Top 4 # Ca Dao Tục Ngữ Lịch Sự Tế Nhị Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lịch Sự Tế Nhị

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, không chỉ là những sự tích, những câu chuyện cổ mà còn cả một kho tàng ca dao, dân ca được sử dụng ẩn dụ trong cuộc sống hằng ngày. Hôm nay, các bạn hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu một số câu ca dao tục ngữ về lịch sự tế nhị nhé.

Tìm hiểu lịch sự, tế nhị là gì?

– Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

– Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.

– Lịch sự tế nhị biểu hiện ở hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

Những câu ca dao về lịch sự tế nhị, ứng xử trong giao tiếp

1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

3. Rượu nhạt uống mấy cũng say Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.

4. Đừng khinh dưa muối tương cà Tuy không lịch sự nhưng mà tự do.

5. Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu.

6. Miếng trầu của đáng là bao Chẳng ăn cầm lấy cho vừa lòng nhau.

7. Bốn phương sum họp một nhà Miếng trầu lịch sự nhưng mà tự do.

8. Cạn đồng thì uống nước khe Hết người lịch sự thì ve người đần.

9. Nước có lúc đỏ lúc vàng Làm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi!

10. Người ngu chẳng biết xã giao Những người lịch sự thì nào ai chê.

11. Mê anh chẳng bởi túi tiền Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

12. Nhà em rau muống tương cà Tuy không lịch sự nhưng mà sạch trong.

13. Phong lưu mỗi người một cách Lịch sự mỗi người một kiểu.

14. Khen ai khéo tạc nên dừa Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau.

15. Miếng trầu chẳng đáng là bao Chẳng ăn cầm lấy cho đây vừa lòng.

16. Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn Con sông Giang Hà chỗ cạn chỗ sâu.

17. Đời cha vo tròn đời con bóp méo Ăn nắm xôi dẻo nhớ nẻo nhà hàng Chẳng gì tươi tốt bằng vàng Chẳng gì lịch sự vẻ vang bằng tiền.

18. Thổi quyển phải biết chuyền hơi Khuyên người phải biết lựa lời khôn ngoan.

19. Xin trời đừng nắng chớ mưa Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi.

20. Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên.

21. Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

22. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.

23. Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

24. Người khôn ăn nói nửa chừng Để cho người dại nửa mừng nửa lo.

25. Rượu lạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

26. Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

27. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều, Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.

28. Sảy chân, gượng lại còn vừa, Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.

29. Chim ngu ăn mận ăn me Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm.

30. Hoa thơm ai chẳng nâng niu Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.

Những câu tục ngữ về lịch sự tế nhị trong cuộc sống giữa người với người

1. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

2. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

3. Một sự nhịn, chín sự lành.

4. Nói ngọt lọt tới xương.

5. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.

6. Gọi dạ bảo vâng.

7. Đi thưa về trình.

8. Đi hỏi về chào.

9. Thủ khẩu như bình phòng ý như thành.

10. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

11. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

12. Lời nói, gói vàng.

13. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

14. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.

15. Tiên học lễ, hậu học văn.

16. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

17. Trên kính dưới nhường.

18. Đi thưa cho biết, về trình cho hay.

19. Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.

Tóm lại, ca dao tục ngữ từ xưa đến nay luôn đa dạng và phong phú về cách sống, cách làm người mà ông cha ta đã để lại cho con cháu. Trong cuộc sống, thì việc giao tiếp với người khác là không thể thiếu được, vì vậy chúng ta cần biết cách cư xử cho đúng với chuẩn mực của xã hội. Hi vọng bài viết ca dao tục ngữ về lịch sự tế nhị này có thế giúp các bạn hiểu thêm về sự phong phú về ca dao tục ngữ Việt Nam.

