Xem Nhiều 6/2023 #️ Tìm Hiểu Về Anh Hùng Dân Tộc Trương Định Nhân Chuyến Đi Nghiên Cứu Thực Tế Của Chi Bộ Giảng Viên 3 # Top 9 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tìm Hiểu Về Anh Hùng Dân Tộc Trương Định Nhân Chuyến Đi Nghiên Cứu Thực Tế Của Chi Bộ Giảng Viên 3 # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Anh Hùng Dân Tộc Trương Định Nhân Chuyến Đi Nghiên Cứu Thực Tế Của Chi Bộ Giảng Viên 3 mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

     Theo kế hoạch đi nghiên cứu thực tế của chi bộ, sau một thời gian chuẩn bị, đúng 8 giờ 00 ngày 11/6/2019  chuyến xe chở đoàn công tác của chi bộ chúng tôi đã khởi hành đi về Tiền Giang quê hương của những mỹ nữ – anh hùng nổi tiếng Nam bộ. Ngồi trên xe mà trong tôi chợt chợt nhớ những nhân vật nổi bật trong lịch sử dân tộc như: Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, tả quân Lê Văn Duyệt, Anh hùng Dân tộc Trương Định, Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu…

    Tuy sinh ra ở Quảng Ngãi nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Trương Định gắn bó với nhân dân Gò Công. Tại nơi đây, ông đã lập gia đình với hai người phụ nữ, vợ đầu là Lê Thị Thưởng và vợ sau là bà Trần Thị Sanh. Với sự giúp đỡ ít nhiều của cả hai gia đình bên vợ, từ năm 1854, theo chính sách đồn điền của Nguyễn Tri Phương, Trương Định đã chiêu mộ dân chúng, khai khẩn đất hoang, lập ra đồn điền Gia Thuận để khai hoang đất đai phát triển sản xuất, chăm lo cho đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời chú ý luyện tập quân sự cho dân binh đồn điền, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó, màTrương Định luôn được nhân dân Gò Công hết lòng tin yêu. Cho nên, năm 1861, khi Trương Định kháng lệnh triều đình, phát động cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược thì nhân dân Gò Công đã tích cực hưởng ứng và tham gia. Có lúc lực lượng nghĩa quân lên đến 6.000 người, bao gồm các tầng lớp nhân dân Gò Công mà đa số là nhân dân lao động và dân binh đồn điền.

     Đền thờ Trương Định tại Tiền Giang. ảnh: Sưu tầm từ internet.

      Nói về đạo quân của Trương Định nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu mô tả đó là những người nông dân:

“. . . Cui cút làm ăn, riêng lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung,

Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy. . . tay vốn quen làm

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ. . . mắt chưa từng ngó

. . . Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng  ở lính diễn binh.

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)

     Tháng bảy năm Nhâm Tuất (1862), sau khi ký hòa ước dâng cho thực dân Pháp đảo Côn Lôn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường, triều đình Tự Đức phong Trương Định làm Lãnh binh tỉnh An Giang và ra lệnh cho ông phải chấm dứt cuộc kháng chiến ở Gò Công. Thế nhưng, trước yêu cầu của nhân dân Gò Công, Trương Định đã quyết định ở lại cùng nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu kể lại:

“. . . Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền.

Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại

Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ phu lắm kẻ vui theo.

Tom muôn dân gầy sổ mộ quân, luật lệnh nào ai dám nhạy.

Văn thời Tham Biện, Thượng Biên, giúp các cơ bàn bạc nhung công.

Võ thời Tổng binh, Đốc binh, coi mấy đạo sửa sang khí giới”

(Văn tế Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu)

      Phải nói đây là quyết định rất đúng đắn của Trương Định trong bối cảnh lúc bấy giờ.  Đứng trước quyền lợi bản thân và nguyện vọng của nhân dân, ông đã dũng cảm đứng về phía nhân dân  quyết định đi cùng với nhân dân chiến đấu: “Bằng son ứng nghĩa thắm lòng dân” (Nguyễn Đình Chiểu)

       Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược của Trương Định chỉ tồn tại được 5 năm (1859 -1864), nhưng đã trở thành cuộc đấu tranh tiêu biểu trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Từ ngày Trương Định hy sinh đến nay đã tròn 155 năm (1864 – 2019), nhưng cuộc khởi nghĩa của anh hùng dân tộc Trương Định mãi mãi là biểu tượng về tinh thần yêu nước và sức mạnh của nhân dân Gò Công nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung trong lịch sử dân tộc.

       Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho các thế hệ sau nhiều bài học vô giá: về uy tín, năng lực và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo; về sự quy tụ sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp dựng nước giữ nước, phát huy tinh thần yêu nước, bất khuất của người Việt  Nam…

       Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay thiết nghĩ nếu Đảng và nhà nước xây dựng được đội ngũ cán bộ thật sự ưu tú có đủ bản lĩnh, có năng lực đạo đức trong sáng thì dứt khoát chúng ta sẽ tiếp tục phát huy được tốt hơn nữa những truyền thống tốt đẹp trong mỗi con người Việt Nam và sự nghiệp đổi mới đất nước sẽ mau chóng đạt được nhiều thành công tốt đẹp.

      Đứng trước khu lăng mộ của Người anh hùng dân tộc, tuy mỗi người có cảm nhận khác nhau nhưng mỗi thành viên của đoàn đều vô cùng tự hào về thế hệ cha anh đi trước. Chúng tôi nguyện rằng sẽ luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ của cơ quan để góp phần công sức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

Hà Thị Vân Khanh

Ca Dao Tục Ngữ Về Danh Nhân, Anh Hùng Dân Tộc

Trong quá trình xây dựng đất nước nước ta đã trải qua rất nhiều thời kỳ khác nhau trong mỗi thời kỳ đều có những người tài và cống hiến đóng góp nhiều cho đất nước và sự phát triển chung của xã hội. Có rất nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc được vinh danh và ghi nhận. Công trạng của họ còn được truyền miệng qua rất nhiều các câu ca dao tục ngữ để kể lại cho người đời sau. Ca dao tục ngữ về danh nhân hay và ý nghĩa nhất

Việt Nam là một đất nước có những con người kiên trung, có tinh thần yêu nước sâu sắc và vô cùng đáng quý. Những anh hùng hi sinh trong các cuộc chiến tranh, những người anh hùng đã hi sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc. bên cạnh những vị anh hùng ấy còn có những hậu phương vững chắc để họ quyết tâm tham gia chống giặc cứu nước là những người mẹ, người vợ vô cùng kiên trung.

Bà Trưng, Bà Triệu là 1 trong những danh nhân nổi tiếng và được nhiều người biết tới với công trạng chống lại giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước

Những vẻ đẹp của những người anh hùng ta không thể hiểu và thấu hết qua một vài câu chuyện, qua một vài lời giới thiệu. để nói lên vẻ đẹp đó thì các nhà văn nhà thơ đã nói lên những tình cảm của mình dành cho các vị anh hùng ấy qua các tác phẩm văn học, thơ,… bên cạnh đó còn có một thể loại thể hiện vẻ đẹo của các danh nhân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ nói về danh nhân.

Câu 1:

Ai về Hậu Lộc Phú Điền

Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.

Câu ca dao trên nói về một vị nữ tướng là Bà Triệu, bà là một trong những nữ tướng nổi tiếng của Việt Nam ta xưa. Bà Triệu là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ, quyết tâm và có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi thấy những khổ cực mà nhân dân ta chịu bà đã đứng lên để dành lấy độc lập của dân tộc, cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.

Câu 2:

Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn

Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.

Câu ca dao trên nói về một vị vua rất nổi tiếng, người có tấm lòng nhân đạo và yêu thương nhân dân sâu sắc đó là vua Lê Thái Tông. Để nói đến công lao của vua Lê Thái Tông thi câu ca dao nhắc đến hai địa danh mà làm nên tên tuổi của vua Lê Thái Tông đó là Biên Thương và Lam Sơn. Hình ảnh oai hùng và kiên cường của vua Lê Thái Tông khi chống giặc ngoại xâm và trị vì đất nước vô cùng được nể phục.

Câu 3:

Có chàng Công Tráng họ Đinh

Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây

Đinh Công Tráng là một người được biết đến với tính cách trung trực, trật tự, kỉ luật và nghiêm nghị. Ông tham gia rất nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp và giành được nhiều thắng lợi và đặc biệt là thắng lợi của khởi nghĩa Ba Đình chống giặc Pháp.

Câu 4:

Vĩnh Long có cặp rồng vàng

Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.

Câu ca dao nói đến mảnh đất Vĩnh Long, một mảnh đất sinh ra anh hùng và nuôi dưỡng anh hùng. Một trong hai vị anh hùng nôi tiếng của vùng đất này đó là Bùi Hữu Nghĩa và Phan Tuấn Thuần. ngày nay người dân Vĩnh Long đã lập đền thờ để tưởng niệm hai vị anh hùng này.

Câu 5:

Gò Công anh dũng tuyệt vời

Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.

