Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Chưa Biết Về Tác Giả ‘Thép Đã Tôi Thế Đấy’ mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu như nhà văn Nga mà chúng ta thường gọi là “Paven” này còn sống thì năm nay ông đã hơn 100 tuổi (Nikolai Ostrovsky sinh năm 1904).
15 tuổi, ông đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh băng tuyết, bị thương không chịu rời hỏa tuyến, bệnh nặng vẫn ở trên công trường. Những năm tháng gian nan vất vả đã hủy hoại sức khỏe của ông: 23 tuổi bại liệt toàn thân, 24 tuổi mù cả đôi mắt.
Nhà văn Nikolai Ostrovsky.
Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng rồi ông nảy ra ý định: Nếu như không kể lại cuộc đời mình tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang cho thế hệ sau thì chết cũng không nhắm mắt được. Thế là ông quăng khẩu súng đi, cầm lấy ngọn bút để viết. Vũ khí mới này là văn học.
Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong một tiểu thuyết tự truyện. Bản thảo gửi đi in, lâu rồi mà chẳng có hồi âm. Hỏi ra mới biết bưu điện đã làm thất lạc. Không nản chí, Ostrovsky viết lại, rồi lại gửi đi. Bản thảo bị trả lại.
Vẫn không thối chí, ông nhờ người trực tiếp đưa bản thảo đến tận văn phòng của Phó tổng biên tập tạp chí Thanh Niên Cận Vệ Quân. Đó là năm 1934.
Vị Phó tổng biên tập này tên là Koroxop, người chân thật và có trình độ. Xem xong bản thảo, ông quyết định cho in ngay. Đầu tiên in dài kỳ trên báo Thanh Niên Cận Vệ Quân, sau in thành sách, lập tức gây chấn động xã hội.
Chỉ trong năm 1935, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy đã in tới 2 triệu bản. N. Ostrovsky như “khách trên trời” bỗng nhiên xuất hiện trên văn đàn Liên xô. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành nhân vật nổi tiếng.
Sau khi Ostrovsky tạ thế, Phó tổng biên tập Koroxop đã viết một bài hồi ký, qua hồi ký người ta được biết cuốn Thép đã tôi thế đấy được ra mắt bạn đọc là có công to lớn của ông. Ông tiết lộ một chi tiết thú vị: Trước khi in báo, Koroxop đề nghị tác giả đổi tên sách thành “Paven Coocsaghin”, nhưng Ostrovsky không chịu.
Ngoài tên sách, Koroxop còn đề nghị tác giả sửa chữa nhiều chỗ nữa, Ostrovsky tiếp thu và sửa chữa vài chỗ, có thể kể ra đây hai thí dụ: Paven Coocsaghin có ba mối tình.
Người yêu đầu tiên của anh là Inna, con gái một viên quan coi rừng. Phó tổng biên tập Koroxop nhớ lại thời trung học có rất nhiều cô tên là Inna, nhưng phần lớn sau Cách mạng Tháng Mười, họ đã theo bố mẹ thuộc thành phần tư sản chạy ra nước ngoài.
Ông muốn cô gái trong tiểu thuyết của Ostrovsky đẹp hơn những cô gái có tên là Inna mà ông từng quen biết, nên đề nghị tác giả, đổi tên cô nàng kia thành Tonia. Tác giả đã sửa theo lời đề nghị đó.
Ai từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc Thép đã tôi thế đấy đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu danh ngôn này đến nay vẫn được rất nhiều người ưa thích.
Cuối năm 1936, bệnh tình của Ostrovsky ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:
– Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn…
Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ…
Nói đến đấy, Ostrovsky ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:
– Anh có rên không?
– Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.
Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:
– Anh có rên không?
– Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.
Rồi ông lại hôn mê và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.
Ngày 22/12/1936, Ostrovsky vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Sau này nơi này đã trở thành Nhà tưởng niệm ông.
Nay ai có dịp đến Matxcơva đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ostrovsky đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn (lời nói cuối cùng) vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.