Ca Dao Lịch Sự Và Tế Nhị

Ca Dao Lịch Sự Và Tế Nhị

Đừng khinh dưa muối tương cà Tuy không lịch sự nhưng mà tự do

Đời cha vo tròn đời con bóp méo Ăn nắm xôi dẻo nhớ nẻo nhà hàng Chẳng gì tươi tốt bằng vàng Chẳng gì lịch sự vẻ vang bằng tiền

Đêm qua trời sáng trăng rằm Anh đi qua cửa em nằm không yên Mê anh chẳng phải mê tiền Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng Thấy anh em những mơ màng Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi Thấy anh chưa kịp ngỏ lời Ai ngờ anh đã vội dời gót loan Thiếp tôi mê mẩn canh tàn Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày Nghĩ rằng duyên nợ từ đây Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

Đi Đâu mà chẳng biết ta Ta ở Kẻ láng vốn nhà trồng rau Rau thơm rau húng rau mùi Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa Mồng tơi mướp đắng ớt cà Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên Anh giúp em đôi quang tám để cho bền Mượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ Gánh lên chợ mới một khi Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!

Đó chê đây, đây càng lịch sự Đó ăn mâm vàng, đây ngự toà sen

Ai đâu mà chẳng biết ta Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau Rau thơm, rau húng, rau mùi Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên Giúp em đôi quan tám dẻ cho bền Mượn người lịch sự gánh lên chợ trời Gánh đi lòng những bồi hồi Mong cho đến chợ còn ngồi nghỉ ngơi!

Anh kia lịch sự đi đàng Mời anh hãy ghé vào hàng nghỉ ngơi Tay nâng chén rượu toan mời Tay gạt nước mắt thiếp ơi chàng về Chàng về thiếp cũng như mê Thiếp ở chàng về thiếp nghĩ làm sao Đôi bên Đông liễu Tây đào Dạ sầu ngao ngán làm sao bây giờ

Đào sâu thì lắm ốc nhồi Chồng mình lịch sự nửa người nửa ta Ghen lắm thì đứt đuôi ra Chồng mình thì tới tay ta phen này

Bốn phương sum họp một nhà Miếng trầu lịch sự chén trà phong lưu

Cạn đồng thì uống nước khe Hết người lịch sự thì ve Chệt già

Cạn đồng thì uống nước khe (2) Hết người lịch sự thì ve người đần

Cái đóm là cái đóm đào Thấy chàng lịch sự em trao điếu bình. Đôi tay nâng lấy điếu bình Mời chàng xơi thuốc thấu tình cho em

Người ngu chẳng biết xã giao Những người lịch sự thì nào ai chê

Lắm con thêm bận nhà hàng Lắm nơi lịch sự hơn chàng, chàng ơi! Chàng thôi thiếp cũng xin thôi Hồ sen tát cạn, ai hôi mặc chàng

Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu. Vì tằm em phải hái dâu Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong. Lênh đênh chiếc bách giữa dòng Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì. Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm trực tiết còn gì là xuân?

Mê anh chẳng bởi túi tiền Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng

Nước có lúc đỏ lúc vàng Làm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi

Nước sông còn đỏ như vang Nhiều nơi lịch sự hơn chàng, chàng ơi!

Nhà em rau muống tương cà Tuy không lịch sự nhưng mà sạch trong.

Người thanh tiếng nói cũng thanh Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng. Đêm trăng sáng chỉ có chừng Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhaụ

Nhác trông lên mái tam quan Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài Cho nên em chả lấy ai Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mình

Nhác trông nhà ngói năm gian Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài Cho nên em chẳng lấy ai Em quyết chờ đợi một vài ba đông. Yêu anh em chẳng lấy chồng Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh.

Phong lưu mỗi người một cách Lịch sự mỗi người một kiểu

Rau răm cắt (hái) (ngắt) ngọn còn tươi (4) Những nơi lịch sự thì trời không xe Những nơi chết rấp bờ tre Trái duyên trái số trời xe duyên vào Tiếc thay ba vuông nhiễu đào Áo gấm không vá, vá vào áo tơi Bực mình thiếp lắm chàng ơi

Tiếc cây nứa tốt có sâu Tiếc người lịch sự trên đầu có tang. Tang chồng thì bỏ tang đi, Tang cha tang mẹ ta thì tang chung. – Tang cha tang mẹ trên đầu Lẽ nào em dám bán sầu mua vui.

