Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ngắn gọn và đầy đủ nội dung.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay còn được mệnh danh là Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng tài ba, là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc, có công lớn trong việc đánh bại quân Mông – Nguyên
Phần Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
I. Tìm hiểu chung về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả Ngô Sĩ Liên
– Ngô Sĩ Liên (? – ?)
– Quê quán cua ông là làng Chúc Lí – huyện Chương Đức. Nay là xã Chúc Sơn – huyện Chương Mĩ – Hà Nội
– Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 triều Lê Thái Tông, được cử vào làm việc ở Viện Hàn lâm.
– Đời vua Lê Thánh Tông, ông kiêm nhiệm chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám và Tu soạn Quốc sử quán.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam nhưng đậm chất văn học.
Mỗi nhân vật và sự kiện lịch sử được đề cập đến thường kèm theo những câu chuyện kể sinh động, để lại những ấn tượng khó quên. Đoạn trích về Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là một đoạn trích tiêu biểu cho cách viết này.
b. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “thượng sách giữ nước vậy”): nội dung của đoạn này là lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
– Phần 2 (tiếp theo đến “Quốc Tảng vào viếng”): kể lại các tình huống lúc Trần Quốc Tuấn với lời trăn trối của cha, sau đó là câu chuyện với gia nô và hai con trai.
– Phần 3 (còn lại): Những công trạng lớn của Trần Quốc Tuấn.
c. Nội dung bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Đoạn trích này khiến chúng ta hiểu thêm về tài năng xuất chúng cũng như sự đức độ của một nhân vật lịch sử, một nhà chính trị quân sự xuất chúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Nguồn: Internet
d. Nghệ thuật
– Khắc hoạ chân dung nhân vật
– Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.
II. Hướng dẫn Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Câu 1: Qua lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua, chúng ta có thể thấy được:
– Nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng một cách linh hoạt, không nên theo khuôn mẫu nhất định nào.
– Nhưng điều kiện quan trọng nhất để thắng được giặc là toàn dân đoàn kết, một lòng chống giặc xâm lược
– Thượng sách giữ nước vẫn là cần phải “khoan thư sức dân” như giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân…
Câu 2: Ý nghĩa chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi gia nô cũng như hai người con, và phản ứng của ông trước những câu trả lời
Đối với lời cha dặn thì Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ của riêng mình, ông “để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Ông hỏi ý kiến để thử lòng gia nô và hai đứa con
– Trước câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”.
– Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông “ngầm cho là phải”
– Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.
Hướng dẫn soạn bài hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn
Câu 3: Hướng dẫn giải
a. Những đặc điểm nổi bật về nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
– Ông là một người trung quân ái quốc, thể hiện ở việc ông có một tình yêu nước sâu sắc và ý thức được trách nhiệm của mình phải bảo vệ nền độc lập dân tộc.
– Đặt lợi ích quốc gian dân tộc lên đầu, sẵn sàng từ bỏ máu mủ ruột thịt khi họ có ý phản nghịch
– Hơn nữa ông còn là một tấm gương sáng về đạo đức làm người: khiêm tốn, kính cẩn giữ mình làm tôi, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ…)
b. Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật
Nhân vật Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong nhiều tình huống thử thách, nhờ đó đã nổi bật những phẩm chất cao quý ở nhiều phương diện.
Ngô Sĩ Liên đã thành công trong việc khắc họa nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm.
Nguồn: Internet
Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:
Cách kể chuyện không đơn điệu theo trình tự thời gian:
Đầu tiên xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng nhớ, là điềm báo Hưng Đạo Đại Vương lâm bệnh
Sau đó tác giả ngược dòng thời gian kể chuyện về cuộc đời Trần Quốc Tuấn.
