Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Bình Luận Douban Về Nghĩa Hải (2) mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. [Fran] [16:25:11 – 10.12.2010]
Rate 5/5 (+27 likes, -0 dislike)
Ai vì yêu, đã sống không hối tiếc.
Thì ra “Nghĩa hải hào tình” là một bộ phim tình cảm.
Khoảnh khắc Lưu Tỉnh và cô Cửu gặp lại nhau, ba mươi năm chờ đợi đã gói gọn trong một cái gật đầu, một nụ cười yếu ớt, mỗi người cất tiếng chào đối phương. Lúc đó tôi đã nghĩ, tình cảm này phải sâu như biển rộng mới có thể kiên định đến vậy, dẫu có cách cũng không thay lòng. Sài Cửu thường hay nói trong Cân Quắc: “Đời người có mấy cái mười năm?” Vậy, đời người có được mấy cái ba mươi năm? Chỉ có những đoạn ký ức đứt quãng, chỉ dựa vào quá khứ đã cùng nhau trải qua sinh tử, chỉ với một câu nói “Cầu mong người trường tồn, ngàm dặm nối kết nhau”, đằng đẵng chờ đợi suốt ba mươi năm dài, gió mặc gió, mưa mặc mưa.
Cũng may, đoạn gặp mặt của Lưu Tỉnh và cô Cửu là sự an ủi rất lớn đối với người xem. Nhân lúc còn sống, họ đã thoải mái du lịch đó đây, cùng nhau tập thể dục, cùng nhau đi uống trà, nắm tay nhau dạo phố giống như người trẻ, giành giật từng giây từng phút cho riêng mình. Cuối cùng còn có thể ngồi bên cạnh nhau ngắm hoàng hôn, chậm rãi nhớ lại những ngày huy hoàng của tuổi trẻ. Lưu Tỉnh cảm thấy mệt thì có thể nghiêng người, nhẹ nhàng tựa vào vai đối phương, yên tâm nhắm mắt ngủ say. Cô Cửu im lặng nhìn về phía xa, trong lòng ngầm hiểu chuyện phải đến nhất định sẽ đến. Nhưng cũng không sao cả, bởi vì… Màn hình quay về mấy chục năm trước, cũng trên một băng ghế, hai người quay lưng lại với ống kính, chỉ nghe tiếng nói vang lên.
“Không biết sau khi tôi chết, có ai ở trên trời đợi tôi không?”
“Để xem tôi đi trước hay cô đi trước, nếu như tôi đi trước, tôi đợi cô.”
Phải chăng chính cuộc trò chuyện này, đã cho họ dũng khí chờ đợi ba mươi năm, chỉ cần có thể gặp lại, mọi khổ đau đều đáng giá. Nhưng không ai biết chờ đợi có kết quả hay không, mà kết quả đó có xứng đáng với sự chờ đợi của họ. Nếu tôi nói hai người họ đã có một cái kết mỹ mãn, chắc bản thân tôi cũng bật cười thành tiếng. Trong bài hát đầu phim có câu: Ai vì yêu, đã sống không hối tiếc. Lời hứa này, có bao nhiêu người dám thực hiện, có bao nhiêu người có thể chịu đựng vì nó. Thế nên, câu chuyện truyền kỳ của Lưu Tỉnh và cô Cửu, chỉ có trong phim mới thấy được.
Hỏi thế gian tình thế nào mới được gọi là thuần khiết?
Để khiến em cam lòng hóa thành cánh bướm đỏ tung bay.
Hứng chịu bao trắc trở, dù vết thương rỉ máu cũng chẳng thể phai mờ.
Hỏi thế gian tình thế nào mới được gọi là thuần khiết?
Dù trong cảnh tuyệt vọng vẫn cố gắng đến sức cùng lực kiệt.
Lưu lại đến phút cuối để được bên nhau, cho dù phải nếm trải bao kiếp nạn nữa.
Nói về diễn viên:
Bên cạnh nội dung của “Nghĩa hải hào tình”, dàn diễn viên chính là một điểm sáng không thể thiếu, không được nhận giải phim hay nhất thật sự rất đáng tiếc.
Có người nói Sheren diễn vai này chưa đủ “lực”, nhưng tôi thấy chính nhân vật này mới xứng với danh tiếng của cô ấy. Kỹ năng của Sheren thừa sức đảm nhận nhân vật công chúa điêu ngoa của Ah Sheh, nhưng tuổi tác của cô ấy không còn phù hợp với những vai kiểu cách, giận dỗi rồi đùa bỡn diễn trò như vậy. Ngược lại, nhân vật Trịnh Cửu Muội này, ngoại trừ Sheren, còn ai có thể đảm đương nổi? Dáng vẻ kiêu ngạo vừa phải, bề ngoài độc ác kiêu căng, bên trong lại sâu sắc cao thượng; một cái bĩu môi, một cái liếc mắt, một cái khoát tay của Sheren cũng đủ khiến người khác phải gào lên. Không trao thưởng cho cô ấy, những người khác có tư cách sao?
Nói đến Tường tử, một người bạn của tôi đã nói gương mặt của anh ấy chỉ hợp đóng vai phụ. Haha~ Nói thật, nếu anh ấy đẹp trai như Lâm Phong mới khó chấp nhận đó. Lưu Tỉnh, và cả Sài Cửu, đều là những phận người thấp bé. Tường tử đã diễn ra bộ dạng bị thời thế ép buộc rất xuất sắc, ánh mắt của anh ấy trong những phân đoạn tình cảm cũng cực kỳ động lòng. Cũng giống như Sheren, TVB có rất nhiều nam diễn viên đẹp trai, nhưng để diễn một nhân vật đi từ hèn hạ thấp bé đến mức rực rỡ chói sáng như vậy, không hề dễ. Trao Thị Đế rất chuẩn nha! Tôi bắt đầu cày lại nhiều bộ phim cũ, phát hiện nét diễn của Tường tử rất thú vị, càng ngày càng thích anh ấy rồi~
Những nhân vật phụ của Nghĩa Hải cũng thêm thắt tiết tấu rất nhiều.
Mạch Bao (Mạch Trường Thanh) lần này nhận giải Nam phụ xuất sắc nhất, hy vọng có thể chuyển mình. Anh Phi Phàm là vai diễn rất “thật”, là một người vừa đáng ghét lại vừa đáng thương.
