Xem Nhiều 3/2023 #️ Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt # Top 7 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!

1. Một buổi trưa giữa tháng 4-2008, tôi bỗng nghe điện thoại reo với tiếng một người nói nhanh:

“Anh Nuôi, chú Sáu Dân nói chuyện với anh nha!”. Đầu dây bên kia cất lên giọng nói sang sảng của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt: “Ê Nuôi! Mày đang ở đâu vậy, bây giờ bay ngay ra Đà Nẵng gặp chú được không? Chú đang ngồi với mấy anh em các tỉnh miền Trung đây, bàn chuyện khai thác tài nguyên biển. Mấy bữa nay chú đã đi thăm đồng bào bị bão lụt, rồi đi thị sát tình hình kinh tế miền Trung. Chú vừa đi coi mấy làng bè của bà con nuôi thủy hải sản trên biển. Bà con ngư dân có nhiều cách làm ăn hay lắm, Nuôi ơi!…”.

Tôi đáp:

“Dạ thưa chú, hôm nay và ngày mai con bận việc cơ quan. Ngày mốt con mới bay ra Đà Nẵng được. Vậy được không chú?”. “Ờ, tối mai chú về rồi! Vậy ngày mốt mày gặp chú ở Sài Gòn bàn chuyện khác nhe!” — chú Sáu trả lời.

“Trước đây chú và Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt lắm mới dẹp được nhà cửa lấn chiếm trên đê để xây bờ kè đê Yên Phụ, rồi mở tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài, thu ngắn tuyến đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội chỉ còn 30 phút thay vì 2 giờ như trước! Chính phủ cũng cho xây dựng đường Láng Hạ-Hòa Lạc để phát triển phía Tây Hà Nội…”.

Nghe chú Sáu nói về phát triển thủ đô, tôi chợt nhớ đầu năm 2008, Hà Nội đã công bố dự án mở rộng thủ đô để lấy ý kiến nhân dân. Sau đó, chú Sáu Dân đã viết bài góp ý về phương án mở rộng Hà Nội, đăng trên nhiều tờ báo…

© Ảnh : Ảnh tư liệu của nhà báo Lê Văn Nuôi

Ông Sáu Dân trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, nhà báo năm 2000. Người đứng là nhà báo Lê Văn Nuôi.

Ngay trong ngày ông Võ Văn Kiệt mất và liên tiếp hàng tuần sau đó, một dòng thác tin tức tràn ngập trên báo, đài trong nước và quốc tế. Chỉ 24 giờ sau, ngày 12-6-2008, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã phát biểu: “Là một lực lượng quan trọng đứng sau công cuộc cải cách kinh tế của người Việt Nam từ cuối thập niên 1980, ông Võ Văn Kiệt là người đã mở đường cho sự chuyển đổi đất nước từ nghèo khổ sang một thập niên phát triển kinh tế đầy ấn tượng” (theo báo Tuổi Trẻ ngày 13-6-2008).

Đồng bào nhiều giới trong nước cùng bày tỏ niềm tiếc thương và lòng tri ân đối với ông, người có nhiều quyết sách táo bạo giúp dân, giúp nước.

3. Nhắc đến chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, người ta không thể không nhớ đến những quyết sách mang tính đột phá của ông thời “Đêm trước đổi mới”. Trong hơn 10 năm ông lãnh đạo chúng tôi từ tháng 5-1975 đến tháng 1-1987, ông đã có nhiều quyết sách nhằm cởi trói khỏi cơ chế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, để bung ra sản xuất, tạo ra của cải hàng hóa, vận hành thị trường theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị-giá cả… nhằm cải thiện đời sống người lao động và công nhân viên chức.

Còn nhớ Quyết định 34 của UBND chúng tôi (ban hành ngày 29-1-1986) đã mang tính lịch sử đến nhường nào. Quyết định này cho phép người có tiền vốn và tư liệu sản xuất được thuê mướn công nhân không quá 10 người. Bấy giờ, khi việc thuê mướn người lao động bị cấm kỵ, bị quy kết là “người bóc lột người”, rõ ràng chủ trương này của ông Kiệt là một bước đột phá táo bạo về cơ chế và quan điểm.

TP.HCM đang bung sản xuất ra nhưng lại thiếu điện trầm trọng. Ông Kiệt quy tụ các chuyên gia về thủy điện, địa chất cùng ông lặn lội khảo sát khắp núi rừng miền Đông Nam bộ. Rồi ông quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Thủy điện Trị An được xem là một công trình kỷ lục về thời gian thi công và sự ra đời của Trị An đã cứu nguy cho sản xuất công nghiệp thành phố, góp phần điện khí hóa nhiều khu vực nông thôn Nam bộ.