Câu ca nói đến mảnh đất Gò Công, Tiền Giang nói về một vị anh hùng mang tên Trương Quyền. ông đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp bởi những hình ảnh anh hùng và kiên cường ông đã ghi tên mình trong lòng bao người dân yêu nước.

Câu 6:

Phất cờ chống nạn xâm lăng

Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.

Câu ca dao trên cũng nói về một người con của tỉnh Tiền Giang mang tên Trương Công Định. Trương Công Định đã cùng 25 nghĩa quân hy sinh tại mặt trận Kiểng Phước. Sự hi sinh ấy đã để lại bao nhiêu nể phục danh cho những người dân Việt Nam.

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về danh nhân:

Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.

Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.

Bao giờ Tự Đức chết đi,

Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền

Mong cho thiên hạ lòng thuyền

Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.

Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh

Làm cho con gái thất kinh thất hồn

Trách lòng biện Nhạc làm kiêu

Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.

Trăng rằm mây phủ còn lu,

Tấm gương chị Lý nghìn thu sáng ngời.

Bô Bô nói với Phường Chào

Xem tôi với chị bên nào hiền hơn.

Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay không?

Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông

Vua Lý đã chọn đất rồng

Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kỳ

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Câu Nói Bất Hủ Của 15 Vị Anh Hùng Dân Tộc Qua Các Thời Đại

Nước ta qua các triều đại, từ thịnh tới suy, luôn có các bậc anh tài, dù hy sinh cũng nguyện được chết trên mảnh đất nghìn năm. Dân ta phải biết sử ta, cùng xem qua những câu nói cùng tinh thần yêu nước mà cha ông để lại cho chúng ta nhé!

Bà Triệu – Triệu Thị Trinh (225 – 248) “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân.”

“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”

Khai quốc công Lý Thường Kiệt – Ngô Tuấn (1019 – 1105)

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư, t

iệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, n hữ đẳng hành khan thủ bại hư.” – Nam quốc sơn hà

Lý thái úy Tô Hiến Thành (1102 – 1179)

“Nếu chọn người hầu hạ thần xin cử Vũ Tán Đường, còn nếu chọn người giúp việc nước thần xin chọn Trần Trung Tá.”

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) “Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại vương”

“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”

Quốc công tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Hưng Tuấn (1232 – 1300)

“Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã”

Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng (1259 – 1285)

“Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.”

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267 – 1285)

“Phá cường địch, báo hoàng ân”

Xem thêm: Khai phá lịch sử, tìm về nguồn cội hay phá vỡ giá trị nhân văn?

Phật hoàng Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308) pháp hiệu Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, n

on sông nghìn thuở vững âu vàng.”

Đặng Dung (1373 – 1414)

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, k

ỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. (Bạc đầu thù nước còn chưa trả, M ấy độ mài gươm bóng nguyệt tà)” – Cảm hoài

Nguyễn Phi Khanh – Nguyễn Ứng Long (1335 – 1428)

“Chưa trả thù nhà, đền nợ nước. Làm sao cho xứng mặt nam nhi?”

Quan phục hầu Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” —

Bình Ngô Đại Cáo

Bắc Bình vương – Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

“Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Tây Sơn ngũ phụng thư Bùi Thị Xuân (1771 – 1802)

“Con nhà tướng không được khiếp nhược trước quân thù.”

Thượng Ðẳng linh thần Nguyễn Trung Trực (1837 – 1868)

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây.”

Chiến sĩ cách mạng, chủ tích nước Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

Xem thêm

Tìm Hiểu Lời Phật Dạy Về Các Tín Ngưỡng Dân Gian

Đất nước chúng ta quá nhiều giết hại, mê tín dị đoan, ông lên bà xuống, cúng sao giải hạn và vô vàn các tập tục làm cho ta đánh mất chính mình mà không biết cách làm chủ bản thân. Hiện tượng xin bùa phép, phát lộc trong các đình, chùa, miếu để được làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ Tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng rồi xoa vào thân mình, gọi đó là lộc của trời, Phật, Bồ Tát hay đấng bề trên.

Ngày xưa có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng cứ mải mê đầu cơ tích trữ, bồi đắp cho bản thân, nuôi tham vọng làm giàu, bất chấp mọi thủ đoạn, bóc lột nhiều người khác để mình được giàu có sung túc đủ đầy.

