Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Câu Nói Hay Của Bác (Phần 2) # Top 11 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Câu Nói Hay Của Bác (Phần 2) # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Nói Hay Của Bác (Phần 2) mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

26. Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là có ưu điểm là chính sách phù hợp điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

(Trích Hồ Chí Minh truyện, bản dịch Trung văn của Trương Niệm Thức, Bát Nguyệt xuất bản xã, Thượng Hải, tháng 6-1949)

27. Ai yêu các nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh? Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh. Các cháu hãy cố gắng, thi đua học và hành. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Để tham gia kháng chíến, để gìn giữ hòa bình. Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh.

(Thư Trung thu, Báo Nhân Dân, 25-9-1952 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

          28. Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.

(Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

          29. … Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.

Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng : Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên.

(Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18-1-1949, Hồ Chí minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

          30. … Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý.

(Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học nhân dân Việt Nam, 21-7-1956, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

          31. Báo chí cần có mục « Người tốt, việc tốt » để khuyến khích, động viên, cổ vũ mọi người hăng hái làm tròn nhiệm vụ. Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có, các chú chớ bỏ qua những việc nhỏ nhưng ích nước lợi dân mà các chú tưởng là tầm thường. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người, chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng.

(Trích Bài lược ghi ý kiến của Hồ Chủ tịch phát biểu đầu tháng 6-1968 về việc bồi dưỡng và nêu gương người tốt việc tốt, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

32. Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề quan hệ tới đời sống của dân, dầu khó đến đâu mặc lòng. Hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân phải được đặc biệt chú ý…

(Trích bài Bác viết với bút danh Chiến Thắng, báo Cứu quốc, 12-10-1945 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

33. Muốn phục vụ nhân dân tốt phải đi đường lối quần chúng. Được dân tin, yêu, phục thì việc gì cũng làm được. Không đi đường lối quần chúng là không gần nhân dân, là thiếu dân chủ, là trở thành quan liêu.

(Trích bài nói chuyện của Bác tại trường Công an nhân dân, 28-1-1958 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

34. Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỉ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quí, kính trọng, giúp đỡ.

(Trích Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

35. Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên. Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy.

(Tập san Sinh hoạt nội bộ, số 13, tháng 1-1949 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

          36. …Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân.

(Trích Đạo đức cách mạng, tháng 12-1958 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

          37. Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình…

(Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương, 28-11-1959, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2002)

          38. Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân… Làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân.

(Trích bài nói với cán bộ tình Hà Tây, 10-2-1967 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002)

39. Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn nhớ và thành thực câu: vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.

(Lời kêu gọi quốc dân đi bầu cử, 5-1-1946, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia)

40. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm. Lại phải phân phối cho công bằng, hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khỏe và giải trí cho nhân dân…

(Trích thư Bác viết gửi ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, ngày 21-7-1969 – Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

41. Đảng viên, đoàn viên, cán bộ phải giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm…

((Trích bài nói chuyện của Bác với cán bộ tỉnh Hà Tây, ngày 10-2-1967- Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

42. Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào.

(Trích bài nói chuyện của Bác tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh, ngày 7-1-1946 – Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

43. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

(Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô, 5-9-1954)

44. … Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu…

(Trả lời các nhà báo nước ngoài, tháng 1-1946, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, tr.161)

45. Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ.

(Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khoá II của Bộ Công an, ngày 16-5-1959, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 448.)

          46. Trời  có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính… Thiếu một đức, thì không thành người.

(Cần, Kiệm, Liêm, Chính, tháng 6-1949, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 631).

47. … Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.

Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không…

(Người cán bộ cách mạng, tháng 3-1955, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 480)

          48. Tinh thần trách nhiệm là: Nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ. Tách rời chính sách ra một đường, nhiệm vụ ra một đường là sai lầm. Tách rời chính sách và nhiệm vụ ra một đường, và đường lối quần chúng ra một đường cũng là sai lầm. Tinh thần trách nhiệm là gắn liền chính sách và đường lối quần chúng, để làm trọn nhiệm vụ.

(Tinh thần trách nhiệm, ngày 31-12-1951, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, tr.345-346)

          49. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?

(“Sửa đổi lề lối làm việc”, tháng 10-1947; Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; tập 5, tr. 251-253.)

Tâm Trang (tổng hợp)

Phân Tích Câu Nói Của Bác Hồ, Chữ Tài Và Đức Trong Câu Nói Của Bác Hồ

Phân tích câu nói của Bác Hồ

2238 lượt xem

Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Bạn hiểu thế nào về lời dạy trên?

