Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình quê hương Thanh Hóa trong tâm thức người xa quê
Mảnh đất xứ Thanh là một trong những chiếc nôi văn minh của loài người, Thanh Hóa có núi, có sông, có đồng bằng, có biển, ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã tìm đến đây chọn mảnh đất này làm nơi sinh tồn và phát triển (hang Con Moong, di tích núi Đọ thời kỳ đồ đá, làng cổ Đông Sơn đã có từ 2.500 năm,…).
Ban liên lạc Hội đồng hương văn nghệ sĩ – nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trao tặng tác phẩm “Với quê Thanh” cho đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa năm 2019. Ảnh: Đoàn Dũng
Trong quá trình quần cư hình thành nên các tộc người ứng với từng vùng địa lý khác nhau tạo nên những nét văn hóa khác nhau. Bắt đầu, từ việc trú ngụ để chống chọi với thiên nhiên, rồi đến cái ăn để sinh tồn, đến cái mặc, đến cách tạo ra công cụ sản xuất, tạo ra những lề thói, hương ước… Núi sông trời đất xứ Thanh có đầy đủ mọi yếu tố nhân hòa để quyến rũ, mời gọi, tụ hội, phục vụ cho quá trình phát triển đó và để rồi mỗi khi phải xa nó (vì một lý do nào đó), miền đất này luôn thôi thúc mỗi người tìm về như một niềm tri ân, một sự phụng sự…
Bắt đầu từ vị trí địa lý, con người Thanh Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Mặt Đông trông ra biển lớn, mặt Tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chặn hiểm ở phía Nam (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Có thể nói Thanh Hóa là nơi giao nhau giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, được xem như là yết hầu của nước Nam nơi cõi Bắc. Cũng chính nơi đây thế đất và trời giao hòa cùng núi sông, là nơi trăm nẻo tụ về huyệt mạch, tạo nên sự đa dạng sắc thái thiên nhiên, những thắng cảnh, những sản vật phong phú, cũng chính bắt đầu từ đó hình thành nét văn hóa ẩm thực tinh tế, từ những món ăn dân dã đến những sản vật dùng cho giới quyền quý, dùng để cung tiến vua.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ về chiếc bánh “răng bừa” gói lá dong xanh, khi bóc ra dễ dàng thuận tiện, màu sắc mượt mà đẹp đẽ, ăn ngon hơn hẳn chiếc bánh gói bằng lá chuối khô buộc dây ở một số địa phương khác.
Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng sản vật được thiên nhiên ban tặng. Cho dù đi xa muôn phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh của mình và luôn coi nó như một giá trị để hướng về.
Hình thế xứ Thanh đắc địa như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây. Trong An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”.
Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái Châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước. Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lên ngôi mở ra thời Tiền Lê (980 – 1009). Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Từ năm 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê. Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 – 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay). Nhà Nguyễn với 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 – 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 – 1945).
Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh. Chúa Trịnh thời Vua Lê – Chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời Chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558) bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay).
Thanh Hóa là vùng đất hiếu học, người Thanh Hóa có quyền tự hào vì là nơi đã sinh ra nhiều vị đại khoa, nhân tài cho đất nước. Năm 784, khi nhà nước chưa có độc lập, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục quê ở thôn Cẩm Cầu, xã Sơn Ôi, nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã sang tận kinh đô nhà Đường để ứng thí. Và rất tự hào, người em là Khương Công Phục đỗ Tiến sĩ, anh là Khương Công Phụ đỗ Đệ nhất giáp Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Đây là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý tông, Trịnh Tuệ, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc) đỗ Trạng nguyên. Từ thời Vua Lý Nhân tông (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) thời Vua Khải Định, trải qua 845 năm, Thanh Hóa góp cho đất nước 204 vị tiến sĩ, trong đó có 6 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 6 thám hoa. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa có 10 vị làm quan tham tụng, tể tướng; 32 vị được phong thượng thư (tương đương bộ trưởng).