Có một lần vợ ông ta bệnh nặng, ông thỉnh một vị tăng về nhà tụng kinh cầu an để tiêu trừ nghiệp chướng, bệnh tình qua khỏi. Ông nói với vị tăng: “Nhờ thầy tụng kinh cầu nguyện chư Phật và Bồ Tát gia hộ cho gia đình tôi được bình an, việc làm ăn của gia đình ngày càng thêm phát đạt, vợ tôi mau qua khỏi cơn trọng bệnh, con cháu tôi sớm được thăng quan tiến chức và tiền bạc vô đều đều”.

Vị tăng nghe ông nhà giàu nói như vậy, nên muốn cảnh tỉnh ông ta, bèn đúng pháp làm lễ, khấn lớn tiếng rằng: “Nguyện cầu chư Phật và chư Bồ Tát từ phương xa mau về đây từ bi chứng giám, hiện tiền gia chủ cầu khẩn chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho gia đình ông ta được bình an, hạnh phúc, con đông cháu đầy, việc làm ăn ngày càng thịnh vượng, vợ ông bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, mọi người trong gia đình người thân đều được như ý muốn”.

Nghe vị Tăng khấn nguyện như vậy ông nhà giàu lấy làm ngạc nhiên, nên mới thắc mắc: “Tại sao sư phụ lại cầu khẩn Phật và Bồ Tát phương xa mà không thỉnh các vị ở gần đây, để các vị ấy đến đây ban phúc đức cho gia đình con nhanh chóng?”.

Vị Tăng trả lời: “Sở dĩ tôi không cầu Phật và Bồ Tát ở gần là vì e ngại các vị ấy không chịu đến để giúp cho gia đình ông. Ông hãy suy nghĩ lại đi, ông nay đã trên 60 tuổi sắp gần đất xa trời rồi mà chưa từng biết giúp đỡ một ai nói chi là bố thí cúng dường, ngược lại còn tham lam bỏn sẻn, sân hận chửi mắng đánh đập người khác, không biết tôn trọng mọi người, có của dư thừa đem đổ bỏ, không chịu san sẻ cho người. Bởi chư Phật và Bồ Tát ở gần đây đều biết ông tham lam bỏn sẻn, keo kiệt, nên các Ngài sẽ không đến giúp gia đình ông đâu. Chính vì vậy mà tôi phải thỉnh cầu chư Phật và Bồ Tát ở phương xa về giúp ông ít nhiều đó!”.

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn mang một triết lý sâu sắc, nhằm nhắc nhở chúng ta phải tin sâu nhân quả, muốn được sống an vui hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần, thì phải biết gieo nhân tốt. Vị tăng trong câu chuyện trên mượn việc cầu Phật và Bồ Tát phương xa mà không cầu Phật và Bồ Tát ở gần, để thức tỉnh ông nhà giàu quá tham lam, bỏn sẻn.

Đức Phật Thích Ca

Chúng ta muốn cầu Phật và Bồ Tát có sự cảm ứng thì lúc nào cũng phải sống có nhân cách đạo đức tốt, biết giúp đỡ người khác khi gặp hoàn cảnh khó khăn luôn mở rộng tấm lòng lòng vô ngã vị tha… Phật và Bồ Tát là những bậc toàn chơn, toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, muốn cầu các Ngài có cảm ứng thì tâm niệm và việc làm của chúng ta, phải tương ưng với hạnh nguyện của các Ngài.

Trên thế gian không chỉ riêng ông nhà giàu nọ, mà có rất nhiều người không biết tội phước là gì, cho nên không tin nhân quả, điên đảo làm các việc xấu ác, đến lúc gặp quả xấu, thì van xin lạy lục cầu xin Phật, Bồ Tát giúp cho. Nhân quả công bằng khi đủ duyên thì quả tốt hay xấu sẽ đến, đâu có Phật, Bồ Tát ban phước giáng họa cho ta được. Nếu Phật làm được điều đó, thì đâu có khuyên ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp. Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.

Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài. Khi chúng ta đã tin sâu nhân quả rồi, nếu muốn có cây lành trái ngọt thì phải biết gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp, để nhân đó được phát triển và trổ quả lành.

Như chúng ta muốn sống lâu thì không sát sinh hại vật, trước là không được giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật khác hoặc dứt khoát không giết một vật nào. Thứ hai là phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, siêng năng vận động, ăn uống tiết độ, làm việc có chừng mực và không vui chơi trác táng quá đáng. Đã không giết hại rồi còn phải biết bố thí, phóng sinh các loài vật khi gặp cảnh sắp chết của nó.

Muốn được giàu sang thì phải biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia mỗi khi cần thiết, kế đến là siêng năng cần mẫn trong làm việc, biết tiết kiệm trong chi tiêu, không vui chơi hoang phí và trộm cướp lường gạt của người khác, đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ.

