phẩy. Chú tiểu lại gần, thưa: “Bach Thầy, bản chất của không khí là hiện diện cùng khắp, còn gió thì chỗ nào cũng thổi cả. Bach Thầy, tại sao Thầy phải dùng quạt? Tại sao Thầy phải tạo ra gió? Chú tiểu thông thái quá, nhưng những bậc thông thái. Sư phụ đáp: “Chú chỉ biết rằng bản chất của không khí là hiện diện cùng khắp, nhưng chú không biết tại sao chỗ nào cũng có gió thổi.” Chú tiểu hỏi lại: “Bach Thầy, Thầy nói “không có chỗ nào mà không có gió thổi”, như vậy là nghĩa làm sao?” Sư phụ không nói gì nữa, im lặng tiếp tục phe phẩy. Chú tiểu cúi đầu, chấp tai vái rồi bước ra. Thượng Tọa Trung Hậu ngồi phạt phe phẩy. Chỗ nào mà không có làn gió Phật giáo?

Phật lịch 2545

Tân Tỵ 2001

Gs. Cao Huy Thuần.

(Paris)