Sau thông tin này, tác giả nhắc lại những công lại và đức độ của Hưng Đạo Đại Vương để gián tiếp giải thích cho những danh hiệu tôn quý mà ông được vua phong tặng
Cách kể chuyện mạch lạc khúc chiết, vừa giải quyết được nhiều vấn đề then chốt: nhân vật là ai, có những đặc điểm gì để lưu danh sử sách? vừa giữ được mạch chuyện logic với những câu chuyện sinh động
Kĩ thuật kể chuyện còn thể hiện ở các nhận xét khéo léo đan lồng vào câu chuyện để định hướng người độc.
Câu 5: Đáp án trắc nghiệm
Câu trả lời là d
Soạn Bình Ngô Đại Cáo Phần 2 Dễ Hiểu Nhất
Hướng Dẫn Phân ích Chuyện chức Phán Sự Đền Tản Viên
Soạn Bình Ngô Đại Cáo phần 1 đầy đủ nhất
Các em học sinh có thể dựa vào những thông tin này để chuẩn bị bài soạn một cách tốt nhất. Ngoài ra nếu các em muốn hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này thì có thể tải Ứng dụng học tập Kiến Guru về điện thoại để có thêm tư liệu học tập cho mình.
Vị Tướng Kiệt Xuất Trần Quốc Tuấn Và Bài Học Cho Người Trẻ
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Đây có thể coi là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó chưa thể lột tả hết con người bậc đại nhân, đại trí, đại dũng ấy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228.
Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. Ảnh: Ditichlichsuvanhoa.
Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.
Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.
Năm 1285, quân Nguyên – Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.
Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.
Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này.
Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua Trần.
Tấm lòng rộng lớn
An Sinh vương Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông. Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.
Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi hai gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.
Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi hai người.
Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử.
Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.
Vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân.
Trong lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải.
Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt không vừa ý hay vài câu nói.
Sống không chỉ để hưởng thụ
Một trong những điều làm nên chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần trong 3 cuộc chiến đấu chống đội quân thiện chiến nhất thời bấy giờ là sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt.
Trong Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh ghi: “Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành…”.
Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, thay vì tận hưởng cảnh thái bình với chức cao, lộc lớn, Hưng Đạo vương vẫn đốc thúc quân sĩ luyện tập không ngừng nghỉ.
Ông chỉ trích lối sống hưởng thụ của quân sĩ: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”.
Dường như thời nào cũng vậy, người ta thích hưởng thụ những thú vui trước mắt mà quên tính chuyện lâu dài. Những lời nhắc nhở của vị tướng đại tài chắc chắn không chỉ cảnh tỉnh binh sĩ dưới quyền mà còn là bài học cho giới trẻ ngày nay.
“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.
Cuộc đời vẻ vang cùng những chiến công hiển hách của Trần Quốc Tuấn là kết quả của quá trình rèn luyện, cống hiến suốt đời. Giả thử vị tướng ấy mải mê tận hưởng cuộc sống vương hầu mà gạt việc rèn binh luyện tướng, liệu sử sách có thể ghi danh ông với chiến công 3 lần dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh tan đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông?
Nếu Trần Quốc Tuấn dốc lòng theo đuổi vinh hoa mà bỏ qua lẽ phải, đạo làm người, liệu hậu thế có mãi tôn xưng ông là Đức thánh Trần và thờ phụng muôn đời?
Thông qua câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người trẻ ắt hẳn nhận ra muốn thành công, mỗi người phải gạt bỏ thói quen hưởng thụ, không ngừng cố gắng.
Theo Zing.vn
Soạn Bài: Tục Ngữ Về Thiên Nhiên Và Lao Động Sản Xuất – Ngữ Văn 7 Tập 2
I. Về thể loại
Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những câu hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, tục ngữ được xem như một kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.
Phần lớn, những câu tục ngữ thường có hình thức ngắn, có vần hoặc không có vần. Nhưng một số khác lại có hình thức câu dài, nhiều vế, hay cũng có câu có hình thức của một câu ca dao ở thể lục bát.
Tuy nhiên, dù dài hay ngắn, có vần hay không có vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó.
Những câu tục ngữ được trích dẫn trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế lại liên kết với nhau bởi vần điệu. Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
Câu 2:
* Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2,3,4
Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5,6,7,8
Câu 3:
(1):
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn, nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
Chúng ta có thể áp dụng câu tục ngữ này để tính toán, sắp xếp công việc va giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.
