Ca Dao Tục Ngữ Phú Yên
--- Bài mới hơn ---
--- Bài cũ hơn ---
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Ca Dao Tục Ngữ Hưng Yên xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 27/05/2022 trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Ca Dao Tục Ngữ Hưng Yên để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 86.922 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Quê Tuy Hòa có hòn Nhạn Tháp – Chốn Sông Cầu dừa mát bóng râm – Phú Yên lắm cảnh danh lam – Sơn Hòa có suối, Đồng Xuân có rừng – Tuy An nước lặng mây dừng – Đất rừng màu mỡ nên xuân xứ này. PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất ” Xứ Nẫu” qua tục ngữ,ca dao
Phú An trên Hồng Đức bản đồ với ý nghĩa là giàu có yên vui. Đó là khát vọng của tiền nhân những ngày mở đất, bởi khi vượt Cù Mông biết bao gian khó núi cao, dốc ngược, hố sâu. Những địa danh buổi đầu như nói lên chặng đường hiểm nguy mà 400 năm sau đi lại cũng phải khó khăn. Những tên đèo: Chùm gởi, Dốc Quít, Dốc Găng … những Lỗ Râm ( thôn Lãnh Tú ngày nay), Đồng Cỏ ( Lãnh Cao) và Sân Cu ( thôn Lãnh Trường, Soi Nga ngày nay) là cả một vùng núi cao, rừng rậm, ở cực Bắc của tỉnh. Đây là vùng đất có lịch sử rất sớm vào khoảng cuối thế kỷ XV, nhưng là vùng đất hoang vu. Mãi đến thế kỷ XVII chủ sự Văn Phong dẹp yên các cuộc nổi loạn của người Chăm, lập thành phủ Phú Yên. Những địa danh Đất Đồn – nơi trại lính của Chúa Nguyễn và phường Bà Lãnh – người đàn bà không rõ tên họ đã chiêu tập lưu dân và trông coi binh lính ( lãnh binh), khai phá vùng núi rừng lập lên phường ấy. Xa hơn nữa về phia Nam vùng châu thổ sông Cái là cánh đồng ” Ông Tài”- người có công khai phá buổi đầu mà lưu dân ngày cũ thương nhớ đã đặt tên.
Vượt đèo Quán Cau và dốc Bà Ền vào khẩn hoang vùng Đà Diễn, nơi rừng hoang, đầm ao sình lội. Nhiều địa danh cho ta thấy hình ảnh thế đất buổi đầu như Bờ Đắp, Sơn Triều ở Hòa Kiến, Gành Đá, Gành Bà ở Hòa Thắng, Hòa Phong hoặc vùng rừng núi Hạnh Lâm, Nho Lâm, Đồng Lâm …bên tả ngạn sông Ba và Phú Lâm, Hoành Lâm ( Rừng Ngang), Uất Lâm, Thọ Lâm hay Đồng Lau, Đồng Cọ, Bàu Đá, Hóc Nhum bên hữu ngạn sông Đà Rằng, chứng tỏ biển và rừng chế ngự cả một vùng rộng lớn mà khi phục hóa có đến 2 vạn héc-ta.
Ông cha ta với những dụng cụ thô sơ buổi đầu đã biến vùng đất hoang vu thành đất ruộng rồi đưa dân đến cày cấy lập làng, ước ao cuộc sống no đủ. Họ đạt tên làng bắt đầu bằng chữ Phú, chữ An. Vô số làng có tên như Phú Lộc, Phú Nhiêu, Phú Đăng, Phú diễn, Phú Cốc, Phú Điền… nay là vùng đất Tuy Hòa. Nếu tính cả tỉnh có 176 làng lúc bấy giờ đã có 32 làng có tên bắt đầu bằng chữ Phú và 16 làng có tên bắt đầu bằng chữ An. Ở tỉnh Bình Định trong tổng số 676 làng thì tên bắt đầu bằng chữ An nhiều nhất là 54, còn chữ Phú thì chỉ có 40 (*)
(*) Theo Địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu, sđd)
Về sau số làng ở Phú Yên có tên chữ Phú tăng thêm vì tên cũ nôm na nên đổi tên mới gốc Hán như thôn Mái Nhà thành thôn Phú Ốc, Quán Mới thành Phú Tân.
Địa danh được nhắc đến như là tình cảm của lưu dân khi nhớ về quê cũ, nơi tổ tiên cha ông yên nghĩ và nơi bản thân mình đã chung sống một khoảng đời. Họ dùng tên làng cũ đặt cho vùng đất mới như thể hiện tình cảm của người đi xa luôn nhớ về quê hương và tên làng xã quen thuộc thường xuyên hiện diện ví như Phú Lộc, Vân Hòa ở huyện Phú Vang và Nam Đông của Thừa Thiên lại có ở Phú Yên.
Địa danh còn ca ngợi cảnh đẹp quê hương gắn liền với cuộc sống. Cảnh đẹp ở Tuy Phong ( say gió?) ven bờ biển cát giáp ranh với Qui Nhơn, núi đồi ra tận biển tạo ra những vũng kín tiếp nối nhau che chắn ngư thuyền đánh bắt hải sản vào mùa biển động.
Vũng Dông, Vũng Mắm, Vũng Chào,
Vũng La, Vũng Sứ vũng nào cũng thương.
Và hình ảnh:
Ngó lên Mỹ Thạnh cảnh tiên,
Cảnh tiên không thấy, thấy duyên của mình.
Hay:
Muốn qua Soi Bún ăn dưa
Sợ e Soi Bún đãi đưa nhiều lời.
Đó chỉ là cách nói hình ảnh, mượn thiên nhiên để gửi gắm tâm sự, và cũng là cái cớ để thăm dò tình cảm một cách kín đáo với người bạn gái mới quen. Tình yêu đã giúp họ vượt qua tất cả dẫu là núi, đèo, sông , suối: Gò Duối, Hòa Đa tuy xa mà gần gũi hơn nhiều. Cái tình nghĩa sâu nặng nhớ về Dốc Mụt chùa Lầu để rồi phải Biệt ly em hỡi để sầu cho ai.
Địa danh còn gắn liền với vùng đất trù phú của quê hương có nhiều thổ sản và ngành nghề truyền thống lâu đời
Ngó lên Đất Đỏ nhiều bắp nhiều khoai
Ngó xuống Đồng Dài nhiều mía nhiều tranh.
Hay:
Vinh Ba đan cót đan gàu
Phú Diễn chằm nón, Xóm Bàu vớt rong.
