Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Câu Nói Hay Nhất Của Adam Smith # Top 12 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Câu Nói Hay Nhất Của Adam Smith # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Nói Hay Nhất Của Adam Smith mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Adam Smith là nhà kinh tế học, nhà triết học và tác giả người Anh, đồng thời là nhà triết học đạo đức, nhà tiên phong về kinh tế chính trị, và là nhân vật chủ chốt trong thời kỳ Khai sáng Scotland, còn được gọi là “Cha đẻ của Kinh tế học” hay “Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản”. Smith đã viết hai tác phẩm kinh điển, Lý thuyết về tình cảm đạo đức (1759) và Cuộc điều tra về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia (1776). Cuốn sách thứ hai, thường được viết tắt là Sự giàu có của các quốc gia, được coi là tác phẩm kinh tế học hiện đại đầu tiên của ông.

Trong tác phẩm của mình, Adam Smith đã giới thiệu lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của mình. Smith là người đặt nền móng cho lý thuyết kinh tế thị trường tự do cổ điển. Sự giàu có của các quốc gia là tiền thân của ngành kinh tế học hiện đại. Trong tác phẩm này và các tác phẩm khác, ông đã phát triển khái niệm phân công lao động và giải thích về cách hợp lý tư lợi và cạnh tranh có thể dẫn đến thịnh vượng kinh tế. Smith đã gây tranh cãi vào thời của mình và cách tiếp cận và phong cách viết chung của ông thường bị các nhà văn khác châm biếm.

Học Thuyết Kinh Tế Của Adam Smith

Kết quả

Học thuyết kinh tế của Adam Smith:

A.Smith (1723 – 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc”.

Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này.

Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm.

+ Điểm quan trọng của lý thuyết này là Adam Smith đưa ra phạm trù con người kinh tế. Ông quan niệm khi chạy theo tư lợi thì “con người kinh tế” còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”.

+ “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, ông cho rằng chính các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá.

+ Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Ông cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình, nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó.

Tóm lại xã hội muốn giàu thì phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do. Chủ nghĩa “Laisse-fảie” tức là “Mặc kệ nó”.

+ Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến, theo ông “các đại biểu được kính trọng nhất trong xã hội” như: nhà vua, quan lại, sĩ quan, thầy tu… cũng giống như những người tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả.

+ Ông phê phán chế độ thuế khoá độc đoán như thuế đánh theo đầu người, chế độ thuế thân có tính chất lãnh địa, chế độ thuế hà khắc ngăn cản việc tích luỹ của nông dân.

+ Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền của quý tộc, coi đó là “thể chế dã man” ngăn cản việc phát triển của sản xuất nông nghiệp.

+ Ông bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

+ Ông vạch rõ tính chất vô lý về mặt kinh tế của chế độ lao dịch và chứng minh tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê.

+ Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ “không bình thường”: là sản phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người, đó là một chế độ trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu của khoa học kinh tế chính trị. Theo ông nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch.

+ Adam Smith là người đứng trên lập trường của tư bản công nghiệp để phê phán chủ nghĩa trọng thương. Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thương là niệm quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tưởng làm giàu bằng thương nghiệp.

+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ. Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền. Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó.

+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của ngoại thương và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá. Ông cho rằng việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong thương nghiệp bằng độc quyền thương nghiệp sẽ làm chậm việc cải tiến sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất.

+ Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế, ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ thù…nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vượt quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường sá, sông ngòi và các công trình lớn khác. Theo ông, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước.

+ Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tưởng của phái trọng nông về tính chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ về tính chất không sản xuất của công nghiệp.

+ Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công trường là giai cấp không sản xuất.

+ Ông đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất như luận điểm về năng suất lao động, tích luỹ tư bản…

+ Adam Smith là người đầu tiên luận chứng cương lĩnh thuế khoá của giai cấp tư sản, chuyển gánh nặng thuế khoá cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác định thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn: một là từ quỹ đặc biệt của nhà nước, tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô, hai là lấy từ thu nhập của tư nhân bắt nguồn từ địa tô. lợi nhuận, tiền công.

+ Ông đưa ra bốn nguyên tắc để thu thuế:

– Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ, “tuỳ theo khả năng và sức lực của mình”.

– Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác.

– Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, và với phương thức thích hợp.

– Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế.

+ Ông đưa ra hai loại thuế phải thu: đó là thuế trực thu và thuế gián thu:

– Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền công, và tài sản kế thừa.

– Thuế gián thu, ông cho rằng không nên đánh thuế vào các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, nên đánh thuế vào các hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập của những người “sống trung bình hoặc cao hơn trung bình”.

* Lý luận về phân công lao động

+ Adam Simith cho rằng phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển sức sản xuất lao động.

+ Ông cho rằng phân công lao động sẽ làm tăng thêm hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động.

+ Ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường, điều kiện để thực hiện phân công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc.

Adam Simith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra bản chất của tiền là hàng hoá đặc biệt làm chức năng phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ, ông là người đầu tiên khuyên nên dùng tiền giấy.

Ông đã có quan điểm đúng về số lượng tiền cần thiết trong lĩnh vực lưu thông là do giá cả quy định.

Trong lý luận của A.Smith còn có hạn chế là: không hiểu đầy đủ bản chất của tiền, còn nhầm lẫn giá trị tiền với số lượng tiền, không thấy hết các chức năng của tiền tệ.

* Lý luận về giá trị – lao động

+ Adam Simith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến hành phân tích qua các bước:

– Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá trị hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được. Như vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động mà hàng hoá đó đổi được.

– Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng bằng một lượng hàng hoá nào đó”. Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá.

– Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi.

+ Adam Simith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống.

Tóm lại trong lý luận giá trị – lao động A.Smith đã có những bước tiến đáng kể so với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là:

– Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).

– Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông).

– Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị, ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở tiền.

– Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do lao động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự phân biệt lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.

– Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra nhân tố độc quyền tư bản).

Lý luận giá trị – lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là:

– Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.

– Một quan điểm sai lầm của Adam Simith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ đung trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu hiện sự xa rời học thuyết giá trị – lao động.

– Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông lại chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.

+ Adam Simith quan niệm: tư bản là những tài sản đem lại thu nhập, ông đã phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động:

– Tư bản lưu động: là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay người chủ sở hữu và giữa nguyên hình thái, như: tiền, lương thực dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, thành và bán thành phẩm.

– Tư bản cố định: là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển quyền sở hữu, như: máy móc, công cụ lao động, các công trình xây dựng đem lại thu nhập, những năng lực có ích của dân cư.

+ Về tích luỹ tư bản: Ông khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của tích luỹ tư bản: “tích luỹ tư bản tăng là do kết quả của sự tiết ước và chúng giảm đi là do hoang phí và không tính toán cẩn thận”.

Đây là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong học thuyết kinh tế của Adam Smith:

– Hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt, ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.

+ Lý luận về lợi nhuận, lợi tức:

– Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.

– Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi túc của tư bản cho vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định.

– Ông cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: tiền công, quy mô tư bản, lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh, sự can thiệp của nhà nước…

– Ông cũng là người chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, và cho rằng tư bản đầu tư ngày càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.

– Adam Smith có hai luận điểm về khái niệm địa tô: một là, địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, hai là, địa tô là khoản tiền trả về việc sử dụng đất đai, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất.

– Về hình thức địa tô, Adam Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô chênh lệch I, nhưng ông lại chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II.

* Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội

– Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith được xây dựng trên quan điểm của giá trị hàng hoá bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, địa tô. Trong quá trình phân tích, ông đã trình bày các khái niệm: tổng thu nhập, thu nhập thuần tuý, nhưng ông không lấy tổng thu nhập làm điểm xuất phát mà lấy thu nhập thuần tuý làm điểm xuất phát và toàn bộ lý luận tái sản xuất chỉ xoay quanh thu nhập thuần tuý.

– Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ.

– A.Smith đã hiểu một số vấn đề của lý luận tái sản xuất xã hội gần giống với lý luận về tái sản xuất xã hội mà Mác xây dựng sau này. Ông đã có gợi ý thiên tài là: phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực (sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng), phân biệt tích luỹ và cất trữ trong tái sản xuất mở rộng.

– Hạn chế lớn nhất của a.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư bản bất biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.

Mác đặt tên cho sai lầm này là “Tín điều của A.Smith” (từ sai lầm này và đi chứng minh cho các sai lầm đã dẫn A.Smith đến chỗ bế tắc).