Tháng 2-1987, ông Kiệt rời chúng tôi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng — tức phó thủ tướng — kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đến tháng 8-1991, ông Kiệt được Quốc hội bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đến năm 1992, ông được bầu làm thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ này, tôi và giới nhà báo thường xuyên theo chân ông đến những công trình khai phá, mở mang sản xuất, được chứng kiến và cảm nhận nỗi trăn trở và quyết sách quyết liệt của ông, trong đó có công trình xây dựng đường dây điện quốc gia 500 kV lịch sử. Năm 1994, đường dây điện quốc gia 500 kV hoàn tất, hòa vào mạng lưới điện thống nhất, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ phát điện phân tán từng địa phương. Một lần nữa tầm nhìn Võ Văn Kiệt, bản lĩnh Võ Văn Kiệt được khẳng định.

…Có biết bao câu chuyện kể về những công lao, những quyết sách khai phá, “đội đá vá trời” của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt được truyền tụng trong dân chúng. Những thế hệ sau nghe kể chuyện về chú Sáu cứ tưởng như huyền thoại.

Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!

 Nhân 10 năm ngày giỗ của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, ngày 11-6-2018

Nhà báo Lê Văn Nuôi

Theo: Báo Pháp luật TP.HCM

Hồi Ức Về Cha Của Các Con Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt

Ba tôi đi xa đã mười năm nhưng không hiểu sao tôi luôn có cảm giác ông vẫn ở rất gần. Có lẽ vì khi tuổi tác ngày càng cao thì niềm nhớ thương cha mẹ ngày càng đằm sâu…

Trao cho các con quyền quyết định đời mình

Cuối năm 1969, khi đang sống với cha mẹ nuôi ở miền Bắc, tôi nghe các cô chú có trách nhiệm nói sẽ đưa tôi vào miền Nam gặp ba. Thật khó tả niềm xao xuyến trong tôi lúc ấy. Suốt tuổi ấu thơ, tôi chỉ mang máng biết cha ruột của tôi đang hoạt động bí mật ở miền Nam, nơi ấy xa lắm, cuộc chiến đấu ác liệt lắm, khó định trước ngày hội ngộ. Niềm hạnh phúc sẽ được gặp mặt ba lần đầu trong đời đã khiến tôi thấy tất cả những trở ngại khác đều là chuyện nhỏ: việc học phổ thông bị gián đoạn, mối hiểm nguy khôn lường của chiến tranh trong chặng đường dài dằng dặc từ Bắc vào Nam…

Khi tôi vào đến nơi, ba tôi đang họp. Tôi đã ngồi đợi ông trong sự hồi hộp và tưởng tượng miên man… Rồi ông bước ra, nụ cười rạng rỡ và hiền từ, tiến về phía tôi với hai cánh tay dang rộng. Còn tôi, sau vài giây bỡ ngỡ đã bước tới như có một lực đẩy vô hình đến ôm chầm lấy ông. Chẳng lời nào thốt ra từ ai. Ấm áp huyết thống trong im lặng. Thế là đủ. Cuộc chiến đấu chưa kết thúc, tôi ở lại cơ quan Miền, còn ông trở về Khu 9 làm nhiệm vụ của bí thư Khu ủy. Hai tháng sau khi anh Phan Chí Dũng, con trai đầu lòng của ba tôi hy sinh tại Hòn Đất – Rạch Giá (4.1972), ba tôi cho gọi tôi từ miền Đông về Năm Căn – Cà Mau, công tác ở bộ phận thông tin liên lạc cho Khu ủy T3. Chiến tranh, việc ai nấy làm, cha con như hai đồng đội, ít có thời giờ riêng tư. Ngay cả khi về Tây Ninh, chuẩn bị chiến dịch Hồ Chí Minh, cha con tôi cũng chẳng đi chung một đợt. Ba tôi cùng đơn vị ông về tới Sài Gòn trưa ngày 30. 4.1975. Còn tôi thì tối hôm đó mới về tới.

