Xem Nhiều 6/2023 #️ Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà # Top 10 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tâm huyết của Bác Hồ với giáo dục nước nhà

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và cuộc đời đấu tranh vĩ đại của mình, Người luôn coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Qua những bức thư Bác gửi giáo viên, học sinh, lời dạy của Bác đã thấm sâu vào lớp lớp thế hệ trẻ; là nguồn cổ vũ, gửi gắm trọn niềm tin của Người vào thế hệ trẻ. Những bức thư Bác viết đã trở thành chân lý của thời đại.

Trong thư gửi cho các học sinh vào tháng 9/1945: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. (Ảnh tư liệu)

Thư Bác gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng vào ngày 31/10/1955: “Trong năm học vừa qua, từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các thầy giáo và cán bộ đã cố gắng nhiều. Các cháu học trò đã có những tiến bộ khá. Nhà trường đông đúc vui vẻ. Đó là một thành tích đáng mừng. Nhưng đó mới là bước đầu”. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học sinh miền núi tại Hà Nội, tháng 11 năm 1955. (Ảnh tư liệu)

“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”. Trong ảnh: Đại biểu học sinh Trường trung học Trưng Vương, Hà Nội đến chúc thọ Hồ Chủ tịch năm 1956. (Ảnh tư liệu)

“Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để giành độc lập cho nước nhà”. Trong ảnh: Bác Hồ thǎm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc năm 1958.  ( Ảnh tư liệu)

“Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân”. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với các cháu thiếu nhi xã Tam Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc năm 1967(Ảnh tư liệu)

“Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Trong ảnh: Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng, phố Hàng Than, khu Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1958. (Ảnh tư liệu)

“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới”. Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau. Trong ảnh: Bác Hồ trò chuyện với học sinh Trường Thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc,1960 (Ảnh tư liệu).

“Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khỏe và an toàn.” “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Trong ảnh: Người nói chuyện với các học viên trường Nghệ thuật sân khấu Trung ương năm 1961. (Ảnh tư liệu)

Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục vào ngày 15/10/1968, Bác viết: “Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”. Trong ảnh: Thầy cô giáo và các em học sinh Trường trung học Giao thông vận tải Thủy – Bộ vui mừng chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm năm 1961. (Ảnh tư liệu)./.

Hoa Lê

(Tổng hợp từ nguồn Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG)

Thanh Huyền (st)

Tư Tưởng Của Bác Hồ Về Giáo Dục

Chi tiết Chuyên mục: Chi bộ Được viết ngày Chủ nhật, 14 Tháng 7 2013 14:45 Ngày đăng Viết bởi To cam tinh Dang Lượt xem: 6106

Chuyến tham quan hè năm 2013 do Công đoàn trường Bùi Thị Xuân tổ chức ở Phan Thiết đầy gió biển và cát nóng đã kết thúc song cảm xúc, niềm vui mà chuyến đi mang lại cho mỗi thành viên trong đoàn còn kéo dài mãi. Ngoài niềm thích thú vì được vẫy vùng thỏa thích với biển, cảm giác sảng khoái khi trượt những đồi cát và khi thưởng thức những quả Thanh Long ngọt mát thì có lẽ không ai có thể quên hình ảnh cả đoàn tham quan hơn 40 người đều là những Thầy, Cô giáo, có người mới vào nghề, có người đã dạy trên 20 năm và có cả những quý Thầy Cô đã nghỉ hưu , mái tóc đã bạc trắng nhưng tất cả đều ngồi vào những chiếc bàn học, lặng im, chăm chú nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về ngôi trường Dục Thanh. Ngôi trường mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 trước khi vào Sài Gòn, bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước.

Được thấy tận mắt di tích lịch sử , được nghe, để rồi cùng cảm nhận rằng tuy thời gian dạy học không nhiều nhưng với trí tuệ, tâm hồn và nhân cách của Bác thì trong trăm nghìn nỗi lo cho dân, cho nước có một vấn đề mà Bác rất quan tâm, đó là Giáo dục. Trong thời kỳ ” diệt giặc dốt” Người đã có những câu nói chí lý:

(Bài nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá. Ngày 20/2/1947. Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.60). (Nói chuyện tại Đại hội Liên hoan Thanh niên tích cực ngành Đường sắt ngày 25/7/1956. Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, tr.221) (Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ. Ngày 21/12/1956. Hồ Chí Minh toàn tập. t.8, tr.281) (Học tập không mỏi, cải tiến không ngừng, Báo Nhân dân, ngày 14/3/1960. Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr.105). Không chỉ dừng lại ở những câu nói chí lý như vậy, mà trong lĩnh vực Giáo dục, tư tưởng của Bác rất toàn diện, giàu tính thực tiễn. Từ mục đích, vai trò của Giáo dục đến vai trò trách nhiệm của người dạy, người học và cả phương pháp dạy học đã được Bác nêu ra rất gắn gọn, thấu đáo, sâu sắc. Trong giai đoạn hiện nay, những tư tưởng ấy của Người vẫn còn nguyên giá trị, rất cần được học tập, làm theo , nhất là đối với những Thầy Cô giáo chúng ta.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một hệ thống những tư tưởng, quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và xây dựng một nền văn hoá, giáo dục Việt Nam. Sinh thời, Người luôn xem phát triển giáo dục, nâng cao dân trí xã hội là một triết lý, một tư tưởng, một ước vọng. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1).