Trong thời kỳ hiện đại Thanh Hóa có tới hàng chục nghìn tiến sĩ, nhiều người là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nổi bật là các vùng đất học Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn…
Trở lại, câu chuyện người xa quê, vì một sự mưu sinh hay một lý do khách quan nào đó, họ đành phải để lại những kỷ niệm với bắp ngô, củ sắn lùi lúc đói, có khi là một đêm lỗi hẹn với một tình yêu tuổi học trò, một dòng sông ngụp lội, một mùa hội làng rộn rã ngày xuân, một lòng tự hào về truyền thống đã có từ ngàn xưa, một sự khác biệt giữa quê hương và nơi đất khách quê người…
Tình quê hương chan chứa còn được thể hiện trên từng câu thơ của những nhà thơ người Thanh Hóa:
Mới xa đã nhớ ruộng đồng
Thương con mà chẳng đành lòng ở lâu
Run run mẹ bước lên tàu
Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà
(Mẹ ra Hà Nội – Lê Đình Cánh)
Hay tình cảm xa quê ấy được nhà thơ Lê Tuấn Lộc kết tinh thành bài thơ “Tôi người Xứ Thanh: “Kẻ sĩ xứ Thanh nhiều như lá trên Ngàn Nưa/ Anh hùng đông như kiến cỏ/ Vương triều bốn bể Đông Nam Bắc… đều có/ Hiền tài rải khắp năm châu”. Và hơn thế ông còn nhấn mạnh cái chất riêng quê mình với niềm tự hào: “Tôi người xứ Thanh/ Các con tôi đã khai sinh như thế/ Các cháu tôi mai sau vẫn khai sinh như thế/ Dù đi đâu về đâu”.
Nhà thơ Tô Nhuần, một người con sinh ra đất Quảng Thái, Quảng Xương có những dòng thơ thật cảm động trước thềm xuân với bài thơ “Con về ăn tết ở quê” như sau: Thắp nén nhang đón giao thừa nhẩm khấn/ Gọi tổ tiên về cùng thức thâu đêm”. Để rồi nhà thơ lại nhủ thầm rằng: “Mang quê nghèo ra tận đất Thăng Long”.
Còn nữa người quê Thanh xa quê nhớ Bác Hồ, mang cả tinh thần nhân dân quê hương. Ấy là nặng lòng, nhưng ấy là đoàn kết trong tâm thức và tư tưởng. Tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế trong bài thơ “Thanh Hóa chúng con đây” thật đáng trọng biết bao:
Thanh Hóa chúng con đây
Thưa Bác!
Mảnh đất tỉnh Thanh xin dâng Người màu cờ đỏ
Là ước nguyện của đồng bào đồng chí
Thắp mặt trời hồng Việt Nam trong Lăng.
Tình cảm quê hương lại một lần nữa được khẳng định trong dịch giả, nhà thơ Lê Bá Thự khi đọc những câu thơ dằng dặc nỗi lòng trong tác phẩm “Nơi sông Mã, sông Chu”: “Người quê tôi dù có đi muôn ngả/ Nhớ sông Chu, sông Mã lại muốn về”. Nhà thơ Lê Văn Vọng khi đứng trước “Lam Kinh ngày trở lại” vẫn dặn lòng gốc rễ sinh thành: “Tôi của dòng Lê Tổ/ Nén hương dâng muộn mằn”. Còn nhà thơ Lê Quang Sinh lại viết trường ca “Xin làng trồng lại cây đa” để tha thiết với làng một ước nguyện rất nhân văn: “Xin làng trồng lại cây đa/ Thẳm xa gương mặt làng ta tụ về? Chắp tay trước núi sông kề/ Trăm năm nhân kiệt lại về địa linh”. Ấy là tâm thức của người xa quê, thấm nguồn cội trong từng thớ thịt để những người con quê Thanh chắt chiu mà nuôi lớn hồn mình, dù họ sinh sống ở những vùng đất muôn phương.