Ngao Gia Niên và Tạ Tuyết Tâm vừa diễn mẹ con tình thâm trong Cân Quắc, chớp mắt một cái, một người đã trở thành Xương Sườn khờ khạo nhút nhát, một người lại trở thành chị Hỷ hô mưa gọi gió, thật sự diễn rất hay.
Quân gia, Đại Phụng, chị Thiết, Lệ Hoa, Đông Ni, chị Thiền và những người hàng xóm ở Trư Luân Lý đều diễn rất tốt.
Chỉ có nhân vật Tình Tình… Thật ra tôi rất thích Trần Pháp Lai, nhưng quyển nhật ký của cô ấy thật sự khiến tôi mất kiên nhẫn, chỉ cảm thấy nhàm chán. Có bệnh tim thì phải nhớ uống thuốc nha Tình Tình!
2. [Cầu Cốc Cốc] [18:04:28 – 13.12.2010]
Rate 5/5 (+13 likes, -0 dislike)
Cân quắc kiêu hùng chi Hào hứng đợi phim.
Tôi nhớ rất rõ lúc nhỏ theo dõi “Anh hùng xạ điêu” đã kích động đến thế nào. Đêm nào cũng nằm trên giường mở to mắt, tức tối vì hai tập vừa chiếu trên TV vẫn chưa ngắm đủ Tĩnh ca ca và Dung nhi. Cảm giác xem không đã, khó chịu đến mức tự cho mình làm biên kịch, nghĩ ra biết bao kịch bản hư cấu đến tận lúc ngủ quên. Hôm sau đến trường còn bàn tán rôm rả với các bạn học, rồi vây xem hai cậu bạn diễn lại chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng. Tiếc là đến lúc vào trung học, VCD và DVD đã thịnh hành hơn; lên đại học thì dán mắt vào máy tính, mỗi lần gặp một bộ phim mới chỉ cần hai ba đêm tua qua loa là xong. Đỡ tốn thời gian cũng tốt, nhưng cảm giác thú vị khi mong chờ TV đã biến mất từ lúc nào, mãi đến khi “Cân quắc kiêu hùng chi Nghĩa hải hào tình” xuất hiện.
Ngay đêm đầu tiên bộ phim lên sóng, mấy bạn trên Douban đã nhốn nháo lên review, phim gì mà mới 15 phút đã khiến người ta khóc rồi. Tôi bắt đầu tò mò, biết diễn viên chính là Lê Diệu Tường và Đặng Tụy Văn, lại nhớ ra năm ngoái hai người đã có bộ “Cân quắc kiêu hùng” khuấy đảo khắp Hong Kong, Miriam (Dương Thiên Hoa) và Eason (Trần Dịch Tấn) cũng là fans của họ. Người thì nói phải học hỏi noi theo Sài Cửu ca, nguời thì nói nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Gu của hai người họ đương nhiên có thể tin, nhưng tiếc thay, tôi rất khó chấp nhận kiểu tóc đồng tiền của 499, chỉ có thể đau lòng bỏ qua tác phẩm này. Nhưng năm nay, cùng một tổ chế tác làm ra phần hai, Sheren biến từ 499 để kiểu tóc đồng tiền sang cô Cửu xinh đẹp diễm lệ đến bức người; Tường tử bỏ bím tóc đê tiện của Sài Cửu để biến thành anh Tỉnh, tay súng thần lún phún râu mặc sơ mi thật là ngầu. Tác phẩm đã đầu tư như vậy, tôi ngại gì mà không thử.
Vừa vào phim thì đã nghe Leo hát nhạc phim: Nào sợ bản thân hằn mang vết tích viên đạn. Để bảo vệ em, anh bằng lòng xả thân che chắn. Bài hát chậm rãi vẽ ra bối cảnh của thời đại ấy, phim còn chưa bắt đầu toi đã thấy háo hức nóng lòng rồi. (PS: Cơ Tử, nói đến hát nhạc phim anh nhận thứ hai không ai dám nhận thứ nhất đâu, bài này không phải anh thì ai hát nổi đây?)
15 phút đầu tiên: Khóc.
Hết tập 1: Đúng là vừa ý, đợi ra hết phim phải cày thật kỹ.
Không nhịn được bắt đầu xem tập 2: Đúng là tốn công sức, tôi sẽ đợi phim mỗi ngày! Cô Cửu đúng là rất thu hút nha!
Tập 3: Kiểu tóc đồng tiền thì kệ nó chứ, “Cân quắc kiêu hùng” tôi tới đây. Muốn biết kiếp trước của cô Cửu và anh Tỉnh ra sao quá…
Tập 5: Tại sao phải có cuối tuần chứ? Tại sao cuối tuần lại không chiếu phim chứ?
Tập 11: Quyết định download mỗi tập HD 700MB để giữ làm của.
Tập 18, 19: Sao tôi lại dễ rơi lệ như vậy chứ…
Tập 20: Chứng kiến khả năng diễn xuất của Đặng Tụy Văn rồi, những nữ diễn viên khác đều biến thành gió thoảng mây bay.
Tập 23: Năm nay mà không lấy được Thị Đế, Thị Hậu, phim hay nhất thì “TVB, ĐI CHẾT ĐI!!!”
Tập cuối: 30 phút cuối cùng tôi đã khóc không ngừng, xem hết rồi lại tiếp tục khóc. Xem lại lần hai, lần ba vẫn tiếp tục khóc.
Ngày 5 tháng 12, lễ trao giải của TVB: Vì chênh lệch múi giờ, tôi phải vừa dạy một đám trẻ học tiếng Trung vừa tò mò không biết Wyman Hoàng (Hoàng Vĩ Văn) lừng danh sẽ chọn lễ phục gì cho cô Cửu tối nay. Đến tối tôi chạy vội về nhà, nhìn thấy hai người họ lại cùng nhau nhận giải, cùng sánh đôi trở thành Thị Đế Thị Hậu hai năm liên tiếp, tâm trạng rất thoải mái. Thì ra khi những gì mình thích được công chúng công nhận, mình sẽ có cảm giác “cáo mượn oai hùm” như thế này.