Nhớ về Ô Loan, thương người chiến sĩ yêu nước Lê Thành Phương chống Pháp:
Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần Vương.
Nơi đây còn có nhiều đặc sản nổi danh một thời đã đi vào văn chương:
Lấy chi vui với thu tàn
Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu.
Nơi đất Phú trời Yên và ước vọng Phú chúng tôi của tiền nhân đi mở đất từ buổi xa xưa đã gắn liền với tên đất tên làng. Từ núi Ba Non đến núi Đá Bia ( Thạch Bi Sơn) gọi chung là dãy Đại lãnh mà năm Minh Mạng thứ 7 ( 1827) được chạm khắc vào Tuyên Đỉnh đạt trước Thái miếu bên điện Thái Hòa trong nội thành kinh đô Huế, cho đến núi đèo Cù Mông là ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên bắt đầu năm Tân Hợi 1611, biết bao địa danh người Việt xuất hiện đầu tiên trên vùng đất mà ông cha ta đã bốn trăm năm khẩn hoang lập ấp.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Rồng lúc to lúc nhỏ
Lớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình
Đa mưu túc trí muôn đời thịnh
Hữu dũng vô mưu vạn đời suy
Ghen ăn tức ở muôn đời nát
Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.
Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.
* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.
* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.
* Cá do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.
* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.
* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.
* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.
* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.
* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.
* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.
* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.
* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).
* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).
* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.
* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.
* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.
* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.
* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.
* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.
* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.
* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.
* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.
* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.
* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
‘Bình Định nón Gò Găng
Bún Song thần An Thái
Lụa Đậu tư Nhơn Ngãi
Xoài Tượng chín Hưng Long
Mặc ai mơ táo ước hồng
Tình quê em giữ một lòng trước sau.
Bình Định có hòn Vọng Phu
Có đầm Thị Nai có Cù Lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
1.Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.
2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.
3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.
5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau chúng tôi đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò
Ba Trò Ba đi học trường xa
Cơm canh ai nấu mẹ già ai coi
8.Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ.
Tiếng đồn Bình Định tốt nhà Phú Yên tốt lúa, Khánh Hoà tốt trâu
.Công đâu công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
.Em về Đập Đá quê cha Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng
13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông
14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành
15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình
16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm
17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây
18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang
19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương
20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau
21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm
22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành
23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu – Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau
24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung
25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì
26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này chúng tôi về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?
Anh về dưới vạn thăm nhà
Ghé vô em gởi lạng trà Ô Long
chúng tôi về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
29.Quy Nhơn có tháp Chòi Mòi Có đầm Thị Nại chạy dài biển đông
30.Khéo khen con tạo trớ trêu
Nắn nguyên Bãi Trứng nhớ tổ tiên là Âu Cơ
32.Ai về thăm cảnh An Khê
Sông Ba chồng nhớ vợ nhà Sông Côn
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
1.Cá bống còn ở trong hang
Lá rau tập tàng còn ở ruộng dâu
Ta về, ta sắm cần câu
Câu lấy cá bống, nấu rau tập tàng
2. Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?
3. Cá kèo mà gặp mắm tươi
Như nơi đất khách gặp người cố tri
4. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư
5. Cá nục nấu với dưa hồng
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi
6. Cá tươi xem lấy đôi mang,
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn
7. Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Ðỉa lội lềnh như bánh canh
8. Cả vú lấp miệng em
9. Cách sông mới phải luỵ thuyền
Còn như đường liền ai phải luỵ ai
10. Cái ách giữa đàng, mang vào cổ
11. Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
12. Cái cò lặn lội bờ sông
Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền
13. Cái cò mày đi ăn đêm
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy sáo măng
Có sáo, thì sáo nước trong
Ðừng sáo nước đục, đau lòng cò con
14. Cái kiến mày kiện củ khoai
Chê em tao khó, lấy ai cho giàu
Nhà tao chín đụn, mười trâu
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân
Cầu này là cầu ái ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này
Có rửa thì rửa chân tay
Chớ rửa chân mày, chết cá ao anh
15. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Ðừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay!
16. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em, xin sắm một con đò
Ðể em qua lại mua cò gởi thơ
17. Cái khó bó cái khôn
18. Cái nết đánh chết cái đẹp
19. Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
20. Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
Bắt được con trắm, con trê
Xách cổ mang về cho cái ngủ ăn
Cái ngủ ăn chẳng hết
Ðể dành đến Tết mồng Ba
Mèo già ăn vụng
Mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ
Con quạ có lông
Nồi đồng có nắp
21. Cái răng cái tóc là gốc con người
22. Câm hay ngóng, ngọng hay nói
23. Câm như hến
24. Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon
25. Cần tái, cải nhừ
26. Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
27. Cần Thơ là tỉnh
Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mảng lo buôn bán không về thăm em
28. Canh khuya gà gáy ó o
Quân tử thức dậy còn mò đi đâu?
29. Canh khuya thắp chút dầu dư
Tim loan cháy lụn, trầm tư một mình
30. Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo
31. Cao su đi dễ khó về
Trai đi mất vợ gái về thêm con
32. Cáo chết ba năm quay đầu về núi
33. Cát bay, vàng lại ra vàng
Những người quân tử dạ càng đinh ninh
Ðinh ninh ta để dạ này
Có công mài sắt, có ngày nên kim
34. Cau già, dao bén thì ngon
Người già trang điểm phấn son cũng già
35. Cây cao bóng mát không ngồi
Ra ngồi chỗ nắng, trách trời không mây
36. Cây đa Chợ Ðũi
Nay nó trụi lủi, trốc gốc, mất tàng
Tình xưa còn đó, ngỡ ngàng nan phân!
37. Cây khô không có lộc
Người độc không có con
38. Cây khô không thể mọc chồi
Mẹ già không dễ sống đời với con
39. Cây khô không trái, gái độc không con
40. Cây không trồng nên lòng không tiếc
Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương
41. Cây muốn lặng, gió chẳng muốn ngừng
42. Cây trên rừng hoá kiểng
Cá dưới biển hoá long
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Ðến đây trời khiến đem lòng thương em
43. Cây vông đồng không không trồng mà mọc
Con gái xóm này chẳng chọc mà theo
44. Cây xanh thời lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Mừng cây rồi lại mừng cành
Cây tốt lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu
45. Cậu cai buông áo em ra
Ðể em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Chợ trưa dưa nó héo đi
Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?
