Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Sử Đ/C Lê Hồng Phong mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CỐNG HIẾN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Lê Hồng Phong – Nhà lãnh đạo kiên định và tài năng của Đảng ta
a. Chủ trì công việc của Đảng trong giai đoạn cách mạng bị địch khủng bố ác liệt sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)
Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) thất bại, địch khủng bố dã man, kéo dài liên tục từ cuối năm 1930 đến năm 1935 đẩy phong trào cách mạng Việt Nam vào giai đoạn vô cùng khó khăn. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắn giết hoặc bị tù đày. Các cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương bị tan vỡ. Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã bị bắt hoặc bị sát hại, như: Tổng Bí thư Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh…Thực dân Pháp ở Đông Dương còn cấu kết với đế quốc Anh ở Hương Cảng và bọn quân phiệt ở Trung Quốc, Thái Lan, truy lùng cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở ngoài nước, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Công.
Trong bối cảnh đó, cuối năm 1931, đồng chí Lê Hồng Phong nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trở về nước chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Sau chuyến đi dài ngày, vất vả và gian khổ, vượt qua mạng lưới mật thám dày đặc phong toả, đồng chí đã về đến gần biên giới Việt – Trung và bắt liên lạc được với tổ chức Đảng tại Quảng Tây – Trung Quốc vào đầu năm 1932. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ, Lê Hồng Phong quyết định việc đầu tiên là mở lớp đào tạo cán bộ, như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm trước đây. Thực hiện chủ trương này, Lê Hồng Phong quyết định chuyển về Long Châu (một thị trấn nhỏ sát biên giới Việt – Trung). Tại đây, đồng chí liên tục mở các lớp huấn luyện cho cán bộ từ trong nước sang học tập. Tài liệu lưu tại Quốc tế Cộng sản do chính Lê Hồng Phong báo cáo, còn ghi lại: “Trong khoảng thời gian từ 10-1932 đến 3-1933, tôi… huấn luyện cho hơn 20 đồng chí từ trong nước qua, mỗi lớp học trong 2 tuần lễ”. Trong số những cán bộ được Lê Hồng Phong đào tạo, có các đồng chí sau đó đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Lương Văn Chi v.v… Những cán bộ sau khi được đào tạo, ngay lập tức được đưa về nước hoạt động, nhờ thế mà các tổ chức Đảng trong nước được khôi phục, nhất là các đảng bộ của các tỉnh biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn và các đảng bộ của các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội…
Đối với tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương của Việt kiều tại Xiêm và Lào, tình hình có những vấn đề phức tạp. Nhân danh phái viên của Quốc tế Cộng sản uỷ nhiệm, đồng chí Lê Hồng Phong cải tổ lại cơ cấu tổ chức của Đảng ở những nơi này. Đồng chí cho rằng tổ chức Đảng ở Xiêm (trong đó có cả các đảng viên người Hoa), tự đứng ra lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (gồm 5 người) là một sáng kiến nhưng không đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng. Thay mặt Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong chỉ đạo cải tổ lại thành các đảng bộ của Việt kiều trực thuộc Trung ương sẽ được thành lập lại nay mai”.
b. Tham gia soạn thảo và triển khai “Chương trình hành động của Đảng” tạo bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam
Trong khoảng thời gian cuối năm 1932, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lê Hồng Phong, ngoài việc tổ chức, cơ cấu mạng lưới cơ sở Đảng trong nước, liên tục vận động cán bộ sang huấn luyện, bồi dưỡng lý luận cách mạng, đồng chí còn chỉ đạo thành lập một Ban lãnh đạo lâm thời của Đảng. Ban lãnh đạo thống nhất chủ trương tuyên truyền, học tập và hành động theo nội dung của bản kế hoạch: “Chương trình hành động của Đảng” do Lê Hồng Phong tham gia soạn thảo đã được Quốc tế Cộng sản thông qua. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi trong lúc cách mạng Việt Nam bị khủng bố trắng, giữa lúc Đảng đang gặp thoái trào, những tư tưởng dao động, cơ hội, đang thừa cơ trỗi dậy, Chương trình hành động của Đảng như một luồng gió mới tiếp sức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng giữ được niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng, đẩy lùi tư tưởng cầu an, hoang mang dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng. Bản Chương trình hành động của Đảng đã được Lê Hồng Phong dùng làm tài liệu giảng dạy cho các lớp cán bộ ở Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời còn được nhân bản đưa về nước làm tài liệu tuyên truyền giáo dục cho đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân trong nước, do đó nó còn có tác dụng thiết thực to lớn hơn.