Một hôm, tôi đã có duyên được gặp một người thầy tên là Lương Phúc Bình, thầy đã gần 70 tuổi, trước đây thời trai trẻ là sinh viên học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là sư phụ dạy võ của thầy tôi. Trong bữa ăn đã được sư phụ phân tích câu nói của Bác Hồ.

Thầy Lương Phúc Bình nói, cháu à câu nói của Bác Hồ ẩn ý rất sâu sắc mà những người bình thường chỉ hiểu một phần nghĩa nhỏ của nó, trong khi nội hàm của nó sẽ chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc lắm.

– TÀI ở đây là trình độ, tài năng, giỏi giang, có những kỹ năng giỏi để tổ chức có thể sử dụng, để dùng được cho một mục đích, một lý tưởng. VÍ dụ: Giỏi võ, bắn súng hai tay như một, như ông Tạ Đình Đề đã được CIA đào tạo thành sát thủ chuyên đi ám sát. Giai thoại này đã được chính ông TS. Dương Thanh Biểu – Nguyên phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao viết trên một tờ báo với nội dung sau.

* TS. Dương Thanh Biểu – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có viết một bài như sau về con Người Tạ Đình Đề với đoạn như sau:

Con người huyền thoại.

Cuộc đời có những khúc quanh kỳ lạ. Đối với tôi, ông Tạ Đình Đề là một thần tượng, một người anh hùng đã in sâu vào tâm trí thời trẻ của tôi. Có thể nói tên tuổi và con người ông Tạ Đình Đề từ lâu đã là huyền thoại, hầu như ít nhiều ai cũng từng một lần nghe kể. Nhưng hấp dẫn và thú vị nhất có lẽ là chuyện ông được kẻ địch cử đi ám sát Bác Hồ nhưng được Bác cảm hóa rồi trở thành cận vệ cho Bác.

Chuyện kể rằng hôm ấy, Bác đã ngồi vào bàn ăn cơm nhưng chưa dùng vội mà quay sang nói với đồng chí bảo vệ thật to rằng cho Bác xin thêm đôi đũa và cái bát (chén) vì hôm nay Bác có khách. Dù ngạc nhiên nhưng đồng chí bảo vệ vẫn mang bát đũa ra đặt lên bàn, đoạn hỏi: “Thưa Bác, sao khách vẫn chưa đến à?”. Bác điềm nhiên trả lời: “Vị khách đã đến lâu rồi nhưng các chú không biết để tiếp đón đấy thôi”. Rồi Bác hướng mắt về phía buồng ngủ nói to: “Xin mời chú Tạ Đình Đề xuống xơi cơm với Bác!”…

Bỗng nhanh như chớp, một người từ tầng hai nhảy xuống đất, lách nhanh vào phòng ăn và đứng ngay trước mặt Bác. Các chiến sĩ bảo vệ thủ thế, sẵn sàng đối phó để bảo vệ Bác nhưng Bác khoát tay rồi mỉm cười thân thiện với vị khách đặc biệt: “Trông chú dạo này già dặn hơn trước nhiều song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường. Chắc chú vất vả lắm?”… Nhìn ánh mắt nhân từ, bao dung của Bác, vị khách lễ phép đáp: “Thưa Bác, trước hết cháu xin bày tỏ lòng khâm phục của cháu đối với Bác… Cháu xin hứa chấm dứt công việc của địch giao cho và xin phục tùng dưới sự điều hành, sai bảo của Bác”.

Từ đó, ông Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ trung thành của Bác – một trường hợp đổi vai kỳ diệu trong lịch sử nước ta.

– ĐỨC ở đây chúng ta thường hiểu là ĐẠO ĐỨC, người có đạo đức là người tốt. Ý câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Chúng ta thường hiểu là người có TÀI mà là người không có đạo đức (là người tốt) thì cũng là người vô dụng. Vô dụng có nghĩa là không được giao phó, được phân công các công việc của tổ chức đang cần.

Nhưng thực chất nếu có Tài năng, có đạo đức là người tốt mà tổ chức giao phó thì cũng khó mà làm được, vì họ chỉ có đạo đức, chỉ tốt thôi vẫn chưa đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn thử thách, đôi khi phải hy sinh tính mạng của bản thân. Vì khi đó họ vẫn chưa đủ niềm tin hay niềm tin chưa đủ lớn vào tổ chức đó. Dẫn đến nếu công việc mà có giao phó cho họ cũng không hoàn thành được, khó hoàn thành, và hoàn thành tốt được vì họ thiếu một cái ĐỨC đó chính là ĐỨC TIN. Có ĐỨC TIN thì họ có thể bỏ tất cả để theo tổ chức, có thể tử vì ĐẠO, có thể hy sinh mọi thứ, để hy vọng giành được những điều chưa bao giờ họ nhìn thấy, họ chỉ cần có mỗi ĐỨC TIN là trên hết.