46. Cha chung chẳng ai khóc
47. Cha đời cái áo rách này
Mất chúng, mất bạn vì mày áo ơi!
48. Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
Bắt anh ra treo tại nhành dương
Biểu từ ai, anh từ đặng
Chớ biểu anh từ người thương, anh không từ
49. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển
Con nuôi chạ mẹ, con tính từng ngày
50. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày
51. Cha nào con nấy, rau nào sâu nấy
52. Chanh chua thì khế cũng chua
Chanh bán có muà, khế bán quanh năm
53. Cháo nóng, liếm quanh
54. Cháu ơi, cháu ngủ cho ngon
Của dì, dì giữ ai bò mặc ai
55. Chàng về cho thiếp theo cùng
Ðói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
56. Chàng ôi, giận thiếp mà chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
57. Chàng về để áo lại đây
Ðể khuya em đắp gió khuya lạnh lùng
58. Chàng về để áo lại đây
Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn
59. Cháy nhà ra mặt chuột
60. Chặt không đứt, bứt không rời
Phơi không khô, chụm không cháy
(Ðố là con gì? Con sam)
61. Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời
62. Chẳng ốm, chẳng đau làm giàu mấy chốc
63. Chẳng tham ruộng cả, ao tiền
Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ
64. Chân cứng, đá mềm
65. Chân đi ba bước lại dừng
Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn
Ði buôn cho đáng đi buôn
Ði buôn cau héo có buồn hay không
66. Chân trời, góc biển
67. Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy
Ðơm sôi thì đơm cho đầy
Ðơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng
68. Chén tình là chén say sưa
Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu
69. Chẻ tre bện sáo cho dầy
Chận ngang sông Mỹ có ngày gặp em
70. Chê đắng chê hôi
Ðã chê xôi không dẻo
Lại chê kẹo không ngọt
71. Chê đây, lấy đấy sao đành
Em chê cam sành, lấy phải quít hôi
Quít hôi bán một đồng mười
Cam ba đồng một, quít ngồi trơ trơ
72. Chết trước được mồ, được mả
Chết sau nằm ngả, nằm nghiêng
73. Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng, nên chuông
74. Chị em dâu như bầu nước lã
75. Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
Nhà tui ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
76. Chị lấy chồng, em gặm giò heo
Giò heo chị để chị treo
Em lấy giò mèo, em gặm em chơi
77. Chị ngã, em nâng
78. Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ
79. Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian
80. Chiếc khăn cô đội trên đầu
Gió xuân đưa đẩy rơi vào tay tôi
Bâng khuâng tôi chẳng muốn rời
Trao cô thì tiếc, giữ thời không yên
81. Chiếc tàu lặn chạy mau đường gió
Cái xe hơi chạy lẹ như dông
82. Chiếu bông mà trải góc đền
Muốn vô làm bé biết có bền hay không?
83. Chiều chiều, buồn miệng nhai trầu
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ
84. Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau
85. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người aó trắng khăn điều vắt vai
86. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Trông về quê mẹ chín chiều ruột đau
87. Chiều chiều, ông chánh về Tây
Cô Ba ở lại lấy thầy Thông Ngôn
Thông ngôn, ký lục, bạc chục không màng
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay
88. Chiều chiều ông Lã Ðông Tân
Vai mang bầu rượu, tay cầm chiếc nem
89. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
90. Chiều chiều tui buồn tui ra sông cái, tự ải cho rồi
Sống làm chi mà chia ly thục nữ
Thác cho rồi đặng chữ thủy chung
91. Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
92. Chiều chiều vịt lội, cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Ðem về thắt gióng cho nàng đi buôn
93. Chim chìa vôi bay ngang đám thuốc
Cá bãi trầu lội tuốt mương cau
94. Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa
Một mai cha yếu mẹ già
Chén cơm, đôi đũa, tách trà ai dâng
95. Chim khỏi lồng không mong trở lại
96. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
97. Chim khôn lựa cành mà đậu
98. Chim khôn mắc phải lưới hồng
Hễ ai gỡ được, đền công bạc vàng
Anh rằng anh chẳng lấy vàng
Hễ anh gỡ được, thì nàng lấy anh
99. Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi
100. Chim quyên xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ vận, lên rừng đốt than
101. Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
102. Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn
103. Chim lìa cành còn thương nhớ cội
Người xa người tội lắm người ơi!
Chẳng thà không gặp thì thôi
Gặp rồi mỗi đứa một nơi sao đành
104. Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng
105. Cho em trở lại đường xưa
Ðể em tìm lại gốc dừa cạnh ao
Lời anh âu yếm chiều nào
Thoảng vang trong gió rì rào chớm thu
106. Chó ăn đá, gà ăn muối
107. Chó cậy gần nhà, gà cậy cần chuồng
108. Chó treo, mèo đậy
109. Chồi thược dược mơ mòng thụy vũ
Ðóa hải đường thức ngủ xuân tiêu
110. Chồng chài, vợ lưới, con câu
Thằng rể đóng đáy, con dâu đi nò
111. Chồng chung chồng chạ
Ai khéo hầu hạ thì được chồng riêng
112. Chồng chung, vợ chạ
113. Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người
114. Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ, nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỉ hắn cũng ăn nằm
115. Chồng già vợ trẻ là duyên
Vợ già, chồng trẻ là tiên ba đời
116. Chồng già vợ trẻ là tiên
Vợ già, chồng trẻ là duyên trên đời
117. Chồng già vợ trẻ là tiên
Vợ già chồng trẻ là duyên nợ trần
118. Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chúm chím: Thưa anh giận gì?