Ở sao cho được lòng (vừa lòng) người Ở hẹp người cười ở rộng người chê Chê là chê mất nề mất nắp Cao chê ngỏng thấp chê lùn Béo chê béo trục béo tròn Gầy chê xương sống xương sườn bầy ra

Ai về Phú Lộc gửi lời Thư nầy một bức nhắn người tri âm Mối tơ chín khúc ruột tằm Khi tháng tháng đợi khi năm năm chờ Vì tình ai lẽ làm lơ Cắm sào quyết chí đợi chờ bến xuân Ước sao chỉ Tấn tơ Tần (*) “Sắc cầm hòa hợp” lựa vần “quan thư” (*) Đôi bên ý hiệp lòng ưa Đắp đền công thiếp lại vừa lòng anh Thiếp thời tần tảo cửi canh Chàng thì nấu sử xôi kinh kịp thì (*) Một mai chúa mở khoa thi (*) Bảng vàng chói lọi có đề tên anh

Ghi Chú: * Tấn Tần: hai nước ở đời Xuân Thu bên Trung-quốc. Kẻ Tấn người Tần: mỗi người một xứ khác nhau; Trong Kinh Thi có câu: “Quan quan thư cưu” là như đôi chim thư cưu luôn luôn đi cặp đi đôi; Nấu sử xôi kinh là lo học hành để đạt công danh; Xem Đại Việt Sử Thi Đặi Việt Sử Thi

Anh em cốt nhục một nhà Kẻ sau người trước thuận hòa cho vui Quý hồ ăn ở tới lui vừa lòng

Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ Chợ Cờ Ðỗ tuy nhỏ mà đông Thấy em buôn bán anh chẳng vừa lòng Để anh làm mướn kiếm từng đồng nuôi em

Khen ai khéo tạc nên dừa Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Miếng trầu của đáng là bao Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng

Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn Con sông Giang Hà chỗ cạn chỗ sâu

Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn (2) Thiếu chi người bạc vạn tiền mua

Núi kia ai đắp nên cao Sông kia bể nọ ai đào nên sâu Một lòng sầu, năm bảy lòng sầu Đấy vui có biết đây sầu cùng chăng? Muốn sao tháng đôi tuần trăng Muốn sao đấy ở cho vừa lòng đây

Trời mưa cho ướt lá dừa Cho tươi lá cải cho vừa lòng em Cho em hái đọt rau dền Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già

Xin trời đừng nắng chớ mưa Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Thổi quyển phải biết chuyền hơi Khuyên người phải biết lựa lời khôn ngoan

Trời sinh ra kiếp làm người Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi Khi ăn thì phải lựa mùi Khi nói, thì phải lựa lời chớ sai Cả vui chớ có vội cười Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì

Đến đây (Tới đây) dầu đói giả no Dầu khôn giả dại đặng dò ý em

Thủ khẩu như bình phòng ý như thành

Ca Dao Tục Ngữ Về Triết Lý Kinh Doanh Và Kinh Tế

Ca dao tục ngữ là kết tinh của trí tuệ, tình cảm và kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sinh sống, lao động của cha ông ta ngày xưa. Tư tưởng triết lý của ca dao tục ngữ được bao trùm lên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thiên văn học, giáo dục,… Trong khi các doanh nghiệp ngày nay đang mày mò tự tìm ra cho mình những triết lý kinh doanh thì ông bà ta ngày xưa đã biết đúc kết, gom nhặt những kinh nghiệm của mình để vào trong ca dao tục ngữ.

Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra.