+ Adam Smith là người đưa lý thuyết về “lợi thế tuyệt đối”. Ông cho rằng, việc buôn bán giữa các nước diễn ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước khi quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hoá nào đó, ngược lại quốc gia khác lại có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó, do đó khi tiến hành trao đổi cả hai nước đều có lợi ích cao nhất. Bởi vậy mỗi quốc gia phải biết chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi thế hơn.

+ Nhưng trong thực tế hiện tượng này không nhiều, bởi vậy lý thuyết này của Adam Smith có những điểm hạn chế, về sau chính Ricardo là người phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh.

Những tư tưởng của A.Smith còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường song ông đã xác định được nhiệm vụ của kinh tế chính trị học, đã đưa các tư tưởng kinh tế có từ trước đó trở thành hệ thống, là một trong những đỉnh cao của tư tưởng xã hội thế kỷ XVIII.

Nguồn: CN. Nguyễn Quang Hạnh (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Danh Ngôn Hay Nhất Của John Adams

Danh ngôn hay nhất của John Adams-P.II

+Danh ngôn hay nhất của John Adams: Tôi đã chọn lọc được rất nhiều câu nói nổi tiếng hay nhất của ông, dễ hiểu và được phổ biến nhiều trong Internet, xin chia sẻ cùng các bạn.

+Danh ngôn hay nhất của John chúng tôi (9 câu tiếp theo)

11-Mong muốn được người khác quan sát, cân nhắc, đánh giá, ca ngợi, yêu thương và khâm phục là một trong những khuynh hướng sớm nhất và mãnh liệt nhất được phát hiện ra trong trái tim con người.

12-Sự thật là những điều bướng bỉnh; và cho dù mong muốn, khuynh hướng, tiếng gọi lòng nhiệt huyết của chúng ta có như thế nào, chúng không thể thay đổi được sự thực và bằng chứng.

13-Sự đau khổ đẩy con người vào thói quen suy ngẫm nghiêm túc, làm sắc sảo nhận thức và làm dịu đi trái tim.

14-Quyền của một quốc gia để hành quyết một tên bạo chúa khi cần thiết không thể bị nghi ngờ, cũng như việc treo cổ một tên cướp hay giết một con bọ chét.

15-Quyền sở hữu chắc chắn cũng là quyền của con người như quyền tự do.

16-Tôi càng sống lâu, đọc nhiều, kiên nhẫn hơn và lo lắng tìm hiểu nhiều hơn, tôi dường như càng biết ít đi… Hãy biết vừa phải. Có lòng khoan dung. Sống nhún nhường. Như thế là đủ.

17-Tôi đọc lồi cả mắt và vẫn không đọc được đủ tới một nửa… người ta càng đọc nhiều, người ta càng thấy còn nhiều điều cần phải đọc.

18-Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc.

19-Tự do, theo quan điểm siêu hình học của tôi, là quyền lực tự quyết trong một thực thể có tư duy. Nó đưa đến suy nghĩ, lựa chọn và sức mạnh.

-Song: Fredji – Happy Life (Vlog No Copyright Music)

-Music provided by Vlog No Copyright Music.

Danh ngôn hay nhất của Abraham Lincoln Abraham Lincoln ( 1809 – 1865), tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter , Người giải phóng vĩ đại -Luật sư, chính trị gia là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ (trích từ nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Abraham_Lincoln) Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang , đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois, nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ , rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện . Theo bảng Xếp hạng Tổng thống trong Lịch sử Hoa Kỳ được thực hiện từ thập niên 1940 , Lincoln luôn có tên trong ba người đứng đầu, thường khi là nhân vậ

Danh ngôn hay nhất của Pablo Picasso-P.I +Pablo Picasso (theo chúng tôi ) “Pablo Picasso (1881-1973) là họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha, được coi là một trong những họa sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20. Ông và Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. “Ông đã để lại cho hậu thế hàng vạn tác phẩm, bao gồm rất nhiều bức họa, bản in, phác thảo, điêu khắc, gốm sứ, thiết kế phục trang và sân khấu kịch…Phong cách sáng tạo của Picasso là sự tổng hòa của tất cả các trường phái nghệ thuật như Hiện thực, Trừu tượng, Lập thể, Tân cổ điển, Siêu thực, Biểu hiện.., và ở đâu Picasso cũng để lại cá tính của bản thân trong những tác phẩm của mình.” “Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố” theo Wikipedia. +Danh ngôn hay nhất của Pablo Picasso- P.I (11 câu): Tôi đã chọn lọc rất nhiều câu nói hay nhất của ông , dễ hiểu và được phổ biến nh