Thưa anh, anh giận em chi
Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho
119. Chồng nóng thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hột nào
120. Chồng thấp mà lấy vợ cao
Nồi tròn, vung méo úp sao cho vừa
121. Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
122. Chơi hoa cho biết mùi hoa
Cầm cân cho biết cân già, cân non
123. Chuối non giú ép, chát ngầm
Trai tơ đòi vợ khóc thầm thâu đêm
124. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
125. Chuồn chuồn có cánh thì bay
Có thằng bé tí thò tay bắt mày
126. Chuột kêu chút chít trong rương
Em đi cho kheó đụng giường mẹ hay
127. Chuột sa chĩnh gạo
128. Chuyện đời chẳng ít thì nhiều
Không dưng, ai dễ đặt điều cho ai
129. Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau
130. Chuyện người mặc kệ người lo
Hơi đâu đáy nước, mình mò bóng trăng
131. Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
Còn như yêu vụng nhớ thầm
Họp chợ trên bụng hàng trăm sá gì
132. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng
133. Chưa học bò, đã lo học chạy
134. Chưa làm giàu, đã lo ăn cướp
135. Chừng nào đá nổi rong chìm
Muối chua, chanh mặn anh tìm được em
136. Chửa đui, chửa què, đừng khoe rằng tốt
137. Có bột mới gột nên hồ
138. Có bún nào ngon hơn bún Chợ Gạo
Có đứa nào xạo bằng thằng út Gò Công
139. Có cây mới có dây leo
Có cột có kèo, mới có đòn tay
140. Có công mài sắt, có ngày nên kim
141. Có cha, có mẹ thì hơn
Không cha, không mẹ như đờn đứt dây
142. Có chí làm quan, có gan làm giàu
143. Có chí thì nên
144. Có chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ
Ngó vô nhà đèn đỏ đèn xanh
Có chồng say như trong chay ngoài hội
Ngó vô nhà như hội tầm vu
145. Có chồng nghiền như ông tiên nho nhỏ
Thắp ngọn đèn sáng tỏ như sao
Tay cầm tiêm như phò mã múa đao
Chân vắt chéo như Khổng Minh xem sách
146. Có chồng mà chẳng có con
Khác gì hoa nở trên non một mình
147. Có chum cá mới ở đìa
Có em anh mới sớm khuya chốn này
148. Có con mà gả chồng gần
Nửa đêm đốt đuốc đem phần cho cha
Có con mà gả chồng xa
Ba phần ruộng rẻo chẳng ma nào cày
149. Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng
150. Có con phải khổ vì con
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay
151. Có công mài sắt có ngày nên kim
152. Có của thì có mẹ nàng
Có bạc có vàng thì có kẻ ưa
Chị là con gái nhà giầu
Ăn mặc tốt đẹp vào chầu tòa sen
Em là con gái nhà hèn
Ăn mặc rách rưới mon men ngoài hè
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
10:36:14 AM, Sep 07, 2022 * Số lần xem: 854101
* Cập nhật
* đăng lúc 11:22:41 AM, Jan 26, 2009 Ca Dao & Tục Ngữ Việt Nam Ca dao là gì?
Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.
Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.
Tục ngữ là gì?
Khác với ca dao, thì tục ngữ lại thể hiện những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn…
Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.
Ca Dao Tục Ngữ Phần II từ H tới L Ca Dao Tục Ngữ Phần III từ M tới Y :: ::
Xin bấm vào các links sau đây để đọc tiếp :
1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
A
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai
2. Ai đem con sáo sang song
Để cho con sáo sổ lồng bay cao
3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân
4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non song
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy
5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa
6. Ai kêu là rạch, em gọi là song
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng
7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương
9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao
10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba
11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau
Phần I từ A tới G
100. Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
B
Mưa rầu, nắng lửa, người ta lừ đừBuồn về một nỗi tháng tưCon mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ănBuồn về một nỗi tháng nămChửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêuLựu xa đào, lựu xéo đào xiênVàng cầm trên tay rớt xuống không phiềnChỉ phiền một nỗi nợ với duyên không trònChờ con bạn ngọc thở than đôi lờianh hai vật đổi sao dờiTính sao nàng tính trọn đời thủy chungCanh ba cờ phất trống rungMặc ai ai thẳng ai dùn mặc aiCanh tư hạc đậu cành maiSương sa lác đác khói bay mịt mờCanh chầy tơ tưởng tưởng tơChiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu khôngAi làm lỡ chuyến đò ngangCho loan với phượng đôi hàng biệt ly
C
78. Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
Bủa xua ông Tham biện, bạc tiền ông để đâu
80. Bực mình chẳng muốn nói ra
Muốn đi ăn giỗ chẳng ma nào mời
79. Bước xuống ruộng sâu, em mảng sầu tấc dạ
75. Bươm bướm mà đậu cành bong
Đã dê con chị, lại bồng con em
76. Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai
77. Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng
73. Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt
Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon
74. Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo
Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng
C
Đi buôn cau héo có buồn hay không
43. Chén tình là chén say sưa
Nón tình anh đội nắng mưa trên đầu
VẦN D VẦN Đ
Đánh bạc quen tay
Ngủ ngày quen mắt
Ăn vặt quen mồm
Đánh chết, mà nết không chừa
Đến mai ăn chợ, bánh dừa lại ăn
Đàn bà nói có là không
Nói yêu là ghét, nói buồn là vui
Đàn bà tốt tóc thì sang
Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu
Đàn đâu mà gảy tai trâu
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi
Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa lên thang mà về
Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình
Đàn ông không râu vô nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ
Đèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ
Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu
Rút gươm đâm họng máu trào
Để em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt
Lửa nhà máy hết cháy thành than
Nhang chùa Ông hết mạt nhang tàn
Kể từ khi em biết được chàng
Đêm về em lăn lộn như con chim phượng hoàng bị tên
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang
Một tiếng anh than ba bốn đôi vàng em không tiếc
Anh lấy đặng em rồi anh trốn biệt lánh thân
Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
THương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run
Đèn treo ngang quán
Tỏ rạng bờ kinh
Em có thương anh thì ăn nói cho thiệt tình
Đừng để cho anh lên xuống một mình bơ vơ
Đêm khuya nguyệt lặn sao tàn
Đồng hồ điểm nhặt nhớ chàng không quên
Đêm khuya ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim loan cháy lụn, sầu tư một mình
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Đêm khuya trăng dọi lầu son
Vào ra thương bạn, héo hon ruột vàng
Bển qua đây đàng đã xa đàng
Dầu tui có lâm nguy thất thế
Hỏi con bạn vàng nó cứu không?
Chiều rồi kẻ Bắc, người Đông
Trách lòng người nghĩa, nói không thiệt lời
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
Đêm qua, đêm lạnh, đêm lùng
Đêm đắp áo ngắn, đêm chung áo dài
Bây giờ chàng đã nghe ai
Aó ngắn chẳng đắp, aó dài không chung
Bây giờ sự đã nhạt nhùn
Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua
Cá lên mặt nước, cá khô
Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm
Đêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không
Bây giờ kẻ Bắc, người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư
Đêm thanh cảnh vắng
Thức trắng năm canh
Một duyên, hai nợ, ba tình
Đường kia,nỗi nọ, phận mình ra sao
Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo
Đến ta mới biết của ta
Trăm nghìn năm trước biết là của ai
Đề huề chồng vợ
Như bí rợ nấu kiểm với khoai lang
Như tép rang ăn cặp với canh khoai mỡ
Đi chùa lạy Phật cầu chồng
Hộ pháp liền bảo đờn ông hết rồi
Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây
Thủng thỉnh như chúng anh đây
Thì đá nào vấp, thì dây nào quàng
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
Đi qua nhà nhỏ
Thấy đôi liễn đỏ có bốn chữ vàng
Thạnh suy anh chưa biết chớ thấy nàng anh vội thương
Đó đây trước lạ sau quen
Chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Đói lòng nuốt trái khổ qua
Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười
Đôi ta chẳng được sum vầy
Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương
Vì sương nên núi bạc đầu
Cành lay bởi gió hoa sầu vì mưa
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc đã kề tóc mai
Dặn rằng: Ai chớ quên ai!
