Xem Nhiều 6/2023 #️ Review: Em Là Bà Nội Của Anh # Top 15 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Review: Em Là Bà Nội Của Anh # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Review: Em Là Bà Nội Của Anh mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lâu lắm rồi không xem một bộ phim hay thế.

Bỏ qua tất cả các yếu tố như phim “phiên bản Việt Nam” (mình đã thử xem bản Hàn Quốc và chỉ xem được 1/5 vì thấy phim nhà mình rõ ràng là hay hơn), có nhạc Trịnh thì buộc phải thế này thế kia của một số fan cuồng ham mê kỹ thuật thanh nhạc – vốn chẳng có gì to tát thì phim này Rất Đáng Xem.

Phim có rất nhiều đoạn hài hước đến cười rơi cả hàm, lại có những đoạn cảm động đến rơi nước mắt.

Sơ lược nội dung thì phim nói về một bà già rất cá tính & mạnh mẽ tên là Tôn Nữ Thị Đại. Trải qua bao nhiêu khó khăn mới nuôi con trai trưởng thành, hi sinh tất cả cho con cháu nhưng vì nhiều nguyên nhân mà gia đình có chút mâu thuẫn. Bà Đại thẫn thờ ngồi chờ xe bus thì thấy một hiệu ảnh bên đường. Nghĩ rằng mình cần có cái ảnh thờ nên bà già tấp tểnh vào đó chụp. Anh thợ ảnh bí ấn nói rằng bà chỉ cần nghĩ đến những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời và cười thật tươi là sẽ rạng rỡ như đang sống ở tuổi 20 ấy. Tách một shot, bà già ra khỏi tiệm và bàng hoàng nhận ra mình đã ở tuổi 20 thật.

Về nhạc phim: phim thuộc loại phim ca nhạc nên nghe hát suốt, lại toàn ca sỹ đóng phim. Giọng Miu Lê tuy không khỏe, kỹ thuật vẫn non nhưng được cái rất có cảm xúc. Âm nhạc dù sao cũng chỉ cần cảm xúc thôi, kỹ thuật chỉ là thứ để phô diễn mà. Mấy bài nhạc Trịnh như Còn tuổi nào cho em, Ô mê ly, Diễm xưa được hát một cách nhẹ nhàng, kết hợp với những hình ảnh đen trắng về cuộc sống vất vả, cơ cực của bà Đại để nuôi con thực sự đã rung động trái tim. Mình đã nghe rất nhiều & thuộc cả bài Còn tuổi nào cho em, nhưng chỉ đến hôm qua mới ngẫm từng câu từ của bài hát ấy. Nghe thấy rung động, tự nhiên lại nhớ tóc dài ngày xưa khi nghe đến “tay măng trôi trên vùng tóc dài, bao nhiêu cơn mưa vừa tuổi này, tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may..” Ừ, cô gái nào cũng mong muốn mình trẻ mãi, thanh xuân mãi nhưng thật ra Thanh Xuân là thứ theo áng mây bay đi, mãi mãi không bay về nhưng tuổi già chỉ đến khi mình nghĩ mình già thôi :v Bà Đại ấy vốn là không hề già về tâm hồn. Mà dự là sau này mình cũng thế, bỗng có chút ảo tưởng :v

Nói chung nhạc hay, chất và sôi động. Lúc cuối nghe Thanh Nga hát bài Mình Yêu Từ Bao Giờ bỗng thấy xôn xao, nao nao đến lạ. “Em rồi sẽ không còn mơ mộng, anh rồi sẽ nuôi lại hi vọng.. Tháng ngày rồi trôi đi mãi, vui buồn kể lại cho ai..”, tự nhiên cảm giác phải kể thật nhiều, phải nói thật nhiều, lưu lại thật nhiều để một ngày khi già đi về thể chất, không còn ca hát nhảy múa được nữa sẽ đọc lại những dòng này, những dòng khác, nhớ lại là mình đã sống một tuổi 30 vô cùng tươi đẹp, vẫn nhảy múa tung tăng khi nhạc cất lên, vẫn tíu tít selfie khi mặc váy mới, vẫn hồn nhiên bàn tán về một chuyện “kỳ quặc” với con bạn thân, vẫn thấy rằng thật là tốt vì mọi chuyện vui buồn đều có người nghe, đều có thể kể lại.