Những Câu Nói Hay Nhất Của Naruto

Uzumaki Naruto là nhân vật chính trong loạt truyện tranh cùng tên của tác giả Masashi Kishimoto. Trong cả bộ truyện, Naruto có những câu nói hay, thể hiện nhiều bài học sâu sắc.

Naruto là cậu nhóc ninja mồ côi cả cha lẫn mẹ. Từ nhỏ, cậu đã bị mọi người xa lánh, không có một người bạn nào. Do đó, cậu nhóc luốn mong muốn mình sẽ trở thành Hokage để được mọi người công nhận. Hokage là danh hiệu cao quý dành cho người đứng đầu làng Lá. Sau này Naruto mới biết nguyên nhân là bởi vì trong người mình có con quái vật Cửu Vĩ Hồ đã tấn công làng Lá nhiều năm trước. Và người đã hy sinh thân mình để phong ấn con quái vật đó vào người Naruto là Hokage đệ tứ – cũng là cha của cậu.

Cần phải nói thêm rằng Naruto mang họ của mẹ chứ không mang họ của cha, để giữ bí mật về thân thế Hokage đệ tứ. Tuy vậy, dòng tộc Uzumaki cũng từng là một đại gia tộc vô cùng mạnh mẽ. Vì sợ hãi trước sức mạnh của ấn thuật và kết giới thuật của tộc Uzumaki mà các gia tộc khác đã liên minh tiêu diệt tộc này. Hậu nhân của tộc Uzumaki từ đó tản ra khắp mọi nơi. Một nhân vật cực kỳ mạnh mẽ khác cũng mang họ Uzumaki khác chính là Nagato – thủ lĩnh của Akatsuki. Các bạn có thể tìm hiểu về Uzumaki Nagato tại

Naruto được xây dựng dưới hình tượng một cậu nhóc vui vẻ, vô tư, có phần ngốc nghếch. Chính những đức tính đó mà cậu không bao giờ biết đến nản chí và bỏ cuộc. Và cũng chính nhờ vậy mà Naruto sau này đã kết bạn được với rất nhiều người. Kết thúc bộ truyện, Naruto trở thành Hokage đệ thất của làng Lá.

“Một số người nói tôi là đồ vô dụng! Tôi sẽ chứng minh rằng họ đã sai!”

Khởi điểm của Naruto làm một tên nhóc bị cho là vô dụng, bất tài, quậy phá. Chính sự ghẻ lạnh và khinh bỉ của mọi người đã khiến Naruto luôn hình thành quyết tâm đạt đến đỉnh cao bằng được. Nhưng khác với Sasuke, Naruto luôn đạt được sức mạnh nhờ sự quyết tâm và nỗ lực cao chứ không bất chấp mọi thứ. Đó là bởi vì Sasuke có động lực là trả thù, còn động lực của Naruto là được mọi người công nhận.

“Nỗi đau đớn của sự cô độc lớn đến mức không ai có thể dễ dàng chịu đựng”

Hơn ai hết, Naruto hiểu rõ sự đau đớn do bị ghẻ lạnh, cô độc. Nhưng may mắn bởi bản tính của Naruto quá thiện lương, do đó cậu không ngập tràn trong thù hận như Nagato hay trở nên bạo lực như Gaara. Cũng chính từ sự cô độc từ nhỏ mà Naruto dễ dàng đồng cảm và cảm hóa được Gaara và Pain.

“Nếu cậu không thích số phận của mình, đừng chấp nhận nó. Thay vào đó, hãy dũng cảm thay đổi nó theo ý mình!”