Như vậy, cho đến cuối năm 1933, bằng năng lực, trí tuệ và quyết tâm phi thường, Lê Hồng Phong đã bước đầu hoàn thành trọng trách mà Quốc tế Cộng sản giao cho, xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng trong cả nước, khôi phục các cơ sở cách mạng và khơi dậy niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Hồng Phong, các tổ chức Đảng trong nước dần dần hoạt động trở lại và ngày càng lớn mạnh, phong trào cách mạng hồi sinh.
c. Chủ trì thành lập và đứng đầu Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài
Vậy là chỉ sau một thời gian ngắn nhận nhiệm vụ trở về nước, mặc dù mạng lưới mật thám lùng sục gắt gao, đồng chí Lê Hồng Phong vẫn kiên định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, tìm bắt liên lạc được với cơ sở Đảng trong nước, từ đó móc nối, khôi phục tổ chức, đào tạo cán bộ, bổ sung cho đội ngũ cán bộ đã bị bắt, bị giết trong thời kỳ khủng bố trắng, dần dần khôi phục lại hệ thống cơ sở Đảng trong toàn quốc. Các tổ chức Đảng hải ngoại như đảng bộ Việt kiều ở Xiêm, ở Lào cũng được chỉnh đốn củng cố, góp phần đưa phong trào cách mạng trong nước phát triển lên một bước mới.
Đặc biệt, với việc thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài, mà vai trò như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, đã có tác động hết sức to lớn đối với phong trào cách mạng trong nước. Trước hết là duy trì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt và vị trí lãnh đạo của Đảng, không một thế lực nào có thể dập tắt được. Song trên hết, với sự hoạt động tích cực của Ban Chỉ huy ở ngoài, trong đó phải kể đến những cống hiến to lớn, hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Lê Hồng Phong, đã góp phần quan trọng đưa Đảng ta trở lại vai trò lãnh đạo cách mạng, hệ thống tổ chức của Đảng từ cơ sở tới Trung ương đã dần dần được khôi phục, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của cao trào cách mạng cả nước ở giai đoạn sau.
2. Lê Hồng Phong – Một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sự gặp gỡ giữa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với Lê Hồng Phong đã mở ra bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người thanh niên Xứ Nghệ. Là thế hệ cán bộ đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, Lê Hồng Phong đã được nghe những bài giảng đầu tiên về lịch sử phong trào cách mạng quốc tế và cách mạng giải phóng dân tộc, về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin… Những bài học đó đã dẫn dắt và nâng tầm nhận thức của Lê Hồng Phong, từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, dám xả thân vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân, trở thành người cộng sản và là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ khi được dự khoá huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (1925), đồng chí Lê Hồng Phong đã bộc lộ tư chất, tài năng của người cán bộ cách mạng và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phát hiện. Chính vì thế, Người đã gửi đồng chí vào những cơ sở đào tạo cán bộ cao cấp của Chính phủ Trung Hoa và trường đào tạo lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô. Trong suốt thời gian đồng chí Lê Hồng Phong đi học tập, đào tạo ở Liên Xô, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn thường xuyên liên lạc thông qua đường dây của Quốc tế Cộng sản. Trong bức thư Nguyễn Ái Quốc gửi Lê Hồng Phong ngày 2-3-1930, Người thân mật gọi là: “Gửi Hồng Phong Lão”, thông báo về sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời khẳng định: “Trong nước bây giờ đã có đảng thống nhất vững vàng, không còn những tệ chia lìa ấu trĩ như trước nữa”. Điều đó thể hiện sự theo dõi, quan tâm đặc biệt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với Lê Hồng Phong. Không phụ lòng của người thầy dẫn dắt – lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Lê Hồng Phong đã từng bước trưởng thành cả về nhận thức lý luận và năng lực lãnh đạo. Với những đóng góp to lớn đối với việc khôi phục và phát triển phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1932-1935, đồng chí được mời tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản; được Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), với vai trò Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Lê Hồng Phong đã có rất nhiều đóng góp vào việc hình thành chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời của người cộng sản: sống vì Đảng, chết không rời Đảng, trọn đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí xứng đáng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Lê Hồng Phong – Tấm gương người cộng sản kiên cường
Ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Biết đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man; dụ dỗ, lừa phỉnh, nhưng chúng không thể lay chuyển được tinh thần và ý chí của người cộng sản kiên cường. Không đủ chứng cớ để buộc tội, tòa án của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc ở Nghệ An. Mặc dầu bị quản thúc, theo dõi chặt chẽ, đồng chí vẫn dành thời gian viết báo, bí mật gửi cho các tờ báo của Đảng như tờ Dân Chúng, Đông Phương tạp chí… thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường của người cách mạng kiên trung. Chính vì thế, thực dân Pháp rất sợ người lãnh tụ cộng sản mà chúng gọi là: “Tên phiến loạn nguy hiểm”, cho nên, khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, dù đang trong thời gian quản thúc tại quê, nhưng mật thám Nam Kỳ đã ra Nghệ An bắt Lê Hồng Phong và áp giải vào giam giữ tại Sài Gòn. Trong thời gian gần 1 năm trời bị tra tấn, hành hạ, kẻ địch tìm mọi cách để khép đồng chí vào tội xử tử hình, nhưng không đủ chứng cứ, chúng giở đủ mọi thủ đoạn, kể cả dùng đòn tâm lý hòng lung lạc tinh thần của đồng chí. Biết đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng, có con nhỏ (Hồng Minh) mới được mấy tháng, chúng đưa Nguyễn Thị Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hy vọng 2 người sẽ nhận nhau, qua đó chúng có cớ khép tội đồng chí dính líu tới “âm mưu lật đổ chính phủ Nam Kỳ”. Mặc dù hai vợ chồng lâu ngày không được gặp nhau, nay gặp lại trong cảnh tù đày, sống chết chia ly không biết thế nào, lòng đầy thương cảm, nhưng đồng chí vẫn kìm nén tình cảm riêng, kiên quyết phủ nhận mọi chứng cứ của kẻ thù đưa ra, làm thất bại âm mưu của chúng. Mặc dù vậy, thực dân Pháp vẫn buộc tội đồng chí phải “chịu trách nhiệm tinh thần” cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo.
Trong những ngày bị biệt giam trong hầm đá, hoặc trong Banh II, nơi giam giữ tù cộng sản, kẻ thù luôn tìm cách đánh hành hạ, tra tấn, đánh đập dã man đồng chí Lê Hồng Phong, hòng làm nhụt tinh thần, ý chí của người lãnh đạo cộng sản. Có lần đồng chí vừa bưng bát cơm lên ăn, thì bọn cai ngục xông vào đánh túi bụi. Bát cơm của đồng chí bị nhuộm đỏ, do máu chảy từ đầu, từ mặt rớt vào, nhưng đồng chí vẫn thản nhiên, tiếp tục ngồi ăn “bát cơm chan máu”, với quyết tâm phải sống để: “còn sống còn chiến đấu”. Những trận đòn thự tàn ác, dã man, liên tục đó làm Lê Hồng Phong dần dần kiệt sức, đồng chí đã vĩnh biệt anh em, đồng chí vào trưa ngày 6-9-1942.
Đồng chí Lê Hồng Phong hy sinh khi mới 40 tuổi đời, trong đó có hơn 20 năm liên tục hoạt động, cống hiến cho Đảng, cho cách mạng. Trước lúc đi xa, đồng chí Lê Hồng Phong còn căn dặn: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lũng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Đó là lời chào của người cộng sản bất tử Lê Hồng Phong với anh em, đồng chí trước khi về cõi vĩnh hằng. Cho đến giờ phút cuối cùng, đồng chí vẫn tỏ rõ khí phách hiên ngang, ý chí kiên cường, bất khuất. Đồng chí là người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Hình ảnh, tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được khắc ghi trong trái tim, tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương. Cập nhật tháng 9/2012 nhân kỉ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong)
Phần mộ của đồng chí Lê Hồng Phong nằm trên một ngọn đồi cát dưới chân núi chúa, cách ngôi mộ của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh không xa. Cuộc đời đồng chí Lê Hồng Phong là một tấm gương sáng ngời về khí phách đấu tranh, tấm lòng quả cảm, một tấm lòng hy sinh rộng lớn, quên đi cái riêng để vun đắp cho cái chung, vun đắp cho sự nghiệp cách mạng, làm vẻ vang cho một thế hệ người Việt Nam Yêu nước. Xin mượn câu danh ngôn của nhà văn Xô Viết nổi tiếng Nhicôlai Oátxtơrốpxki, kết thành muôn vạn bông hoa tươi thắm tượng trưng cho các thế hệ sau đã và đang tiếp bước xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu đẹp dâng lên hương hồn đồng chí Lê Hồng Phong kính mến:
“Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người ta chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn về dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Dũng Khí Của Đồng Chí Lê Hồng Phong Trước Quân Thù
22673
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong là một người cộng sản tài năng, mẫu mực và kiên cường. Đồng chí là một tấm gương sáng chói về sự phấn đấu, ý chí kiên cường, hy sinh vì lý tưởng cộng sản, hiến dâng trọn vẹn cho Đảng và dân tộc, trọn đời giữ vững niềm tin vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của đồng chí, những ngày tháng bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Côn Đảo – nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian – chính là nơi mà tinh thần cách mạng, sự kiên cường, bất khuất của đồng chí Lê Hồng Phong được thể hiện một cách sâu sắc nhất.