Đôi ta như loan với phượng
Nỡ lòng nào để phượng lià cây
Muốn cho có đó, có đây
Ai làm nên nỗi nước này chàng ôi
Thà rằng chẳng biết thì thôi
Biết rồi gối chiếc lẻ loi thêm phiền
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong
Đôi ta như thể con ong
Con quấn con quít, con trong con ngoài
Đôi ta như thể con bài
Chồng đánh vợ kết chẳng sai con nào
Đố ai biết luá mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây
Rung cây, rung cỗi, rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng
Đố ai lặn xuống vực sâu
Ru con không hát, em chừa nguyệt hoa
Đố anh con rít mấy chưn
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đinh mấy người
Mấy người bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiềng mua rượu cho chàng uống chơi
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bôn súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
Đồng tiền Vạn lịch
Thích bốn chữ vàng
Anh tiếc công anh gắn bó với cô nàng bấy lâu
Bây giờ cô lấy chồng đâủ
Để anh giúp đỡ trăm cau nghìn vàng
Đổ lửa than nên vàng lộn trấu
Anh mảng thương thầm chưa thấu dạ em
Đổng Kim Lân hồi còn nhỏ, đi bán giỏ nuôi mẹ
Anh gặp em đây không cửa không nhà
Muốn vô gá nghĩa, biết là đặng chăng?
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn
Đờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương
Chiều nay qua phản bạn hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy vươn nơi nào
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sông
Đu đủ tiá, bạc hà cũng tiá
Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm
Anh thấy em tốt mã anh lầm
Bây giờ anh biết rõ, vàng cầm anh cũng buông
Đưa nhau đổ chén rượu hồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say
Đường trơn trợt gượng đi kẻo té
Áo còn nguyên ai nỡ xé vá quàng
Hồi sớm mai, gặp em sao anh không hỏi
Hay dạ của chàng nay đã hết thương?
Đứt tay một chút còn đau
Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đành
Đ Đất lành chim đậu.
E
VẦN E
Em có chồng sao em không nói?
Để anh theo anh chọc em hoài
Chắc có ngày anh sẽ bị ăn dao phay!
Em đeo chiếc kim hườn
Em còn chờn vờn chiếc kim xuyến
Hườn xuyến vuột tay rồi, buồn nghiến, ai thương!
Em liều một cái bánh bò
Còn nào chót chét, cặp giò em chặt hai
Em liều một chén dầu chanh
Con nào hỗn dữ vuốt nanh em bẻ liền
Em liều một trái sầu giêng
Con nào độc hiểm, em nghiền ra tro
Em nghĩ thân em, như kiếng lấm lem cát bụi
Ai đó lau chùi, biết tới buổi nào xong?
Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác
Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương?
Em ơi, anh bảo em này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi
Em ơi, em có thương anh
Em ra canh lính cho anh leo tường!
Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em hái mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em em ở lại nhà
Em thấy anh em cũng muốn chào
Sợ anh chồng cũ nó đứng bờ rào nó trông
Em chấy anh em cũng muốn chào
Sợ rằng chị ả vắt dao trong mình
Dao trong mình, gươm anh cặp nách
Thuận nhơn tình khoét vách sang chơi
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá bỏ vắng em không ngồi
Vườn hoa hoang lạnh mặc người vào ra
Em về hỏi mẹ cùng cha
Có cho em lấy chồng xa hay đừng
Én bay thấp, mưa ngập bờ ao
Én bay cao, mưa rào lại tạnh
Em nghe tiếng hát đâu xa
Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.
Ê
Êm như ru
Ếch ngồi đáy giếng
VẦN G
Gan teo mấy đoạn, ruột thắt mấy từng
Mình bảy buôi lỗ miệng đặng cầm chừng xa tui
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua
Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng
Trai bạc tình một cẳng về quê
Gái lấy trai đứng là gái dại
Trai lấy rồi trai lại bán rao
Gái đâu có thứ hỗn hào
Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu
Gà đẻ, gà cục tác
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân
Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi
Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi
Saigon vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất
Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ
Mặt chị có thẹo ảnh chừa đôi bông
Gẫm xem sự thế nực cười
Một con cá lội mấy người buông câu
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Ghe anh đỏ mũi xanh lườn
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em
Ghe anh mỏng ván, bóng láng nhẹ chèo
Xin anh bớt mái, nương lèo đợi em
Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn
Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời
Mật đường dù chẳng đi đôi
Chút hương rớt lại, một đời chưa quên
Ghe lên ghe xuống dầm dề
Sao anh không gởi thơ về thăm em?
Ghét con xẩm lai mê trai, mi lai nhãn khứ
Ôm bụng trống chầu, bỏ xứ ra đi
Già thì đặc bí bì bì
Con gái đương thì rỗng toác toàng toang
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Đàn ông cũng chuộng, đàn bà cũng yêu
(Đố là gì? – cau dầy)
Giàu cha giàu mẹ thì ham
Giàu cô giàu bác ai làm nấy ăn
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè
Giàu từ trong trứng giàu ra
Giàu út ăn, khó út chịu
Giả đò mua khế bán chanh
Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn
Giặc Tây đánh tới Cần Giờ
Bậu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh
Giấy hồng đơn bán mấy
Cho anh mua lấy một tờ
Viết thơ quốc ngữ
Dán trên trái bưởi
Thả xuống giang hà
Bớ cô gánh nước bên bờ
Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ
Giận chồng xách gói ra đi
Chồng theo năn nỉ, khoái tù ti trở về
Gieo gió gặp bão
**************************************
Toàn bộ từ vần A đến Y
-B-
-C-
Ca Li đi dễ khó về
Câu nguyên gốc là..nói về những người đi trồng cao su
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo
================================================== =======
Có công mài sắt, có ngày nên kim
================================================== ========
Chân cứng đá mềm
================================================== ========
Có chí thì nên
================================================== ========
Cô kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi kéo lại hỏi nhà ở đâu ?