Theo dõi “Nghĩa hải hào tình” hơn một tháng rồi, quả thật đó là một đoạn đường đầy thú vị và kích thích đối với tôi. Hơn nữa, bộ phim này còn khiến tôi suy nghĩ đến nhiều vấn đề của cuộc sống thực, ví dụ như chữ “nghĩa” phải viết như thế nào, giới hạn giữa thiện và ác là gì, quan trọng nhất là, thế nào mới gọi là tình yêu chân chính.
Thế là bây giờ, tôi thành thật xin lỗi tất cả những bạn nam mình đã từng thầm thích, từng mến mộ, từng thổ lộ lúc còn đi học. Tôi thật xấu hổ tại sao lúc đó còn chưa hiểu rõ yêu là thế nào đã khiến mọi người phải khó xử như vậy rồi. May là mọi người đều rất tốt bụng, chắc các cậu sẽ thông cảm cho tôi thôi. Tôi rất vui vì được kết bạn với mọi người, chúc mọi người có một cuộc sống hạnh phúc.
3. [Bánh mật Avery] [06:21:00 – 02.01.2011]
Rate 5/5 (+33 likes, -0 dislike)
Phim TVB hay nhất.
Mấy năm gần đây phim mới xuất hiện như nấm mọc sau mưa, tôi không dám nói mình là người say mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy này, nhưng ít ra cũng có thể nói là một người thích xem phim. Thể loại nào tôi cũng lướt ngang, theo bảng xếp hạng trong lòng tôi thì phim Nhật đứng nhất, sau đó mới đến phim Mỹ. Về phần TVB, lần cuối tôi xem TVB là lúc còn học trung học, khi mỗi chiều phải đợi ba mẹ ra ngoài mới len lén bật TV lên, các đài truyền hình lớn thi nhau ra phim, “Truy tìm bằng chứng” hay “Lực lượng phản ứng” tôi đều xem không dưới ba lần! Không phải thích xem, vì lúc đó không có gì hay để xem mà thôi. Sau giai đoạn xem TV lén lút đó, tôi cũng chỉ nghiêm túc xem qua “Thâm cung nội chiến” thôi, chủ yếu bởi vì dàn nhân vật rất đông, đề tài lại là chuyện đấu đá của cung đình nhà Thanh, ai ai cũng đề bạt lên chín tầng mây, vậy nên tôi cũng xem để giải trí một chút.
Lần này vô tình lướt ngang Weibo của Wyman, thấy anh ta chuẩn bị lễ phụ cho Sheren dự lễ trao giải của TVB năm nay, trông rất vừa mắt. Tôi search một lúc thì tìm thấy series “Cân quắc kiêu hùng”, sau đó mới biết Văn nữ và Tường tử đã trở thành Thị Đế Thị Hậu hai năm liên tiếp nhờ series này. Tôi hoàn toàn không có ấn tượng gì với Tường tử, chỉ cảm thấy khá quen, chắc là một trong những diễn viên phụ của TVB thôi. Còn Sheren trong lòng tôi, mãi mãi cũng là Diêu Tiểu Điệp, không hề có hình bóng của Như Phi nương nương.
Giáng Sinh nhàm chán, nơi nào có thể đi đều đã đi, trong nhà lại không có gì làm, trong lòng tôi đột nhiên trào dâng nhiệt huyết muốn xem thử “Cân quắc kiêu hùng”. Kịch bản rất tốt, lay động lòng người, nhưng cách xử lý tình cảm giữa Tứ phu nhân và Sài Cửu lại không hợp ý tôi (Fans của Sài Kỳ cp đừng la tôi nha). Sau đó xem đến “Nghĩa hải hào tình”. Cô Cửu xuất hiện đội mũ mặc áo choàng thật sự đẹp đến chết tôi mất! Tôi cảm thấy Sheren rất hợp với kiểu uốn tóc của phụ nữ những năm 30 – 40, cho dù là tạo hình tóc ngắn trong Nghĩa Hải hay tóc dài khi dự lễ trao giải đều rất nổi bật, sang trọng, rất giống ngự tỷ đó ~ Tạo hình ở những đoạn sau cũng không tệ, hình tượng cô Cửu là một đàn chị xã hội đen được thể hiện rất xuất sắc. Đương nhiên Sheren là loại “gừng càng già càng cay”, khả năng diễn xuất không thể nào bắt bẻ. Cho dù là bình thường sai khiến mọi người hô mưa gọi gió, hay sự thay đổi ánh mắt ở mỗi phân đoạn tình cảm của Tỉnh Cửu, hay nụ cười đắc ý mỗi khi đạt được kế hoạch, Sheren đều diễn tốt hơn cả mức cần thiết. Tường tử cũng xuất sắc y như vậy. Từ một gã thuộc tầng lớp thấp hèn luôn sợ chuyện, đến khi ưỡn ngực ra mặt cho vợ mình, đến lúc trở thành một người đàn ông nhẹ nhàng, biết thấu hiểu, biểu hiện của Tường tử cũng tốt hơn mức cần thiết rất nhiều. Có thể nói, lớp trẻ của TVB không thể nào sánh được với diễn xuất ưu việt này, Xa Thi Mạn và Trần Hào đợi thêm mười năm nữa đi!
Đương nhiên muốn có được ngày hôm nay, những gì hai người trải qua cùng đóng vai trò quan trọng. Trước hết là chuyện tình cảm với Giang Hoa đã khoét sâu vào tim Sheren một vết thương lớn, sau này còn gặp phải khủng hoảng kinh tế, chỉ biết đứng nhìn mọi thứ mình có bay biến, cô ấy thậm chí còn không muốn quay trở lại màn ảnh. Những gì Tường tử đã trải qua lại càng giống Lưu Tỉnh hơn, hoặc có thể nói, là Thiêm ca cố ý thêm những chi tiết đó vào kịch bản cho anh ấy. Năm đó Tường tử thất bại ở TVB, rời công ty hai năm, cuối cùng vẫn vì kế sinh nhai mà chấp nhận quay lại đóng vai phụ. Câu chuyện này vô tình lại ăn khớp với giai đoạn anh Tỉnh bỏ việc mở quán ăn, cuối cùng cũng không gánh được phải quay về. Thế nên, có lẽ Thiêm ca đã đặc biệt “đo ni đóng giày” cô Cửu và anh Tỉnh cho hai người họ.