Đến cuối thời kỳ mặt trận dân chủ, chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ra mắt phát xít hóa, thủ tiêu những thành quả dân chủ, tăng cường đàn áp khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt. Bọn mật thám Pháp biết Lê Hồng Phong nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản nên đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí quyết không khai.
Sau một thời gian giam cầm, tra khảo, cuối cùng, ngày 30/6/1939 vì không có chứng cớ buộc tội, thực dân Pháp kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm cấm cư trú vì tội “sử dụng thẻ căn cước mang tên người khác” và khép tội “lang thang”. Đồng chí Lê Hồng Phong đã kiên quyết kháng án, nhưng Tòa Thượng thẩm Sài Gòn đã phê chuẩn y án và giam đồng chí tại nhà tù Sài Gòn.
Tượng đồng chí Lê Hồng Phong cùng câu nói bất hủ trước lúc hy sinh
Ngày 23/12/1939, hết hạn tù giam 6 tháng, Lê Hồng Phong tuy được trả tự do, nhưng lập tức bị trục xuất khỏi Nam Kỳ. Đồng chí bị cảnh sát áp tải buộc phải rời khỏi Sài Gòn về nơi nguyên quán làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Về quê nhà, vượt qua mọi sự kiểm soát, cấm đoán, Lê Hồng Phong vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Đồng chí luôn theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng. Lo sợ đồng chí Lê Hồng Phong trốn thoát, tiếp tục hoạt động lãnh đạo cách mạng, chính quyền thực dân Pháp bắt giam đồng chí Lê Hồng Phong lần thứ hai, ngày 20/1/1940.
Bọn địch nham hiểm biết Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong và hai vợ chồng đã có một đứa con nhỏ mới mấy tháng. Kẻ thù dùng kế tình cảm, đưa Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hy vọng rằng hai người sẽ nhận ra nhau, để qua đó mà có chứng cớ kết tội đồng chí có dính líu tới “âm mưu lật đổ chính quyền” ở Nam Kỳ.
Nhưng biết rõ đây là âm mưu nham hiểm của kẻ thù, Lê Hồng Phong và Minh Khai cố nén tình cảm vợ chồng riêng tư, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng lên trên hết. Không hẹn nhau trước mà cả hai đều kiên quyết không nhận nhau, trước sau đều trả lời “không biết”.
Không có chứng cớ để buộc tội Lê Hồng Phong dính líu vào chủ trương tổ chức cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp kết án đồng chí 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc. Cuối năm 1940, Lê Hồng Phong bị đày giam ở nhà tù Côn Đảo. Còn đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, sau một thời gian bị giam giữ, qua ba phiên tòa đế quốc Pháp xét xử, chúng đã kết án chị một án chung thân, hai án tử hình.
Nhà tù Cồn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian. Cai tù là những tên bạo chúa khét tiếng tàn bạo. Đây là thời kỳ dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo. Vì không có chứng cứ để khép tội đồng chí vào tội tử hình nên bọn trùm mật thám thực dân ở Nam Kỳ đã chỉ thị cho bọn chúa đảo phải hãm hại đồng chí Lê Hồng Phong.
Do vậy, trong khi làm khổ sai cũng như lúc cầm cố trong xà lim, hàng ngày đồng chí bị đánh đập, tra tấn hết sức dã man. Chúng đánh bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu: Lúc lao động, lúc tắm giặt, lúc điểm danh và đánh cả trong bữa ăn. Để chống lại bọn cai ngục tàn bạo, đồng chí Lê Hồng Phong đã vận động anh em tù chính trị đề ra cách đấu tranh.
