Top 6 # Ca Dao Tục Ngữ Châm Biếm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Boxxyno.com

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2018 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.

Ca Dao Tục Ngữ Bình Định

‘Bình Định nón Gò Găng

Bún Song thần An Thái

Lụa Đậu tư Nhơn Ngãi

Xoài Tượng chín Hưng Long

Mặc ai mơ táo ước hồng

Tình quê em giữ một lòng trước sau.

Bình Định có hòn Vọng Phu

Có đầm Thị Nai có Cù Lao Xanh.

Em về Bình Định cùng anh

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

1.Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.

2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.

3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.

5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau chúng tôi đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò

Ba Trò Ba đi học trường xa

Cơm canh ai nấu mẹ già ai coi

8.Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ.

Tiếng đồn Bình Định tốt nhà Phú Yên tốt lúa, Khánh Hoà tốt trâu

.Công đâu công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

.Em về Đập Đá quê cha Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng

13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông

14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành

15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm

17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây

18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang

19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương

20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau

21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm

22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành

23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu – Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau

24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung

25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì

26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này chúng tôi về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?

Anh về dưới vạn thăm nhà

Ghé vô em gởi lạng trà Ô Long

chúng tôi về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em

29.Quy Nhơn có tháp Chòi Mòi Có đầm Thị Nại chạy dài biển đông

30.Khéo khen con tạo trớ trêu

Nắn nguyên Bãi Trứng nhớ tổ tiên là Âu Cơ

32.Ai về thăm cảnh An Khê

Sông Ba chồng nhớ vợ nhà Sông Côn

Phân Biệt Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ

2. Ca dao và dân ca: – Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao vàdân ca không rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao. Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng. Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga. Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được.. Nội dung của dân ca cũng nhue nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh. Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca) :

tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

B. Thời kỳ xuất hiện: So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người. Xét nội dung những câu ” Năm cha, ba mẹ“, hay ” Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, ” Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang“.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ… Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca:

1. Nội dung của tục ngữ: Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả. Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người. VD:

Quá mù ra mưa Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Cái sảy nảy cái ung Cõng rắn cắn gà nhà …

2. Hình thức của tục ngữ: Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội Gà què ăn quẩn cối xay Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm …

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma Bút sa, gà chết Có tật giật mình

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ

May tay hơn hay thuốc Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể lục bát

Cá tươi thì xem lấy mang Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai

Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người…nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.

3. Nội dung của ca dao: Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào…thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.

Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.

Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương Tuyệt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…

Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.

4. Hình thức nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao. Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc. Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao noi:

Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:

Mặt nạc đóm dày Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn[/cente] Ca dao ngoài nghệ thuật cụ thể hoá, còn có nghệ thuật nhân cách hoá, dùng vật vô tri để gán cho những tâm tư, tình cảm con người.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền

Một số thể cổ điển của ca dao: Thể phú: Là trình bày, diễn tả…

Đường lên xứ lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong…

Thể tỉ: là so sánh, người ta thường mượn một cái khác để ngụ ý, so sánh, hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là phương pháp nghệ thuật chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết. So sánh trực tiếp:

Gối mền, gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Lối tỉ gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, một phương pháp nghệ thuật tế nhị hơn:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa

…. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng – Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? – Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? ………. Ca dao còn một phương pháp nghệ thuật độc đáo nữa là cách biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình. Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn [center] Cơm trắng ăn với chả chim Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no

Trên trời có đám mây vàng Bên sông nước chảy có nàng quay tơ Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ thiếu….xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm năm. Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài có tính chất chống giai cấp phong kiến. Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời: vd:Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại hay:Thấy những lời kêu trách Nghe những lời kêu trách Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy, nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát, của cả bài. Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều được trau chuốt. Hát giặm Nghệ Tĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi VD:Trai: Tiết thanh nhàn thong thả Muốn thăm hỏi vài câu Cuốc thánh thót kêu sầu Gió phảng phất mùa sâu Nhớ trong sách đã lâu: Chuyện “Tư mã phượng cầu” Thương thì mũi tìm trâu Trâu đâu tìm chạc mũi Gái: Trời mở rộng phong quang Giã ơn trời mở rộng phong quang Em đánh tiếng đua sang Đêm tàn canh vò võ Tay em cầm con bấc đỏ Mong bỏ đĩa dầu đầy Mời bạn ở lại đây Đôi ta giở lời rày Tình đó với nghĩa đây Trai: Giống như đọi nác đầy Bưng nhẩn nhẩn trên tay Không khuy sơ một hột Gió nỏ triềng một hột Công đôi ta thề thốt Kể đã mấy niên rồi Lòng đã quyết lứa đôi Ngãi đã quyết thề bồi Nhất ngôn nói hẳn lời Đừng bốn chốn ba nơi Đừng trăn gió chào mời Trăng nhiều trăng rạng rỡ Trăn nhiều đèn rạng rỡ Gái: Em đã có chồng rồi Em đã có lứa rồi Vung úp đã vừa nồi Đũa ghép đã thành đôi Bạn đừng có ỡm ờ với tôi! Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại Trai: Têm một quả trầu không Bỏ vô hộp con rồng Đi băng nội băng đồng Qua năm bảy khúc sông Qua chín mười đỗi đồng Nghe tin em đã có chồng Anh quăng lắc vô bụi Bạn gạt tùa vô bụi.