(Nguồn: Tiền Phong)
Những Điều Chưa Biết Về ‘Paven’
Nicôlai Ôxtơrôpxki
Cuộc đời Nicôlai Ôxtơrôpxki- tác giả huyền thoại của tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” được tái hiện trong bộ phim đang được VTV1 phát sóng buổi 23 giờ hàng ngày.
Nếu như con người Nga này- mà chúng ta thường gọi là “Paven”- còn sống thì năm nay ông đã hơn 100 tuổi (N. Ôxtơrôpxki sinh năm 1904).
15 tuổi đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh băng tuyết, bị thương không chịu rời hỏa tuyến, bệnh nặng vẫn ở trên công trường. Những năm tháng gian nan vất vả đã hủy hoại sức khỏe của ông. 23 tuổi bại liệt toàn thân, 24 tuổi mù cả đôi mắt.
Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng rồi ông nảy ra ý định: Nếu như không kể lại cuộc đời mình tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang cho thế hệ sau thì chết cũng không nhắm mắt được. Thế là ông quăng khẩu súng đi, cầm lấy ngọn bút để viết. Vũ khí mới này là văn học.
Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong một tiểu thuyết tự truyện. Bản thảo gửi đi in, lâu rồi mà chẳng có hồi âm. Hỏi ra mới biết bưu điện đã làm thất lạc. Không nản chí, Ôxtơrôpxki viết lại, rồi lại gửi đi. Bản thảo bị trả lại.
Vẫn không thối chí, ông nhờ người trực tiếp đưa bản thảo đến tận văn phòng của Phó tổng biên tập tạp chí “Thanh niên cận vệ quân”. Đó là năm 1934.
Vị Phó tổng biên tập này tên là Kôrôxôp, người chân thật và có trình độ. Xem xong bản thảo, ông quyết định cho in ngay. Đầu tiên in dài kỳ trên báo “Thanh niên cận vệ quân”, sau in thành sách, lập tức gây chấn động xã hội.
Chỉ trong năm 1935, tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã in tới 2 triệu bản. N.Ôxtơrôpxki như “khách trên trời” bỗng nhiên xuất hiện trên văn đàn Liên Xô. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành nhân vật nổi tiếng.
Mộ Ôxtơrôpxki tại Nghĩa trang danh nhân ở Matxcơva – Ảnh: T.V
Sau khi Ôxtơrôpxki tạ thế, Phó tổng biên tập Kôrôxôp đã viết một bài hồi ký, qua hồi ký người ta được biết cuốn “Thép đã tôi thế đấy” được ra mắt bạn đọc là có công to lớn của ông. Ông tiết lộ một chi tiết thú vị: Trước khi in báo, Kôrôxôp đề nghị tác giả đổi tên sách thành “Paven Coocsaghin”, nhưng Ôxtơrôpxki không chịu.
Ngoài tên sách, Kôrôxôp còn đề nghị tác giả sửa chữa nhiều chỗ nữa, Ôxtơrôpxki tiếp thu và sửa chữa vài chỗ, có thể kể ra đây hai thí dụ: Paven Coocsaghin có ba mối tình.
Người yêu đầu tiên của anh là Inna, con gái một viên quan coi rừng. Phó tổng biên tập Kôrôxôp nhớ lại thời trung học có rất nhiều cô tên là Inna, nhưng phần lớn sau Cách mạng Tháng Mười, họ đã theo bố mẹ thuộc thành phần tư sản chạy ra nước ngoài.
Ông muốn cô gái trong tiểu thuyết của Ôxtơrôpxki đẹp hơn những cô gái có tên là Inna mà ông từng quen biết, nên đề nghị tác giả, đổi tên cô nàng kia thành Tônia. Tác giả đã sửa theo lời đề nghị đó.
Ai đã từng đọc, thậm chí nhiều người chưa đọc “Thép đã tôi thế đấy” đều biết câu nói nổi tiếng của Paven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Câu châm ngôn này đến nay vẫn được rất nhiều người ưa thích.