Một lần, sau một ngày khổ sai mệt nhọc, dưới những trận mưa roi tàn ác, mặt đồng chí Lê Hồng Phong hằn lên những vết roi ngang dọc, chỗ tím bầm, chỗ sưng húp, có chỗ còn loét, rỉ máu. Sức lực đồng chí đã kiệt lắm rồi. Khi đồng chí và anh em tù vừa bưng bát cơm gạo lứt mốc, cá khô mục thì bọn cai tù xông vào quất roi liên tục, đá vào mồm người đang ăn.
Chúng xông tới trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong thẳng tay giáng xuống từng loạt roi. Máu trên đầu, trên mặt đồng chí phun ra, chảy vào cả bát cơm. Cuộc đàn áp đã lâu, áo kẻ địch đã thấm ướt mồ hôi, chúng bắt đầu thở hồng hộc; nhưng lạ thay, mọi người vẫn ngồi ỳ ra chẳng ai nhúc nhích, nhất là đồng chí Lê Hồng Phong vẫn thản nhiên cầm bát cơm đẫm máu ăn một cách ung dung.
Trước thái độ vô cùng bình tĩnh ấy, bọn giặc hoảng sợ chùn tay, chúng dãn ra và lên đạn lách cách.
Một lát sau, tên cầm đầu bọn cai ngục rón rén trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong, hất hàm hỏi:
– Ê! Tại sao tao đánh mày như thế mà mày vẫn thản nhiên ngồi ăn, mày không biết đau à?
Đồng chí Lê Hồng Phong thong thả đặt bát cơm xuống, rồi ngửng phắt đầu lên, quắc mắt nhìn thẳng vào mặt nó và dằn từng tiếng đáp:
– Chúng mày nói: Ngày nào chúng mày không đánh được chúng tao chảy máu thì chúng mày cảm thấy ăn không ngon. Vậy chúng tao cũng cần ăn để có máu đối phó với chúng mày. Đấy là tất cả lý do. Rất giản dị! Chúng mày cứ tiếp tục đi!
Nói xong, đồng chí lại thản nhiên cầm lấy bát cơm chan máu ăn như chẳng có việc gì ghê gớm xảy ra. Những bạn tù chứng kiến dũng khí bất khuất của Lê Hồng Phong trước kẻ thù đã nhận xét: Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt gang, thép nhưng nó sẽ oằn mình đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản.
Ở nơi địa ngục trần gian, đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời ý chí cách mạng, sự kiên cường của người cộng sản. Tấm gương của đồng chí có ảnh hưởng lớn đến các tù chính trị đang bị giam cầm, đọa đày ở nhà tù Côn Đảo. Những người tù chính trị đã trở nên kiên cường, hiên ngang hơn trước kẻ thù. Họ đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến nơi đây thành một trong những nơi mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Sau nhiều lần bị quân thù tra tấn man rợ, bị kiết lỵ nặng không được thuốc thang, trưa 6/9/1942, đồng chí Lê Hồng Phong – người tù khổ sai mang số X251 tại nhà lim số 2 Côn Đảo – đã anh dũng hy sinh khi đang độ tuổi 40. Trước lúc hy sinh, đồng chí dồn hết những hơi sức cuối cùng để lại lời chào bất hủ: “Tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.
Hình ảnh lẫm liệt của đồng chí Lê Hồng Phong trước đòn roi tấn công tới tấp của kẻ thù vẫn thản nhiên ngồi ăn bát cơm chan máu và lời nhắn nhủ bất hủ trước khi hy sinh: “Hãy giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng” sẽ sống mãi trong khối óc và trái tim các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Vân Đình
.
Tiểu Sử Long C : Là Ai? Sinh Năm Bao Nhiêu? Quê Ở Đâu? Có Yêu Di Di Không?