Về diễn viên: vì nhiều ca sỹ đóng phim nên diễn xuất không thật sự xuất sắc nhưng vẫn đạt & được. Miu Lê diễn khá hay, tuy hơi gượng gạo một chút xíu nhưng khóc rất thật. Nếu là ca sỹ đóng phim thì như vậy là được lắm rồi. Dàn diễn viên phụ diễn cũng rất đạt, đạt nhất là con bé Duyên – con ông Bé. Ngô Kiến Huy thì đẹp trai thôi rồi, răng khểnh quá duyên nên mải nhìn răng khểnh nên quên luôn diễn xuất :v Ngoài ra còn các diễn viên gạo cội, chuyên nghiệp khác nên khỏi bàn thêm.

Về kịch bản: các tình tiết phim được xây dựng rất logic, khéo, bất ngờ, hài hước, cảm động nữa. Cảm giác như mạch phim rất nhanh, liền mạch, người xem cứ bị cuốn theo, khó dời mắt khỏi màn ảnh. Các đoạn hài hước cũng rất tự dưng, cảm giác cứ thế mà phá lên cười, không gượng cũng không hề nhạt. Có hai điểm trừ nhỏ xíu xíu là đoạn thanh niên Tùng bị xe đâm – cảm thấy hơi hư cấu khi xe tải lao vào mà máu chảy ít thế và người còn nguyên, nếu là xe máy đâm vào thì còn hợp lý và đoạn cuối, khi mà nhóm máu của thằng cháu trai bị thiếu, cần truyền máu gấp gấp gấp. Y tá đã nói chúng tôi đã liên hệ nhưng không có máu rồi, bà Đại cũng quyết định lấy máu của tôi đi mà các nhân vật cứ ê a nói. Lúc ấy chỉ cảm giác không lấy máu nhanh thì thanh niên đẹp trai kia sẽ lịm dần đi mất. Tuy nhiên đoạn nói chuyện ê a ấy lại là đoạn cảm động nhất của phim. Bà Đại, khi chứng kiến cái chết của bà bạn và đang bắt đầu có tình cảm với anh Đức thì bỗng nhận ra mình phải đứng trước một quyết định khó khăn là sẽ chọn về cuộc sống cũ, sẽ già và sẽ chết bất kỳ lúc nào hay là cứ mãi mãi thanh xuân như thế này, sống lại những năm tháng tuổi trẻ, bù đắp cho những cơ cực mình đã chịu đựng? Con trai bà, sau khi đã biết Mẹ mình là cô gái trẻ trung kia thì muốn nói luôn với Mẹ, đại khái Mẹ đã sống vì con vì cháu quá nhiều rồi, bây giờ Mẹ có cơ hội sống lại tuổi trẻ thì nên nhận lấy. Nó là con trai con, Mẹ cứ để con lo.. Bà Đại cảm động ôm lấy con mà nói là dù thế nào Mẹ cũng chọn con, chọn cháu, chọn khổ cực để các con như bây giờ. Nói chung phải xem hết phim mới cảm nhận được sự hi sinh của Mẹ dành cho Con, của Bà dành cho Cháu, mấy từ này không diễn tả được. Có vẻ như trong rạp cũng nhiều người rưng rưng, có nhiều người cũng xúc động.

Tóm lại, cảm thấy không hề phí tiền khi mua vé xem phim & rất muốn recommend lại cho mọi người xem, gián tiếp tăng doanh thu cho ekip làm phim nữa.

Mọi người nên xem để giải trí, để cười ha há vì rất hài hước và để lắng lại một chút, để luôn nhớ đến gia đình vì gia đình là điều tuyệt vời nhất.