Nói đến tình cảm của Tỉnh Cửu đi. Lúc tôi xem phim, trong lòng đã gào to bảo Thiêm ca đúng là biến thái, nhẫn tâm chia cắt họ suốt ba mươi năm mới được gặp lại nhau. Nhưng sau này nghiêm túc suy nghĩ lại, tôi cảm thấy việc đó không phải vô lý. Quả thật tình cảm của họ sau mỗi đoạn đối diễn ở nhà thờ lại tăng thêm một bậc, Sheren cũng rất hài lòng, nói rằng dù mối quan hệ cứ nhàn nhạt như vậy, không có nhiều tiếp xúc thân mật, thậm chí không có cả những lời tâm sự ngọt ngào, nhưng tình cảm đó lại rất sâu đậm. Sâu đến mức anh Tỉnh có thể đỡ đạn cho cô Cửu, đậm đến mức cô Cửu có thể có can đảm bắn một phát vào lưng anh. Sâu đến mức anh Tỉnh có thể vượt biên rồi bị bắt ngồi tù, đậm đến mức cô Cửu có thể sống một mình suốt ba mươi năm chỉ để chờ anh. Tình cảm thế này không phải một câu “anh yêu em”, hay một cái ôm, một nụ hôn có thể diễn tả hết. Nếu những chi tiết này xuất hiện, có thể phá hỏng sự sâu sắc của mối tình này mất.
Đương nhiên có người cảm thấy, anh Tỉnh thổ lộ sớm một chút có tốt không, hai người họ cũng chẳng cần phải bỏ lỡ ba mươi năm đau lòng như thế. Nhưng lúc đó kháng Nhật rối ren, hôm nay không biết chuyện ngày mai, sao anh Tỉnh có thể hứa hẹn được gì với cô Cửu (Dù sao thì câu nói trong trại tập trung: “Tôi nhất định sẽ chăm sóc cô thật tốt.” cũng có thể xem là một lời hẹn). Sau đó chính là cái chào đầu tiên của hai người trong bộ phim này. Sau khi kết thúc kháng chiến, hai người họ gặp ở quán trà, anh Tỉnh nói sắp được thăng chức đến Nam Kinh, cô Cửu lại không biết phải nói thế nào để giữ anh lại (Đương nhiên rồi! Chẳng lẽ muốn xem chị các người bày tỏ trước sao?!), thế là có cái chào thứ hai. Sau đó cô Cửu chỉ có thể im lặng đứng ở hiên quán phất tay tạm biệt anh Tỉnh. Lần thứ hai hẹn gặp ở quán trà, cô Cửu giới thiệu một loạt bác sĩ để anh Tỉnh dắt Tình Tình đi chữa bệnh. Sau đó cô Cửu đi trước, anh Tỉnh lại không có can đảm bước ra hiên quán nhìn cô. Mặc dù lúc xem phim tức giận tự hỏi sao anh Tỉnh lại nhát gan như vậy, nhưng cũng hợp lý thôi, anh Tỉnh xuất thân là một người thấp bé, làm sao dám nghĩ mình xứng với người giàu sang như cô Cửu chứ? Cuối cùng phải đến ba mươi năm sau mới được gặp lại. Cảnh còn người mất, hai người nhìn nhau, ánh mắt chứa đựng biết bao tình cảm, thế là có cái chào thứ ba xuất sắc nhất cả phim, bao nhiêu điều chưa nói đều gọi gọn trong đó. Tôi dám chắc rất nhiều người lúc xem đoạn này đều khóc không thành tiếng, nhưng sẽ vì hai người họ mà vui lây. Bốn năm sau đó mỗi ngày đều là một kỷ niệm.
Sự thành công của bộ phim này cũng cần có sự đóng góp to lớn từ dàn diễn viên phụ. Anh Phi Phàm từ một người khiến khán giả ghét đến nghiến răng nghiến lợi, cuối cùng cũng khiến người ta cảm thấy thương hại. Mạch Bao thật sự diễn rất tốt, nhưng tôi cảm thấy nam phụ tốt nhất chính là Xương Sườn của Ngao Gia Niên. Mặc dù gương mặt không đẹp trai, nhưng phân đoạn nào anh ấy cũng diễn rất xuất sắc. Lần đầu tiên ấn tượng là khi suýt làm bia đỡ đạn ở Đông Thái, anh ấy khóc rất giỏi! Sau này đến lúc cuốn điếu thuốc kể lại chuyện của anh Tỉnh, hoàn toàn thể hiện rõ một người vì trải qua đau thương mà trở nên bình tĩnh. Thật sự thiếu sót duy nhất của bộ phim này chính là phối cảnh quá đơn giản, chỉ cần xem vài tập tôi đã thấy mình có thể vẽ lại bản đồ địa điểm quay phim của họ rồi. Haha~
PS: Một vài đoạn tôi rất thích
Trong khoang thuyền, lúc đưa lựu đạn, anh Tỉnh đã cố ý làm cô Cửu ghen: “Đưa cho Tình Tình, cô nghĩ là ai?” Ha ha ha ~ Cô Cửu của mọi người cũng có ngày biến thành cô gái nhỏ biết ghen tuông đó ~
Sau khi chơi chiêu sở trường, dùng lựu đạn giả để gạt chị Hỉ: “Đừng lấy cái đó nữa, hôm khác tôi tặng cho cô cái khác!”, “Tôi thích cái đó hơn mà!” Cô Cửu đáng yêu chết tôi mất!!! Chẳng trách người ta nói phụ nữ khi yêu rồi, trí thông minh sẽ… Anh Tỉnh đúng là ngốc mà, tín vật đính ước sao có thể bỏ được, còn nữa, câu nói đó rõ ràng là tỏ tình mà ~ “Để nó bên cạnh suốt đời” cũng là tỏ tình đó, sao anh lại ngệch ra thế kia!!!
Trên băng ghế của bệnh viện, cuộc trò chuyện của anh Tỉnh và cô Cửu khiến mọi người đều khóc sướt mướt… Phân đoạn này, tôi không thể diễn đạt bằng lời, tôi nghĩ mọi người đều hiểu rõ rồi.
Thật sự rất thích bộ phim này, cuối lời, xin kính chào tất cả nhân viên trước và sau màn ảnh thuộc tổ chế tác của bộ phim này!!!