Cuối năm 1936, bệnh tình của Ôxtơrôpxki ngày một trầm trọng. Khi dự cảm được tử thần sắp đến gọi mình đi, ông liền gọi vợ lại bên giường, nói:
– Bây giờ anh muốn nói với em một câu, có lẽ đây là lời cuối cùng của anh… Đời anh sống không tồi… Tất cả đều tự tay mình làm ra cả, nhưng không phải dễ dàng mà có đâu… Anh đã phấn đấu cả một đời. Em cũng đã biết anh chưa bao giờ khuất phục trước khó khăn…
Phải chăm chỉ học hành, không có văn hóa thì em không trưởng thành được… Hãy nghĩ đến bố mẹ chúng ta. Các cụ đã khổ cả cuộc đời vì chúng ta… Chúng ta nợ các cụ rất nhiều… mà chưa kịp báo đáp được gì. Em nên báo hiếu mẹ…
Nói đến đấy, Ôxtơrôpxki ngất đi. Khi tỉnh lại ông hỏi:
– Anh có rên không?
– Không.
– Em nhìn kìa? Tử thần đã đến gần, nhưng anh không chịu khuất phục.
Rồi ông lại ngất lịm đi. Rồi lại tỉnh, lại hỏi:
– Anh có rên không?
– Không.
– Thế thì tốt, điều đó có nghĩa là tử thần chưa làm gì được anh.
Rồi ông lại hôn mê và cuối cùng không tỉnh lại được nữa.
Ngày 22/12/1936, Ôxtơrôpxki vừa mới 32 tuổi xuân đã lìa đời tại một bệnh viện ở Matxcơva. Sau này nơi này đã trở thành Nhà tưởng niệm ông.
Nay ai có dịp đến Matxcơva đến thăm Nhà tưởng niệm đó, sẽ nhớ nhất là chiếc giường sắt, nơi Ôxtơrôpxki đã nằm bất động ở đó bao tháng ngày. Và di ngôn (Lời nói cuối cùng) vẫn còn ghi lại ở bên giường của ông.
Lê Huy Tiêu
Hacker Anonymous Khét Tiếng Nhất Thế Giới – Những Điều Chưa Biết (Phần 1)
Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng Internet, sử dụng máy tính trở thành một công việc thường ngày của hàng tỷ người dân trên thế giới. Mạng Internet, máy tính mang lại cho con người rất nhiều tiện ích về chia sẻ, kết nối và tìm hiểu thông tin nhưng cũng mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng và cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề máy tính bị lây nhiễm virus hay bị tin tặc tấn công.
Thông thường nhất là những vụ tấn công máy tính, hệ thống mạng để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân, tống tiền nạn nhân. Nguy hiểm hơn là những vụ phát tán virus với tốc độ chóng mặt mà phải mất rất nhiều thời gian người ta mới tìm được cách ngăn chặn.Nguy hiểm hơn nữa là những vụ đánh sập máy tính, hệ thống mạng, thay đổi giao diện trang web. Đa phần những vụ tấn công này đều vì mục đích kinh tế và rất dễ tìm ra thủ phạm.
Nhưng những vụ tấn công của Anonymous hoàn toàn ngược lại. Mục đích của chúng là vấn đề chính trị, băng nhóm này hoạt động không theo quy luật, không có cơ cấu tổ chức rõ ràng nên cho đến bây giờ nó vẫn là một ẩn số lớn với cơ quan chức năng các nước và toàn thế giới.
Anonymous không phải là một tổ chức tội phạm
Biểu tượng của Anonymous.
Anonymous được thành lập từ năm 2003 trên một diễn đàn đăng ảnh mang tên Imageboard 4 chân. Nhưng Anonymous không phải là một tổ chức tội phạm mạng, mọi hacker trên thế giới đều có thể tự xưng là thành viên của nhóm này và hoạt động độc lập với nhau.
Anonymous chỉ là nhóm hacker có những hoạt động mang tính chất chính trị, hay còn gọi bằng thuật ngữ “hacktivists”. Anonymous không có tên trùm và trụ sở hoạt động có thể ở bất cứ đâu chúng muốn. Nhóm hacker này hoạt động trên nguyên tắc số đông, tức là chúng chỉ tổ chức tấn công vào một địa chỉ nào đó khi có phần lớn thành viên tán thành.