Giáng sinh trôi qua rất an lành và về nhà thấy Bà vẫn chờ cơm 🙂

Review Em Là Bà Nội Của Anh

Phim Việt trước giờ để khen thì ít mà muôn vàn cái để chỉ trích thì nhiều. Lần này đi xem phim Việt, mình không trông chờ gì cho lắm, chỉ để xem nhạc xưa được hát lại như thế nào thôi.

Như các bạn đã biết, Em là bà nội của anh được chuyển thể từ bộ phim Miss Granny (2014) của Hàn Quốc. Với những ai đã xem bản gốc thì việc yêu thích một phiên bản làm lại là điều rất khó. Cực khó. Thêm vào đó, bản gốc lại quá thành công, từ kịch bản “bá đạo” cho đến diễn xuất quá ư sống động và chuyên nghiệp.

Vậy nên, một bộ phim mang cái tên “củ chuối” như Em là bà nội của anh cùng tai tiếng xưa giờ từ “thương hiệu” phim Việt chắc chắn sẽ chỉ làm củng cố thêm giá trị của “thương hiệu bù nhìn” này.

Đó là suy nghĩ trước khi mình xem phim.

Thật ra,

ĐÂY LÀ BỘ PHIM RẤT RẤT HAY, TRÀN ĐẦY CẢM XÚC, BẠN CÓ THỂ TỰ NHIÊN TẤM TẮC CƯỜI VÀ CÒN CHỜ MONG ĐƯỢC CƯỜI.

Với phiên bản phim này, mình tóm tắt chỉ bằng một từ: ĐÁNG XEM!

Nền công nghiệp giải trí Hàn, điển hình là Kpop và điện ảnh – có sức ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam. Vậy nên, dẫu cho chúng ta có coi một bộ phim gộp mác Việt thì thấp thoáng đâu đó vẫn cảm giác “chất Hàn Quốc” vô cùng nhiều.

Tuy nhiên, kịch bản chuyển thể của ELBNCA rất “đậm” Việt Nam! Theo mình, kịch bản chuyển thể rất khéo, biết lồng vào bối cảnh Việt Nam một cách tự nhiên, không gượng ép. Nhiều người ngại rằng phim remake thì làm gì còn bất ngờ, chỉ là xem thử diễn viên khác đóng vào thì hay hơn hay dở hơn thôi. Nhưng bộ phim vẫn đầy tính bất ngờ, bất ngờ đến từ sự sống động của các câu thoại! Các câu thoại làm nổi bật bối cảnh Việt Nam, từ lối sống gia đình, cách “giảng đạo” của bà nội, cả lúc già và trẻ; những cách đùa giỡn, than trời than đất của nhân vật do Thu Trang đóng; cho đến những phân đoạn xưng hô hài hước khi “bà nội” chưa kịp thích nghi với dung mạo trẻ măng của mình.

Kịch bản chuyển thể không giống y chang bản gốc mà có chèn thêm một số chi tiết khác, vẫn hài và còn làm nổi cái sự “Việt Nam” ở trong. Nếu nói phân cảnh mình thích nhất thì đó là đoạn ở hồ bơi, đoạn thêm thắt tình huống ở đây rất hay, góp phần làm nên cái độc đáo của ELBNCA so với bản gốc.

Dàn diễn viên của phim thì khó có lời để chê. Mỗi người mỗi nét, họ diễn rất ăn ý với nhau. Diễn hài một cách tự nhiên, không lố nên tiếng cười tự khắc bật ra.

Nói về các phân đoạn hài, nhân vật của Thu Trang là một điểm sáng. Thu Trang đóng hài rất tự nhiên, diễn có “lố” nhưng là cái lố vui, gặp ngoài đời cũng có chứ không phải kiểu “lố nhảm” để “chọc lét” khán giả.

Dàn diễn viên gạo cội thì khỏi phải bàn đến. Một phần thành công của bộ phim phải kể đến sự đóng góp của các nghệ sĩ lão thành. Các bác đóng rất đạt, đặc biệt là diễn xuất của nghệ sĩ hài Thanh Nam.