Ví dụ điển hình nhất chúng ta có thể thấy đó chính là “chợ”. Các tiểu thương trong chợ sẽ tổ chức, liên kết lại với nhau để hỗ trợ nhau buôn bán và bảo vệ quyền lợi tập thể khi có ai đó xâm phạm đến lợi ích của cả chợ.

Câu ca dao tục ngữ này chỉ ra cho chúng ta thấy việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi đầu tư kinh doanh một sản phẩm là rất cần thiết. Không thể cứ đi bán một sản phẩm mà khách hàng không cần.

Mùa đông thời tiết rất lạnh, không ai lại đi mua quạt mà chúng ta lại đi bán quạt. Mùa hè không phải mùa của quả hồng, mà lại lựa chọn đi bán hồng thì chi phí sẽ cao.

Trong đầu tư kinh doanh, ai cũng muốn mình thu được nguồn lợi tương ứng với số tiền đầu tư mình bỏ ra. Chẳng ai mong muốn chỉ kiếm ít lãi cả.

Như chúng ta đầu tư 500 triệu vào bất động sản. Một năm sau chúng ta mong rằng lợi nhuận thu về sẽ nhiều, được một nữa, hoặc gấp đôi so với số vốn bỏ ra. Chẳng ai muốn bỏ ra 500 triệu, sau một năm chỉ thu về vài triệu đồng cả.

Ông bà ta đã chỉ ra rằng, tiền mà chỉ để trong nhà mãi thì nó cũng sẽ không sinh sôi nảy nở. Muốn kiếm thêm được nhiều tiền, để tiền đẻ ra tiền thì phải đầu tư kinh doanh, buôn bán.

Ngày nay, chúng ta luôn tìm cách đa dạng hóa thu nhập, tìm cách tạo nguồn thu nhập thứ hai bằng việc đầu tư kinh doanh, đầu tư bất động sản hoặc thị trường chứng khoán.

Nghệ thuật bán hàng đã được ông bà ta cân nhắc từ ngày xưa. Người bán hàng phải biết khéo léo, vui vẻ, hòa nhã và phục vụ tốt để khách hàng cảm thấy hài lòng và sẽ quay trở lại với cửa hàng. Nếu tỏ ra khó chịu, phục vụ không tốt sẽ khiến khách hàng không hài lòng và không muốn mua hàng nữa.

Ví dụ như hai cửa hàng quần áo ở gần nhau. Một cửa hàng có cô chủ bán hàng rất thân thiện. Khách hàng có thể vào lựa và thử đồ thoải mái, đến khi hài lòng có thể mua. Cô luôn cười và không tỏ ra khó chịu. Thì khi đó, dù không có nhu cầu mua hàng khách hàng có thể vẫn sẽ mua và quay trở lại.

Nhưng cửa hàng bên cạnh, cô chủ bán hàng mặt rất khó chịu, khách vào thử mà không mua sẽ bị chửi và cô sẽ tỏ thái độ. Điều đó làm khách hàng không hài lòng và dù có nhu cầu cũng không muốn mua nữa.

Từ xưa cho đến ngày nay, việc buôn bán kinh doanh gian lận luôn bị phê bình và lên án. Việc treo đầu dê bán thịt chó là lừa dối, không trung thực với khách hàng chỉ để kiếm lợi về cho chính mình. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải luôn luôn trung thực, có gì bán đó để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tạo lòng tin nơi khách hàng.

Ví dụ như chúng ta mở cửa hàng mỹ phẩm cao cấp chính hãng nhưng lại kinh doanh, buôn bán những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái. Những sản phẩm này được bán ra với mức giá bằng với giá sản phẩm chính nhưng chất lượng lại không tốt. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và làm mất lòng tin nơi khách hàng.

Từ xưa, ông bà ta đã biết trong kinh doanh luôn cần phải xây dựng mối quan hệ. Mối quan hệ càng rộng thì buôn bán, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.