Tiểu sử Long C : là ai? sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu? Có yêu Di Di không? Long.C có tên thật là Nguyễn Thành Long, anh là một nhà sáng tạo nội dung trên youtube, đồng thời anh cũng là một ca sĩ, diễn viên được đông đảo bạn trẻ yêu mến. Long.C một người có rất nhiều đam mê về nghệ thuật đặc biệt là ca hát, diễn xuất. Youtuber Long.c sinh ngày ?-?-1995 tại Thành phố Hải Phòng, nước Việt…
Tiểu sử diễn viên Anh Tú 2021: Anh tú là ai? cuộc sống, đời tư và thông tin mới nhất
Tặng mã nhập Gift Code Fantasy KingDom M – Thánh Địa Huyền Bí miễn phí Vip, nhiều đồ mới nhất
Tiểu sử Đàm Phương Linh: Con đường nghệ thuật và tình cảm được giới trẻ quan tâm
Tiểu sử Cu Thóc 2021: Cu Thóc là ai? mối quan hệ với Phú Lê và thông tin mới nhất
Tiểu sử Hầu Minh Hạo: Hầu Minh Hạo là ai? năm sinh, chiều cao & thông tin 2021
Tiểu sử Long C : là ai? sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu? Có yêu Di Di không? Long.C có tên thật là Nguyễn Thành Long, anh là một nhà sáng tạo nội dung trên youtube, đồng thời anh cũng là một ca sĩ, diễn viên được đông đảo bạn trẻ yêu mến. Long.C một người có rất nhiều đam mê về nghệ thuật đặc biệt là ca hát, diễn xuất. Youtuber Long.c sinh ngày ?-?-1995 tại Thành phố Hải Phòng, nước Việt Nam. Anh sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam.
Long.C có tên thật là Nguyễn Thành Long, anh là một nhà sáng tạo nội dung trên youtube, đồng thời anh cũng là một ca sĩ, diễn viên được đông đảo bạn trẻ yêu mến. Long.C một người có rất nhiều đam mê về nghệ thuật đặc biệt là ca hát, diễn xuất. Long có thể chơi các loại nhạc cụ, vẽ vời vài thứ linh tinh,…
Đặc biệt với tình yêu âm nhạc cháy bỏng, Long.C đã quyết định trở thành một Creator (Music Influencer) tại công ty chủ quản Creatory. Anh đã cho mắt nhiều sản phẩm cover chất lượng và một số ca khúc do anh tự sáng tác. Với giọng hát ngọt ngào kết hợp cùng Beatbox và một chút khả năng Rap, Long.C đã trở thành một nghệ sĩ trẻ tiềm năng trong thị trường âm nhạc hiện nay.
Long.C có tên thật là Nguyễn Thành Long
Youtuber Long.c sinh ngày ?-?-1995
Quê Quán: Thành phố Hải Phòng
Long. C luôn luôn có ý thức trau dồi thêm những khả năng khác, tìm kiếm những thứ phù hợp với bản thân, tham gia thật nhiều các hoạt động giải trí, được học hỏi nhiều thêm nữa về các lĩnh vực mà anh thực sự đam mê… Luôn làm mới mình, mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng cho mọi người nên Long.C luôn tạo ra điều bất ngờ cho fan hâm mộ. Tính đến thời điểm hiện tại, fanpage cá nhân của Long.C đã thu hút hơn 150 nghìn lượt theo dõi và trên kênh youtube của anh cũng thu hút gần 130 nghình lượt sub với tổng số lượt xem lên đến gần 12 triệu lượt – một con số vô cùng ấn tượng.
Sở hữu chất giọng ngọt ngào, trong trẻo, những video cover của Di Di kết hợp cùng người bạn thân Long.C cũng thường xuyên xuất hiện tại top trending, đạt số lượt xem hàng triệu không kém cạnh các sản phẩm nhạc chế như bản cover Là một thằng con trai (Jack) hiện đã đạt hơn 10 triệu view. Được biết, việc viết lời, hoà âm phối khí đều do Di Di và Long.C tự thực hiện.
TAgs: Long C là ai, tiểu sử Long C, Long C sinh năm bao nhiêu, quê quán Long C, Long C quê ở đâu
Tiểu Sử Fb Hay : Bắt Kịp Trend Nối Tiểu Sử Của Giới Trẻ
Có muôn vàn cách thể hiện tình yêu dành cho đối phương bao gồm cả công khai hay không công khai, nhưng chung quy lại điều là những sự ngọt ngào dành đến người mình yêu.
Cách tạo phần tiểu sử trên facebook cá nhân:
Vào trang cá nhân
Có thể sử dụng icon, ký tự minh họa cho phần giới thiệu thêm sinh động
Sau khi viết xong lưu lại và là đã hoàn thành mục tiểu sử=
Những trào lưu thịnh hành trên mạng xã hội cũng là một dịp mà các bạn crush, hay cặp đôi yêu nhau tranh thủ thể hiện và mới đây là là làn sóng đến từ trào lưu nối tiểu sử, nối story của các cặp yêu nhau .