Có thể lấy một ví dụ cụ thể, những kẻ hồi giáo cực đoan sẵn sàng cướp máy nay để đâm vào toà tháp đôi (Trung tâm thương mại thế giới) vào ngày 11/9/2001, thì tại sao chúng lại làm được vì chúng có tài năng về võ thuật, kỹ thuật điều khiển máy bay, gan dạ, sử dụng vũ khí giỏi,…. Thế nhưng có những thứ TÀI năng trên mà không có ĐỨC tin vào đạo của chúng là phải trả thù nước Mỹ dù có chết thì họ cũng sẽ được lên thiên đàng, thì đối với chúng ta khác ĐẠO thì làm sao hiểu được triết lý ĐỨC TIN của họ để sẵn sàng hy sinh tính mạng, bằng mọi cách thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức của họ giao phó. Mặc dù việc đó là vô cùng khó khăn, thế thì điều gì giúp họ có niềm tin mạnh mẽ và lớn vậy vì họ có ĐỨC TIN quá lớn vào tổ chức và lý tưởng của họ mà thôi.

Thầy dạy võ của tôi cũng từng nói con người muốn làm được việc gì phải hộ tụ cả 3 điều: Tín Tâm, Hằng Tâm, Nhẫn Nại Tâm.

– ĐỨC TIN sẽ bao chùm, sẽ chứa từ ĐẠO ĐỨC, giống như một tập xác định số thực sẽ chứa tập xác định số nguyên. Đức tin được ví như cái mâm, còn đạo Đức là cái bát, cái đĩa,… nằm trong cái mâm đó. Vì khi con người khi có ĐỨC TIN sẽ trở thành người tốt, có đạo Đức, và sẽ làm được mọi việc mà tổ chức giao phó dù gặp muôn trùng khó khăn trở ngại. Vì khi họ có ĐỨC TIN thì họ sẽ tin rằng, họ được dẫn dắt bởi một con người tài năng xuất chúng sẽ vạch ra đường lối đúng, con đường đúng hay chúng ta hay gọi là ĐẠO. Chỉ có ĐẠO mới dẫn dắt chúng ta đến đích. Đến thành công, đến giải phóng dân tộc. Chẳng hạn, ví dụ: Như Bác Hồ buôn ba khắp năm châu bốn bể, tài sản không có gì chỉ có lý tưởng, có đường lối, nếu như họ không tin thì làm sao lại theo, để chiến đấu với giặc ngoại xâm, thù trong giặc ngoài, có khi họ phải hy sinh thân mình để giành lấy độc lập dân tộc.

Tuy nhiên nếu mà con đường, hay đường lối mà người dẫn đầu sai hướng, tiêu cực, cực đoan thì người có ĐỨC TIN vào người  đó cũng sẽ đi theo như vậy và làm sai như vậy, ở trong cộng đồng có đức tin sai thì họ vẫn nghĩ họ là những người tốt, có đạo Đức.

Câu nói ở vế thứ hai “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” thì cũng giải thích với ý như vậy. Chúng ta vẫn thường nghe câu “Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bằng sự phá hoại”.

Thầy dạy võ của tôi cũng từng nói rằng: Nếu một người bị mù, mà cuối đời vẫn bị mù và không biết mình bị mù thì đến khi chết họ vẫn cảm thấy SƯỚNG vì họ nghĩ mình sáng mắt. Bởi lẽ con người ta sống thấy SƯỚNG là đó cảm giác mang lại, còn mọi thứ chúng ta làm, chúng ta sờ, chúng ta ăn,… vẫn vậy.

Nếu chúng ta bị mù mà chẳng may cuối đời có duyên gặp người sáng mắt, thì ta mới hiểu ra rằng cả đời ta đã bị mù mất rồi.

Người sáng mắt thực chất là hiểu biết một lĩnh vực nào đó và họ giúp chúng ta bằng cách nói ra, giải thích, hướng dẫn cho chúng ta hiểu rõ, chỉ cho ta cách đi, con đường đi đúng. Còn chúng ta phải tự thân, tự trải nghiệm mới hiểu được. Giống như ta bị mù như là ta đeo cặp kính tối màu, người hiểu biết và sáng mắt chỉ làm một việc là kéo kính dâm ra xa khỏi tầm mắt chúng ta, thì ta sẽ nhìn thấy bầu trời rộng lớn.