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, cũng như quan niệm của Người về vai trò của giáo dục không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ… Khi nhìn nhận vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách của con người, Bác Hồ khẳng định:

“Thiện, ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân”

Nghĩa là: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

Dạ bán (Nửa đêm) – Nam Trân dịch

Hồ Chí minh luôn coi giáo dục có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc giáo dục tri thức, học vấn mà còn góp phần hình thành nên nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Người nói: Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của một quá trình tiếp thu, chắt lọc và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Do vậy, ở tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục luôn có sự thống nhất hữu cơ giũa lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục, vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, vừa chứa đựng khát vọng về một tương lai. Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh – mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu – là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”có học thức. Cần phải học lý luận Mác – Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, học phải đi đôi với hành”(3). Suốt đời, Bác Hồ luôn mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ, đó là – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, con người xã hội chủ nghĩa ở đây theo Người, cần phải: “…(2).

Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời đại mới. Và như vậy, “con người xã hội chủ nghĩa’, con người toàn diện, “nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác – Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá, ngày 31 – 8 – 1960, Chủ tich Hồ Chí Minh đã viết: Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà….Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và của Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho tất cả đối tượng. Đối với trẻ em, Bác căn dặn các giáo viên phải: Giáo dục cho các cháu biết thế nào là đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất của trẻ con. Phải làm sao cho trẻ em có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải là khúm núm, đặt đâu ngồi đấy. Thông điệp của Bác để lại cho thế hệ trẻ là vẻ vang, vinh dự nhưng cũng là một trong trách lớn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(4).

Tại Đại hội Thanh niên Thủ đô ngày 30 tháng 9 năm 1967, Bác cũng căn dặn: “Thanh nên phải ra sức học tập chính trị, văn hoá và khoa học kỷ thuật. Học có tốt, hành mới tốt. Học và hành tốt mới làm tròn nhiệm vụ người thanh niên cách mạng…”. Hồ Chí Minh xem học tập chính là để làm người tốt, việc tốt có ích cho nhân dân và dân tộc, vì vậy, “Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tốt để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

Để tào tạo một con người có ích cho xã hội, theo Hồ Chí minh cần phải giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục về tài và đức. Bởi, theo Người, có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người. Để giáo dục tốt cả đức lẫn tài Bác nhắc nhở giáo viên: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức. Tài là văn hoá, chuyên môn; đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”(5).

Đối với cán bộ, Hồ Chí Minh xem việc học tập là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Mục đích trọng tâm và xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới. Nhưng do yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giáo dục khác nhau cho phù hợp. Ở thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đến giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc. Bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mục đích giáo dục lại gắn liền với tình hình mới. Đó là thời kỳ rất cần những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học…

Từ nhận thức sâu sắc về vai trò và mục đích của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình để việc chăm lo, mở mang, xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa – một nền giáo dục mà mọi người đều được học, được tham gia, phát huy hết khả năng của mình, không phân biệt nam nữ, tuổi tác, giai cấp, dân tộc…

Tiếp tục kế thừa và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, trong những năm qua Đảng ta luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là: “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”.

(Theo Lê Văn Tuyên -/GV Khoa Xây dựng Đảng -Trường chính trị Hậu Giang) Tâm Trang(st)

Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu.

Đã từ lâu, lặng đi trong thời khắc giao thừa để lắng nghe thơ chúc tết của Bác Hồ đã trở thành tục lệ của đồng bào ta. Từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến bầy em nhỏ, tất cả đều cảm thấy lòng lắng dịu khi nghe giọng nói ấm áp, thiết tha  của Người đọc thơ chúc tết. Và cả khi Người không còn nữa, Tết đến mọi nhà vẫn ước mong:

Thơ chúc Tết của Bác Hồ gửi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài thường khen ngợi thành tích của một nǎm công tác và đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho nǎm mới, động viên mọi người phấn khởi hǎng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới. 

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập hợp 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nǎm 1942 – 1969 trong tập Hồ Chí Minh “Thơ chúc Tết” do Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM NGỌ – 1942

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi, Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới: Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong ! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi ! Chúc đồng bào ta đoàn kết mau ! Chúc Việt-minh ta càng tấn tới, Chúc toàn quốc ta trong nǎm này Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới! Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang, Cách mệnh thành công khắp thế giới.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH TUẤT – 1946

Hỡi các chiến sĩ yêu quí,   …     Bao giờ kháng chiến thành công,     Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.     Tết này ta tạm xa nhau,     Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy. … Chúc đồng bào:

    Trong nǎm Bính Tuất mới,     Muôn việc đều tiến tới.     Kiến quốc mau thành công,     Kháng chiến mau thắng lợi.        … Việt Nam độc lập muôn nǎm!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH HỢI – 1947 Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TÝ – 1948 Nǎm Hợi đã đi qua, Nǎm Tý vừa bước tới. Gửi lời chúc đồng bào, Kháng chiến được thắng lợi; Toàn dân đại đoàn kết, Cả nước dốc một lòng, Thống nhất chắc chắn được, Độc lập quyết thành công. . THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ SỬU – 1949 Kháng chiến lại thêm một nǎm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới. Động viên lực lượng và tinh thần, Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.