Ở Sài Gòn những ngày đầu sau ngày giải phóng, tôi cũng gần như không ở chung với ba tôi. Ông tập trung cho việc lãnh đạo công tác tiếp quản thành phố. Còn tôi, khi được ba hỏi “Sao, giờ trở lại học hành hay là tiếp tục làm việc?”, tôi đã ngay lập tức chọn “giã từ vũ khí” để đi học. Học bổ túc một năm ba lớp, rồi thi đậu vào Đại học Bách khoa, ngành cơ khí chế tạo máy. Học xong năm 1981, thay vì về Sở Công nghiệp như một gợi ý của tổ chức, tôi về làm việc ở Xí nghiệp Cơ khí huyện Củ Chi. Sự lựa chọn đó đến từ một câu nói như bâng quơ của ba tôi: “Học cơ khí thì phải về cơ sở coi cơ khí ở nông thôn thiếu gì, cần gì, chứ ngồi ở văn phòng sở thì có thấy gì đâu”.

Tôi quyết định về Công ty Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (TRACODI) – một đơn vị mới thành lập của Bộ Giao thông – Vận tải. Công việc mới mẻ nhưng không quá xa lạ với chuyên môn và khả năng của tôi. Sự hài lòng với lựa chọn của mình đã giữ chân tôi ở đơn vị này từ năm 1992 đến khi nghỉ hưu (2014), với chức vụ tổng giám đốc. Suốt 22 năm ấy, không phải đã không có những lần tôi được “rủ rê” vào con đường quan trường, nhưng tôi đã từ chối và tôi biết, chính ba tôi cũng không muốn điều đó.

Di ảnh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với dòng chữ viết tay của ông: “Tôi tự hào về các con tôi. Đó là Phúc lớn của tôi”. Ảnh: TLGĐ

Khi còn tại chức cũng như khi đã nghỉ hưu, ông chưa bao giờ, dù chỉ là gợi ý xa xôi, với cán bộ dưới quyền về việc học hành và bố trí công tác cho các con. Trao cho các con quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về mọi lựa chọn khi chúng đã trưởng thành, cách xử sự ấy của ba tôi đã giúp anh em chúng tôi tự tin rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Và, nói thật lòng, tôi chưa bao giờ có chút hối tiếc về cách xử sự đó của ba tôi. Cảm động nhất là khi chúng tôi tìm ra dòng chữ sau đây trong sổ ghi chép của ba tôi: “Tôi tự hào về các con tôi. Đó là phúc lớn của tôi”. Dòng chữ ấy với chúng tôi quý hơn của cải, bạc vàng. Nó là sự ghi nhận âm thầm và ấm áp của một người cha rất nổi tiếng, ở đỉnh cao của chính trường, về những đứa con bình thường đã biết giữ mình tử tế để người cha được yên tâm trong phận tề gia, trị quốc. Trong tấm hình thờ ba tôi ở nhà, tôi đã in thêm dòng chữ viết tay quý giá đó của ba tôi, như một lời tự răn mình và con cháu.

Lắng nghe và không áp đặt

Ông hay nói: “Nên nhớ, yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội. Đừng có áp đặt cho người ta, phải để cho người ta quyền lựa chọn các giá trị tinh thần. Sự nghiệp này có được hôm nay là do trong cuộc chiến đấu gian khổ ác liệt vừa qua đâu phải chỉ có giai cấp nông dân và công nhân tham gia mà còn có rất nhiều người thuộc thành phần trí thức, địa chủ, tư sản”

Trong các cuộc tâm sự cha con, ông thường bảo với tôi, mỗi lần gặp gỡ ai đó, là người dân thường hay là chuyên gia, nếu không biết kéo họ lại gần mình, nếu không biết lắng nghe họ tức là mình đã tự đánh mất cơ hội nạp thêm hiểu biết về kiến thức, về tình hình, về kinh nghiệm mà họ đem tới từ địa phương, từ lĩnh vực chuyên ngành. Người đến nói chuyện với ba tôi, nói chối tai đến mấy ông cũng nghe được hết. Ngược lại, ông không ngần ngại đem đến cho người đối diện những cách nghĩ tuy chưa thuộc số đông trong Đảng, trong bộ máy nhưng ông tin là đúng và ông muốn chia sẻ. Chẳng hạn ông hay nói: “Nên nhớ, yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội. Đừng có áp đặt cho người ta, phải để cho người ta quyền lựa chọn các giá trị tinh thần. Sự nghiệp này có được hôm nay là do trong cuộc chiến đấu gian khổ ác liệt vừa qua đâu phải chỉ có giai cấp nông dân và công nhân tham gia mà còn có rất nhiều người thuộc thành phần trí thức, địa chủ, tư sản”. Có thể nói, tư tưởng dân tộc rất rõ ở ông, rất lâu rồi và rất nhất quán.