Ví dụ như buôn bán mỹ phẩm, chúng ta cần có nhiều mối quan hệ để có thể tìm kiếm được nhiều nhà cung cấp uy tín, chất lượng và giá rẻ. Đồng thời, việc kinh doanh buôn bán cũng giúp chúng ta làm quen với nhiều người hơn, từ đó mở rộng mối quan hệ.

Ông bà ta đã chỉ ra rằng, nếu kinh doanh buôn bán mà không bán được hàng đó là rủi ro lớn nhất. Vì vậy, nếu khách trả chưa đủ vốn thì hãy nài nỉ, thuyết phục để khách mua hàng. Còn nếu khách trả ngoài vốn thì bán luôn. Linh hoạt, nhanh nhẹn trong kinh doanh cũng là một lợi thế để giúp chúng ta bán được hàng.

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh còn tùy thuộc vào số vốn mà chúng ta có. “Đông” có nghĩa là biển đông, nơi giao thương kinh tế với các nước bạn. Chỉ khi chúng ta có nhiều vốn mới quyết định đầu tư kinh doanh ở những thị trường rộng mở và phát triển như thế này. “Thái” Có nghĩa là là buôn về miền núi, nơi mà mức sống và thu nhập của người dân còn thấp. Chúng ta có thể dùng số vốn ít để bắt đầu kinh doanh, buôn bán ở đây.

Phương châm này cho đến ngày nay vẫn được áp dụng. Để mở một cửa hàng làm tóc, nếu chúng ta có vốn lớn sẽ lựa chọn đầu tư mặt bằng ở trong trung tâm, ngoài mặt tiền, gần khu đông dân cư và xây dựng cơ sở hiện đại, đầy đủ. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta không có nhiều tiền, địa điểm kinh doanh mà chúng ta lựa chọn có thể là ở vùng ngoại ô, gần chợ, mở một cửa tiệm nhỏ với một số dụng cụ cần thiết để kinh doanh. Do vậy, lựa chọn địa điểm kinh doanh còn tùy thuộc vào số vốn của mình có.

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng rất quan trọng. Đó sẽ là những khách hàng trung thành và thường xuyên của chúng ta. Nhờ họ chúng ta có thể có thêm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khác. Do vậy, việc tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng luôn là vấn đề mà mỗi người bán hàng, người làm kinh doanh cần quan tâm

Nguồn: bytuong

Kho Tàng Ca Dao Tục Ngữ

1.Cá bống còn ở trong hangLá rau tập tàng còn ở ruộng dâu Ta về, ta sắm cần câu Câu lấy cá bống, nấu rau tập tàng

2. Cá buồn cá lội tung tăng Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?

3. Cá kèo mà gặp mắm tươi Như nơi đất khách gặp người cố tri

4. Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư

5. Cá nục nấu với dưa hồng Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi

6. Cá tươi xem lấy đôi mang, Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai Tóc mai sợi vắn sợi dài Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn

7. Cà Mau hãy đến mà coi Muỗi kêu như sáo thổi Ðỉa lội lềnh như bánh canh

8. Cả vú lấp miệng em

9. Cách sông mới phải luỵ thuyền Còn như đường liền ai phải luỵ ai

10. Cái ách giữa đàng, mang vào cổ

11. Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non

12. Cái cò lặn lội bờ sông Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền

13. Cái cò mày đi ăn đêm Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào, ông hãy sáo măng Có sáo, thì sáo nước trong Ðừng sáo nước đục, đau lòng cò con

14. Cái kiến mày kiện củ khoai Chê em tao khó, lấy ai cho giàu Nhà tao chín đụn, mười trâu Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân Cầu này là cầu ái ân Một trăm con gái rửa chân cầu này Có rửa thì rửa chân tay Chớ rửa chân mày, chết cá ao anh

15. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền Anh thương em cho bạc cho tiền Ðừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay! 16. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No Anh có thương em, xin sắm một con đò Ðể em qua lại mua cò gởi thơ