(2)
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Nghĩa của câu: ngày nào mà đêm trước trời nhiều sao thì hôm nay sẽ nắng, trời ít sao thì mưa.
Đây là kinh nghiệm để dự đoán trời mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất và mùa màng. Trời ít mây thì sẽ nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây thì nhìn thấy ít sao hoặc không nhìn thấy sao.
(3)
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
Nghĩa của câu: khi trên trời xuất hiện sáng có màu giống màu mỡ gà tức là sắp có bão lớn. Vì vậy, phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão, từ đó, giúp người dân có thể biết trước và phòng tránh, hạn chế những thiệt hại về người và của.
(4)
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Nghĩa của câu: vào tháng 7, nếu thấy kiến bò thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. Bởi kiến rất nhạy cảm, khi sắp có mưa lụt thì chúng thưòng di chuyển tổ lên chỗ cao nên chúng bò ra khỏi tổ.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về ý thức phòng chống bão lụt – loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
(5)
Tấc đất tấc vàng
Nghĩa của câu: đất được coi như vàng, quý báu như vàng
Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, là nơi ở, nơi sinh hoạt, lao động. Vàng thì “ăn” mãi cũng hết, nhưng với đất thì khai thác mãi, cái “chất vàng” của nó cũng không cạn.
Người ta thường dùng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất.
(6)
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu tục ngữ này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở những nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ; ao thả cá, thả rau muống,…
Áp dụng câu tục ngữ này để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
(7)
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta
Yếu tố quan trọng hàng đầu là nước, nếu bị úng hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Tiếp sau đó là đến vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ có vụ mùa bội thu hơn.
Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không được tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
(8)
Nhất thì, nhì thục
Nhắc nhở chúng ta về vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trước khi canh tác.
Câu 4:
Minh họa những đặc điểm nghệ thuật về hình thức của tục ngữ:
Ngắn gọn: mỗi câu tục ngữ có số lượng chữ không nhiều, thậm chí có câu chỉ 4 chữ (Nhất thì, nhì thục; Tấc đất, tấc vàng;…)
Thường có vần, nhất là vần lưng, hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần (Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;…)
Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ thường ít nhưng rất cô đọng, mỗi lời như dồn nén và đặc biệt là không có từ thừa.
4.5
/
5
(
4
bình chọn
)
Bài I: Chết Vì Tổ Quốc Chết Vinh Quang
Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái diễn ra đêm 9 rạng ngày 10/2/1930 do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) lãnh đạo và tổ chức cách nay đúng 90 năm.
Cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong biển máu, 17 đảng viên VNQDĐ đã bị giặc Pháp chém đầu, nhưng khí phách hiên ngang của họ đã khiến bao thế hệ phải cúi đầu. Như Nguyễn Thái Học- lãnh tụ Khởi nghĩa Yên Bái đã nói: “Chết vì Tổ quốc chết vinh quang”…
Trước đêm cuộc khởi nghĩa
Đêm 25/12/1927, nhóm trí thức yêu nước Nam Đồng Thư Xã đứng đầu là Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập VNQDĐ. Chỉ sau hai năm VNQDĐ đã phát triển lên tới cả ngàn đảng viên, có 120 chi bộ ở khắp các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Ninh, Sơn Tây, Yên Bái…trong đó có cả trong các đơn vị binh lính.
Sau khi tên trùm mộ phu Bazin bị ám sát, thực dân Pháp đã truy lùng ráo riết, bắt bớ nhiều đảng viên VNQDĐ từ Trung ương đến địa phương, tổ chức đảng có nguy cơ tan vỡ.