Và còn nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo xa quê nhưng tình quê thấm đầy trang viết, tay cọ, ống kính… không thể nói hết trong khuôn một bài viết nhỏ, đó là các nhà văn Lê Minh Khuê, Lê Ngọc Minh, Xuân Ba, Đặng Ái, Nguyễn Trường, Nguyễn Văn Hùng, nhà lý luận phê bình Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Thanh Tâm, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, NSNA Phạm Công Thắng, nhà thơ Anh Chi, Nguyễn Hiếu…
Thy Lan
Người Trẻ Hải Dương, Quảng Ninh Xa Quê: Gửi Lời Chúc Bình An Tới Quê Hương
Động viên nhau “ai ở đâu yên ở đấy”
“Người Hải Dương ở Bình Phước đang hướng về Hải Dương, quê mình giờ sao rồi các bác”, sau lời đăng tải của quản trị viên nhóm Hội đồng hương Hải Dương, phía dưới nhiều bạn trẻ đang ở nhà thì chia sẻ về tình hình dịch bệnh ở quê hương, xóm nào, làng nào bị cách lý. Còn những người ở xa thì hỏi thăm tin tức của nhau, từ những người xa lạ, họ gắn kết và chia sẻ, động viên nhau “ai ở đâu ở yên đó” để cùng đẩy lùi dịch bệnh.
“Hải Dương ơi cố lên, Chí Linh ơi cố lên. Dù không thể về được nhưng hàng ngày chúng con vẫn hướng về và theo dõi”, bạn Nguyễ Hoàng Thuỳ Dung chia sẻ. Dung cho biết hiện đang là sinh viên năm 3 tại Trường ĐH Công nghiệp chúng tôi Dung đã đặt vé xe về quê, theo lịch đáng lẽ hôm nay cô đã lên xe nhưng dịch bùng phát Dung và nhiều người bạn đồng hương của mình quyết định ở lại thành phố đón tết.
Nhà ở huyện Ninh Giang, Thuỳ Dung cho biết hai ngày nay Dung không khỏi lo lắng khi cập nhật thông tin dịch bệnh ở quê nhà. “Gia đình có 4 người con, thì các anh chị đều ra ở riêng xa không về tết được, gia đình chị gái ở thị xã Kinh Môn hiện đã bị phong toả, chì còn mỗi mẹ em ở nhà nên em lo lắm. Mấy ngày nay ngày nào cũng phải gọi về dặn mẹ hạn chế đi ra ngoài, đóng cổng tránh tiếp khách dịp này cho an toàn. Dù biết mẹ sẽ buồn lắm nhưng bọn em vẫn phải chủ động ‘ở đâu yên ở đó’ để đề phòng dịch bệnh”, Thuỳ Dung chia sẻ.
Trong khi đó, quê ở Kinh Môn, Hải Dương, bạn trẻ Nguyễn Việt Hà (24 tuổi), cho biết Việt Hà sang Nhật Bản làm thực tập sinh và cũng đang bị mắc kẹt lại ở nước này vì dịch Covid-19. Tình hình dịch ở nước này cũng rất căng thẳng, nhưng khi nghe tin quê nhà bị phong toả vi dịch Việt Hà không khỏi lo lắng cho người thân của mình.
“Đọc tin các em học sinh tiểu học ở quê phải đi cách ly ngay trong đêm mà thương. Nhà em thì chỉ có hai anh em, anh trai là công an nên phải có mặt trong tuyến đầu chống dịch, đang ngày đêm cùng các lực lượng chức năng chặn chốt, kiểm soát tại các điểm phong toả và không thể về nhà. Còn em thì mắc kẹt bên này, giờ chỉ còn hai bố mẹ ở nhà. Bọn em bên đây có ngày phát hiện cả mấy nghìn ca nhưng vẫn đi làm bình thường vì bọn em còn trẻ và được bảo hộ tốt, còn bố mẹ em già rồi lại có nhiều bệnh nền nữa nên nguy hiểm lắm nên ngày nào em cũng điện về nhắc nhở bố mẹ không ra ngoài, tuân thủ các quy tắc phòng bệnh, giữ gìn sức khoẻ”, Việt Hà lo lắng nói.