Ban đầu, Anonymous chỉ đăng những bức hình châm biếm để phản đối và kêu gọi trả đũa lại những chiến dịch do thám thông tin của một số nước phương Tây và Mỹ nhưng dần dần Anonymous chuyển sang tấn công vào trang web của các cơ quan chính phủ như Mỹ, Israel, Tunisia, Uganda; các trang về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến, các cơ quan bảo vệ tác quyền, trang web của Nhà thờ Khoa luận học (Church of Scientology), Hiệp hội Phim ảnh, Hiệp hội Công nghiệp thu âm của Mỹ và một số công ty, tổ chức tài chính như PayPal, MasterCard, Visa và tập đoàn Sony. Biểu tượng duy nhất gắn liền với nhóm hacker này là hình ảnh một người đàn ông đeo chiếc mặt nạ Guy Fawkes trong bộ truyện tranh “V for Vendetta”.
Anonymous đã từng tấn công vào các trang web của CIA, FBI, NATO, Liên Hiệp quốc, Malaysia, Singapore, tập đoàn Sony và mới đây nhất là Úc…
Kẻ gây ra những vụ tấn công mạng “có một không hai”
Những tên tội phạm giấu mặt
Dựa vào những thông điệp mà nhóm Anonymous để lại sau khi thực hiện các cuộc tấn công và những dòng thừa nhận trách nhiệm trên blog hay Twitter, tất cả các cuộc tấn công của nhóm đều nhằm mục đích “đấu tranh vì tự do ngôn luận”, thể hiện sự bất đồng chính kiến, thể hiện sự phản đối trước một chính sách nào đó hoặc đơn giản chỉ là để dằn mặt bất cứ ai có ý định vạch mặt hoặc buộc tội thành viên của nhóm hay những người nhóm tôn sùng. Tấn công mạng được nhóm hacker sử dụng như một thứ vũ khí hiệu quả để đạt được mục đích.
(Còn tiếp)
Theo Petrotimes.vn
Tuyển Tập Những Tác Phẩm Hay Nhất Của Tác Giả Lục Xu
Tiểu thuyết của tác giả Lục Xu thường mang những tình tiết nhẹ nhàng, có phần bình lặng nhưng vẫn khiến người đọc phải xao xuyến. Ngoài ra, Lục Xu cũng là một tác giả truyện ngôn tình nổi tiếng người Trung Quốc cùng thời với các tên tuổi đình đám khác như: Cố Mạn, Đinh Mặc, Diệp Tử.
Pháo hoa – Lục Xu
Tác phẩm “Pháo hoa” là truyện của Lục Xu kể về nữ chính Nhiếp Sơ Ngữ – một người con gái xinh đẹp và thông minh nhưng có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Do cha cô vẫn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên Sơ Ngữ không được học hành đầy đù mà phải cùng bạn lên thành phố kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Tại đây, cô gặp được Lục Trạm Giang – pháo hoa của cuộc đời mình. Cuộc sống của Sơ Ngữ cũng hoàn toàn thay đổi từ giây phút định mệnh ấy.
Ai hiểu được lòng em – Lục Xu
Nếu thường xuyên đọc truyện của Lục Xu, chắc hẳn độc giả sẽ không lấy làm lạ với nhân vật Nhân Ly trong ” Ai hiểu được lòng em “. Dù cũng được xây dựng với hình tượng một cô gáu xinh đẹp, thông minh nhưng cô lại không thuộc tuýp người hiền lành, cam chịu và để người khác dễ dàng bắt nạt như trong hầu hết những tác phẩm của Lục Xu.
Năm 15 tuổi, cuộc đời của Nhân Ly rẽ sang một bước ngoặt khi cô về sống chung với ba và dì ghẻ cùng cô em gái khác khác mẹ Nhân Đình. Tại nơi ở mới, Nhân Ly dần quen rồi trở nên thân thiết với người anh hàng xóm có vẻ ngoài nhút nhát tên Tu Lăng. Dù họ đều nảy sinh tình cảm với nhau nhưng lại chẳng ai dám thổ lộ, đúng kiểu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” vì Nhân Ly cứ nghĩ Tu Lăng thích em gái mình, còn Tu Lăng thì chỉ thầm lặng yêu Nhân Ly.