4. [Dita] [12:20:58 – 13.11.2010]
Rate 4/5 (+39 likes, -16 dislikes)
Từ sau “Đường tâm phong bạo” năm 2007 (Sóng gió gia tộc), TVB đã bước vào kỷ nguyên hùng mạnh của phim ảnh. Tài sức không đủ, chỉ có thể chống trụ nhờ những kịch bản cũ. Năm 2008, “Đường tâm phong bạo chi Gia Hảo Nguyệt Viên” (Sức mạnh tình thân) lên sóng. Cả nhà từ bán bào ngư chuyển sang bán bánh. Kẻ ác chuyển từ má nhỏ sang dì Hồng. Có lẽ Mễ Tuyết nằm mơ cũng không ngờ mình sẽ trở thành dì Hồng của toàn Hong Kong. Hai bộ phim này lần lượt ôm trọn các giải quan trọng của buổi lễ năm đó.
Năm 2009. Một bộ “Cân quắc kiêu hùng” hoàn toàn áp đảo hai phim khánh đài là “Cung tâm kế” và “Phú quý môn”, xuất sắc nhận được tám giải thưởng, trở thành người thắng lớn nhất của buổi lễ. Đặng Tụy Văn ngồi không cả đêm cuối cùng nhận được giải Thị Hậu, xem như cũng thỏa mong ước của mọi người. Vai diễn Đại phu nhân gian ác của Tạ Tuyết Tâm cũng gặt hái được thành quả.
Thế là. Từ khi được công bố, “Nghĩa hải hào tình” đã phô diễn rất nhiều mánh lới. Từ tiệm gạo nổi danh sang bang hội bán thuốc phiện, từ thời mạc Thanh đến những năm kháng Nhật. Chỉ cần xem trailer cũng thấy rất nôn nóng rồi!!!
Cuối cùng cũng đến ngày lên sóng = =
Tôi thừa nhận xém chút thì đã shock đến chết!!!
Mấy tập tiếp theo như kiểu TVB thấy không khí quá nghiêm trọng rồi hay sao ấy, đã để quyển nhật ký bị bệnh tim của Tình Tình xuất hiện orz Chen vào lúc ba nghìn anh em Đông Thái + chị Hỉ + anh Đại Phụng bàn mưu tính kế tôi không trách, vậy mà vừa viết nhật ký lại còn kể chuyện tình cảm thật khiến người ta khó chịu. Giống như “Cung tâm kế” vậy, chuyện đấu đá của Thượng cung cục không được bao nhiêu mà còn phải xem thánh mẫu Lưu Tam Hảo mỗi ngày đi dạo khắp nơi 囧rz. Dùng trò bỏ gốc lấy ngọn này để giày vò người ta, biên kịch nghĩ người xem chúng tôi đều bị não tàn sao!!!
Hóa ra khi quân Nhật Bản đến thì kịch bản mới đi vào những cảnh hay. Chị Hỉ – đến cả xì dầu cũng không có để kiếm chác – cuối cùng cũng quyết tâm phản công =.= Vậy mà biên kịch vẫn thể hiện sự não tàn như “Cung tâm kế”. Mỗi lần chị Hỉ nghĩ ra chiêu gì đều bị Trịnh Cửu Muội nhanh chóng hóa giải, vậy mà chị Hỉ chỉ có thể trưng bày vẻ mặt ngờ ngệch không hiểu gì để nhìn Cửu Muội. Đúng là sỉ nhục trí tuệ Tạ Tuyết Tâm của tôi mà! So với kẻ ác chớp mắt đã nghĩ ra một đống kế gian trong Cân Quắc, chị Hỉ đúng ra toàn bày trò ghẹo trẻ nhỏ = = Nữ thứ chính giao cho Tình Tình đam mê viết nhật ký đúng là một bước đi sai!!!!!
Lần lượt điểm qua những lần rải máu chó:
Tình anh em của chị Hỉ và Quân gia còn hơn cả vợ chồng.
Tình cha con của Cửu Muội và Quân gia còn hơn cả tiểu tam.
Anh Đại Phụng đóng vai nam còn ngầu hơn vai nữ. (Đá xoáy Đông Phương Bất Bại :))
Tình Tình bị bệnh tim sao không chết đi!!!
5. [Mộ] [00:51:01 – 02.03.2011]
Rate 5/5 (+11 likes, -0 dislike)
Nữ hiệp Kim Dung giờ đã tái xuất.
Tôi đã dâng hiến toàn bộ kỳ nghỉ đông cho “Nghĩa hải hào tình”.
Cày phim không biết bao nhiêu lần, đọc tin tức bên lề, xem phỏng vấn, lễ trao giải 2009 và 2010 tôi đều thuộc như lòng bàn tay.
Tôi xem những phóng viên kia hào hứng hỏi dàn diễn viên hết câu này đến câu khác, nhưng mãi vẫn không giải đáp được dấu chấm hỏi trong lòng tôi: Lúc Đặng Tụy Văn và Lê Diệu Tường chụp những cảnh đi chơi sau 30 năm đó, trong đầu họ đã nghĩ gì?
Là thời gian đã thay đổi suy nghĩ. Sợi bạc hoa râm đã thay thế những lọn đen tuyền trước kia, ánh mắt dịu dàng bị lệ nhòe che đi. Chỉ trong một tập mà kéo dài ba mươi năm (đúng, nhật ký đã xong, cuối cùng Tình Tình cũng đi rồi), mới phút trước tiếng Lưu Tỉnh nói “muốn sống thì cùng sống, muốn chết thì cùng chết” vẫn còn vang bên tai, trong nháy mắt Trung Quốc đã đến những năm xã hội chủ nghĩa, trong nháy mắt hai người họ trùng phùng, cùng du lịch, cùng dạo phố mua thức ăn, làm những chuyện bình thường như mọi người trên thế giới này.
Lúc ông nắm tay bà có nhớ đến, bàn tay này 30 năm trước đã run rẩy cầm súng cứu ông một mạng? Lúc bà bị ông nắm lấy, có nhớ đến 30 năm trước kháng chiến thắng lợi, bà đã khóc rất nhiều vì những chuyện ở hố vạn người, nhưng bàn tay của ông lại mãi do dự giữa không trung không dám an ủi? Kết thúc câu chuyện truyền kỳ của Cửu Muội và Lưu Tỉnh, giống như xóa sạch mọi ký ức xưa cũ trước đây.