Luôn hướng về quê hương
“Trưa 28.1 khi thông tin Hải Dương, Quảng Ninh xuất hiện các ca dương tính với Covid-19 thì đến chiều mình nhận được thông báo chuyến bay về Vân Đồn bị huỷ. Xa quê vào chúng tôi lập nghiệp gần chục năm nay, đây là lần đầu tiên mình có điều kiện về quê đón tết với bố mẹ. Lúc mua xong vé cả nhà vui lắm, người thân ở quê thì mong ngóng con cháu về từng ngày nên khi nhận thông tin thì buồn lắm, gọi điện về bố mẹ khóc thút thít. Nhưng khi bình tĩnh lại mình nghĩ cần phải chung sức với mọi người để phòng bệnh nên phổ biến, dặn dò bố mẹ về các quy tắc bảo vệ sức khoẻ”, chị Hồ Phương Anh (32 tuổi, đường C18, Q.Tân Bình) cho biết.
Không chỉ ở hai tỉnh này, nhiều bạn trẻ ở các tỉnh khác như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định… cũng quyết ở lại chúng tôi để có một cái tết an toàn.
“Tết năm nay là tết đầu tiên em xa nhà, em và một số người bạn quê Hải Dương đã cùng nhau ở lại, nếu tình hình ở chúng tôi ổn định thì bọn em sẽ tìm việc đi làm thêm, đến hè sẽ về thăm bố mẹ sau. Chỉ cầu mong người thân ở nhà được bình an, quê hương của mình sớm chiến thắng được dịch bệnh”, Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên năm nhất Trường ĐH Ngân hàng chúng tôi chia sẻ.
Tình Yêu Biển Đảo Quê Hương
“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.
Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)
Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:”Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. . Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thường xuyên được giáo dục ý thức bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Chúng tôi đã có rất nhiều hoạt động sinh động hướng về biển đảo. Ngày 19/05/2014, các học sinh lớp 12 trước khi ra trường đã tổ chức xếp thành hình bản đồ Việt Nam với những lá cờ đỏ sao vàng trên tay nhuộm đỏ khu vực chính của sân trường.
Học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam xếp hình tổ quốc
Ngay sau hoạt động xếp hình đất nước, các thầy cô giáo cùng các học sinh của Ams đã tổ chức hoạt động quyên góp với thông điệp “Quyết tâm sẵn sàng vì biển đảo thân yêu của Tổ quốc”.
Hoạt động từ thiện từ ngày 2/4-3/4/2016 vừa qua tại đảo Vạn Gia – đảo tiền tiêu của Tổ quốc, các thầy cô giáo trường HN-Ams đã trao quà cho các hộ dân nghèo, học sinh khó khăn, giao lưu với đồn biên phòng trên xã đảo là hoạt động thường niên ý nghĩa, góp phần chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, mang lại những niềm vui, hi vọng cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa có nhiều thiếu thốn trong học tập và điều kiện sống và bà con nghèo trên xã đảo.
Những chuyến đi như thế này không chỉ là sự kiện hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội về hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mà cũng thể hiện tình yêu, nhiệt huyết và hành động thiết thực của thầy trò THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, chúng tôi luôn hướng về biển đảo quê hương với nhận thức đúng đắn và tình cảm chân thành.
Là một học sinh trường Ams, bạn và tôi- chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn biển đảo biên cương của Tổ quốc. Những Amsers trẻ hãy cống hiến nhiệt tình, sáng tạo góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia “mạnh về biển và giàu lên từ biển”.