17. Cái khó bó cái khôn 18. Cái nết đánh chết cái đẹp

19. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Cái ngủ mày ngủ cho say Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày

20. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được con trắm, con trê Xách cổ mang về cho cái ngủ ăn Cái ngủ ăn chẳng hết Ðể dành đến Tết mồng Ba Mèo già ăn vụng Mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ Con quạ có lông Nồi đồng có nắp

21. Cái răng cái tóc là gốc con người 22. Câm hay ngóng, ngọng hay nói 23. Câm như hến

24. Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon

25. Cần tái, cải nhừ

26. Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

27. Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê Anh đi lục tỉnh bốn bề Mảng lo buôn bán không về thăm em

28. Canh khuya gà gáy ó o Quân tử thức dậy còn mò đi đâu?

29. Canh khuya thắp chút dầu dư Tim loan cháy lụn, trầm tư một mình

30. Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo

31. Cao su đi dễ khó về Trai đi mất vợ gái về thêm con

32. Cáo chết ba năm quay đầu về núi

33. Cát bay, vàng lại ra vàng Những người quân tử dạ càng đinh ninh Ðinh ninh ta để dạ này Có công mài sắt, có ngày nên kim

34. Cau già, dao bén thì ngon Người già trang điểm phấn son cũng già

35. Cây cao bóng mát không ngồi Ra ngồi chỗ nắng, trách trời không mây

36. Cây đa Chợ Ðũi Nay nó trụi lủi, trốc gốc, mất tàng Tình xưa còn đó, ngỡ ngàng nan phân!

37. Cây khô không có lộc Người độc không có con

38. Cây khô không thể mọc chồi Mẹ già không dễ sống đời với con

39. Cây khô không trái, gái độc không con

40. Cây không trồng nên lòng không tiếc Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương

41. Cây muốn lặng, gió chẳng muốn ngừng

42. Cây trên rừng hoá kiểng Cá dưới biển hoá long Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong Anh đi lục tỉnh giáp vòng Ðến đây trời khiến đem lòng thương em

43. Cây vông đồng không không trồng mà mọc Con gái xóm này chẳng chọc mà theo

44. Cây xanh thời lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con Mừng cây rồi lại mừng cành Cây tốt lắm chồi, người đức lắm con Ba vuông sánh với bảy tròn Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu

45. Cậu cai buông áo em ra Ðể em đi chợ kẻo mà chợ trưa Chợ trưa dưa nó héo đi Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?

46. Cha chung chẳng ai khóc

47. Cha đời cái áo rách này Mất chúng, mất bạn vì mày áo ơi!

48. Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại Bắt anh ra treo tại nhành dương Biểu từ ai, anh từ đặng Chớ biểu anh từ người thương, anh không từ

49. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển Con nuôi chạ mẹ, con tính từng ngày

50. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

51. Cha nào con nấy, rau nào sâu nấy

52. Chanh chua thì khế cũng chua Chanh bán có muà, khế bán quanh năm

53. Cháo nóng, liếm quanh

54. Cháu ơi, cháu ngủ cho ngon Của dì, dì giữ ai bò mặc ai

55. Chàng về cho thiếp theo cùng Ðói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

56. Chàng ôi, giận thiếp mà chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

57. Chàng về để áo lại đây Ðể khuya em đắp gió khuya lạnh lùng

58. Chàng về để áo lại đây Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn

59. Cháy nhà ra mặt chuột

60. Chặt không đứt, bứt không rời Phơi không khô, chụm không cháy (Ðố là con gì? Con sam)

61. Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời

62. Chẳng ốm, chẳng đau làm giàu mấy chốc

63. Chẳng tham ruộng cả, ao tiền Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ 64. Chân cứng, đá mềm

65. Chân đi ba bước lại dừng Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn Ði buôn cho đáng đi buôn Ði buôn cau héo có buồn hay không