Sau này, khi Nhân Ly bị người yêu bội bạc, Tu Lăng bị cha mẹ ép cưới Nhân Ly thì hai người mới đến với nhau. Họ cũng dần khám phá ra tình cảm mình dành cho nhau trong quá khứ sâu đậm tới nhường nào!
Yêu hận triền miên – Lục Xu
“Yêu hận triền miên” là một tiểu thuyết của Lục Xu được nhiều người yêu ngôn tình săn đón. Câu chuyện được Lục Xu mở màn khi nhân vật “cô” cùng nhân vật “anh” khởi điểm mối quan hệ ở trên giường. Cô đã ký vào khế ước của anh vào năm 18 tuổi vì muốn thay anh trai chuộc lỗi, nội dung như sau: thân thể của cô thuộc về anh, cho đến khi anh cảm thấy chán thì cô mới được tư do.
Trước sự chiếm đoạt mạnh mẽ từ anh, cô không dám chống lại mà cũng không có sức để phản kháng. Bởi vì, cô chỉ là một người chuộc tội mà thôi!Nhưng chẳng biết tại sao, cô càng lùi thì anh lại càng tiến. Anh muốn bức cô đến cực hạn. Anh muốn nhìn xem, cô gái dám mở miệng nói vì anh trai mình mà chuộc tội, chuyện gì cũng có thể nhịn rồi sẽ chịu đưng được đến đâu!
Một viên đạn, cô cho rằng cuối cùng cũng kết thúc quan hệ tình nhân của bọn họ. Nhìn máu từ lồng ngực chảy ra, anh lại cười: “Em thắng, từ nay về sau em được tự do”. Ác mộng tựa hồ miên mải không bao giờ kết thúc.
Cô cho rằng, sau tiếng súng đó, anh và cô sẽ không còn bất cứ quan hệ gì. Nhưng anh lại một lần nữa xuất hiện trước mặt cô, cười nhẹ nhàng: “Sao vậy? Có can đảm bỏ trốn mà lại không dám đối diện với tôi sao?”.
Cô không còn là một thiếu nữ không biết gì hết: “Thật xin lỗi, tôi không phải loại người như anh”.
“Không phải loại người như tôi? Em có ngại hay không nếu tôi hôn em lần nữa?”
Thật lòng yêu em – Lục Xu
Tác phẩm “Thật lòng yêu em” là tác phẩm ngôn tình Lục Xu viết về một cô gái vì quá kích động trước cái chết của bạn trai mà trở nên điên loạn, lại gặp phải một người đàn ông biến thái. Những biến cố đến với Lăng Diệc Cảnh và Lăng Tích Đồng sẽ khiến cho độc giả không khỏi tò mò.
Liệu còn điều gì thú vị nữa? Liệu tình yêu này có trải qua được trăn trở hay không, có thể vượt qua được tất cả thử thách không? Mọi câu hỏi trên sẽ được giải đáp khi bạn đọc truyện Lục Xu “Thật lòng yêu em”.
Tình yêu quan trọng đến vậy sao – Lục Xu
Nhắc đến truyện ngôn tình Lục Xu, thì không thể không nhắc tới tác phẩm “Tình yêu quan trọng đến vậy sao”. Tác giả Lục Xu đã cho thấy, đàn ông chỉ yêu phụ nữ vào một thời điểm, khi đó bạn làm gì họ cũng thấy đáng yêu, thậm chí bạn có muốn hái sao, lên cung trăng họ cũng không từ chối mà tìm cách làm hài lòng bạn. Thế nhưng một khi tình yêu đã hết thì họ coi mọi việc bạn làm đều sai trái, bạn khóc là sai, bạn cười là sai, bạn kiên cường là sai, yếu đuối là sai, thậm chí thở cũng là sai.