Tiểu sử Facebook ngắn hay
Hoa lớn lên trong mùa xuân ấm áp, người lớn lên trong bão táp phong ba.
Đừng mong manh như bồ công anh trước gió. Hãy mạnh mẽ như xương rồng trước bão giông.
Xã hội biến chất, lòng người biến mất.
Tình yêu với em chỉ là xa xỉ. Thứ em cần là tiền tỉ và đô la.
Suy nghĩ càng lâu, quyết định càng ngu.
Đã ăn cơm thì đừng ăn phở. Cơm mềm phở dẻo nhưng không thể ăn chung.
Hạnh phúc thì nó “cao” còn chân em thì nó “ngắn”.
Nắng đầu mùa làm ta say. Mối tình đầu làm ta nhớ mãi.
Duyên ai nấy hưởng. Nghiệp ai nấy mang. Đi khắp thế gian. Không phiền không lụy.
Thanh xuân vắng anh, em nhất định sẽ hạnh phúc.
Không nghe, không thấy, không nhìn. Cho lòng thanh tịnh cho đời bình yên.
Đúng người sai thời điểm.
Tận cùng của sự ngu dốt là đối xử tốt với quá nhiều người.
Hoa nở là hữu tình. Hoa rơi là vô ý. Hoa nào rồi cũng tàn. Nhưng chưa bao giờ là vô chi.
Với trào lưu “nối ý” đang được các cặp đôi thi nhau bắt trend rầm rộ. Từ cô gái ngại thể hiện cảm xúc, các cặp đôi mới yêu nhau, yêu nhau vài năm, ngay cả các cush cũng rủ nhau bắt trend.
Điều này đối với những ai, đã và đang yêu thì là hẳn là vui rồi, nhưng những bạn là FA thực sự cũng không cảm thấy dễ chịu gì khi chứng kiến xung quanh mình, ai ai cũng có đôi có cặp hú hí thể hiện tình cảm, nửa công khai nửa mập mờ như thế.
+ Top 30 tiểu sử FB hay và chất chơi nhất hành tinh
Hãy sống là chính mình. Bình thường nhưng không tầm thường.
Ranh giới giữa quan tâm và làm phiền mong manh lắm.
Nếu bên tôi đừng yêu ai khác. Nếu yêu ai khác đừng đến bên tôi.
Sống vì mình đi em, đừng vì người ta quá. Đời còn dài, hà tất phải hoang mang.
Vạn sự tùy duyên. Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông.
Nếu độc thân đang yên bình như vậy? Sao phải vì một người khấy động tâm can.
Mưa hối hả xóa đi nắng mùa hạ. Em hối hả xóa tất cả về anh.
Đi qua những ngày mưa để yêu những ngày nắng.
Đường không đi lâu ngày mọc cỏ dại. Người lâu ngày không gặp hóa người dưng.
Con người ai cũng thay đổi, chỉ là nhanh đến mức không tưởng, chậm đến mức không thể nhận ra.
Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời gái đẹp lại thương trai nghèo.
Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt. Lươn lẹo, luồn lách lại leo lên.
Là thân con gái đừng nghe trai thề. Ăn gian nói dối là nghề đàn ông.
Sau này chúng ta cái gì cũng có nhưng lại không có chúng ta sau này.
Năm tháng đó tớ thích cậu là thật, còn việc cậu có đáp lại hay không không còn quan trọng nữa.
Những ngày tháng đó của tuổi trẻ. Tôi vì một người bỏ lỡ cả thanh xuân.
Người vô hướng không thoát khỏi ảo tưởng. Hoa vô thường rồi theo gió vô phương.
Hãy sống như một đóa hoa. Đừng vì ai mà nở, cũng đừng ai mà tàn.
Gặp nhau trên đời này là cái duyên … nhưng đi cùng nhau hay không là sự lựa chọn.
Không chỉ là những câu đáng yêu mà còn cả giận hờn, trách móc và màn đáp trả hết sức lầy lội, bên cạnh đó cũng không ít bạn đang trong tình trạng forever alone tự mình post tự an ủi bản thân mình.
+ Top 50 tiểu sử hay – độc đáo thịnh hành nhất của dân FA chúa
Mây vô tình, mây mãi vẫn bay. Trăng vô tình, trăng đùa với gió. Người vô tình sao hiểu thấu lòng tôi.