66. Chân trời, góc biển

67. Chập chập rồi lại cheng cheng Con gà sống thiến để riêng cho thầy Ðơm sôi thì đơm cho đầy Ðơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng 68. Chén tình là chén say sưa Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu

69. Chẻ tre bện sáo cho dầy Chận ngang sông Mỹ có ngày gặp em

70. Chê đắng chê hôi Ðã chê xôi không dẻo Lại chê kẹo không ngọt

71. Chê đây, lấy đấy sao đành Em chê cam sành, lấy phải quít hôi Quít hôi bán một đồng mười Cam ba đồng một, quít ngồi trơ trơ

72. Chết trước được mồ, được mả Chết sau nằm ngả, nằm nghiêng

73. Chì khoe chì nặng hơn đồng Sao chì chẳng đúc nên cồng, nên chuông

74. Chị em dâu như bầu nước lã

75. Chị kia bới tóc đuôi gà Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu? Nhà tui ở dưới đám dâu Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua

76. Chị lấy chồng, em gặm giò heo Giò heo chị để chị treo Em lấy giò mèo, em gặm em chơi

77. Chị ngã, em nâng

78. Chỉ đâu mà buộc ngang trời Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ

79. Chỉ đâu mà buộc ngang trời Tay đâu mà bụm miệng người thế gian

80. Chiếc khăn cô đội trên đầu Gió xuân đưa đẩy rơi vào tay tôi Bâng khuâng tôi chẳng muốn rời Trao cô thì tiếc, giữ thời không yên

81. Chiếc tàu lặn chạy mau đường gió Cái xe hơi chạy lẹ như dông

82. Chiếu bông mà trải góc đền Muốn vô làm bé biết có bền hay không?

83. Chiều chiều, buồn miệng nhai trầu Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ

84. Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau

85. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người aó trắng khăn điều vắt vai

86. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Trông về quê mẹ chín chiều ruột đau

87. Chiều chiều, ông chánh về Tây Cô Ba ở lại lấy thầy Thông Ngôn Thông ngôn, ký lục, bạc chục không màng Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay

88. Chiều chiều ông Lã Ðông Tân Vai mang bầu rượu, tay cầm chiếc nem

89. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

90. Chiều chiều tui buồn tui ra sông cái, tự ải cho rồi Sống làm chi mà chia ly thục nữ Thác cho rồi đặng chữ thủy chung

91. Chiều chiều trước bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non

92. Chiều chiều vịt lội, cò bay Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng Vô rừng bứt một sợi mây Ðem về thắt gióng cho nàng đi buôn

93. Chim chìa vôi bay ngang đám thuốc Cá bãi trầu lội tuốt mương cau

94. Chim đa đa đậu nhánh đa đa Chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa Một mai cha yếu mẹ già Chén cơm, đôi đũa, tách trà ai dâng

95. Chim khỏi lồng không mong trở lại

96. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

97. Chim khôn lựa cành mà đậu

98. Chim khôn mắc phải lưới hồng Hễ ai gỡ được, đền công bạc vàng Anh rằng anh chẳng lấy vàng Hễ anh gỡ được, thì nàng lấy anh

99. Chim quyên ăn trái nhãn lồng Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

100. Chim quyên xuống đất ăn trùn Anh hùng lỡ vận, lên rừng đốt than

101. Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày

102. Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn

103. Chim lìa cành còn thương nhớ cội Người xa người tội lắm người ơi! Chẳng thà không gặp thì thôi Gặp rồi mỗi đứa một nơi sao đành

104. Chính chuyên chết cũng ra ma Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng

105. Cho em trở lại đường xưa Ðể em tìm lại gốc dừa cạnh ao Lời anh âu yếm chiều nào Thoảng vang trong gió rì rào chớm thu