Nhà tôi ở trước đám dâu
Ở sau đám cải đầu cầu ngó qua
Cái câu này còn có khác hơn một tí đó là..
Đ-
Còn trẻ hay già mà còn tinh vang.
Ếch ngồi đáy giếng
================================================== ========
-G-
-H-
-I-
================================================== ========
-K-
-L-
-M-
-N-
Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ
================================================== ========
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
================================================== ========
Nhất quỷ nhì ma
Thứ ba học trò …. )
================================================== ========
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
================================================== ========
No bụng đói con mắt
================================================== ========
-O-
Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên
================================================== ========
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
================================================== ========
Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen !
================================================== ========
Ở hiền gặp lành
================================================== ========
-Q-
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Tiền, gạo là của mẹ cha
Bút nghiên, kinh sách thì là của anh
Lấy chàng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng
================================================== ========
-R-
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
================================================== ========
-S-
Sông sâu còn có kẻ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người
================================================== ========
Sá gì một nải chuối xanh
Năm bảy người giành cho mủ dính tay
================================================== ========
-T-
-U-
================================================== ========
-V-
Vì sông nên phải lụy thuyền
Chứ như đường liền ai phải lụy ai
================================================== ========
Vải thưa che mắt thánh
================================================== ========
-X-
========
-Y-
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay
========
Yêu nhau thì ném miếng trầu
Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra
Yêu nhau cau bổ làm ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
☆
☆
Xem Thêm Cập nhật 2022:
N Năm nắng mười mưa
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
2. Ca dao và dân ca:
– Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta
tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta
thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và
dân ca không rõ.
Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài
ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm.
Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác
và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.
Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định,
nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.
Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn
cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương,
còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào,
thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi
“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Hay:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga.
Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được..
Nội dung của dân ca cũng nhue nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện
cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh.
Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể,
được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả
những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca) :
tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh,
tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất
B. Thời kỳ xuất hiện:
So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người.
Xét nội dung những câu ” Năm cha, ba mẹ“, hay ” Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, ” Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang“.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ…
Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.
C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca:
1. Nội dung của tục ngữ:
Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.
Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người.
VD:
Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà
…
2. Hình thức của tục ngữ:
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn
Làm phúc phải tội
Gà què ăn quẩn cối xay
Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
…
Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối
No nên bụt, đói nên ma
Bút sa, gà chết
Có tật giật mình
Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ
May tay hơn hay thuốc
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm
Hoặc thể lục bát
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai
Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người…nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.
3. Nội dung của ca dao:
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào…thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.
Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.
Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…
Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội.
Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.
4. Hình thức nghệ thuật của ca dao:
Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú.
Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao noi:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu
Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:
Mặt nạc đóm dày
Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no
Trên trời có đám mây vàng
Bên sông nước chảy có nàng quay tơ
Nàng buồn nàng bỏ quay tơ
Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành
MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH
Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ thiếu….xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm năm.
Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài có tính chất chống giai cấp phong kiến.
Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời:
vd:
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
hay:
Thấy những lời kêu trách
Nghe những lời kêu trách
Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy, nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát, của cả bài.
Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều được trau chuốt.
Hát giặm Nghệ Tĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi
VD:
Trai:
Tiết thanh nhàn thong thả
Muốn thăm hỏi vài câu
Cuốc thánh thót kêu sầu
Gió phảng phất mùa sâu
Nhớ trong sách đã lâu:
Chuyện “Tư mã phượng cầu”
Thương thì mũi tìm trâu
Trâu đâu tìm chạc mũi
Gái:
Trời mở rộng phong quang
Giã ơn trời mở rộng phong quang
Em đánh tiếng đua sang
Đêm tàn canh vò võ
Tay em cầm con bấc đỏ
Mong bỏ đĩa dầu đầy
Mời bạn ở lại đây
Đôi ta giở lời rày
Tình đó với nghĩa đây
Trai:
Giống như đọi nác đầy
Bưng nhẩn nhẩn trên tay
Không khuy sơ một hột
Gió nỏ triềng một hột
Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lứa đôi
Ngãi đã quyết thề bồi
Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đừng trăn gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăn nhiều đèn rạng rỡ
Gái:
Em đã có chồng rồi
Em đã có lứa rồi
Vung úp đã vừa nồi
Đũa ghép đã thành đôi
Bạn đừng có ỡm ờ với tôi!
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
Trai:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Qua chín mười đỗi đồng
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Bạn gạt tùa vô bụi.
Anh thương em một tháng hai kỳ
Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày
Năm rộn mà chầy
Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ)
Xuân qua rồi hè /đến
Thu đã muộn, đông rồi
Nhớ bạn cũ chưa nguôi,
Sang lập xuân vũ thuỷ
Đêm em nằm em nghĩ
Nghĩ kinh trập, xuân phân,
Lòng tưởng sự ái ân
Sang thanh minh, cốc vũ
Đêm dêm nằm nỏ ngủ
Nhớ bạn mãi thường thường
Tiết lập hạ nhớ thương
Bước sang tuần tiểu mãn
Trông ra ngoài chán chán
Tiết mang hiện lại gần
Người đập đất, gánh phân
Để mùa màng gặt hái
Anh thương em mãi mãi
Sang hạ chí tiết hè
Em nghe tiếng sầu ve
Em buồn trong gia sự
Bạn buồn trong gia sự
***
Tiết tiểu thử, đại thử
Trời nắng sốt lắm thay!
Ra ngồi tựa cột cây
Anh với em than thở
Bạn với mình than thở
***
Tiết lập thu, xử thử
Ai diều sáo mặc ai
Vàng lác đác giếng tây
Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ)
Nhớ mãi người bạn cộ
***
Vừa đến tiết bạch lộ
Bầy chim trắng bay sang
Cây heo hắt lá vàng
Sang thu phân hàn lộ.
***
Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy)
Tiết sương giáng lại kề
Trông bạn cũ ta về
Sang lập đông giá rét
Tiết tiểu tuyết, đại tuyết
Trời giá rét lắm thay
Sang đông chí cấy cày
Dạ bồi hồi nhớ bạn
Tiết tiểu hàn chưa dạn
Đã bước sang đại hàn
Dạ tưởng nhớ người ngoan
Vừa năm cùng tháng tận
Vừa cuối mùa cuối tận.
***
Phận lại ngồi trách phận
Phận nỏ giám trách phận
Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp
6. Hát ví Nghệ Tĩnh:
Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn…. Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.