Ba tôi từ giã chúng tôi, từ giã cuộc đời đã đúng mười năm. Sách báo nói không ít về những đóng góp đã được khẳng định của ông đối với công cuộc giải phóng và phát triển đất nước. Riêng tôi cứ ám ảnh không nguôi về nỗi trăn trở cuối cùng của ba tôi trong cuộc trò chuyện giữa hai cha con, chỉ không đầy hai tháng trước khi ông mất. Cuộc trò chuyện ấy là về thực trạng tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn – một nguyên nhân khiến lũ lụt ở miền Trung ngày càng diễn biến phức tạp; về mối lo ngại sâu sắc đối với cung cách trồng và quản lý rừng phòng hộ đặc biệt của các tỉnh miền Trung. Lũ quét ở miền Trung mỗi năm một dữ hơn, thiệt hại nặng nề hơn. Biến đổi khí hậu là một nguyên nhân. “Nhưng còn gì nữa nào? Quản lý rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu có vấn đề gì nào? Thủy điện nữa?”. Biết ông sắp đi Hà Lan tìm hiểu cách trị thủy ở một quốc gia đất đai thấp hơn mực nước biển và ông muốn lắng nghe thêm tình hình lũ lụt trong nước, tôi mạnh dạn trao đổi với ông những gì tôi nắm được qua thực tế.

Rừng trồng ở nhiều tỉnh miền Trung sau sáu năm công phu chăm bẵm là khai thác trắng, băm chặt, vận chuyển đến cảng biển gần nhất để xuất khẩu dạng thô, cứ 1ha rừng trung bình được 50 tấn gỗ dăm mảnh thô xuất khẩu tại cảng Việt Nam (FOB) với giá rẻ bèo chỉ 100 USD/tấn, chẳng đủ bù đắp cho người trồng rừng! Việc trồng lại rừng không cách gì kịp với tốc độ chặt rừng. Hàng ngàn hecta rừng phòng hộ hiện nay chỉ trồng cây gỗ thuộc nhóm thấp thay vì trồng các loại cây gỗ quý có giá trị cao và lâu năm như lim, dầu, sao, sến… Nếu rừng phòng hộ cũng trồng keo lai, bạch đàn bên cạnh các cây có giá trị thấp khác, đến tuổi là phải thu hoạch, không khai thác trắng thì cũng cho chặt tỉa có tuyển chọn. Đâu dễ biết cây nào thuộc diện được phép chặt tỉa, cây nào không để kết tội vi phạm khi ra cửa rừng? Đây chính là kẽ hở, là cơ hội làm rỗng ruột rừng phòng hộ. Nạn mất diện tích rừng rất nhức nhối, gây tác hại ghê gớm cho môi trường, có nguyên nhân của cơ cấu cây rừng phòng hộ, có nguyên nhân buông lỏng quản lý khai thác mà khi ấy vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng gia đình con trai Phan Thanh Nam. Ảnh: TLGĐ

Ba tôi ngồi nghe với ánh mắt lo lắng xen lẫn bất lực, ghi chép rất lâu, nhắc anh Trịnh thư ký gọi điện chỗ này, chỗ khác. Ông đã rời nhiệm vụ điều hành lâu rồi mà chưa bao giờ rời trách nhiệm công dân. Những nguy cơ, hiểm họa của thực tại đất nước cứ bám riết tâm trí ông. Cái dáng ông ngồi bên cây bút, cuốn sổ mỗi lúc như còng xuống… Cái dáng ngồi ấy và những câu hỏi đầy trăn trở của ông trong cuộc trò chuyện cuối cùng của hai cha con về tình hình đất nước hiện lên trong óc tôi khi ngồi bên thi hài ông trên chiếc máy bay y tế từ Singapore về Tân Sơn Nhất ngày 11.6.2008.