Có lẽ trong cuộc sống này rất ít người cảm thấy hài lòng với số phận của mình. Trong thế giới nhẫn giả của Naruto cũng vậy, ai cũng có một câu chuyện, một nỗi đau mà chỉ họ mới hiểu. Một số người chấp nhận và tìm những thú vui tao nhã trong cuộc đời mình như Shikamaru, Choji, Kakashi… Một số người căm hận và trở nên bạo lực như Neji, Gaara, Nagato, Sasuke… Một số người khác không chịu thua số phận và luôn tranh đấu đến cùng như Gai, Rock Lee,… đặc biệt là Naruto. Và sau cùng, Naruto cũng đã chứng minh được rằng số phận có thể thay đổi!

“Khi cậu bỏ cuộc, giấc mơ của cậu và mọi thứ khác đều tan biến”

“Không đời nào ta bỏ chạy. Không đời nào ta đi ngược lại lời ta đã nói. Đó là nhẫn đạo của ta!”

Mỗi nhẫn giả đều có một nhẫn đạo. Như nhẫn đạo của Itachi là cống hiến như một kẻ vô danh cho hòa bình. Nhẫn đạo của Pain là mang lại đau khổ để đạt được hòa bình thực sự. Nhẫn đạo của Madara là thực hiện một thế giới mộng ảo nơi ai cũng được hạnh phúc. Nhẫn đạo của Rock Lee là mỗi ngày phải mạnh mẽ hơn hôm qua. Nhẫn đạo của Sasuke là trả thù và mạnh hơn bằng mọi giá… Còn đối với Naruto, nhẫn đạo của cậu rất đơn giản: không bỏ cuộc và không nuốt lời!!!

“Khi ngươi bắt đầu nghi ngờ về những gì ngươi đã tin tưởng, mọi thứ đã chấm dứt”

Nổi danh với khả năng “hack não” người khác với trình độ bậc thầy, hầu như không có nhân vật nào Naruto thất bại trong việc thuyết phục người khác thay đổi. Từ Neji đến Gaara, rồi sau này là Pain, Tobi, Sasuke,… Nhưng chính cậu sẽ không bao giờ thay đổi niềm tin của mình, vì Naruto biết những điều mình tin tưởng là đúng đắn. Và sự thực, cậu đã khiến cả thế giới nhẫn giả tin vào điều mình tin tưởng.

“Ta mạnh mẽ bởi ta có những người quan trọng để bảo vệ”

Rất nhiều truyện tranh khác, bao gồm cả Naruto, đều bị gắn mác là “buff nhân vật quá đà”. Có nghĩa là nhân vật chính luôn không thua dù boss có mạnh như nào chăng nữa. Thực ra, bí quyết sức mạnh của Naruto chính là từ ý chí không bỏ cuộc, và ham muốn bảo vệ mọi người thân yêu.

“Khi ngươi còn sống, ngươi phải tìm cho mình một lý do để tồn tại. Nếu không thể tìm được lý do cho sự tồn tại của mình thì không khác gì kẻ đã chết”

Đây là một trong những câu nói hay nhất của Naruto. Mỗi người chúng ta cần phải biết mình thực sự sống vì điều gì và cần phải làm gì. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ như những cỗ máy vận hành mỗi ngày trong sự hao mòn. Tôi biết nhiều người như thế, chết ở tuổi 25, chôn ở tuổi 70.

“Tớ sẽ mang Sasuke về, tớ hứa đấy!”

Xuyên suốt phần Naruto Shippuuden là hành trình Naruto đuổi theo cậu bạn thân Sasuke. Lời hứa của Naruto với Sakura cũng chính là lời hứa với chính bản thân cậu. Trong khi Sasuke luôn ngập chìm trong thù hận và lạc lối, Naruto vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ lại có thể sát cánh như những ngày trong Team 7.

“Con vẫn sống rất tốt!”

Là một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi từ ngày mới sinh, lại bị chính cha đẻ phong ấn Cửu Vĩ Hồ vào người để rồi bị mọi người khinh khi, xa lánh, ghét bỏ, Naruto đáng lẽ phải hận cha mẹ mình rất nhiều. Trái lại, cậu rất yêu thương và tự hào về cha mẹ của mình. Lời Naruto nói khi gặp được cha có lẽ là một trong những phân đoạn cảm động nhất bộ truyện.

Nguồn: By Vũ Lê Hải Giang, caunoinoitieng.com

Bạn đang xem bài viết Những Câu Nói Hay Nhất Của Adam Smith trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!