Điểm trừ duy nhất theo mình chính là sự khập khiễng thấy rõ trong tính cách giữa bà nội diễn bởi NSUT Minh Đức với chị bà nội trẻ do Miu Lê thủ vai. Hai diễn viên đều diễn xuất rất đạt. Mình rất thích những cảnh diễn đạo lý của cô Minh Đức, rất Việt Nam, rất cổ điển. Và quá yêu cái cách tếu táo, ngông cuồng của bà nội Miu Lê. Song, phiên bản Việt không làm được cái chuyện hợp nhất 2 nhân vật này là một người. Có chăng, bà nội của cô Minh Đức chưa đủ bựa hoặc chị bà nội của Miu Lê chưa đủ già để gắn kết sợi dây tích cách giữa hai người.

Về dàn diễn viên trẻ:

Hứa Vĩ Văn: nhà sản xuất âm nhạc thư sinh, đẹp trai. Nghe bảo ngoài đời gần 40 mà nhìn anh soái ca làm chị em nao núng :)). Theo cảm nhận của mình, anh diễn đầy cảm xúc hơn diễn viên phiên bản của Hàn.

Ngô Kiến Huy: dễ thương y như hình tượng vai diễn gốc song có nhiều đất diễn hơn phiên bản Hàn, được tập trung nhiều về mặt cảm xúc khi thích nhân vật Thanh Nga. Mình còn nhớ phân đoạn cười lúc ăn gà của NKH làm mấy bạn trong rạp hét to như nhìn thấy thần tượng thật luôn ấy.

Hari Won: à, thêm cái điểm trừ nữa. Ngoài việc nói Tiếng Việt không rõ thì mình thấy nhân vật này khá là thừa thải và vô duyên. Nếu cứ lấy nguyên gốc của Hàn thì chấp nhận được hơn. Về tuyến nhân vật phụ, nhân vật chị này nhiều đất diễn hơn Lều Phương Anh nhưng nếu chấm thì mình vẫn thích nhân vật phụ do Lều Phương Anh đóng hơn.

Miu Lê: trước giờ mình không để ý đến Miu Lê nên quá bất ngờ về khả năng diễn xuất của chị này. Đặc biệt, những phân đoạn hồi tưởng thời chiến tranh, khi gặp lại con trai, khi chuẩn bị hiến máu…, ML thể hiện rất chân thực và dễ lấy nước mắt khán giả, đặc biệt ở những cảnh ML cover nhạc Trịnh. Chắc chắn là không bằng bản gốc nhưng sự hòa hợp với bối cảnh phim trong giọng hát ML thật sự gây rung động! Thêm vào đó, ML đóng vai bà lão 20 tuổi rất ư là “bựa”, đặc biệt ở tướng đi, cử chỉ, xưng hô…

Nói chung, đối với mình, yếu tố bất ngờ của phim đến từ kịch bản chuyển thể (thích người biên kịch nay quá!); yếu tố cảm xúc từ cách diễn xuất đầy linh hoạt của các diễn viên và nhạc phim; yếu tố đơn giản ở đề tài gia đình, sự đơn giản được lồng ghép trong kịch bản chuyển thể. Từ những chi tiết được chuyển thể, người xem có thể cảm nhận sự gần gũi với bối cảnh Việt Nam hơn.

Về vấn đề tên, đúng là không ai thích, bao gồm cả mình. Nếu không biết đây là bộ phim chuyển thể từ Miss Granny, mình nghĩ ngay đây chỉ là một bộ phim hài nhảm, chẳng khác gì các bộ phim mang lại “thương hiệu” gây chỉ trích của phim Việt.