Tháng 9/1929, Nguyễn Thái Học tổ chức hội nghị tại làng Võng La (Phú Thọ) để kiểm điểm lại lực lượng và phân công nhiệm vụ cho cuộc khởi nghĩa với câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học: “Không thành công cũng thành nhân”. Theo sự phân công, Nguyễn Thái Học phụ trách các tỉnh miền xuôi: Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Phả Lại…, Nguyễn Khắc Nhu phụ trách các tỉnh miền núi: Yên Bái, Phú Thọ…, Phó Đức Chính phụ trách đánh đồn Thông, một đại bản doanh của Pháp tại Sơn Tây.
Tết Nguyên đán năm 1930, đền Tuần Quán gần thị xã Yên Bái mở hội linh đình, thu hút nhiều khách thập phương từ khắp nơi kéo đến dự lễ hội. Trên chuyến tàu lửa xuống ga Yên Bái chiều 9/2/1930 có nhiều đảng viên VNQDĐ cải trang là khách đi hội đền, họ mang súng, dao găm, lựu đạn, bom tự chế…đặt dưới các thúng bánh chưng, hoa quả cho đêm khởi nghĩa.
Đêm khởi nghĩa
Tối 9/2 trước khi khởi nghĩa, một hội nghị quân sự được tổ chức tại đồi Sơn ở thị xã Yên Bái thống nhất giờ khởi nghĩa và phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên.
Đúng 1 giờ sáng ngày 10/2/1930 nghĩa quân khởi nghĩa chia thành 3 toán, toán thứ nhất phối hợp với lính khố đỏ đánh chiếm trại lính lớn ở đồn Dưới, giết bọn sĩ quan tại nhà riêng, chiếm kho vũ khí phân phát cho nghĩa quân. Toán thứ hai tiến đánh đồn Cao, giết sĩ quan chỉ huy và cướp trại. Toán thứ 3 xông vào nhà riêng các sĩ quan nằm giữa trại lính tiêu diệt chúng.
Nghĩa quân mang theo dao găm, súng lục và bom tự chế đến gõ cửa từng nhà nói là có mật lệnh của trung tá Tacon rồi bất ngờ hạ sát. Quan ba Jourdan, quan một Robert bị tiêu diệt ngay tại chỗ, quan ba Gainza, quan hai Reul thì bị thương nặng. Trên đồn Cao tên Quản Cunéo và tên Đội Sevalier bị bóp cổ và đâm chết ngay tại trận. Còn các tên Renaudet, Rolland, Troutox bị thương nặng.
Toàn bộ sĩ quan và hạ sĩ quan ở hai đồn binh này đều bị giết hoặc bị thương, trung tá tư lệnh Tacon sau khi nghe tiếng súng nổ đã kịp chui xuống hầm trú ẩn nên thoát chết, ngoài ra còn một viên hạ sĩ quan da đen cũng thoát được bàn tay của nghĩa quân.
Nối giữa đồn Cao và đồn Dưới là một hầm ngầm, nghĩa quân chỉ chiếm được trại cơ số 7 của đồn Cao, đại đa số binh lính trại cơ này không hưởng ứng khởi nghĩa lên chạy lên trại cơ số 8, cùng với các binh lính trại cơ số 5 và số 6 đồn Dưới chạy lên dưới sự chỉ huy của trung tá Tacon phản công lại.
Lực lượng nghĩa quân mỏng lại không có người chỉ huy, mặc dù nghĩa quân đã nhiều lần mở các đợt tấn công lên đồi Cao nhưng bị binh lính của Tacon đánh bật trở lại. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa như Trần Văn Liên, Nguyễn Văn Khôi lần lượt rút lui, nghĩa quân rơi vào tình trạng vô tổ chức, hỗn loạn. Nhiều người chiến đấu dũng cảm như Ngô Hải Hoàng, Nguyễn Văn Thuyết…đã bị bắt sau khi binh lính của Tacon chiếm lại trận địa.
Cuộc khởi nghĩa chỉ sau một đêm đã thất bại, hàng chục binh lính và đảng viên VNQDĐ bị bắt giam.
Cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh miền xuôi do Nguyễn Thái Học chỉ huy nổ ra sau 5 ngày dự định ở các địa phương: Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Hải Dương, Phả Lại, Kiến An và Hải Phòng.