1. Hát phường vải:Giai đoạn 1:
Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng.
Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.
Hát dạo
Bấy lâu thức nhắp mơ màng
Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng
*
Bấy lâu nghe hết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh cũng vội mừng
Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang
*
Bấy lâu anh mức chi nhà
Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu
*
Đồn rằng cá uốn thân vây
Đồn em hay hát, hát hay anh tìm
*
Chốn này vui vẻ, tưng bừng
Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi
*
Đêm khuya trời tạnh sương im
Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
*
Dừng xa, khoan kéo, ơi phường!
Hình như có khách viễn phương tới nhà
*
Đi qua nghe tiếng em reo,
Nghe xa em kéo, muốn đeo em về.
*
Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
*
Đi ngang thấy búp hoa đa`o
Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai
*
Đồn đây là chốn Đao` Nguyên
Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi
*
Lạ lùng anh mới tới đây,
Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng
*
Đến đây vàng cũng như son
Ai ai thời cũng như con một nhà
Khi nháy mắt, khi nhện sa
Khi chuột rích trong nhà
Khi khách kêu ngoài ngõ
Tay em đưa go đủng đỉnh
Tay em chìa khoá động đào
Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen
*
Mừng rằng bạn đến chơi nhà
Cam lòng thục nữ gọi là trao tay
Hát hỏi
Em có chồng rồi, em nói rằng chưa
Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh
*
Em chưa có chồng, em mới đến đây
Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà Anh về chẻ lạt bó tro
Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng.
Em về đục núi lòn qua,
Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng
*
Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc,
Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây
Hai ta tình nặng nghĩa dày,
Đối ra đáp được, lúc này tính sao?
*
– Đến đây hỏi khác tương phùng
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
-Tương phùng nhắn với tương tri,
Lá buồm một cánh bay đi khắp trời
*
– Lá gì không nhánh, không ngành?
Lá gì chỉ có tay mình trao tay?
– Lá thư không nhánh, không ngành,
Lá thư chỉ có tay mình trao tay.
*
– Nghe tin anh hoc có tài
Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng?
– Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra
Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày!
*
– Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng
Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi?
– Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong
Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa?
*
Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh?
– Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
Cầu danh, cầu lợi, cầu tài
Cầu cho đây đó làm hai giao hoà
*
Nhớ em nhất nhật một ngày
Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông
– Chờ em nửa tháng ni rồi
Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng
*
– Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
– Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra
Lê Thị Thu Hoài @ 12:57 03/03/2012
Số lượt xem: 21143
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…
CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội…
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ca dao, tục ngữ, dân ca truyền miệng của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6, câu 8, có vần, có điệu, ý nghĩa và tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc giới bình dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo” ? Chỉ biết riêng ca dao mênh mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua 4000 năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị.
Ca dao tục ngữ là một hành trình tìm về cội nguồn của nước Việt Nam mến yêu. Đọc ca dao để thấy khí thiêng sông núi Việt, đọc ca dao để thấy tinh thần hiện hữu, bản sắc dân tộc của dân tộc Việt. Thấy ra ý thức dân tộc và sức mạnh tinh thần của người Việt, thấy cái tinh thần kháng chiến quật cường của người Việt, nhất định không chịu đồng hoá.
Ca dao tục ngữ là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Không phải dân tộc nào cũng có được văn chương và thi sĩ tính như thế. Non nước Việt Nam đẹp nghìn thu, vô song. Người nước Việt cũng khác thường. Trải qua nhiều thời đại, kho tàng văn chương bình dân Việt Nam càng phong phú, súc tích với biết bao câu tục ngữ, ca dao, những câu hát điệu hò muôn hình muôn vẻ. Dân ca là ca dao đã được dân gian hát và hò qua nhiều thể điệu đặc thù của từng địa phương.
THÀNH NGỮ
Trong ngôn ngữ Việt có hẳn một kho thành ngữ, trong đó phải kể đến những câu, những lời bình nghị sinh động về phẩm cách con người, về đạo lý ở đời, về nhân tình thế thái. Chỉ kể những câu có bốn từ, bốn tiếng đăng đối giàu biểu cảm người ta đã có thể liệt kê ra rất nhiều. Xin viện dẫn: “Xấu người đẹp nết”, “Giấu đầu hở đuôi”, “Cười thuê khóc mướn”, “Nước chảy đá mòn”, “Giận cá chém thớt”, “Bóc ngắn cắn dài”, “Bòn tro đãi sạn”, “Chọn đá thử vàng”, “Dẻ cùi tốt mã”, “Văn mình vợ người”, “Ma chê cưới trách”, “Quýt làm cam chịu”, “Con dại cái mang”, “Chị ngã em nâng”, “Công cha nghĩa mẹ”, “Môi hở răng lạnh”…
Ðặc điểm của loại thành ngữ này là bốn từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành hai cặp đối xứng nhau. Ví như câu “Xấu người đẹp nết” thì xấu, người, đẹp, nết; bốn từ đơn mang hàm nghĩa riêng, độc lập, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác; chia thành hai cặp đối xứng là xấu người đối với đẹp nết; đối cả ý lẫn lời; xấu đối với đẹp, người đối với nết.
Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất là phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá nhiều người. Muốn phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, có cơ sở khoa học và tiêu chí để phân định.
Về vấn đề này, mục “Diễn đàn nói và viết” của Tạp chí Ngôn ngữ học Việt Nam (số 8 năm 2006) đã nêu như sau: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông).
Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn “Chân cứng đá mềm”. Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi “chân cứng đá mềm”)…
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Dưới trăng nâng chén tiêu sầu.
Một câu thơ vịnh, hết hai đĩa mồi.
Con người càng lúc càng đông.
Thạch Sanh thì ít, Lý thông thì nhiều.
Dạy con từ thuở còn thơ.
Dạy vợ từ thuở nó chưa dạy mình.
Đi xa con nhớ mẹ hiền.
Con về thăm mẹ, lấy tiền con đi.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng vũng sình cũng xinh.
Ông Tiền, ông Tiến, ông Tiên
Trong ba ông ấy ông Tiền đẹp trai
Khi thương anh nói anh cười.
Hết thương anh giống như người điếc câm.
Có con chớ gả chồng gần.
Có bát canh cần nó cũng ăn tranh.
Thân em như giẻ lau nhà.
Thân anh như cái sàn nhà em lau.
Má ơi cứ gả con xa.
Để con còn có đô la gửi về.
Cưới vợ thì cưới liền tay.