Cuộc trò chuyện cuối cùng với ba tôi ám ảnh tôi đến tận bây giờ và chắc còn rất lâu nữa…

***

Ngày rời Hà Nội về sống với ba ở Sài Gòn sau tháng 4.1975, cái gì với tôi cũng lạ lẫm. Đông đúc, ồn ào, đa dạng từ hàng quán đến cách ăn, kiểu nói. Tôi đi học đại học, còn ba thì bận bịu suốt ngày. Cán bộ lãnh đạo ai cũng bận như thế trong một thành phố mới vừa được giải phóng. Nhưng ba tôi có lẽ bận hơn những người khác là vì ông siêng “đi xóm” vào các ngày cuối tuần. “Đi xóm” là cách ba tôi gọi những cuộc đi thăm cơ sở. Khi thì một nông trường của Thanh niên Xung phong, khi thì một công trình đang xây dựng, một trường hoặc trại tập trung giáo dục các thành phần tệ nạn xã hội như mãi dâm, ma túy. “Đi xóm” gần thì quanh quanh Sài Gòn. “Đi xóm” xa thì Cần Giờ, Trị An, Đăk Nông. Trong ký ức của tôi, đáng nhớ và thú vị nhất có lẽ là những lần được ba rủ “đi xóm”: “Đi đi, vui lắm. Để đàn đó, lúc nào tập cũng được”.

Buồn cười là có lần, một học viên nam ở trại cai nghiện khi thấy tôi đi lang thang trong trại đã hỏi: “Cô ở trại nào, học viên khóa mấy (!)”. Đi xóm với ba riết, các tổng đội Thanh niên Xung phong bỗng dưng trở thành địa chỉ quen thuộc của tôi. Ba nhờ tôi đến đó thăm bệnh, tặng ai đó món quà, dự đám cưới của anh chị Võ Thị Bạch Tuyết và Thiều Hoành Chí… Nhớ lại những lần cùng ba tôi đi thăm các nông trường Phạm Văn Cội, Đỗ Hòa, Đắk Nông… ba mươi năm trước, tôi nhớ hoài hình ảnh các anh chị Thanh niên Xung phong lao động hăng say trên những cánh đồng khô cháy hoặc ngập nước. Chợt thấy chạnh lòng khi so sánh nét chân chất, trong sáng của các anh chị ngày ấy với hình ảnh của chính lực lượng này hôm nay, có gì đó rất khác.

Để kết lại chuyện “đi xóm”, ba tôi quả là người giỏi “dân vận”: ngoài tôi, sau này ông còn rủ được cả các cháu nội, ngoại “đi xóm” với ông! Không chỉ đi cùng, cháu ngoại Xuân Hà, cháu nội Võ Hiệp còn đàm đạo với ông những gì các cháu nhận biết bằng trí óc non trẻ khiến ông rất thích thú.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng con gái Hiếu Dân và cháu ngoại Xuân Hà. Ảnh: TLGĐ

Hồi tôi tốt nghiệp Khoa Sinh học Đại học Tổng hợp, được về làm việc tại Phân viện Khoa học Việt Nam ở phía Nam (đường Mạc Đĩnh Chi, chúng tôi tôi thích lắm vì đúng chuyên môn và sở thích nghiên cứu của tôi. Vậy mà khi về đây, trong hai năm liền tôi chỉ được giao làm mỗi nhiệm vụ… rửa ống nghiệm, không được biết tới phòng thí nghiệm là gì! Mơ ước được cấy mô trong phòng thí nghiệm tưởng như bong bóng xà phòng trước gió. Cũng phải nói thật là tôi có thắc mắc (với chính mình thôi): vì sao kết quả tốt nghiệp của tôi tốt, tôi có chuyên môn không tồi mà lại phải làm nhiệm vụ rửa ống nghiệm lâu thế! Sau mới biết, hóa ra ba tôi đã nhờ người nói với Phòng tổ chức của Phân viện đừng ưu ái tôi hơn người khác và họ đã thực hiện… hơi quá.

Là con của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng tôi đã được sống trong hào quang của ông. Nhưng điều chúng tôi có thể làm, đó chính là sống sao để cho bản thân không phải chạy trốn hào quang của cha mình hoặc gục ngã trong chính hào quang ấy.

Sau hơn mười năm làm chuyên môn sinh học ở Phân viện Khoa học và Viện Cây có dầu, tôi chuyển về làm việc ở Phòng kỹ thuật IMEXCO. Khi con gái Xuân Hà của tôi đã tương đối lớn, tôi bỗng muốn được thử thách mình bằng việc chuyển sang một lĩnh vực mới hoàn toàn: làm doanh nghiệp may gia công xuất khẩu cho khách hàng Nhật Bản. Lúc đó, Nhật là thị trường duy nhất không cần quota, nghĩa là không cần tới ảnh hưởng của ba tôi khi ấy đã giữ trọng trách trong Chính phủ. Nghe tôi bày tỏ ý nguyện chuyển sang lĩnh vực doanh nghiệp, ba tôi chỉ nói đúng một câu: “Ba tin vào sự tự chịu trách nhiệm của con”. Từ ngày đó, ông không cần phải nhắc nhở tôi thêm lần nào nữa.