Nhưng khởi nghĩa chỉ nổ ra ở Vĩnh Bảo và Phụ Dực do toán quân của Trần Văn Riệu và Đào Văn Thê cầm đầu, chỉ thu được một số thắng lợi đã bị quân Pháp phản công dập tắt. Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học không thể trốn thoát bị giặc Pháp bắt tại Cổ Vịt, Hải Dương.
Hiên ngang bước lên máy chém
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, hàng loạt đảng viên VNQDĐ bị bắt bớ, trong đó có các lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính…
Sau cuộc Khởi nghĩa Yên Bái, Hội đồng Đề hình của Pháp đã tổ chức 7 phiên tòa tại những nơi xảy ra khởi nghĩa xét xử 618 bị cáo, trong đó có 35 bị cáo bị tử hình.
Tại Yên Bái, chúng tổ chức hai đợt tử hình trước sân đồn Dưới, đợt thứ nhất vào ngày 8/5/1930 có 4 đảng viên VNQDĐ phải lên máy chém là: Ngô Hải Hoằng (có sách ghi là Ngô Hải Hoàng), Nguyễn Thanh Thuyết, Đặng Văn Lương (có sách ghi Đặng Văn Lung), Đặng Văn Tiệp (có sách ghi Đặng Văn Tiếp).
Đợt tử hình thứ hai vào ngày 17/6/1930, có 13 đảng viên VNQDĐ bị tử hình, trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính. Trước khi bước lên máy chém, tất cả 13 chiến sĩ đều hiên ngang, bình thản bước lên đoạn đầu đài mà không hề ân hận trước việc mình làm.
Phó Đức Chính yêu cầu đặt mình nằm ngửa để nhìn thấy lưỡi máy chém và hô vang “Việt Nam vạn tuế”, khi đó Phó Đức Chính mới 23 tuổi. Nguyễn Thái Học là người bước lên máy chém sau cùng, chúng mời rượu nhưng Nguyễn Thái Học từ chối, ông cầm điếu thuốc lá vừa chậm rãi bước lên máy chém nhìn xuống những binh lính và tất cả những người xung quang thong thả đọc hai câu thơ bằng tiếng Pháp: ” Chết vì Tổ quốc chết vinh quang/ Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng “. Sau khi đọc xong hai câu thơ đó ông hô vang “Việt Nam vạn tuế”.
Những người già ở Yên Bái tham dự cuộc hành hình đó kể lại: Khi đầu của Nguyễn Thái Học rơi xuống đất, máu từ cổ ông phun lên trời như hình cầu vồng trong buổi sáng mùa hè đỏ rực như lửa, mắt ông mở trừng trừng, môi mấp máy như định nói tiếp một câu gì đó.
Khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các vị tiên liệt VNQDĐ được tỉnh Yên Bái khởi công xây dựng trong công viên Yên Hòa ngày 17/6/2000 nhân kỷ niệm 70 năm ngày Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ VNQDĐ bước lên đoạn đầu đài.
Nơi 17 vị anh hùng yên nghỉ nằm bên hồ Cô Giang- Nguyễn Thị Giang, người đồng chí, bạn đời của Nguyễn Thái Học- được các nhà kiến trúc xây dựng 17 cột trụ liên kết bằng vòng tròn không khép kín, biểu hiện sự nghiệp dở dang, không toàn vẹn của cuộc khởi nghĩa. Trên vòng tròn đó ghi câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học: “Không thành công cũng thành nhân”.
Tỉnh Yên Bái đã nhiều lần tu bổ khu lăng mộ Nguyễn Thái Học, năm 2019 nhân kỷ niệm 89 năm ngày Khởi nghĩa Yên Bái, một lần nữa khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học được mở rộng trên diện tích rộng hơn 30 ha, trong đó xây dựng nhà tưởng niệm để phục vụ người dân và du khách đến tham quan và tưởng nhớ các vị tiên liệt đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của nước Việt Nam hùng cường.
Thái Sinh
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!