106. Chó ăn đá, gà ăn muối 107. Chó cậy gần nhà, gà cậy cần chuồng 108. Chó treo, mèo đậy

109. Chồi thược dược mơ mòng thụy vũ Ðóa hải đường thức ngủ xuân tiêu

110. Chồng chài, vợ lưới, con câu Thằng rể đóng đáy, con dâu đi nò

111. Chồng chung chồng chạ Ai khéo hầu hạ thì được chồng riêng

112. Chồng chung, vợ chạ

113. Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm, xông hương mặc người

114. Chồng em vốn kẻ đa tình Già không bỏ, nhỏ không tha Xấu như ma hắn cũng hú hí Xấu như quỉ hắn cũng ăn nằm

115. Chồng già vợ trẻ là duyên Vợ già, chồng trẻ là tiên ba đời

116. Chồng già vợ trẻ là tiên Vợ già, chồng trẻ là duyên trên đời

117. Chồng già vợ trẻ là tiên Vợ già chồng trẻ là duyên nợ trần

118. Chồng giận thì vợ làm lành Miệng cười chúm chím: Thưa anh giận gì? Thưa anh, anh giận em chi Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho

119. Chồng nóng thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hột nào

120. Chồng thấp mà lấy vợ cao Nồi tròn, vung méo úp sao cho vừa

121. Chồng thấp mà lấy vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng

122. Chơi hoa cho biết mùi hoa Cầm cân cho biết cân già, cân non

123. Chuối non giú ép, chát ngầm Trai tơ đòi vợ khóc thầm thâu đêm

124. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

125. Chuồn chuồn có cánh thì bay Có thằng bé tí thò tay bắt mày

126. Chuột kêu chút chít trong rương Em đi cho kheó đụng giường mẹ hay

127. Chuột sa chĩnh gạo

128. Chuyện đời chẳng ít thì nhiều Không dưng, ai dễ đặt điều cho ai

129. Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau

130. Chuyện người mặc kệ người lo Hơi đâu đáy nước, mình mò bóng trăng

131. Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Từ anh chồng cũ đến chàng là năm Còn như yêu vụng nhớ thầm Họp chợ trên bụng hàng trăm sá gì

132. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng 133. Chưa học bò, đã lo học chạy 134. Chưa làm giàu, đã lo ăn cướp

135. Chừng nào đá nổi rong chìm Muối chua, chanh mặn anh tìm được em

136. Chửa đui, chửa què, đừng khoe rằng tốt 137. Có bột mới gột nên hồ

138. Có bún nào ngon hơn bún Chợ Gạo Có đứa nào xạo bằng thằng út Gò Công

139. Có cây mới có dây leo Có cột có kèo, mới có đòn tay

140. Có công mài sắt, có ngày nên kim

141. Có cha, có mẹ thì hơn Không cha, không mẹ như đờn đứt dây

142. Có chí làm quan, có gan làm giàu 143. Có chí thì nên

144. Có chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ Ngó vô nhà đèn đỏ đèn xanh Có chồng say như trong chay ngoài hội Ngó vô nhà như hội tầm vu

145. Có chồng nghiền như ông tiên nho nhỏ Thắp ngọn đèn sáng tỏ như sao Tay cầm tiêm như phò mã múa đao Chân vắt chéo như Khổng Minh xem sách

146. Có chồng mà chẳng có con Khác gì hoa nở trên non một mình

147. Có chum cá mới ở đìa Có em anh mới sớm khuya chốn này

148. Có con mà gả chồng gần Nửa đêm đốt đuốc đem phần cho cha Có con mà gả chồng xa Ba phần ruộng rẻo chẳng ma nào cày

149. Có con phải khổ vì con Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng

150. Có con phải khổ vì con Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay

151. Có công mài sắt có ngày nên kim

152. Có của thì có mẹ nàng Có bạc có vàng thì có kẻ ưa Chị là con gái nhà giầu Ăn mặc tốt đẹp vào chầu tòa sen Em là con gái nhà hèn Ăn mặc rách rưới mon men ngoài hè