Gần 30 năm làm tổng giám đốc của một doanh nghiệp đa ngành: may mặc, gia công xuất khẩu, giáo dục và văn hóa giải trí, bất động sản nghỉ dưỡng… tôi đã luôn chăm chút xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ nhân viên với các tiêu chí: chăm chỉ, tận tâm, trung thực và hiệu quả. Niềm tự hào nhỏ bé của tôi là nhân viên giỏi của công ty tôi chuyển đến nơi nào cũng được đánh giá cao và được phân bổ vào vị trí quản lý chủ chốt. Nếu có điều gì tôi luôn tự răn mình trong mấy chục năm dốc sức trên thương trường thì đó chính là: bản thân mình vốn không có tố chất làm doanh nhân, phải rèn luyện không ngừng để làm được công việc mình đã lựa chọn, ráng sống tử tế, kinh doanh tử tế, làm người tử tế. Bởi vì tôi biết, chỉ có làm được điều tự răn ấy tôi mới xứng đáng với mong đợi lặng lẽ của ba tôi.

Tôi và anh tôi không thể chối bỏ một thực tế (mà chối bỏ làm gì): là con của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng tôi đã được sống trong hào quang của ông. Nhưng điều chúng tôi có thể làm, đó chính là sống sao để cho bản thân không phải chạy trốn hào quang của cha mình hoặc gục ngã trong chính hào quang ấy.

Đã mười năm nay tôi không còn được dựa vào vai ba tôi để khoe nho nhỏ với ông những gì tôi đã cố gắng đạt được trong cuộc sống và công việc. Mỗi khi nhớ ông, nhớ ghê gớm, tôi lại không cầm được nước mắt xúc động khi nhớ đến câu nói của chú Việt Phương: “Gần gũi anh Sáu Dân nhiều năm, chưa bao giờ tôi thấy anh Sáu có niềm vui rạng rỡ đến thế khi nghe tin con gái anh có kết quả xét nghiệm không phải K. Nét rạng rỡ đó ở anh mới con người làm sao, mới Dân làm sao”.

Ba ơi!…

Cha và con và… karaoke. Ảnh: TLGĐ

Nguyễn Thế Thanh (thực hiện)

“Không Bao Giờ Cần Giải Thích” Và Câu Chuyện Của Cố Thủ Tướng Anh Winston Churchill

Winston Churchill đã từng nói thế này: “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng”. Hãy nhớ rằng, những kẻ mà bạn tìm tới để than phiền có mục tiêu và quan điểm sống khác hẳn so với những nhu cầu và ước muốn của bạn. Vì thế, đừng phán nàn với họ cho tốn thời gian.

“Không bao giờ cần giải thích” và câu chuyện của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill

Wiston Churchill là Thủ tướng của Anh trong thời Thế chiến thứ II. Thời trẻ, ông được biết đến nhờ một câu chuyện có thông điệp “không bao giờ cần giải thích”

Khi mới tham gia trận mạc, do còn non kinh nghiệm nên Winston Churchill đã chỉ được cấp trên nhìn nhận và đối xử như một đứa trẻ vẫn còn nguyên “mùi hơi sữa”. Nhưng rồi một ngày, ông nhìn thấy cơ hội để có thể được cấp trên chú ý và được đối xử như một người lính dày dạn kinh nghiệm. Và ông đã quyết định thực hiện.

Đó là khi một lần, một phóng viên viết một bài báo chỉ trích những chiến dịch kém hiệu quả của quân đội Anh. Churchill biết rằng đại tướng và những sĩ quan khác được nói tới trong bài báo hẳn sẽ rất tức giận vì bài viết đó đưa ra những lập luận sai trái và thiếu công bằng với quân đội.

Tham mưu trưởng lập tức đã soạn một văn bản bác bỏ toàn bộ những chi tiết trong bài viết và đã chuẩn bị gửi nó cho tòa soạn. Ngay lúc đó, Churchill lên tiếng rằng không cần thiết phải làm như vậy, bởi lẽ một bài báo tồi tệ như thế chắc chắn sẽ không được duyệt để xuất bản:

“Không đáng một chút nào khi một sĩ quan cao cấp trong quân đội Anh, người lăn xả nơi chiến trường lại phải đi tranh đấu với báo chí và một tay phóng viên bị trục xuất. Việc này nên để lại cho cấp trên và các nhà chính trị. Dù cuộc tranh luận này chúng ta có nắm chắc phần thắng hoặc nó đi đến đâu chăng nữa, việc phơi bày ra chỉ thể hiện sự yếu đuối mà thôi” – Churchill nói.