Chẳng trách bài hát “Hồng hồ điệp” khiến mọi người cảm động có câu:
Nhưng những chuyện đã trôi qua luôn tồn tại sự hối tiếc.
Lần đầu tiên xem phim, tôi đã bị choáng váng bởi sự dồn dập của nó. Khả năng diễn xuất xuất thần của Đặng Tụy Văn thừa sức khiến mọi người hòa mình vào những gì mà cô Cửu đã trải qua, nhìn màn hình vừa khóc lại vừa cười dù biết đây chỉ là một kịch bản quen thuộc của TVB, hết tôi cứu anh thì đến anh giúp tôi.
Nhưng bạn vẫn sẽ hết lần này đến lần khác muốn tin vào nó, cố chấp như Ngô Quân Như trong “Tuế nguyệt thần thâu” (Tiếng vọng cầu vồng) vậy. Sau khi bão qua rồi, một người mẹ nghèo nàn ngồi sơn lại biển hiệu của tiệm giày cũ nát, vừa ứa nước mắt vừa nở nụ cười nói: “Sống là phải có niềm tin.” Bạn sẽ cảm thấy mỗi lần họ nhìn nhau, đầu mi khóe mắt đều là thật; mỗi người bọn họ (ngoại trừ Tình Tình) đều xuất hiện y như những gì bạn tưởng tượng ra trong đầu.
Đặng Tụy Văn cũng tin như vậy. Nhiều lần phỏng vấn, cô ấy đều nói chi tiết mình thích nhất trong Nghĩa Hải là khi hai người họ phải chờ đợi lẫn nhau suốt 30 năm. Cô ấy không biết anh sống chết ra sao, anh ấy cũng chẳng biết hoàn cảnh của cô có gặp phải trắc trở gì hay không; cô ấy chỉ có mỗi một quả lựu đạn, nhưng thật lòng giữ gìn lời hứa mấy mươi năm trước, “để nó bên cạnh suốt đời”, anh ấy cũng chỉ có một nhà thờ cũ, ngồi giữa ánh nến chập chờn để ghi nhớ từng ký ức hai người bên nhau. Họ cứ như vậy mà kiên trì, “dù xa nhau nhưng lòng vẫn bên nhau” suốt ba mươi năm.
Cứ nghĩ lời hứa “chiến tranh kết thúc gặp nhau ở nhà thờ, sống phải thấy người, chết phải thấy xác” đã khẳng định chỉ có cái chết mới chia rẽ được họ. Không ngờ tàn nhẫn nhất lại là hy vọng mong manh hết mười năm nay đến mười năm khác, tình cảm của họ phải đánh cược vào sự tin tưởng và những gì đã trải qua cùng nhau.
Nhưng đàn ông và phụ nữ đúng là suy nghĩ khác nhau. Trong bữa tiệc chúc mừng dàn cast “Nghĩa hải hào tình”, Đặng Tụy Văn đã nói với Lê Diệu Tường và Lý Thiêm Thắng, khen ngợi Trịnh Cửu Muội dám chờ đợi đối phương ba mươi năm, nếu là cô ấy chắc chắn không làm được. Tường tử và Thiêm ca ngạc nhiên hỏi lại: “Em nghĩ là thật sao? Chỉ là diễn thôi mà.”
Đúng vậy, chỉ là diễn, tất cả chỉ là một vở diễn mà thôi.
Tôi cứ nghĩ lễ cúng ra mắt, tiệc hoàn thành phim rồi đến buổi công chiếu đại kết cục cực kỳ hoành tráng đều vì “Nghĩa hải hào tình” là một bộ phim rất đặc biệt. Nhưng thật ra nó là chiến lược marketing quen thuộc của TVB, “dàn diễn viên rất vui vẻ” cũng là câu tuyên truyền thường thấy của TVB ở mỗi bộ phim mà thôi. Sau khi hết Nghĩa Hải thì Đặng Tụy Văn sẽ đến Đại Lục tham gia “Tân Hoàn Châu cách cách”. Kế tiếp Như Phi, Tứ phu nhân và cô Cửu, chúng ta lại chào đón tên gọi mới Hoàng ngạch nương của cô ấy (Cô Cửu – cái tên này rất đặc biệt đối với tôi, nhưng trong mắt diễn viên và TVB cũng tương tự như ba cái còn lại, là nhân vật nữ chính của series phim ăn khách mà thôi). Lê Diệu Tường tiếp tục tham gia “Bằng chứng thép”, tên gọi trên Weibo cũng sẽ đổi từ “Sài Cửu”, “Lưu Tỉnh” rồi đến “Dư xã trưởng” thôi.
Tại lễ trao giải năm 2010, hạng mục phim hay nhất, “Nghĩa hải hào tình” lại thua bởi “Công chúa giá đáo”. Đối với tôi đúng là một trò cười hoang đường, cuối cùng tôi cũng hiểu “cuộc sống quan trọng nhất là niềm vui”.
Cũng tại buổi lễ đó, khi Đặng Tụy Văn nhận giải Thị Hậu đã phát biểu cảm nghĩ, nhắc nhở mọi người trân trọng người trước mắt, còn nói hy vọng bộ phim không chỉ dùng để giải trí, hy vọng mọi người có thể học hỏi nhiều điều từ câu chuyện không có ôm cũng chẳng có hôn của Lưu Tỉnh và cô Cửu. Khi Lê Diệu Tường nhận giải thị đế đã giơ cao cúp kết thúc một năm song hành cùng nhân vật Lưu Tỉnh, nói “tôi sẽ ghi nhớ vai diễn này suốt đời”.
Nhưng người ta hay nói đời cũng như phim, huống chi đây còn là cuộc đời của một diễn viên. TVB rồi phim rồi kịch bản gì đó, chúng ta không thể nào phân biệt rõ ràng nữa.