Kết: Gì thì gì, đây cũng là một PHIM VIỆT HAY. Chứa đựng thông điệp ý nghĩa, gần gũi, đa dạng cảm xúc và có thể khiến bạn cười một cách thoải mái và rưng rưng không kìm nén được. Định kiến về phim Việt thì sẽ vẫn còn đó song, không thể cứ giữ định kiến ấy mãi được. Mình cũng đang còn định kiến nhưng phim Việt mình vẫn xem. Và giữa những người có cùng định kiến với nhau, hay với những bạn lo ngại cái bóng bản gốc quá lớn, hay với bất kì bạn nào, bộ phim này sẽ là một làn gió mới đầy khả quan đấy!

Những Stt Cho Người Thương Em Thích Anh Là Lỗi Của Em

Sai ngay từ điều đầu tiên cơ bản nhất, em thích anh khi mà anh chẳng hề thích em, một chút nào, một chút nhỏ xíu cũng không tồn tại…

Trái với trái tim chân thành của em, anh lựa chọn cái đầu lạnh để đối phó với em thật chẳng công bằng chút nào. Em thua rồi, thua anh rồi.

“Thích anh, là em sai rồi!”

Là em sai. Nhưng cuộc đời này mỗi mối tình chông chênh đều được ít nhất một lần vấp ngã. Nên em không trách mình và cũng chẳng giận hờn anh. Chỉ là em thích anh, vậy thôi!

Em xin lỗi, xin lỗi vì đã làm phiền thật nhiều đến cuộc sống của anh như vậy. Chưa một lần nào em nghĩ rằng mình sẽ thú nhận mọi chuyện với anh, chưa một lần nào em nghĩ rằng những hành động đó của em sẽ được viết ra trên giấy nhưng cuối cùng em vẫn làm

Những dòng Stt tâm trạng Là do em ngốc hay vì quá yêu anh

Qua rồi những ngày em bất chấp tất cả chỉ để yêu anh, em từng yêu anh hơn hết thảy, hết thảy mọi điều. Qua rồi những ngày em phủ định chính mình để cho phép em mỉm cười trước những đau đớn mà anh mang lại…Em sai rồi!

Chẳng cần phải tỏ ra mạnh mẽ, em đã khóc rất nhiều. Cho những kỉ niệm của chúng ta, cho những yêu thương đong đầy em đã trao gửi về anh trong vô vọng. Nhắm mắt em nhớ anh. Mở mắt em nhớ anh. Đến một nhịp thở cũng làm em đau.

Em sai rồi. Phải không?

Em chưa bao giờ hối hận vì đã chọn anh, nắm tay anh để đi chung một đường, để về chung một nhà. Nếu yêu anh là sai – em không cần đúng nữa. Mặc ai nói em mù quáng nhưng nếu là sai, cứ để em sai đi, sai để được bên anh, để được anh yêu và nuông chiều, em nguyện sai cả đời.

Nếu yêu anh là sai có lẽ em đã sai đến trăm vạn lần, dù có đau đến tột cùng em cũng chỉ mãi nghĩ đến anh. Là em sai vì tình yêu em trao không đúng chỗ hay em sai vì em quá yêu anh?

Em nói dối anh, em biết em sai rồi. Em xin lỗi anh rồi mà, em hứa là sẽ sửa rồi mà. Xin anh đừng trừng phạt em như thế nữa. Xin anh đừng lạnh lùng với em. Xin anh đừng im lặng với em… xin anh…

Những Stt thay lời muốn nói Sao anh có thể ích kỷ như vậy?

Anh…Em sai rồi. Sai ngay từ lúc bắt đầu anh nhỉ? Sai khi bước vào cuộc sống của anh và để anh bước vào cuộc sống của em. Sai khi chẳng thể hứa hẹn gì cho tương lai nhưng vẫn cố chấp nắm lấy tay anh, gieo cho chúng ta quá nhiều hi vọng.

Anh…Em sai rồi. Sai khi mãi chẳng lớn, cứ bướng bỉnh chẳng chịu nghe lời, cứ nganh ngạnh khó bảo theo cách của riêng em. Em biết anh lo lắng, chỉ là em muốn được cưng chiều, muốn nũng nịu…Là do em sai rồi…

Anh…Em sai rồi. Sai khi bắt đầu một mối quan hệ chẳng thể gọi tên, Khi chẳng thể quay lưng những lúc anh mải miết gọi tên em. Sai khi chẳng thể lạnh lùng buông tay…phải không anh?

Anh…Em sai rồi. Em lẽ ra không nên nhận sự quan tâm, chăm sóc từ anh; lẽ ra em cứ thờ ơ bỏ mặc tất cả rồi đi con đường em chọn, chỉ cần em nhìn về phía trước…Nhưng chẳng làm được, em mãi miết níu giữ quá khứ.

Anh…Em sai rồi. Từ đầu đến cuối vẫn là em sai nhiều nhất. Sai vì sau tất cả tổn thương vẫn yêu anh nguyên vẹn như đã từng, sai khi khư khư giữ lấy kí ức, sai khi yêu anh thêm lần nữa và sai khi tiếp tục mối quan hệ không – rõ – ràng

Em nên trách ai? Trách anh sau những bộn bề vẫn tìm em khi đã có người mới, trách em yếu đuối mãi không thôi, hay trách chúng ta chia tay khi vẫn còn thương? Có phải em sai rồi?

Những Stt chất chứa tâm tư Có phải anh đã không còn yêu em nữa?

Nếu như…em nói là nếu như thôi… Một lúc nào đó, khi em đủ tự tin đứng trước anh để nói ” chúng tôi SAI RỒI”, anh đừng quay đi như chưa từng quen, đừng đẩy em ra xa như chưa từng tồn tại; hãy cho em biết em đã sai ở đâu, hãy xoa đầu em như anh vẫn thường và hỏi: ” Nói cho anh nghe, em đã sai như thế nào…anh sẽ tha thứ cho em”.

Lời kết: Hãy cho tất cả mọi lỗi lầm là của em, và sai lầm ấy đã dẫn dắt đến sự kết thúc có biết trước này cho tình cảm của chúng mình. Em đã ích kỷ, đã sai khi tin rằng có thể thay đổi những điều mà hiển nhiên từ trước đến nay vẫn vậy. Em sai rồi, nếu em không cố gắng đi ngược lại điều hiển nhiên, thì hai ta đã không đau như thế này phải không anh?

Review – If I Stay – Nếu Em Ở Lại

Phải cố gắng lắm mới thúc ép được bản thân ngồi xuống viết review cho bộ phim này trước khi mình quên sạch về nó. Phần lớn vì mình lười, phần còn lại là do bộ phim này không có gì đặc sắc cho lắm. Không đặc sắc thì review làm gì? Vì dễ viết 😦 Những bộ phim, cuốn sách, tranh ảnh và bản nhạc mình yêu thích và ưu ái nhất, mình không viết được… Chẳng khác gì viết câu chuyện cuộc đời mình ra vậy, tạm cất giữ trong tâm hồn, đến trung niên sẽ ngồi xuống rút xương máu mình ra mà viết lại.

Mình tóm tắt sơ sài chút cho đủ thủ tục thôi chứ ai cũng xem phim rồi mới đọc review chứ nhỉ? Truyện được trình bày theo hai mạch thời gian đan xen nhau, một motif khá phổ biến và dễ đoán. Mạch chuyện thứ nhất xoay quanh cuộc sống của cô gái 17 tuổi Mia HallHall với 3 tình yêu lớn: gia đình, Cello và cậu bạn trai hát Punk Rock. Mạch chuyện thứ hai mang đến nút thắt cao trào khi gia đình cô bị tai nạn chết hết ráo, cô bị hôn mê, linh hồn thoát xác của cô phải quyết định mở mắt sống tiếp một mình hay yên nghỉ theo gia đình cô. Truyện có bất ngờ không? Khồng -_- ngay phân cảnh sau tai nạn thấy cô thoát xác là mình biết truyện sẽ đi đến đâu và mục đích làm phim là gì. Mình đã mong rằng đến cuối cổ sẽ quyết định chết đi thật, vì điều đó đúng với thực tế hơn, và vì mình muốn được bất ngờ. Nhưng không, cổ vẫn sống để chứng minh luật bất thành văn của hầu hết tác phẩm nghệ thuật: tính nhân văn! 3 tình yêu lớn của Mia được khắc hoạ sâu sắc để cái kết được thuyết phục: tình yêu là sức mạnh, là động lực để người ta tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu ngay cả khi người ta không còn gì nữa.

“Love, it never dies. It never goes away, it never fades, so long as you hang on to it. Love can make you immortal”

Ừ, phim rốt cuộc chỉ có thế thôi… Nhưng mình muốn bổ sung những điểm sáng mình nhặt nhạnh được trong phim để review thêm dài 🙂

Cello, punk rock and classical musicccccc

Mình khá dễ đoán trong khẩu vị nghệ thuật. Cứ có nhạc cổ điển, nhân vật chơi nhạc cụ và diễn viên dễ nhìn là mình sẽ xem. Cô nữ chính Mia xinh đáo để, tuy dáng người không thanh thoát lắm nhưng đường nét gương mặt cực kì thanh tú trong sáng, mình thích nét đẹp như vậy.

Màu phim nóng lạnh đan xen tương ứng với hai mạch thời gian

Lời thoại khá thơ và dễ quote:

1. “I just wanted to tell you that I understand if you go. It’s okay if you have to leave us. It’s okay if you want to stop fighting.”

Đây là lời thoại của người ông của Mia, khi ông ngồi bên cô trong trạng thái hôn mê. Mình khá hài lòng với câu này vì nó phù hợp với quan điểm của mình về Cái Chết. Cuộc sống là cuộc chơi, không phải là cuộc chiến. Còn vui thì còn ở, hết vui thì trả dép đi về. Người ta có quyền quit cuộc chơi chứ không thể bị buộc phải sống để chiến đấu đến chết. Cái này mình có viết trong bài Bất cần hoá sự chết rồi.

2.

Dối trá 🙂 It hurts like hell

3. Câu này mình không tìm ra được bản gốc nên viết lại theo trí nhớ:

Thật đáng buồn khi người ta chia tay nhau vì không yêu nhau đủ nhiều chứ không phải vì hết yêu.

Bản gốc đã dùng một từ hay hơn chữ “buồn”. Mà đúng vậy, mình luôn tin “hết yêu” là lý do chính đáng nhất cho mọi cuộc chia tay. Những lý do khác tựu chung lại chỉ đơn giản là “yêu nhau chưa đủ” để vượt qua những lý do người ta bịa ra để hợp thức hoá cuộc chia tay đó. Và “yêu nhau chưa đủ nhiều” còn tệ gấp nghìn lần so với “hết yêu”, vì chẳng có tư cách gì để nói về một chuyện tình sâu sắc, để đời, true love khi đã hèn nhát từ bỏ cố gắng cho tình yêu ấy để chọn con đường dễ dàng hơn. Trong phim, Adam đã chia tay Mia khi biết cô chọn học ở trường ĐH xa nửa vòng Trái Đất. Không phải vì Adam không yêu Mia, mà vì Adam không đủ tin yêu để yêu xa, hoặc để vì cô mà đến New York. Mà theo trải nghiệm của mình, hầu hết người ta sẽ đắp lên người những lý do như “Sự nghiệp – Trách nhiệm – Gia đình” để trốn tránh việc tiếp tục, như vậy trông sẽ đạo đức tốt đẹp hơn thừa nhận bản thân hèn.

Anw, tóm lại, If I stay , then what? Nếu em ở lại, em sẽ phải chiến đấu với nỗi đau mất đi người thân, được ở bên người mình yêu (người mà từng chia tay em vì sốc nổi), ở bên người bạn thân của mình, được tiếp tục chơi Cello và theo học ở trường nghệ thuật danh giá và không biết tương lai có trở thành nghệ sĩ Cello nổi tiếng hay không. Nhưng vẫn phải lựa chọn thôi:

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

Bạn đang xem bài viết Review: Em Là Bà Nội Của Anh trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!