Đôi điều nghe được từ các bậc tiền bối, các sư phụ trong giới võ thuật có vốn hiểu biết uyên bác. Hôm nay xin được chia sẻ để anh em, bạn bè, cùng tham khảo, biết đâu nó đúng thì lại là tốt cho chúng ta để ta có thể giác ngộ ra những sự việc khác trong cuộc sống.

Cà phê ngẫu hứng, muốn chia sẻ cùng mọi người những thứ mình được nghe và trải nghiệm trong cuộc sống.

Trân trọng cảm ơn những bạn đọc!

1. Đạo con đường không lối: http://nguyenanhngoc.vn/dao-con-duong-khong-loi/bv/34

2. Phiến luận về Chuyên gia: http://nguyenanhngoc.vn/phien-luan-ve-chuyen-gia/bv/40

3. Câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” liệu có bị đọc sai phải chăng nguyên gốc của nó là “Giàu vì bản, sang vì vở”: http://nguyenanhngoc.vn/cau-tuc-ngu-giau-vi-ban-sang-vi-vo-lieu-co-bi-doc-sai-phai-chang-nguyen-goc-cua-no-la-giau-vi-ban-sang-vi-vo-/bv/50

4. Chương trình ngoại khóa đi lễ chùa Dư Hàng: http://nguyenanhngoc.vn/chuong-trinh-ngoai-khoa-di-le-chua-du-hang/bv/35

5. Giác ngộ: http://nguyenanhngoc.vn/giac-ngo/bv/45

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả ! 

* ThS Nguyễn Ánh Ngọc – Phó Giám đốc công ty PITSCO; Chuyên gia Tư vấn định hướng; Hotline: 0988.318.318

– Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008264769991 

– Fanpage #ChuyengiaTuvanDinhhuong 

– Website http://nguyenanhngoc.vn/

Những Câu Nói Hay Của Bác Hồ: 30+ Danh Ngôn Hay

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ Đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải ‘tiên ưu, hậu lạc’, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng vô danh. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng. Nhưng chúng ta biết rằng: muốn cải thiện đời sống, thì trước phải ra sức thi đua phát triển sản xuất; và trước phải nâng cao mức sống của nhân dân, rồi mới nâng cao mức sống của cá nhân mình. Tức là: ‘lo, thì trước thiên hạ, hưởng, thì sau thiên hạ’. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sự vật tuần hoàn đã định sẵnHết mưa là nắng hửng lên thôi. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đối với mình – Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết kết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho người. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, BắcNgười có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.Thiếu một mùa, thì không thành trời.Thiếu một phương, thì không thành đấtThiếu một đức, thì không thành người. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi…. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ… Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần – Kiệm – Liêm – Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cần mà không Kiệm, ‘thì làm chừng nào xào chừng ấy’. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lương y như từ mẫu – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không có gì quý hơn độc lập, tự do! – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần và lực lượng, sức mạnh và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do ấy… – Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguồn: Từ điển danh ngôn

Một Số Câu Nói Của Bác Hồ Về Phụ Nữ

Một số câu nói của Bác Hồ về phụ nữ: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ. Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.

MỘT SỐ CÂU NÓI CỦA BÁC HỒ VỀ PHỤ NỮ

1. Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ

2. Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.

… Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh.

Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959

3. …Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…

Bài nói chuyện tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III ngày 09/3/1961

4. Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm…

5. Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v… còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.

6. Đoàn kết là sức mạnh. Đồng bào miền núi, trước hết là chị em phụ nữ, cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giữa dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc. Đoàn kết với đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi…

7. Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được…

N ó i chuyện Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, ngày 19/3/1964

8. Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền…

Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc ngày 01/8/1960

9. Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập. Có như thế th phong trào “Năm tốt” sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu và sẽ thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng

Phát biểu tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “năm tốt” (ngày 30/4/1964)

10. …Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to!

Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó.

Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội….

Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công.

Bài viết “Nam nữ bình quyền” năm 1952

11. Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ty và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật

Phát biểu tại tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961

12. Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước” (…) Phụ nữ ta cần phải cố gắng nhiều để theo kịp chị em các nước bạn, góp phần nhiều hơn nữa trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thư gửi phụ nữ toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ

13.”Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”…

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguồn: Tài liệu tuyên truyền của Hội liên hiệp PNVN (kèm theo Công văn số 1173/CV-ĐCT-TG ngày 04/12/2015 của Đoàn CT Hội LHPNVN)

Bạn đang xem bài viết Những Câu Nói Hay Của Bác (Phần 2) trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!