Anh thương em một tháng hai kỳ Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày Năm rộn mà chầy Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ) Xuân qua rồi hè /đến Thu đã muộn, đông rồi Nhớ bạn cũ chưa nguôi, Sang lập xuân vũ thuỷ Đêm em nằm em nghĩ Nghĩ kinh trập, xuân phân, Lòng tưởng sự ái ân Sang thanh minh, cốc vũ Đêm dêm nằm nỏ ngủ Nhớ bạn mãi thường thường Tiết lập hạ nhớ thương Bước sang tuần tiểu mãn Trông ra ngoài chán chán Tiết mang hiện lại gần Người đập đất, gánh phân Để mùa màng gặt hái Anh thương em mãi mãi Sang hạ chí tiết hè Em nghe tiếng sầu ve Em buồn trong gia sự Bạn buồn trong gia sự *** Tiết tiểu thử, đại thử Trời nắng sốt lắm thay! Ra ngồi tựa cột cây Anh với em than thở Bạn với mình than thở *** Tiết lập thu, xử thử Ai diều sáo mặc ai Vàng lác đác giếng tây Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ) Nhớ mãi người bạn cộ *** Vừa đến tiết bạch lộ Bầy chim trắng bay sang Cây heo hắt lá vàng Sang thu phân hàn lộ. *** Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy) Tiết sương giáng lại kề Trông bạn cũ ta về Sang lập đông giá rét Tiết tiểu tuyết, đại tuyết Trời giá rét lắm thay Sang đông chí cấy cày Dạ bồi hồi nhớ bạn Tiết tiểu hàn chưa dạn Đã bước sang đại hàn Dạ tưởng nhớ người ngoan Vừa năm cùng tháng tận Vừa cuối mùa cuối tận. *** Phận lại ngồi trách phận Phận nỏ giám trách phận Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp

6. Hát ví Nghệ Tĩnh: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn…. Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.

1. Hát phường vải:Giai đoạn 1: Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng. Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.

Hát dạo

Bấy lâu thức nhắp mơ màng Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng * Bấy lâu nghe hết tiếng nàng Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng Nghe tin anh cũng vội mừng Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang * Bấy lâu anh mức chi nhà Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu * Đồn rằng cá uốn thân vây Đồn em hay hát, hát hay anh tìm * Chốn này vui vẻ, tưng bừng Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi * Đêm khuya trời tạnh sương im Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần. * Dừng xa, khoan kéo, ơi phường! Hình như có khách viễn phương tới nhà * Đi qua nghe tiếng em reo, Nghe xa em kéo, muốn đeo em về. * Đi ngang trước cửa nàng Kiều, Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu * Đi ngang thấy búp hoa đa`o Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai * Đồn đây là chốn Đao` Nguyên Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi * Lạ lùng anh mới tới đây, Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng * Đến đây vàng cũng như son Ai ai thời cũng như con một nhà

Khi nháy mắt, khi nhện sa Khi chuột rích trong nhà Khi khách kêu ngoài ngõ Tay em đưa go đủng đỉnh Tay em chìa khoá động đào Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen * Mừng rằng bạn đến chơi nhà Cam lòng thục nữ gọi là trao tay

Hát hỏi

Em có chồng rồi, em nói rằng chưa Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh * Em chưa có chồng, em mới đến đây Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà Anh về chẻ lạt bó tro Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng. Em về đục núi lòn qua, Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng * Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc, Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây Hai ta tình nặng nghĩa dày, Đối ra đáp được, lúc này tính sao? * – Đến đây hỏi khác tương phùng Chim chi một cánh bay cùng nước non? -Tương phùng nhắn với tương tri, Lá buồm một cánh bay đi khắp trời * – Lá gì không nhánh, không ngành? Lá gì chỉ có tay mình trao tay? – Lá thư không nhánh, không ngành, Lá thư chỉ có tay mình trao tay. * – Nghe tin anh hoc có tài Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng? – Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày! * – Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi? – Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa? * Nghe anh bôn tẩu bấy lâu Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh? – Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi Cầu danh, cầu lợi, cầu tài Cầu cho đây đó làm hai giao hoà * Nhớ em nhất nhật một ngày Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông – Chờ em nửa tháng ni rồi Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng * – Nghe tin anh giỏi, anh tài Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng? – Thiên thai là của nàng Kiều Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra

Lê Thị Thu Hoài @ 12:57 03/03/2012 Số lượt xem: 21143

Những Câu Ca Dao Mang Ý Nghĩa Hài Hước Châm Biếm

Trong kho tàng ca dao của Việt Nam, như chúng ta hay biết đến câu nói: phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam, câu ca dao được truyền từ đời này sang đời khác, không chỉ mang tính chất giáo dục mà còn mang cả tính chất giải trí, góp phần tạo thêm tiếng cười cho cuộc sống, và những câu ca dao hài hước đã thể hiện điều ấy.

Lí thuyết về ca dao hài hước

– Những câu ca dao hài hước đã thể hiện đặc sắc nghệ thuật của ca dao dân gian.

– Chủ yếu đem lại tiếng cười, niềm vui cho cuộc sống.

– Tiếng cười giải trí là một tiếng cười lạc quan, không bất kể ở trạng thái giàu sang hay nghèo khổ.

– Giúp xua đi âu lo về bộn bề cuộc sống.

– Ca dao hài hước thể hiện trí thông minh, sáng tạo, tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động.

Tổng hợp những câu ca dao hài hước nhất

1. Xưa nay thế thái nhân tình Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.

2. Nơi đâu cần thanh niên có Đến đứng ngó cũng là thanh niên.

3. Đắng cay chua ngọt đã từng Anh mà bỏ rượu, em đừng có mơ.

4. Vũ trường là chốn ăn chơi Chí hòa là chốn nghĩ ngơi giang hồ.

5. Nghèo mà làm bạn với giàu Đứng lên ngồi xuống nó đau cái đì.

6. Lỡ duyên em phải ưng anh Tiếc con tôm bạc nấu canh rau dền.

7. Lên non mới biết non cao Có bồ mới biết vì sao hết tiền.

8. Đàn bà yếu chân, mềm tay Làm ăn chẳng được, lại hay nỏ mòm.

9. Đàn bà chẳng phải đàn bà Thổi cơm cơm khét, muối cà cà ôi.

10. Trọc đầu mang tiếng bất lương Kìa như có tóc cũng phường gió trăng.

11. Em ơi lại ngồi gần anh Tuy rằng khác phái nhưng chung bàn.

12. Công đâu mà tát nước sông Công đâu mà bạn với chồng người ta.

13. Học hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chữa thèm chua.

14. Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.

15. Yêu em không phải vì ham Mà là anh hổng chịu kham cảnh nghèo.

16. Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o Chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

21. Còn duyên, anh cưới ba heo Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.

22. Còn duyên, kén cá chọn canh Hết duyên, ếch đực cua kềnh cũng vơ.

23. Bà Bảy đã tám mươi tư Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồng.

24. Lêu lêu mắc cỡ lêu lêu Hồi nói không gả, nay kêu không thèm.

25. Muốn ăn gắp bỏ cho người, Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình.

30. Học hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.

34. Canh bầu nấu với cá trê Ăn vô cho mát mà mê vợ già.

35. Có lòng xin tạ ơn lòng Xin đừng đi lại mà chồng em ghen.

36. Công đâu ghẹo gái có chồng Như tát nước cạn, uổng công cày bừa.

37. Chồng người đánh Bắc dẹp Đông Chồng em ngồi bếp giương cung bắn gà.

38. Nói thì đâm năm chém mười Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân.

39. Thế gian còn mặt mũi nào Đã nhổ lại liếm làm sao thành người.

41. Trống chùa ai đánh thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng, thành riêng.

42. Sống thì cơm chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.

43. Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng. Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà nậm rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Thóc giống cắn chuột trong bồ Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu Chim chích cắn cổ diều hâu Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

44. Bước sang tháng sáu nước giá chân, Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi. Con chuột kéo cầy nồi nồi, Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong. Vườn rộng thì thả rau rong. Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa. Đàn bò đi tắm đến trưa, Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương. Voi kia nằm ở gậm giường, Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn. Chuồn kia thấy cám liền ăn, Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

46. Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn.

47. Đắc thời đắc thế thì khôn Sa cơ rồng cũng như giun khác gì.

48. Thế gian chuộng của, chuộng công Nào ai có chuộng người không bao giờ.

49. Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm Trời còn luân chuyển, huống mồm thế gian.

50. Cá trong lờ đỏ lơ con mắt Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô.