Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Tác Phẩm Ngôn Tình Đầy Cảm Động Của Lục Xu # Top 10 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Tác Phẩm Ngôn Tình Đầy Cảm Động Của Lục Xu # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Tác Phẩm Ngôn Tình Đầy Cảm Động Của Lục Xu mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lục Xu là một tác giả viết truyện ngôn tình nổi tiếng của Trung Quốc. Thời điểm mọi người biết đến những tác phẩm của chị, không ai nghĩ tác giả sinh năm 1991. Bởi, hi đọc những tác phẩm của Lục Xu ta thấy sự già dặn, của một người có sự trải đời.

Ai hiểu được lòng em

Nhắc đến những tác phẩm hay nhất của Lục Xu, ta không thể bỏ lỡ tác phẩm này. Đây là truyện mang tên tuổi Lục Xu nổi tiếng tại Việt Nam.

Trái ngược với hình tượng nữ chính trong các truyện ngôn tình khác, Giang Nhân Ly là người phụ nữ bề ngoài lạnh lùng, dường như không quan tâm tới thế giới. Cô độc lập, đủ mạnh mẽ để không ai bắt nạt cô.

Nhưng cuộc hôn nhân lại vô tình bóc tách từng lớp bí mật năm xưa. Liệu có thực sự Tu Lăng không yêu Giang Ly như cô nghĩ? Liệu Tu Lăng có thực sự là người mạnh mẽ như bạn đọc nghĩ? Người đọc sẽ cùng trải qua những thăng trầm cảm xúc trong cuộc hôn nhân đó

Pháo hoa

Cuộc đời của ai cũng từng có một mối tình khắc cốt ghi tâm nhưng lại chẳng thể đến được với nhau. Nó giống như một bông pháo hoa sáng rực trên bầu trời rồi lại vụt tắt. Đối với Nhiếp Sơ Ngữ, Lục Trạm Giang chính là pháo hoa của đời cô.

Một cô gái có tuổi thơ không mấy hạnh phúc như cô luôn mong muốn một tình cảm ấm áp. Cô muốn tự mình có được hạnh phúc, đi lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng cuộc gặp tình cô với Lục Trạm Giang đã thay đổi cuộc đời cô. Trái tim lạnh lẽo bấy lâu được sưởi ấm. Cô dần đắm chìm trong tình yêu. Nhưng sau cùng, khi đã trao toàn bộ trái tim thì cô đau đớn nhận ra mình chỉ là người thay thế. Hóa ra, chỉ mình cô tự mình đa tình. Chuyện tình hai người cứ thế kết thúc.

Đây là một câu chuyện nhẹ nhàng, ít tình tiết “ngược” so với những truyện khác của tác giả Lục Xu

Bùi sơ ảnh

Bùi Sơ Ảnh là truyện ngôn tình ngược tâm, hai nhân vật vì hiểu lầm mà tự dằn vặt lẫn nhau.

Bùi Sơ Ảnh và Cố Diễn Trạch đều yêu nhau nhưng lại không biết. Sơ Ảnh vì nhầm lẫn mà tưởng người mình yêu là bạn thân Diễn Trạch. Sau cùng phát hiện người mình yêu thực sự là anh nhưng cô lại dằn vặt vì nghĩ mình là nguyên nhân gây ra cái chết cho bạn thân anh.

Ai sẽ theo em đến cuối cuộc đời.

Truyện của Lục Xu không mộng mơ mà rất thực tế. Trong khi nhiều người có được hạnh phúc của mình thì nhiều người lại luôn phải trải qua những bất hạnh, Cô gái trong “Ai sẽ theo em đến cuối cuộc đời” là một nhân vật như thế.

Chỉ trong một thời gian ngắn, cô mất đi người thân duy nhất là cha. Mồ côi, công ty bị phá sản. Những tưởng người yêu sẽ là chỗ dựa duy nhất thì anh lại bỏ cô đi lấy người khác. Người cứu cô một mạng lại tuyệt tình tuyên bố hắn hận cô. Anh ta muốn cô sống để cô nếm trải những đau khổ.

Cô phải tiếp tục sống và đi trên con đường mình chọn lựa, tự mình phấn đấu. Duyên đến, duyên đi, ai cũng cầu cho cô sẽ được hạnh phúc. Con đường phía trước liệu cô có thể tìm được bến đỗ hay chỉ toàn những đau khổ. Đây là điều làm người đọc không dời khỏi được những trang truyện của Lục Xu. Những băn khoăn chỉ khi đọc hết truyện mới được giải đáp.

Đây chính là cái hay trong những tác phẩm của Lục Xu. Nhà văn luôn để độc giả cùng chiêm nghiệm, cùng vẽ lên những suy nghĩ của riêng mình.

Những tác phẩm khác của Lục Xu

Là người thích ngôn tình, bạn cảm nghĩ gì về những truyện của Lục Xu. Hãy thử đọc và chiêm nghiệm, bạn sẽ không lãng phí thời gian đâu.

Tuyển Tập Những Tác Phẩm Hay Nhất Của Tác Giả Lục Xu

Tiểu thuyết của tác giả Lục Xu thường mang những tình tiết nhẹ nhàng, có phần bình lặng nhưng vẫn khiến người đọc phải xao xuyến. Ngoài ra, Lục Xu cũng là một tác giả truyện ngôn tình nổi tiếng người Trung Quốc cùng thời với các tên tuổi đình đám khác như: Cố Mạn, Đinh Mặc, Diệp Tử.

Pháo hoa – Lục Xu

Tác phẩm “Pháo hoa” là truyện của Lục Xu kể về nữ chính Nhiếp Sơ Ngữ – một người con gái xinh đẹp và thông minh nhưng có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Do cha cô vẫn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên Sơ Ngữ không được học hành đầy đù mà phải cùng bạn lên thành phố kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Tại đây, cô gặp được Lục Trạm Giang – pháo hoa của cuộc đời mình. Cuộc sống của Sơ Ngữ cũng hoàn toàn thay đổi từ giây phút định mệnh ấy.

Ai hiểu được lòng em – Lục Xu

Nếu thường xuyên đọc truyện của Lục Xu, chắc hẳn độc giả sẽ không lấy làm lạ với nhân vật Nhân Ly trong ” Ai hiểu được lòng em “. Dù cũng được xây dựng với hình tượng một cô gáu xinh đẹp, thông minh nhưng cô lại không thuộc tuýp người hiền lành, cam chịu và để người khác dễ dàng bắt nạt như trong hầu hết những tác phẩm của Lục Xu.

Năm 15 tuổi, cuộc đời của Nhân Ly rẽ sang một bước ngoặt khi cô về sống chung với ba và dì ghẻ cùng cô em gái khác khác mẹ Nhân Đình. Tại nơi ở mới, Nhân Ly dần quen rồi trở nên thân thiết với người anh hàng xóm có vẻ ngoài nhút nhát tên Tu Lăng. Dù họ đều nảy sinh tình cảm với nhau nhưng lại chẳng ai dám thổ lộ, đúng kiểu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” vì Nhân Ly cứ nghĩ Tu Lăng thích em gái mình, còn Tu Lăng thì chỉ thầm lặng yêu Nhân Ly.

Sau này, khi Nhân Ly bị người yêu bội bạc, Tu Lăng bị cha mẹ ép cưới Nhân Ly thì hai người mới đến với nhau. Họ cũng dần khám phá ra tình cảm mình dành cho nhau trong quá khứ sâu đậm tới nhường nào!

Yêu hận triền miên – Lục Xu

“Yêu hận triền miên” là một tiểu thuyết của Lục Xu được nhiều người yêu ngôn tình săn đón. Câu chuyện được Lục Xu mở màn khi nhân vật “cô” cùng nhân vật “anh” khởi điểm mối quan hệ ở trên giường. Cô đã ký vào khế ước của anh vào năm 18 tuổi vì muốn thay anh trai chuộc lỗi, nội dung như sau: thân thể của cô thuộc về anh, cho đến khi anh cảm thấy chán thì cô mới được tư do.

Trước sự chiếm đoạt mạnh mẽ từ anh, cô không dám chống lại mà cũng không có sức để phản kháng. Bởi vì, cô chỉ là một người chuộc tội mà thôi!Nhưng chẳng biết tại sao, cô càng lùi thì anh lại càng tiến. Anh muốn bức cô đến cực hạn. Anh muốn nhìn xem, cô gái dám mở miệng nói vì anh trai mình mà chuộc tội, chuyện gì cũng có thể nhịn rồi sẽ chịu đưng được đến đâu!

Một viên đạn, cô cho rằng cuối cùng cũng kết thúc quan hệ tình nhân của bọn họ. Nhìn máu từ lồng ngực chảy ra, anh lại cười: “Em thắng, từ nay về sau em được tự do”. Ác mộng tựa hồ miên mải không bao giờ kết thúc.

Cô cho rằng, sau tiếng súng đó, anh và cô sẽ không còn bất cứ quan hệ gì. Nhưng anh lại một lần nữa xuất hiện trước mặt cô, cười nhẹ nhàng: “Sao vậy? Có can đảm bỏ trốn mà lại không dám đối diện với tôi sao?”.

Cô không còn là một thiếu nữ không biết gì hết: “Thật xin lỗi, tôi không phải loại người như anh”.

“Không phải loại người như tôi? Em có ngại hay không nếu tôi hôn em lần nữa?”

Thật lòng yêu em – Lục Xu

Tác phẩm “Thật lòng yêu em” là tác phẩm ngôn tình Lục Xu viết về một cô gái vì quá kích động trước cái chết của bạn trai mà trở nên điên loạn, lại gặp phải một người đàn ông biến thái. Những biến cố đến với Lăng Diệc Cảnh và Lăng Tích Đồng sẽ khiến cho độc giả không khỏi tò mò.

Liệu còn điều gì thú vị nữa? Liệu tình yêu này có trải qua được trăn trở hay không, có thể vượt qua được tất cả thử thách không? Mọi câu hỏi trên sẽ được giải đáp khi bạn đọc truyện Lục Xu “Thật lòng yêu em”.

Tình yêu quan trọng đến vậy sao – Lục Xu

Nhắc đến truyện ngôn tình Lục Xu, thì không thể không nhắc tới tác phẩm “Tình yêu quan trọng đến vậy sao”. Tác giả Lục Xu đã cho thấy, đàn ông chỉ yêu phụ nữ vào một thời điểm, khi đó bạn làm gì họ cũng thấy đáng yêu, thậm chí bạn có muốn hái sao, lên cung trăng họ cũng không từ chối mà tìm cách làm hài lòng bạn. Thế nhưng một khi tình yêu đã hết thì họ coi mọi việc bạn làm đều sai trái, bạn khóc là sai, bạn cười là sai, bạn kiên cường là sai, yếu đuối là sai, thậm chí thở cũng là sai.

Kỉ Bách Linh vẫn cho rằng, ngày trước Giang Dịch Sâm đã khiến cô thực sự hiểu thế nào là một tình yêu chân thành. Song cô lại chẳng thể ngờ chính anh cũng là người khiến cô tỉnh ngộ hoàn toàn: anh phá hoại mối tình đầu thơ mộng của cô, tiến vào cuộc sống rồi lại nhẫn tâm nói “Tôi chỉ là chơi đùa với cô thôi!”. Sau đó, chính tay anh hủy hoại cuộc hôn nhân của hai người làm cô trở thành người phụ nữ bị bỏ rơi.

Độc tình – Lục Xu

“Độc tình” được đánh giá là một truyện hay của Lục Xu. Trong tác phẩm này, tác giả Lục Xu kể về con đường tình yêu của cô gái mang tên Lê Họa và chàng công tử con nhà gia giáo Lộ Thiếu Hành. Trong suốt quãng thanh xuân tươi đẹp của mình, Lê Họa đã đem lòng thầm thương trộm nhớ Lộ Thiếu Hành mà chẳng cần anh hồi đáp. Cô biết anh có bạn gái rồi nên việc thích anh là không được phép; bởi thế, cô mới dùng từ “ngưỡng mộ” để bày tỏ tình cảm nhằm không muốn cuộc sống của anh bị xáo trộn.

Nhưng cuộc đời thật trớ trêu. Lê Họa từ một thiên kim tiểu thư lá ngọc cành vàng, bỗng chốc biến thành nàng Lọ Lem xấu xa trong mắt Lộ Thiếu Hành. Lê Họa đã từng rất suy sụp. Cô mang trong lòng vết thương về gia đình, vết thương của một mối tình đơn phương, vết thương của việc đánh mất giọt máu mà cô vốn yêu thương che chở nhường nào!

Lê Họa không chấp nhận việc bản thân đầu hàng số phận. Dù phải tự tìm cách trang trải cuộc sống bằng việc đi làm ở quán rượu – nơi đầy rẫy kẻ xấu và hiểm nguy rình rập, song cô vẫn như một đóa hoa mang chất kịch độc, tỏa sáng sự quyến rũ của bản thân. Và tác giả Lục Xu đã đưa ra một triết lý, đó là một khi ông trời đóng cánh cửa này của bạn thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra nên cuối cùng nhân vật Lê Họa đã gặp được một người con trai tốt tên Trác Dực Đình. Anh nguyện ý gạt bỏ thành kiến về công việc của cô, nguyện che chở và chữa lành vết thương lòng mà cô từng chịu đựng suốt bấy nhiêu năm.

Lê Họa đã nghĩ rằng, cả đời này cô sẽ sống hạnh phúc bên Trác Dự Đình. Vậy mà duyên phận thật trớ trêu khi lại đưa Lộ Thiếu Hành trở về.

Chưa từng hẹn ước – Lục Xu

Trong số các truyện ngôn tình của Lục Xu, tác phẩm “Chưa từng hẹn ước” được độc giả đón nhận khá đông đảo với nội dung kể về hai nhân vật là Trình Vũ Phỉ và An Diệc Thành. Trình Vũ Phỉ đem lòng yêu An Diệc Thành năm 15 tuổi, và mãi sau này cũng chỉ yêu mình anh. Nhưng cô không dám nói cho anh biết vì sợ cuộc sống của anh sẽ bị xáo trộn.

Người thứ ba – Lục Xu

Tác phẩm “Người thứ ba” là truyện của tác giả Lục Xu. Nội dung truyện xoay quanh Ân Kha – một cô gái từng thầm thương trộm nhớ chàng thiếu niên anh tuấn Chu Tiểu Bân vào thời trung học. Cảm xúc ấy vừa giống như yêu thích, lại vừa giống như thần tượng nhưng trong lòng tự cảm thấy khó mà với tới được. Tình yêu của Ân Kha chính là yêu đến nao lòng, lại có chút hèn mọn nhưng đáng tiếc là Chu Tiểu Bân chưa một lần để ý, lại cũng chẳng hề nhận ra. Cuối cùng, cảm xúc đau lòng tới cùng cực của cô cũng dần chai lì theo năm tháng…

Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài: “Cha Tôi” Trích Trong Tác Phẩm “Đặng Dịch Trai Ngôn Hành Lục” Của Đặng Huy Trứ

Nêu cảm nghĩ của em về bài: “Cha tôi” trích trong tác phẩm “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ

Dịch Trai là tên hiệu của Đặng Văn Trọng, thân phụ của Đặng Huy Trứ. ”Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” nghĩa là ghi chép lại những lời nói và việc làm của Đặng Dịch Trai. Có thể xem đây là những trang hồi ký, bút ký rất cảm động của Đặng Huy Trứ.

Bài “Cha tôi” rút trong tác phẩm chữ Hán “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ (1825 – 1874). Qua hình ảnh người cha, tác giả nói lên những suy ngẫm về họa, phúc ở đời, nhất là trong chuyện học hành, thi cử.

Có hai sự kiện chính được ghi lại. Sự kiện thứ nhất, năm 1843, Đặng Huy Trứ mới 18 tuổi, hai cha con cùng đi thi Hương. Người cha hỏng, người con đỗ Cử nhân. Người cha khóc. Sự kiện thứ hai, năm 1848, Đặng Huy Trứ thi Hội đỗ tiến sĩ, được xếp thứ bảy. Nhưng vào thi Đinh vì phạm huý, ông bị tước mất cả tiến sĩ và cử nhân. Đúng hôm đó (ngày 26 tháng 4) ông bác làm quan ngự y qua đời. Cha của Đặng Huy Trứ chỉ buồn về việc tang, còn chuyện con trai bị truất cả bằng Tiến sĩ và Cử nhân thì ông coi như không có chuyện gì đáng kể.

1. Cha khóc không phải vì bản thân mình hỏng thi mà chính vì con thi đỗ. Năm ấy, Đặng Huy Trứ mới 18 tuổi, lần đầu đi thi đã đỗ cử nhân. Khi nghe loa gọi, và khi con trai bái lĩnh mũ áo trở ra thì người cha “dựa vào cây xoài, nước mắt ướt áo”.

Mọi người lấy làm lạ hỏi: “Con đỗ cao là việc đáng mừng, sao cụ lại khóc như gặp việc chẳng lành vậy?”.

Cụ bộc bạch ước mơ của người cha. Cho con đi thi lần đầu là chỉ muốn cho con quen với tiếng trống trường thi; may mà đỗ tú tài thì ở nhà dạy trẻ cũng đủ miếng

cơm manh áo, để khỏi phải đi phu phen, binh dịch, đâu dám có tham vọng được dự yến vua ban. Ước mơ ấy thật là khiêm nhường, bình dị.

Cụ nhắc lại câu nói của cổ nhân: “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh giã’ để nói lên nỗi lo của mình. Cụ nhắc lại bài học đường đời mà lo. Con còn nhỏ tuổi, mới một lần đi thi lại đỗ cử nhân. Đó là phúc, nhưng biết đâu trong cái phúc ấy lại chứa cái mầm họa. Vì cụ sợ con trai mình “kiêu căng, tự mãnt ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa dã sẵn chờ. Cụ lo vì “thuyền nhỏ sao kham nổi trọng tải lớn” lo con trai mình “không báo đáp được nghĩa nặng ơn dày…” Phải từng trải việc đời, từng trải việc người mới có nỗi lo ấy. Bài học về bệnh tự kiêu, tự phụ, tự mãn của những thiếu niên sớm đỗ đạt, có ít nhiều danh vọng, được cụ nêu lên thật vô cùng sâu sắc, thấm thìa.

2. Năm năm sau, vua Thiệu Trị mở ân khoa – khoa thi Hội mùa xuân Đinh Mùi (1847), cậu cử Đặng Huy Trứ, mới 23 tuổi lại vác lều chõng ứng thí. Mặc dầu đề thi rất khó, nhiều thí sinh bị hổỏng. Riêng Đặng Huy Trứ làm đủ được các đề thi kình nghĩa và “được bảy phân”, tuy bài văn đối sách thì làm “không sát đề lắm”, nhưng vẫn được xếp thứ bảy.

Khi tin vui thi Hội báo về, người cha lại rớt nước mắt. Phải chăng vì linh tính mà cụ nói: “Bậc đỗ đại khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi lo lắng”.

Quả nhiên, vào thi Đình, Đặng Huy Trứ vì không phân biệt được từ đồng âm nên đã dùng hai chữ “phong đô” và bốn chữ “nha miêu chi hại” nên “liền bị truất Tiến sĩ và cách cả bằng cử nhân khoa trước”.

Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí! Con trai bị đánh hỏng trong kì thi Đình. Người anh trai làm quan ngự y qua đời. Cả nhà ai cũng buồn, nhưng thân phụ Đặng Huy Trứ coi “như không có chuyện gì đáng kể, chỉ thở dài…”. Điều đó cho thấy, cụ đã tiên cảm tiên liệu mọi sự việc có thể xảy ra, dự đoán, phòng xa mọi chuyện không hay, không tốt lành có thể sẽ gặp phải. Vì thế, khi con trai bị truất tiến sĩ, người cha mới tự chủ và bình tĩnh “coi như không có chuyện gì đáng kể’, Ở đời những người biết phòng xa mới có thái độ trầm tĩnh đó, tinh thần tự chủ đó. Phúc, họa, may, rủi là chuyện thường xuyên xảy ra đối với mọi người. Chuyện “Thất mã Tái Ông” cũng như thái độ trầm tình của cụ thân sinh Đặng Huy Trứ là bài học sâu sắc về cách sống.

Người cha thở dài vì thương người anh trai qua đời: anh trai “ra đi là ra đi mãi mãi”,… Người cha đã dành cho người con vừa “bị truất tiến sĩ’ những lời dạy bảo sâu sắc:

“… Khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng. Gia đình ta cực thịnh mãn rồi, việc Trứ gặp phải như vậy là phúc cho nhà ta mà cũng là cái may lớn cho bản thân Trứ. Song, sau cơn sấm sét, mưa móc lại có thể tưới nhuần. Trứ nếu cố gắng chịu khó học vẫn còn nhiều hi vọng”. Người cha an ủi và động viên con trai về việc bị tước cả khoa danh là “để rèn luyện cho con nên người. Con không được vì thế mà thoái chí”.

Người cha nhắc đến ông Phạm Văn Huy ở Thôn Lộc, ông Mai Anh Tuấn ở Thanh Hóa trước đây cũng đã từng bị cách cử nhân, nhưng về sau, một người đỗ hoàng giáp, một người đỗ thám hoa đế khích lệ người con. Bài học về sự tu dưỡng phấn đấu, nâng cao ý chí, nghị lực sau mỗi lần thất bại, có ý thức sửa chữa sai lầm mà vươn lên đã được người cha nhắc nhở người con thật vô cùng thấm thía:

“Buổi sáng mất, buổi chiều lại thu về, hẳn là sau khi bị cách, các ông ấy đã nỗ lực tu tỉnh, cho nên đã sảy chân ngã mà lại đứng lên được. Tài học, phẩm hạnh của con còn kém các ông ấy muôn lần. Người ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa”.

“Cha tôi” là một bài kí hàm chứa tính triết lí và giáo huấn đặc sắc. Phải biết lo xa phòng xa. Không được kiêu căng, tự phụ, tự mãn. Phải biết nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng. Phải dũng cảm đứng thẳng dậy sau mỗi lần vấp ngã… Phải biết thất bại là mẹ thành công; thua keo này bày keo khác, v.v… Đó là nội dung lời cha dạy con; là bài học làm người lúc nào cũng mới mẻ.

Cuộc đời của Đặng Huy Trứ là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mùa xuân năm Đinh Mùi, thi Hội và thi Đình, ông bị truất tiến sĩ và cách cả bằng cử nhân, nhưng chỉ mấy tháng sau vào mùa thu năm ấy ông lại hăm hở vác lều chõng đi thi Hương đua tài với thiên hạ. Đúng là “Trời sinh, trời chẳng phụ nào – Phong vân gặp hội anh hào ra tay” (Ca dao), Đặng Huy Trứ đỗ giải nguyên. Gần ba mươi năm làm quan, dù ở cương vị nào, lĩnh vực nào ông đều để lại nhiều dấu ấn và thành tích tốt đẹp về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao,… về văn học, văn hóa, tác phẩm của ông viết ra “chồng cao hơn đầu người”, trong đó có đến 1252 bài thơ chữ Hán.

Đọc bài “Cha tôi”, ta càng thấy cuộc đời của Tiên sinh thật gần gũi với mỗi chúng ta trên con đường học tập và tu dưỡng.

chúng tôi

Tác Phẩm Chí Phèo Của Nhà Văn Nam Cao Và Những Thông Tin Xoay Quanh Tác Phẩm

Tác phẩm Chí Phèo được biết đến là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Đây cũng là tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim. Tác phẩm xoay quanh một tấn những bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong cái xã hội xưa cũ. Câu kết trong tác phẩm được nhân vật Chí Phèo bộ lộ: “Không được! Ai cho tao lương thiện?”. Đây là câu nói đã đi sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ độc giả.

Thông tin sáng tác về tác phẩm Chí Phèo

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ, tác phẩm được in thành sách lần đầu vào năm 1941. Sau đó, nhà xuất bản Đời mới – Hà Nội đã tự ý đổi thành tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi tác phẩm được in lại trong tập Luống Cày do Hội Văn Hóa Cứu Quốc xuất bản, tại Hà Nội năm 1946 và tác giả Nam Cao đặt lại tên cho tác phẩm này là Chí Phèo.

Nam Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn của mình vào năm 1936, nhưng đến khi ra đời tác phẩm Chí Phèo thì Nam Cao mới được mọi người công nhận tài năng của mình. Chí Phèo được biết đến là một trong những kiệt tác trong thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại, một trong những truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Thời gian đỉnh cao trong cuộc đời viết văn của ông là vào giai đoạn 1941 – 1944. Ngòi bút của Nam Cao không đạt được kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái đỉnh cao mà ông đạt được đó chính là chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, c hất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.

Tác phẩm Chí Phèo được phát hành vào đầu năm 1941 trong tạp chí Đời Mới, đã cho thấy được những tài năng của Nam Cao được thể hiện sâu sắc về cái gọi là giá trị trong truyện ngắn Chí Phèo.

Một số tên gọi của tác phẩm Chí Phèo

1. Cái lò gạch cũ

Đây chính là tên gọi đầu tiên của tác phẩm này. Cái tên nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng một quyền sống đúng nghĩa của một con người. Cái lò gạch cũ là một trong những hình ảnh luôn song hành và không thể thiếu của Chí Phèo.

Tên gọi này nói lên giá trị hiện thực rất sâu sắc của tác phẩm khi đề cập đến sự nối tiếp của kiếp đọa đày, hết kiếp này đến đến khác của những giai cấp gọi là thống trị lên những người nông dân khốn khổ. Vì vẫn còn đó sự nối tiếp nhau khi vẫn còn một Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở phần cuối của tác phẩm.

2. Đôi lứa xứng đôi

Khi tác phẩm Chí Phèo được in thành sách lần đầu vào năm 1941, NXB Đời mới đã tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Tên gọi này đặt ra để hướng tới độc giả tới mối tình của Chí Phèo và Thị Nở, nhằm giúp cho người đọc có thể nhìn thấy ra sự tàn ác của Làng Vũ Đại và nhân vật Bá Kiến đối với Chí Phèo và cái duyên gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

Tên này được đặt ra phù hợp với sở thích của người đọc thời đó, nhưng điều ngược lại thì tất cả những giá trị của tác phẩm sẽ có thể bị gọi là lu mờ bởi chính cuộc tình éo le giữa 2 nhân vật Thị và Chí.

3. Chí Phèo

Sau 2 cái tên trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên tác phẩm thành “Chí Phèo”. Tên tác phẩm được lấy từ tên nhân vật chính trong câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều được thể hiện một cách sâu sắc nhất.

Bởi chính cái tên gọi này mới có thể thể hiện được sâu sắc nhất số phận của nhân vật và số phận ấy mang cả giá trị hiện thực, lẫn cái gọi là giá trị nhân đạo.

Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo

Tác phẩm Chí Phèo giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về một hiện tượng xã hội ở vùng nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị xã hội đưa đẩy vào con đường tha hóa hay còn được gọi là lưu manh hóa.

Ngòi bút của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo đã kết án đanh thép cho cái xã hội tàn bạo, khiến tàn phá cả từ thể xác đến cái gọi là tâm hồn của những người nông dân lao động. Đồng thời, tác phẩm của khẳng định được bản chất lương thiện trong con người họ ngay cả khi họ vùi dập mất hết đi nhân tính.

Chí Phèo là một trong những tác phẩm có giá trị hiện thực cao và theo đó là giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

Chủ đề chính trong tác phẩm Chí Phèo này là đề cao sự phê phán của xã hội phong kiến thời xưa. Hơn nữa, tác giả cũng đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của nông dân Việt Nam thời bấy giờ thông qua 2 nhân vật là Chí Phèo – Thị Nở.

Câu chuyện nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của 2 tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp nông dân.

Chi tiết kết thúc trong tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lại có một “Chí Phèo con” bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp cha”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, lương thiện, vẫn còn đâu đó trong xã hội vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.

Các giai đoạn trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo thì cuộc sống của nhân vật Chí được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chí Phèo là một là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác. Sau đó, Chí Phèo bị giam giữ và đẩy vào tù do Bá Kiến ghen tuông.

Giai đoạn 2: Chí Phèo trở thành tay sau dưới trướng Bá Kiến, từ một người nông dân hiền lành trở thành một tên quái vật, hung ác, không sợ đời. Những tiếng chửi của Chí thuộc về một người đàn ông say triền miên. Ý thức về cuộc sống cô đơn, cần phải loại trừ hết dân làng Vũ Đại ra khỏi xã hội. Kết quả là cả cơ thể và tâm hồn của Chí bị hủy hoại nặng nề.

Giai đoạn 3: Chí Phèo gặp được Thị Nở, nhờ có tình thương của Thị Nở mà đã đánh thức được tính người trong con người Chí. Hắn đã tỉnh dậy sau những cơn say triền miên. Chí đã trở lại cuộc sống bình thường và đem lòng yêu thương Nở. Hai người đã đem lòng yêu nhau, Chí đã sống với đúng phẩm chất tốt đẹp của một con người từ đó. Sau đó, vì bị cự tuyệt quyền làm người và Chí đã nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và kết thúc cuộc đời mình. Điểm này nói lên sự bế tắc của người nông dân bị tha hóa trong cái xã hội u ám, kiến cho nhân vật Chí rơi vào bước đường cùng. “Không được! Ai cho tao lương thiện?”.

Nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo, cách nhà văn Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật cũng rất độc đáo. Hai nhân vật phản diện đại diện cho 2 tầng lớp ở trong bề dày của lịch sử xã hội:

1. Nhân vật Chí Phèo

Hình ảnh của 1 người nông dân lương thiện, bị xã hội tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh, bị cường hào, ác bá đẩy vào tù.

Nhà tù của bọn thực dân đã tiếp tay cho cường hào để giết chết cái gọi là phần con người trong nhân vật Chí và biến thành Chí Phèo, biến một con người nông dân lương thiện thành một ác quỷ.

Nỗi đau khổ của nhân vật không phải ở việc là không nhà cửa, không cha mẹ, không người thân thích. Mà chính xã hội đã dày xéo một con người, cướp đi linh hồn và quyền được làm người từ họ. Đó chính là nỗi thống khổ của một hoặc nhiều những cá thể sinh là người nhưng lại không được hưởng cái quyền làm người đó và bị xã hội từ chối xua đuổi.

Chí Phèo dần lạc vào những cơn xay , anh chửi trời, chửi đời, chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra Chí Phèo. Chính trong những lời chửi mắng ấy là nỗi căm hận vô cùng của xã hội vì không ai cho anh quyền được làm người lương thiện. Không ai chửi lại anh cả, vì đơn giản là xã hội không còn ai coi anh là con người.

Cho đến 1 ngày Chí Phèo gặp được Thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như một điều kỳ diệu Thị Nở chỉnh là người khơi dậy bản năng của người đàn ông say. Mà sự yêu thương, mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc của người đàn bà khốn khổ ấy đã đánh thức tỉnh lương chi trong con người Chí.

Luôn tha thiết, luôn mong được yêu thương, được cảm thông và được trở lại hòa nhập cùng mọi người.

Không thể trở lại làm người lương thiện. Chí bắt đầu bộc lộ những bi kịch nội tâm đau đớn bằng câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.

2. Nhân Vật Bá Kiến

Trong tác phẩm Chí Phèo , Bá Kiến được xây dựng là một nhân vật có lòng dạ độc ác. Có thể nói rằng, ngoài mắt Bá Kiến tỏ ra rất hiền lành với Chí nhưng thực chất hắn lại là một con người độc ác.

Bá Kiến xuất hiện khi Chí Phèo đang trong cơn say. Để có thể đạt được mục đích của mình hắn đỡ Chí Phèo vào trong nhà, mời xơi nước và khiến cho Chí trở thành một trong những tay sai nguy hiểm.

Nhân vật Bá Kiến là một trong những hình tượng tiêu biểu cho giai cấp thống trị, với bộ mặt tàn ác, xấu xa. Điển hình cho một tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ. Tìm mọi cách để có thể bóc lột được người nông dân.

Hắn cư xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, khi thì tàn nhẫn, dọa nạt, khi thì mềm mỏng. Bá Kiến đã biết Chí từ một con người lương thiện trở thành một tên lưu manh.

Bối cảnh trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tác phẩm Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã lấy bối cảnh là làng Vũ Đại. Làng Vũ Đại được biết đến là một trong những ngôi làng Việt Nam cổ xưa. Dân làng ở đây hễ thấy Chí là la lên và ùa ra xem, nhưng về sau hầu hết mọi người đều không còn quan tâm tới sự tồn tại của trí nữa. Bối cảnh tiếp theo đó chính là ” một cái lò gạch cũ ” đó chính là nơi mà Chí Phèo được sinh ra, khi cất tiếng khóc chào đời, Chí không hề được hưởng cái gọi là quyền của một con người.

Hình ảnh lò gạch trong tác phẩm Chí Phèo đều được xuất hiện ở đầu và ở cuối truyện. Tác giả đã nói lên hình ảnh bắt đầu và sự kết thúc cay đắng của một đời người khốn cùng của xã hội.

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao mang lại một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương và trân trọng của nhà văn đối với những con người khốn khổ. Hình tượng Chí Phèo sẽ đi sâu vào tâm trí của những thế hệ.

Bạn đang xem bài viết Những Tác Phẩm Ngôn Tình Đầy Cảm Động Của Lục Xu trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!