Tóm lại, nếu chúng ta không biết gieo nhân lành, và sống tốt với nhiều người khác thì khi gặp hoạn nạn chúng ta không thể cầu chư Phật, Bồ Tát giúp cho mình tai qua nạn khỏi được. Nhân quả nhãn tiền có cầu tất ứng là do nhân nhiều đời biết giúp người cứu vật, không có gì là đương nhiên khi không hoặc đấng tối cao ban phước giáng họa cho ta được.

Ngày nay, hiện tượng tín ngưỡng dân gian với nhiều hình thức làm cho con người không biết rõ bản chất thực hư của nó ra sao. Đất nước chúng ta quá nhiều tín ngưỡng giết hại, tín ngưỡng mê tín dị đoan, tín ngưỡng ông lên bà xuống, tín ngưỡng cúng sao giải hạn và vô vàn các tập tục làm cho ta đánh mất chính mình mà không biết cách làm chủ bản thân. Hiện tượng xin bùa phép, phát lộc trong các đình, chùa, miếu để được làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ Tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng rồi xoa vào thân mình, gọi đó là lộc của trời, Phật, Bồ Tát hay đấng bề trên.

Khi đến chùa thì chúng ta vái lạy cầu khẩn van xin đủ thứ chuyện trên đời, chúng ta cúng một ít tiền hay phẩm vật mà muốn Phật, Bồ Tát phải ban cho mình đủ thứ hết. Nếu những gì họ cầu xin mà được như ý thì luật nhân quả sẽ không còn tồn tại. Rõ ràng từ con người cho đến muôn loài vật đều chịu sự chi phối của nhân quả, không có vật nào trên thế gian này thoát ngoài lý nhân quả.

Người không tu theo đạo Phật không tin lý nhân quả là lẽ đương nhiên, nhưng đã là phật tử mà ta còn mê tín dị đoan lúc nào cũng cầu khẩn van xin, mong muốn đủ thứ, như vậy có xứng đáng là người phật tử chân chính hay không? Như ông nhà giàu trong câu chuyện trên, nhiều đời đã biết cúng chùa, làm phước, bố thí, nên hiện đời mới được giàu có… Tuy nhiên, do ông ta thiếu tu cho nên càng giàu có càng tham lam, bỏn sẻn rồi lại nghĩ mình giàu sang là do các bậc hiền Thánh, chư Phật, Bồ Tát ban cho.

Nếu chúng ta bố thí với tâm tham lam, ích kỷ, mong muốn việc bố thí để cho mình được giàu hơn, dĩ nhiên là vẫn có phước nhưng tâm tham đắm dính mắc vào đó ngày càng nặng hơn, càng bố thí ta càng mê muội. Nếu chúng ta phóng sinh với tâm tham muốn, với tâm ham danh thì ta sẽ bỏ tiền ra mua con vật đó rồi nhốt lại, chờ ngày mai có lễ trong chùa mới tụng kinh cầu nguyện phóng sinh, mặc cho con vật thoi thóp trong chậu, trong lồng. Phóng sinh như vậy là vì muốn nhiều người khác được biết đến tên tuổi của mình, vô tình đánh mất ý nghĩa phóng sinh, không phải vì lòng từ bi thương vật.

Phóng sinh đúng nghĩa của nó là khi thấy con vật đang bị con người định giết để làm thịt bán, ta vì lòng từ bi thương xót nó, muốn chúng được sống nên năn nỉ người định giết để mua lại và thả nó. Phóng sinh như vậy mới đúng ý Phật, cách phóng sinh đó sẽ không làm cho người khác lợi dụng như những người mua bán chim cá trong các chùa.

Người phật tử chân chính, trước tiên phải nghiên cứu lời Phật dạy rồi sau đó suy ngẫm quán chiếu và ứng dụng tu hành, thì sẽ biết rõ mọi việc trên thế gian này đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thật giả. Chúng ta tin ở đây là niềm tin chân chính sau khi phát sinh trí tuệ, nhờ vậy ta tin sâu nhân quả, tin chính mình làm chủ được bản thân. Do đó khi ta thờ Phật, cúng Phật, lạy Phật vì lòng cung kính, vì sự biết ơn, để chúng ta cố gắng thực hành theo bằng cách phước huệ song tu cho đến khi nào bằng Phật mới thôi.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/tim-hieu-loi-phat-day-ve-cac-tin-nguong-dan-gian)

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Anh Hùng Dân Tộc Trương Định Nhân Chuyến Đi Nghiên Cứu Thực Tế Của Chi Bộ Giảng Viên 3 trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!