Đó chính là một trong số nhiều lần mà Winston Churchchill “ghi điểm” trong mắt cấp trên và tỏ rõ mình là người biết nhìn xa trông rộng.

Vậy, vì sao thanh minh trong tình huống này lại thể hiện sự yếu đuối? Thanh minh cho việc mình làm chính là bạn đã trao sức mạnh vào tay kẻ khác.

Khi bất cứ ai chỉ trích hay xúc phạm bạn và bạn cảm thấy khó chịu trước việc đó thì việc bạn phản ứng giống như vị tham mưu trưởng ở trên là hoàn toàn tự nhiên. Nếu như người chỉ trích bạn đó là cấp trên hoặc là một vị khách hàng, bạn sẽ cần phải đưa ra một lời giải thích cho mình.

Tuy nhiên, nếu đó là một kẻ lạ mặt mà bạn không biết rõ (tay phóng viên trong tình huống trên chẳng hạn), thì phân trần là một quyết định “hớ”. Nếu cứ bận tâm đến suy nghĩ của những người không nằm trong danh sách “tôn trọng” của mình, bạn đang cho phép bản thân bị kéo xuống ngang hàng, thậm thí là thấp kém hơn người đó.

Vì thế, hãy cứ việc xem những người đang muốn bạn phải thanh mình với họ, đang thấy hả dạ vì chỉ trích được bạn là những kẻ ‘dở hơi’. Bạn đơn giản là không việc gì phải bận tâm đến họ. Còn với những người đưa ra lời chỉ trích thông thái, hợp tình hợp lý, thì việc lắng nghe và sửa đổi sẽ rất hữu ích.

Và cũng đừng kêu ca, phàn nàn

Winston Churchill cũng có một câu nói nổi tiếng: “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng”. 

Churchill giơ biểu tượng chiến thắng (chữ V – Victory) sau khi thế chiến II kết thúc

Câu nói này giải thích cho thông điệp: Đừng kêu ca, phàn nàn với bất kỳ ai cả. Bạn chỉ cần đặt bản thân vào đúng vai trò của mình và hành động sao cho phù hợp là đủ.

Còn nếu như bạn lâm vào tình huống mà việc phàn nàn sẽ chỉ mang lại kết quả kém xa so với việc bạn tự mình cố gắng tạo nên những thay đổi, thì là đàn ông, bạn hãy lựa chọn hành động thay vì ở đó ngồi than vãn.

Còn nhớ, hồi còn làm Thủ tướng, Churchill chẳng cần phải phàn nàn nhiều về sự khó khăn không tưởng trong quá trình phá vỡ máy mật mã Enigma của quân đội Đức. Rút cục, một nhóm làm việc 4-5 người bao gồm cả thiên tài Alan Turing, với thời gian 2 năm tại khu quân sự Hub 8, đã rút cục làm nên chuyện.

Hãy nhớ rằng, những kẻ mà bạn tìm tới để than phiền có mục tiêu và quan điểm sống khác hẳn so với những nhu cầu và ước muốn của bạn. Vì thế, đừng phán nàn với họ cho tốn thời gian. 

Tại trường Đại Học. khi một giáo sư nghiêm khắc cho một đề thi với những bài tập quá khó cho sinh viên, thì thường sẽ có hai luồng phản ứng dưới lớp:

Thứ nhất là nhóm sinh viên lười học, năng lực kém sẽ cho rằng: đây là một giáo sư tồi cho bài quá khó. Ông ta không để ý đến năng lực của đại đa số sinh viên gì cả.

Thứ hai là nhóm sinh viên chăm chỉ, năng lực tốt. Họ cho rằng: đây mới đúng là người thầy đáng mong đợi cho ra những bài tập mang tính thách thức cao, xứng đáng cho họ làm.

Chẳng có nhóm sinh viên nào nói sai ở quan điểm của mình. Một nhóm có thể phàn nàn với giáo sư còn một nhóm có thể vỗ tay tán thưởng giáo sư ngay trước lớp.

Tuy nhiên, vị giáo sư này có những nguyên tắc của riêng mình. Tại sao ông ấy lại phải bận tâm tới một nhóm người không có cùng mối bận tâm kêu ca với ông? Trong khi mục đích chung ở trường Đại học là giáo dục và nâng cao trình độ thì rõ ràng nhóm sinh viên “lười” đang lãng phí thời gian của bản thân vào việc… than vãn.