Khi quay lại thế giới hiện thực, bộ phim này lại khiến tôi ngơ ngẩn nhớ đến một bạn học cũ. Lúc còn học lớp 12, nam sinh được tuyển thẳng vào Nam Đại (ĐH Nam Kinh) như cậu ấy lại liên tục nhắc nhở một người lười học như tôi phải tự giác rèn lại chữ viết (nếu nói chữ xấu như chuồng heo đã là giảm bớt rồi), kiên trì giảng giải đến bài cuối cùng cho một kẻ dốt toán như tôi (giống như hai tiếng quan trọng nhất của cô Cửu khi cai thuốc vậy). Khi xem Lưu Tỉnh nói: “Sau khi quang phục, chúng ta sẽ gặp lại ở Quảng Châu”, trong lòng tôi lại nhớ đến ai đó đã nói rất quyết đoán: “Tớ sẽ đợi cậu ở Nam Đại.” Cuối cùng cũng chỉ là một vở kịch.
Tôi kể chuyện cười này cho bạn nghe, bạn ấy lại cười gian bảo tôi vậy thì hãy chờ đợi như cô Cửu đi.
Với thân phận người xem đương nhiên chúng ta có thể thoải mái rơi lệ cho câu chuyện của người khác, huống chi nó còn là một câu chuyện lãng mạn hấp dẫn, đến mức Đặng Tụy Văn diễn cô Cửu còn đặt nó làm mục tiêu cho tình yêu suốt đời còn lại của mình. Chúng ta có khóc hay không không quan trọng, chỉ cần chúng ta ghi nhớ câu chuyện thổn thức ấy là được.
Nếu như không lấy thời loạn làm nguyên nhân, mọi thứ có diễn ra như vậy không? Chúng ta có gì để kiểm nghiệm sự “hào tình” ấy?
Nếu như Trịnh Cửu Muội “chỉ biết nghĩ cho người khác, không biết nghĩ đến mình” biến thành Thịnh Cửu Ly “hy vọng chiến tranh mau chóng kết thúc, để chúng ta sớm được ở bên nhau” của “Tiểu đoàn viên” (tiểu thuyết của Trương Ái Linh), câu chuyện sẽ tiếp tục như thế nào?
Ngài Schindler (*) và vợ cuối cùng cũng kết thúc bằng đơn ly hôn đó thôi.
(*) Oskar Schindler là kỹ nghệ gia người Đức sinh tại Moravia. Ông được cho là đã cứu mạng gần 1.200 người Do Thái dưới danh nghĩa gian thương trong thời kỳ Holocaust bằng cách thuê họ làm công nhân trong các nhà máy sản xuất đồ pháp lam của mình.
Cứ ngờ ngệch đi, cả diễn viên lẫn người xem. Hoặc có thể nói, để giấc mơ về “Nghĩa hải hào tình” trong lòng khán giả mãi mãi cháy rực có được không?
PS: Không biết bộ phim này có tẩy trắng hình tượng Hán gian hay nói xấu chính phủ hay không mà lại không được chiếu ở Đại Lục. Nếu như bộ phim không được truyền bá đến nhiều người đúng là một nuối tiếc khôn nguôi.
PS 2: Đây là cảm nhận tôi tiện tay viết sau một tháng theo dõi Nghĩa Hải, đôi chỗ ngớ ngẩn không dám đọc lại. Ngày 2 tháng 3 này là sinh nhật của Sheren rồi, tôi lại mở phim ra xem, cầu mong Chúa trời mau chóng ban cho cô Cửu một Lưu Tỉnh ^_^
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Bình Luận Về Tiền Tài Và Hạnh Phúc
Đề bài: Bình luận về tiền tài và hạnh phúc
Thời đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, các ngành nghề sản xuất và kinh doanh phát triển. Nền kinh tế thị trường nước ta tăng trưởng mạnh, năm sau hơn hẳn năm trước. Đất nước trên đà đổi mới, ngày một đổi thay toàn diện. Đời sống nhân dân ngày một khá hơn; tỉ lệ hộ nghèo, khó khăn ở vùng sâu. vùng xa được giảm đáng kể.
Bình luận về tiền tài và hạnh phúc
Trong phong trào thi đua sản xuất và kinh doanh hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nhân trẻ, nhiều tỉ phú năng động và sáng tạo. Biệt thự mọc lên làm thay đổi bộ mặt các đô thị: nhiều gia đình mua sắm ô tô riêng, đi du lịch, cho con cái du học ở Mĩ, Pháp, Anh… đi chữa bệnh ở nước ngoài…
Trong bối cảnh ấy, bàn về vấn đề tiền tài và hạnh phúc thật có nhiều ý nghĩa.
Tiền tài, tiền bạc, tiền của đều cùng chung một khái niệm. Ở đời, tiền tài có khi mang lại hạnh phúc, nhưng cũng có trường hợp chỉ mang lại sự đổ vỡ, bất hạnh.
Tiền bạc là thước đo giá trị và phẩm hạnh. Ai tài giỏi sẽ làm được nhiều tiền. Trong khi lương công nhân chỉ được một hai triệu thì lương giám đốc có thể hàng chục triệu đồng. Đồng tiền do mồ hôi công sức, do chất xám mang lại thì thật quý giá và đáng tự hào. Sản xuất và kinh doanh làm giàu, ước mơ trở thành tỉ phú, được xã hội đồng tình, được khuyến khích và hoan nghênh. Ở nông thôn hiện nay đã xuất hiện nhiều hộ nuôi cá, nuôi tôm, chăn nuôi gia súc, trồng rau, trồng hoa, trồng lúa cao sản, phát triển ngành nghề thủ công… mà trở nên giàu có. Họ xây nhà, mua sắm, sống sung túc, sang trọng, tích cực tham gia phong trào cứu đói xóa nghèo, đóng góp các quỹ từ thiện. Họ được tôn vinh, được cộng đồng ca ngợi. Qua đó, ta thấy tiền tài đem lại hạnh phúc, tiền tài gắn liền với hạnh phúc.
Nhưng tiền tài lại có những mặt trái của nó thật ghê gớm. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy (Tục ngữ). Hoàng kim hắc nhân tâm (Cổ ngữ). Quan lại tham nhũng, cán bộ tham nhũng mà giàu có, mà xài sang, đối với loại người này, tiền tài đã làm cho họ bị sa đọa, bị nhân dân coi khinh, bị pháp luật trừng trị. Chuyện bán tước mua danh, chuyện chạy chức chạy quyền lâu nay đã cho thấy mặt trái của đồng tiền đã làm tha hóa đạo đức con người một cách cực độ. Báo chí gần đây (tháng 5-2008) đưa tin ông Bí thư Cà Mau, ông Chủ tịch Cao Bằng “dính” đến hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng… Thử hỏi, những con người này có còn là công bộc của dân nữa hay không? Những vụ trọng án từng làm ồn ào dư luận một thời, dù có mờ đi theo thời gian, nhưng tất cả đều nói lên một sự thật: Tiền tài không song hành với hạnh phúc. Càng hám danh lợi, tham lam bạc tiền thì càng bất hạnh. Đó là bài học đáng đời cho bất cứ ai.