Nguồn bài viết:
WEBSITE Trường THPT Chuyên Hà Nội-AMSTERDAM
Tình Yêu Quê Hương, Đất Nước Trong Ca Dao, Tục Ngữ
Có lẽ, không ai biết chính xác ca dao, tục ngữ có từ bao giờ. Chỉ biết là từ lúc mới được sinh ra, những câu ca dao, tục ngữ đã ngấm sâu vào tâm hồn mỗi người dân đất Việt qua lời hát ru à ơi của bà, của mẹ.
Ca dao, tục ngữ sử dụng những ngôn từ giản dị, tinh tế, qua việc phản ánh về thời tiết, về cách đối nhân xử thế, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất… đã được dân gian chiêm nghiệm, đúc kết và lưu truyền từ nhiều đời nay, nó giúp nuôi dưỡng tâm hồn nhân văn trong mỗi con người. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được nói đôi điều về tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao, tục ngữ.
Bà Đặng Thị Lý, 87 tuổi ở tổ 13, phường Phan Thiết (TP. Tuyên Quang) trao đổi với các cháu của mình về tình yêu quê hương, đất nước trongca dao, tục ngữ
Tình yêu quê hương, đất nước được in đậm trong ca dao, tục ngữ. Nói về tình yêu quê hương, đất nước, mỗi vùng miền lại có cách nói, cách thể hiện khác nhau, nhưng tựu trung lại, đó đều là những câu hát đằm thắm, thiết tha, ngắn gọn, súc tích về cảnh đẹp, về địa danh, về những đặc trưng của từng vùng miền của quê hương, đất nước. Bởi thế mà đọc ca dao, tục ngữ chúng ta thấy như thể đang được trải nghiệm thực tế và từng câu, từng chữ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/Có về Vạn Phúc với anh thì về/Vạn Phúc có gốc cây đề/Có sông tắm mát, có nghề quay tơ…”.
Quê hương, đất nước nơi nuôi ta khôn lớn, trưởng thành, nơi nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi con người. Đó là những thứ bình dị, đơn sơ mà rất đỗi quen thuộc, thân thương. Đó là hình ảnh của những cánh đồng thẳng cánh cò bay, là lũy tre xanh mát, là con đê đầu làng, là bến nước, sân đình, là những bữa cơm giản dị… “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Hay là lời nhắc nhở: “Ai về Phú Thọ cùng ta/Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười/Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” hay “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng mười tháng chín chọi trâu thì về”. Đọc những câu cao dao ấy ta như được trở về với cội nguồn dân tộc, như được sống trong không gian văn hóa đặc sắc của mỗi vùng quê đất Việt.
Ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước thật vô vàn. Đất nước ta nơi nào cũng đẹp, cảnh trí non sông như gấm vóc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng. Chúng ta có thể kể đến nhiều câu ca hay như: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ”; “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”; hay “Xem kìa Yên Thái như kia/Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh/Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh/Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ/ Cổng chợ có miếu thờ vua/Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên…”.
Không chỉ nói về những danh lam thắng cảnh ở mọi miền đất nước, ca dao, tục ngữ còn thể hiện niềm yêu quý, tự hào về một chiến công, một linh địa gắn với một anh hùng dân tộc, về nét đẹp của nền văn hóa Đại Việt, về những chứng tích lịch sử còn đó với thời gian: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ/Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn/Đài nghiên, Tháp Bút chưa mòn/Hỏi ai gây dựng lên non nước này?”; hay “Sâu nhất là sông Bạch Đằng/Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan/Cao nhất là núi Lam Sơn/Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra”.
Vẻ đẹp của ngôn từ trong ca dao, tục ngữ có sức mạnh biểu cảm mạnh mẽ. Qua ca dao, tục ngữ, hình ảnh quê hương, đất nước như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh, giúp chúng ta hiểu hơn về từng mảnh đất, con người trên mọi miền Tổ quốc, tự hào hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bạn đang xem bài viết Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!