    Người người thi đua.     Ngành ngành thi đua.     Ngày ngày thi đua.     Ta nhất định thắng.     Địch nhất định thua.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH DẦN – 1950 Kính chúc đồng bào nǎm mới, Mọi người càng thêm phấm khởi, Toàn dân xung phong thi đua, Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới, Chuyển mau sang tổng phản công, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN MÃO – 1951 Xuân này kháng chiến đã nǎm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công. Toàn hǎng hái một lòng Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ TỴ – 1953 Mừng nǎm Thìn vừa qua, Mừng xuân Tỵ đã tới. Mừng phát động nông dân, Mừng hậu phương phấn khởi. Mừng tiền tuyến toàn quân Thi đua chiến thắng mới. Mừng toàn dân kết đoàn, Mừng kháng chiến thắng lợi. Mừng nǎm mới, nhiệm vụ mới, Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào, Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM THÌN – 1952 Xuân này, xuân nǎm Thìn Kháng chiến vừa sáu nǎm Trường kỳ và gian khổ Chắc thắng trǎm phần trǎm.

Chiến sĩ thi giết giặc Đồng bào thi tǎng gia Nǎm mới thi đua mới Thắng lợi ắt về ta.

Mấy câu thành thật nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ – 1954 Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành: – Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do – Cải cách ruộng đất là công việc rất to Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn. Quân và dân ta nhất trí kết đoàn, Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công. Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông. Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH THÂN – 1956 Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng, Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí, bền gan phấn đấu, Hoà bình, thống nhất thành công.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ HỢI – 1959 Chúc mừng đồng bào nǎm mới, Đoàn kết thi đua tiến tới, Hoàn thành kế hoạch ba nǎm, Thống nhất nước nhà thắng lợi.

. THƠ CHUÚCTẾT XUÂN CANH TÝ – 1960 Mừng Nhà nước ta 15 xuân xanh! Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ! Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua, Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chúc đồng báo ta bền bỉ đấu tranh, Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ. Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên, Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU – 1961 Mừng nǎm mới, mừng xuân mới, Mừng Việt Nam, mừng thế giới! Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh, Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi. Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua; Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới! Chúc hoà bình thống nhất thành công! Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM DẦN – 1962 Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới, Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng. Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi, Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong. Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới, Sức triệu người hơn sóng biển Đông. Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi, Hoà bình thống nhất quyết thành công.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO – 1963 Mừng nǎm mới, Cố gắng mới, Tiến bộ mới,

Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN – 1964 Bắc Nam như cội với cành, Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng. Rồi đây thống nhất thành công, Bắc Nam ta lại vui chung một nhà. Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ – 1965 Chào mừng Ất Tỵ xuân nǎm mới, Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi, Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi, Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới, Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi, Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng, Chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi! Hoà bình thống nhất ắt hẳn thành công!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH NGỌ – 1966 Mừng miền Nam rực rỡ chiến công, Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plei Me, Đà Nẵng. Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng, Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng. Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng, Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng. Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong, Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng.

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI – 1967 Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta: Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968 Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên!     Toàn thắng ắt về ta!

. THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969 Nǎm qua thắng lợi vẻ vang, Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Nguồn: http://bacho.camau.gov.vn

Một Số Câu Nói Của Bác Hồ Về Phụ Nữ

Một số câu nói của Bác Hồ về phụ nữ: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ. Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.

MỘT SỐ CÂU NÓI CỦA BÁC HỒ VỀ PHỤ NỮ

1. Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ

2. Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.

… Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh.

Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959

3. …Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…

Bài nói chuyện tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III ngày 09/3/1961

4. Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…

5. Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v… còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.

6. Đoàn kết là sức mạnh. Đồng bào miền núi, trước hết là chị em phụ nữ, cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giữa dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc. Đoàn kết với đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi…

7. Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được…

N ó i chuyện Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, ngày 19/3/1964

8. Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền…

Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc ngày 01/8/1960

9. Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập. Có như thế th phong trào “Năm tốt” sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu và sẽ thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng

Phát biểu tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “năm tốt” (ngày 30/4/1964)

10. …Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to!

Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó.

Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội….

Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công.

Bài viết “Nam nữ bình quyền” năm 1952

11. Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ty và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật

Phát biểu tại tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961

12. Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước” (…) Phụ nữ ta cần phải cố gắng nhiều để theo kịp chị em các nước bạn, góp phần nhiều hơn nữa trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ

13.”Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”…

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguồn: Tài liệu tuyên truyền của Hội liên hiệp PNVN (kèm theo Công văn số 1173/CV-ĐCT-TG ngày 04/12/2015 của Đoàn CT Hội LHPNVN)

Bạn đang xem bài viết Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!