Bàn về tiền tài và hạnh phúc chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại, nhớ lại một đôi lời của các cụ ngày xưa, cũng là một cách ôn cố tri tân. Nguyễn Bỉnh Khiêm chê cười cái thói đời đen bạc:
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết xôi hết rượu hết ông tôi.
Nguyễn Công Trứ chế giễu:
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược,
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi!
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?
Tóm lại, sống ở đời ai cũng muốn được giàu sang, có nhiều tiền của. Xã hội hiện nay đang khuyến khích người người làm giàu, nhà nhà làm giàu; làm giàu chính đáng bằng tài năng, bằng sức lao động của bản thân mình. Biết làm ra tiền của, biết sử dụng tiền của, không thể vì tiền tài mà biến thành kẻ bất lương. Bàn về vấn đề tiền tài và hạnh phúc, ta càng cảm thấy bài học về cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ dạy là vô cùng sâu sắc.
Tuổi trẻ chúng ta hãy nỗ lực học giỏi, tu dưỡng đạo đức để mai sau bước vào đời đem tài năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, biết làm giàu trên cương vị một doanh nhân giỏi, một chuyên gia giỏi, một nhà quản lí tài năng, để trở nên giàu sang, sống hạnh phúc và góp phần đem lại hạnh phúc cho cộng đồng. Chúng ta hãy hướng về mục tiêu dân giàu nước mạnh thì càng thấy rõ ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc của vấn đề tiền tài và hạnh phúc.
Từ khóa tìm kiếm
Nghị Luận: Bình Luận Câu Danh Ngôn: “Tiền Mua Được Tất Cả Trừ Hạnh Phúc”
I. Mở Bài
Có người cho rằng: “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”, nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay, con người buộc mình phải gắn vật chất và trở nên thực dụng hơn. Nhưng song song cùng những giá trị vật chất, cuộc sống tinh thần, những tình cảm cảm xúc không thể thiếu đối với con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?
II. Thân Bài
Từ lúc được tạo hoá sinh ra, con người phải gắn liền với vật chất, có nhu cầu đòi hỏi về vật chất. Con người cần ăn, uống, mặc… nhưng lúc bấy giờ, tuyệt nhiên chưa xuất hiện, sự có mặt của đồng tiền. Tiến thêm một bước nữa, khi thế giới nguyên thuỷ đã ổn định, đi vào trật tự, vật chất có dư thừa, con người bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất, không có tiền – một đơn vị trao đổi nhất định, người ta chỉ đổi thứ này lấy thứ khác.
Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, đồng tiền chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện đưa con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí…
Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Đồng tiền đã ăn sâu vào tiềm thức con người, chi phối tư tưởng con người, hể làm việc gì mà không có tiền hoặc không vì tiền, không dễ dàng gì người ta làm. Người ta làm việc hăng say, hứng thú khi treo trên đầu là một khoản tiền lớn nhận được sau khi hoàn thành công việc.
Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười , niềm vui, tình yêu…?
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng , ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu… Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc.
Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lõi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính, tính toán chuyện vật chất.
Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Bưa cơm thịt cá ê hề trong căn nhà sang trọng, những thành viên hờ hững với bưa ăn, không có một tiếng nói cười, nếu có chỉ là những lời trách mắng, chửi rủa có sung sướng hơn mâm cơm đạm bạc, gia đình quây quần bên nhau, đầm ấm, hạnh phúc.
Nếu con người ta quay ngược trở lại thời cổ đại nhưng vẫn giữ nếp sống, nếp nghĩ như bây giờ, liệu con người có thể tồn tại không có sự có mặt của đồng tiền. Tổ tiên ta xưa cũng đã tồn tại và phát triển đấy thôi. Nhưng với con người của thời hiện đại có lẽ không dễ dàng , họ đã quá quen với lối sống hiện đại, chạy theo đồng tiền, lối nghĩ “có tiền mua tiên cũng được”, họ đã chạy quá nhanh theo đồng tiền mà ngu ngốc bỏ phí những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời, vô giá mà họ không phải tốn một xu nào.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để ngồi ở ghế nhà trường, tiếp thu tri thức để sau này nên người phải đóng học phí.
Bệnh nhân muốn khoẻ mạnh phải điều trị, thuốc thang, phải thanh toán viện phí. Doanh nhân muốn phát triển, mở rộng công ty phải đầu tư vốn… Những hoạt động đó không bị đồng tiền chi phối mà sử dụng đồng tiền đúng chức năng giá trị, chuyển tiếp từ thứ này sang một thứ tốt hơn trên phương tiện tiền bạc.
Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng điều khiển con người. Giăng-van-giăng bị bỏ tù chỉ vì ăn trộm một chiếc bánh mì cho cháu. Chị Dậu bán con, bán chó lấy mấy đồng cắc về chuộc chồng… Tất cả chẳng phải đều vì đồng tiền, đồng tiền không sai khiến họ, đồng tiền sai khiếnkẻ khác dồn ép họ, buộc họ vào bước đường cùng.
Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bưa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.
III. Kết Bài
Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.
Bài Thi Đạt Giải Nhất Cuộc Thi Bình Luận Về Danh Ngôn.
Chi tiết Chuyên mục: Tin Tức Chung Ngày đăng
Viết bởi Ngo Van Linh Lượt xem: 5919
Đề tài: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”
Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị , đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela- vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý:
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”
Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.
Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là “trường đời” sẽ mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.
Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?
Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, nó thật sự là là “vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị…phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.
Họ và tên:HUỲNH THIỆN MỸ
MSSV: 1351020006
LỚP: 13XD khóa 7
KHOA KIẾN TRÚC XÂY DỰNG
Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Bình Luận Douban Về Nghĩa Hải (2) trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!