Kỉ Bách Linh vẫn cho rằng, ngày trước Giang Dịch Sâm đã khiến cô thực sự hiểu thế nào là một tình yêu chân thành. Song cô lại chẳng thể ngờ chính anh cũng là người khiến cô tỉnh ngộ hoàn toàn: anh phá hoại mối tình đầu thơ mộng của cô, tiến vào cuộc sống rồi lại nhẫn tâm nói “Tôi chỉ là chơi đùa với cô thôi!”. Sau đó, chính tay anh hủy hoại cuộc hôn nhân của hai người làm cô trở thành người phụ nữ bị bỏ rơi.
Độc tình – Lục Xu
“Độc tình” được đánh giá là một truyện hay của Lục Xu. Trong tác phẩm này, tác giả Lục Xu kể về con đường tình yêu của cô gái mang tên Lê Họa và chàng công tử con nhà gia giáo Lộ Thiếu Hành. Trong suốt quãng thanh xuân tươi đẹp của mình, Lê Họa đã đem lòng thầm thương trộm nhớ Lộ Thiếu Hành mà chẳng cần anh hồi đáp. Cô biết anh có bạn gái rồi nên việc thích anh là không được phép; bởi thế, cô mới dùng từ “ngưỡng mộ” để bày tỏ tình cảm nhằm không muốn cuộc sống của anh bị xáo trộn.
Nhưng cuộc đời thật trớ trêu. Lê Họa từ một thiên kim tiểu thư lá ngọc cành vàng, bỗng chốc biến thành nàng Lọ Lem xấu xa trong mắt Lộ Thiếu Hành. Lê Họa đã từng rất suy sụp. Cô mang trong lòng vết thương về gia đình, vết thương của một mối tình đơn phương, vết thương của việc đánh mất giọt máu mà cô vốn yêu thương che chở nhường nào!
Lê Họa không chấp nhận việc bản thân đầu hàng số phận. Dù phải tự tìm cách trang trải cuộc sống bằng việc đi làm ở quán rượu – nơi đầy rẫy kẻ xấu và hiểm nguy rình rập, song cô vẫn như một đóa hoa mang chất kịch độc, tỏa sáng sự quyến rũ của bản thân. Và tác giả Lục Xu đã đưa ra một triết lý, đó là một khi ông trời đóng cánh cửa này của bạn thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra nên cuối cùng nhân vật Lê Họa đã gặp được một người con trai tốt tên Trác Dực Đình. Anh nguyện ý gạt bỏ thành kiến về công việc của cô, nguyện che chở và chữa lành vết thương lòng mà cô từng chịu đựng suốt bấy nhiêu năm.
Lê Họa đã nghĩ rằng, cả đời này cô sẽ sống hạnh phúc bên Trác Dự Đình. Vậy mà duyên phận thật trớ trêu khi lại đưa Lộ Thiếu Hành trở về.
Chưa từng hẹn ước – Lục Xu
Trong số các truyện ngôn tình của Lục Xu, tác phẩm “Chưa từng hẹn ước” được độc giả đón nhận khá đông đảo với nội dung kể về hai nhân vật là Trình Vũ Phỉ và An Diệc Thành. Trình Vũ Phỉ đem lòng yêu An Diệc Thành năm 15 tuổi, và mãi sau này cũng chỉ yêu mình anh. Nhưng cô không dám nói cho anh biết vì sợ cuộc sống của anh sẽ bị xáo trộn.
Người thứ ba – Lục Xu
Tác phẩm “Người thứ ba” là truyện của tác giả Lục Xu. Nội dung truyện xoay quanh Ân Kha – một cô gái từng thầm thương trộm nhớ chàng thiếu niên anh tuấn Chu Tiểu Bân vào thời trung học. Cảm xúc ấy vừa giống như yêu thích, lại vừa giống như thần tượng nhưng trong lòng tự cảm thấy khó mà với tới được. Tình yêu của Ân Kha chính là yêu đến nao lòng, lại có chút hèn mọn nhưng đáng tiếc là Chu Tiểu Bân chưa một lần để ý, lại cũng chẳng hề nhận ra. Cuối cùng, cảm xúc đau lòng tới cùng cực của cô cũng dần chai lì theo năm tháng…
Bạn đang xem bài viết Những Điều Chưa Biết Về Tác Giả ‘Thép Đã Tôi Thế Đấy’ trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!