Hồng trần như mộng, người tỉnh mộng tan. Nhân sinh như kịch, người tản kịch tàn.
Nếu bạn đủ dũng cảm để nói tạm biệt, cuộc đời sẽ giúp bạn có một khởi đầu mới.
Mẹ ở đâu đó là nhà. Ngoại ở đâu nơi đó là an nhiên.
Bình yên bên ngoài ai cũng thấy, bão tố trong lòng mấy ai hay.
Cuộc đời ai mà chẳng có bão giông, chỉ là kẻ có chỗ trú còn người thì không.
Đủ xa sẽ cũ. Đủ lạ sẽ quên.
Gia đình là điều quan trọng nhất, mọi thứ khác không quan trọng.
Nhất kỳ nhất hội. Mỗi lần gặp gỡ đều đáng quý, bởi nó không bao giờ lặp lại.
Trưởng thành là quá trình không ngừng phát hiện bản thân trong quá khứ hóa ra bị ngu.
Việc ta từ bỏ – không có nghĩa là ta không nỗ lực.
Bình tĩnh tạo nên sự quý tộc.
Cuộc sống giống như mặt trời vậy. Hôm nay lặn xuống, ngày mai nhất định sẽ lại lên.
Vươn tới thành công. Đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác để rồi lại cố gắn mác rằng mình là nạn nhân.
Sống tốt hơn hôm qua.
Muốn ngồi một ví trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được.
Thời điểm hay duyên số không quan trọng. Quan trọng là lòng người.
Có những chuyện không phải cứ cố gắng là được.
Ăn món mình mê, làm điều mình thích. Lấy người mình yêu, làm điều mình muốn.
Suy cho cùng, con người hơn kém nhau ở cách nghĩ, cách sống và cách tư duy vấn đề.
Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nói lại là quân tử khôn!
Muốn thành công phải có thất bại. Trên đường đời có dại mới có khôn.
Sống chậm lại, nghĩ giản đơn. Làm hết mình và yêu không hối tiếc.
Bằng lòng với thực tại và yêu những gì mình có. Nỗ lực sẽ mang đến thành công!
Trào lưu mới và muôn kiểu biến tấu, đa dạng và phong phú, ai bảo chỉ cành cho các cặp chim ri, ngay cả khi một mình vẫn vui. Còn bạn thì sao, có muốn để tại một phần giới thiệu đầy bắt mắt như thế này không?
Trào lưu nối tiểu sử là gì?
Nối tiểu sử, đơn giản chính là viết phần giới thiệu tóm tắt về bản thân của mỗi người trên facebook. Nhưng thay vì dành cho mô tả, thì hiện nay giới trẻ đã lựa chọn làm nơi gửi gắm thông điệp yêu thương đến bạn trai/ bạn gái của mình. Một trong hai người sẽ viết một vế đầu trong phần giởi thiệu trên trang của mình, người kia sẽ viết phần còn lại, phần còn lại này mới là điểm mấu chốt tạo nên tính drama hay ngôn tình cho câu chuyện của cả hai.
Đăng ảnh hay status là xưa rồi, nối tiểu sử mới là chân ái của đôi trẻ
Dạo một vòng facebook và insta không khó để bắt gặp những hình ảnh đang rần rần và làm visual với các câu nối đi vào lòng người.
Chúng ta thường dành mục giới thiệu trên facebook là nơi để miêu tả đôi điều về bản thân, sở thích, hay châm ngôn, câu nói mà mình tâm đắc,…đôi khi không để gì. Một góc nhỏ đó là nơi các cá nhân thể hiện cá tính của mình.
Nhưng phần tiểu sử này đã trở thành một “khu vực” lý tưởng cho các couple thể hiện những câu ngôn tình sướt mướt. Viết status, viết story, đăng ảnh người yêu cũng quá quen thuộc trồi, giới trẻ nay đã phá cách với chiêu thức sáng tạo, lạ lùng và ấn tượng hơn.
Nếu không vào trang cá nhân của ai đó thì chắc hẳn bạn sẽ không để ý đến điều này, thế nên để lại những câu nói tỏ tình trên phần tiểu sử, cũng là một cách thể hiện tình trạng yêu đương kín tiếng và khá ngọt ngào.
Bạn đang xem bài viết Tiểu Sử Đ/C Lê Hồng Phong trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!