Chớ để lâu ngày thành vợ người ta.
Khôn ba năm dại một giờ.
Biết vậy dại sớm khỏi chờ ba năm.
Nhà cao em cũng chẳng thèm.
Chỉ cần vàng bạc cộng thêm hột xoàn.
Tô canh lạnh lẽo nước trong veo.
Một miếng thịt heo bé tẻo teo.
Bốn thằng to béo tranh nhau vớt.
Một đứa nhanh tay hớt cái vèo.
Thịt heo trôi nổi giờ đâu mất
Ba thằng không được mặt như heo
Tựa gối ôm thìa lâu chẳng được
Thịt đâu còn nữa dưới nước lèo.
Gọt xoài đừng để xoài chua.
Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình.
Gió đưa mây khói về trời.
Em ưa trăng gió tơi bời lòng anh.
Làm trai cho đáng thân trai.
Đi đâu cũng phải bộ bài giắt lưng.
Người ta đi cấy lấy công.
Tôi đây đi cấy chỉ trông đền bù.
Yêu anh không kể giàu nghèo.
Chỉ cần anh có vài căn mặt tiền.
Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người, nấu nếp cũng thành xôi.
Áo anh sứt chỉ đường tà.
Vứt ngay làm giẻ lau nhà, khỏi mua.
Cá không ăn muối cá ươn.
Không có xe đẹp thôi đừng yêu em.
Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng ăn đau bụng lầu bầu nằm rên!
Không có em đời buồn như chó cắn.
Có em rồi thà chó cắn còn hơn.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Ca dao, tục ngữ, thơ chế
Yêu anh mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội thấy anh nghèo..lại thôi
Yêu em mấy núi cũng trèo
Khi em mang bụng mấy đèo anh cũng dông!!!
***
Xa quê con nhớ mẹ hiền
Con về gặp mẹ….lấy tiền xong con lại xa quê
***
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ ngó, lắc đầu hổng ăn.
(version 2) Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp lắc đầu chê tanh
***
Ta về ta tắm ao ta
Sảy chân chết đuối có người nhà vớt lên
(version 2) Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục vẫn là cái ao
***
Bình tĩnh tự tin không cay cú
Âm thầm chịu đựng trả thù sau.
***
Má ơi đừng gả con xa
Gả con qua Úc,Canada được rồI
Má ơi đừng gã con xa
Chim kêu vươn hú biết nhà má đâu
Má ơi đừng gã con gần
Con qua mượn gạo nhiều lần má la
***
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
***
Vẽ hình em lên cát
Rồi hôn em môt phát
Ôi cuôc đời chua chát
Toàn là đất với cát
***
Cười người chớ dại cười lâu
Cười hết hôm trước hôm sau lấy gì cười
***
Thấy người sang bắt quàng làm họ
Thấy người khó bỏ mặc đi luôn
***
Không tham lam không phải quan huyện
Không nhìu chiện không phải….Ziệt Nam
***
Lên chùa thấy bụt muốn tu,
***
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu…..đi dzìa (về)
***
Không có cuộc tình nào khó
Chỉ sợ mình không liều
Đạp xe và quốc bộ
Quyết chí ắt được yêu
***
Đêm nằm ở dưới bóng trăng
Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em
***
Ước gì em hoá thành trâu
Để anh là đỉa anh bâu lấy đùi
***
Hồng nào hồng chẳng có gai
Gái nào gái chẳng yêu 2,3 thằng
Hoa hồng thì phải có gai
Con gái thì phải phá thai đôi lần
***
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Nếu mà anh lấy phải nàng,
Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.
***
Cá không ăn muối cá ươn
Không có xe đẹp thôi đừng yêu em
***
Ước gì môi em là đít bút
Anh ngồi học bài cắn đít bút hun em
***
Người đi một nửa hồn tôi mất!!
Một nửa hồn kia …… đứng chửi thề
Người đi một nửa hồn tôi mất!!
Một nửa hồn kia …… sửa lại xài
***
Bánh mì phải có patê
Làm trai phải có máu dê trong người!!!
***
Làm trai cho đáng nên trai
Lang beng cũng trải giang mai cũng từng!!!
***
Gió mùa thu anh ru em ngủ
Em ngủ rồi……anh cạy tủ anh đi!!!!
***
Chọn xoài đừng để xoài chua
Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình
***
Những đêm dài ngồi chơi vi tính
Bỗng bàng hoàng khi nhìn thấy roi mây
***
Thân heo vừa béo lại vừa ù
Bảy nổi ba chìm với nước lu
Chết đuối quẫy chân không ai cứu
Đứa nào mà cứu, đứa ấy ngu
***
Ngồi học hồn để lên mây
Ông tiên ổng hỏi: “Lên đây làm gì?”
Thưa rằng lên hỏi đề thi
Ông tiên ổng chửi : “Về đi, con mẹ mày…!!”
***
Hôm nay nhân dzợ đi xa
Còn cô em dzợ, dzê ra khỏi chuồng !
***
Trước mắt em anh là thằng hai lúa
Sau lưng em anh là chúa giang hồ
***
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi
***
Nhận được thư em lúc nhá nhem
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem
Trong thư em viết dăm ba chữ
“Anh ơi ngày mai nó lấy em”
***
Nắng mưa là chuyện do trời
Cúp cua là chuyện ở đơì học sinh
Cúp cua đừng cúp một mình
Rủ thêm vài đứa tâm tình cho vui
***
Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ để quên 5000
Anh quay trở lại vội vàng
Em còn ngồi đó, 5000 …mất tiêu
***
(Suy ngẫm) Chị tôi lớn tuổi hơn tôi .
Mẹ tôi lớn tuổi hơn tôi rất nhiều .
Ô Kiaaàa có một cánh diều .
Diều mà có gió thì diều sẽ bay
***
Đời là… cái đinh Tình là… cái que
Bố vợ là… con gà què
Ngo nghoe anh đập chết
***
Đường Sài Gòn vừa dài vừa hẹp
Gái Sài Gòn vừa đẹp vừa dê
***
Ai vô xứ Huế thì vô
Còn tao.. tao cứ thủ đô tao dzìa!
***
Chiều chiều ra đứng ngỏ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chờ hoài chờ mãi chẳng thấy mẹ yêu
Sao giờ chưa thấy mẹ yêu gửi tiền.
Chiều chiều lại đứng ngỏ sau,
Mẹ yêu mẹ hỡi mau mau gửi tiền.
ST
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem chủ đề Ca Dao Tục Ngữ Hưng Yên trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!