Hãy nhớ rằng, thế giới này tồn tại không chỉ để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của riêng cá nhân nào hết.

Vì thế, đối với cá nhân mình, bạn chỉ có 2 việc mà thôi: Tiếp tục dùng thời gian quý báu của bản thân để lải nhải kêu ca; hoặc là tự thay đổi, làm những việc khiến bản thân cảm thấy vừa lòng hơn. Bạn chọn cách nào ?

Theo Trí Thức Trẻ 

Những Câu Nói Bất Hủ Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thế giới biết đến ông – đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một trí thức yêu nước, một thầy giáo dạy sử trở thành vị đại tướng Tổng tư lệnh của một quân đội đã đánh thắng những đạo quân lừng danh trên thế giới.

Con đường đi tới thành công của ông cũng gắn với những tuyên ngôn bất hủ không chỉ trong lúc điều binh, khiển tướng mà ngay cả khi ông đã về với đời thường, con người ông vẫn toát lên trách nhiệm đó.Ngày vị lão tướng cận kề tuổi 100, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng các thành viên Chính phủ đến chúc thọ mong đại tướng giữ gìn sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý giá cho Đảng và nhà nước.

Khi đó Thủ tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này cho sự nghiệp phát triển của dân tộc”.

Đáp lại lời chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.

Minh chứng ngay cho điều này, vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”. Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này.

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”

Năm 1959, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đoàn 559- mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn tiếp viện chiến trường miền Nam và cũng nhờ tuyến đường này mà phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Sau 4 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân -1968, chiến dịch Đường 9-Nam Lào, chiến dịch Trị-Thiên Tây Nguyên và tiếp đến làchiến dịch Mùa xuân đại thắng.

Với tài thao lược uyên bác, mùa xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, “điểm huyệt” vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn.

Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.

 “Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”

Sau khi chiến tranh kết thúc, với mục đích tìm kiếm câu trả lời để lý giải cho những thất bại thảm hại của mình, McNamara đã hai lần tới Việt Nam hội kiến với người trước đây từng là kẻ thù của ông ta ở bên kia chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.

Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.

Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.

Trước những lập luận rất sắc sảo của Đại tướng, không giữ được sự kiên nhẫn, cuối cùng McNamara phải thốt lên: “Thế là ngài lại thắng về thời gian rồi”. Đại tướng đáp lại: “Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”.

Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam.

“Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”, Đại tướng nói.

Còn khi nói về quân sự ông cũng thật bình dị: “Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.”

“Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”

Trước đó, vào ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.

 Khi phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Những hành động quân sự nào của Mỹ làm tướng Giáp lo sợ nhất và vào những thời điểm nào?”.

Đại tướng cười và vui vẻ nói: “Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.

Phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Nhìn lại quá khứ, tướng Giáp đánh giá thế nào về thành công và thất bại của Tổng tiến công Mậu Thân?”. Đại tướng nói rằng: “Sức mạnh của Mỹ tuy lớn nhưng có những hạn chế cơ bản. Ví như kỵ binh bay mạnh ở chỗ cơ động nhưng đối với chúng tôi thì cơ động nhất là lực lượng tại chỗ, quân Mỹ đến đâu thì đã có lực lượng của chúng tôi ở chỗ đó”.

“Còn về Tổng tiến công Mậu Thân, mục đích chúng tôi là làm sao cho Mỹ rút. Về cách đánh mà nói thì đợt một là thắng lợi lớn, những đợt sau nếu theo ý kiến của Trung ương chuyển nhanh về nông thôn thì thắng to, nên vì vậy có tổn thất. Chiến tranh nhìn chung là chiến lược tổng hợp. Mục tiêu của chúng tôi là Mỹ phải chấm dứt leo thang, ngồi lại đàm phán. Như thế chúng tôi đã đạt được buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.

Chỉ có điều chúng tôi không dự kiến đầy đủ là Nixon lật lọng sẽ ký rồi lại ném bom B52… Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn bảo vệ được nền độc lập và thống nhất Tổ quốc của một nước nhỏ, dù kinh tế còn lạc hậu nhưng đã đánh thắng hai đế quốc to. Đó là thắng lợi của ai? Của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có những người Mỹ chống lại chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”.

“Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình dị nhận định.

Trong số ra ngày 9/2/1968, tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North VietNam: The Red Napoleon.

Tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: “Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont’ strike”. (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).

Bích Ngọc

Bạn đang xem bài viết Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!