Xem Nhiều 6/2023 #️ Nên Nói Gì Với Người Mất Người Thân?—Làm Sao Để Giúp Người Đau Buồn? # Top 14 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nên Nói Gì Với Người Mất Người Thân?—Làm Sao Để Giúp Người Đau Buồn? # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Nói Gì Với Người Mất Người Thân?—Làm Sao Để Giúp Người Đau Buồn? mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lắng nghe. Kinh Thánh khuyên: “Phải mau nghe” (Gia-cơ 1:19). Một trong những điều hữu ích nhất để chia buồn với những ai mất người thân là lắng nghe. Có lẽ người đau buồn muốn nói về người quá cố, về tai nạn hay căn bệnh đã gây ra cái chết, hoặc giãi bày cảm xúc. Vậy hãy hỏi xem họ có muốn nói về những điều ấy không, rồi để họ quyết định. Nhớ lại lúc cha qua đời, một anh trẻ nói: “Khi người khác hỏi về sự việc đã xảy ra, rồi thật sự lắng nghe thì điều đó giúp ích cho tôi rất nhiều”. Hãy lắng nghe với sự kiên nhẫn và cảm thông, đừng nghĩ rằng bạn phải đưa ra lời khuyên hay giải pháp. Hãy để họ giãi bày bất cứ điều gì họ muốn.

Trấn an. Hãy nói rằng họ đã cố hết sức (hoặc nói điều gì khác mà bạn biết là có thật và tích cực). Cho họ biết rằng những cảm xúc như buồn nản, tức giận hay cảm thấy có lỗi không phải là bất thường. Hãy kể cho họ nghe về những người đã vượt qua nỗi đau mất người thân. Một câu châm ngôn trong Kinh Thánh nói rằng những “lời tốt lành” như thế “chữa lành xương cốt”.—Châm ngôn 16:24; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11, 14.

Luôn ở bên. Hãy luôn ở bên người đau buồn, không chỉ trong những ngày đầu khi bạn bè và bà con có mặt đông đủ, nhưng ngay cả những tháng sau, khi mọi người đã trở về với đời sống thường nhật. Điều đó chứng tỏ bạn là “người bạn chân thật”, sẵn sàng giúp đỡ bạn mình trong “lúc khốn khổ” (Châm ngôn 17:17). Chị Teresea, người từng mất con do tai  nạn giao thông, kể lại: “Bạn bè đã lo sao cho chúng tôi không còn thời gian trống và không phải ở nhà một mình vào buổi tối. Điều này đã giúp chúng tôi đương đầu với cảm giác trống trải”. Trong nhiều năm sau, những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày cưới hoặc ngày mất người thân có thể là thời điểm vô cùng khó khăn đối với người còn lại. Vậy, hãy ghi lại những ngày đó, và khi những ngày ấy đến gần, bạn có thể hỗ trợ họ về mặt tinh thần nếu cần.

Nếu bạn thấy có việc gì cần làm, đừng chờ người đau buồn nhờ nhưng hãy chủ động giúp

Chủ động khi có thể. Bạn có thể làm giùm việc vặt nào? Họ có cần ai trông coi con không? Bạn bè và người thân của họ từ xa đến thăm có cần chỗ ở không? Những người vừa mất người thân thường bị khủng hoảng, chính họ không biết phải làm gì thì làm sao có thể cho người khác biết phải giúp gì. Vì thế, nếu bạn thấy có việc gì cần làm, đừng chờ họ nhờ nhưng hãy chủ động giúp (1 Cô-rinh-tô 10:24; so sánh 1 Giăng 3:17, 18). Một phụ nữ mất chồng nhớ lại: “Nhiều người hỏi: ‘Tôi giúp được gì không?’. Nhưng một chị đồng đạo không cần hỏi gì. Chị ấy đi ngay vào phòng ngủ, lột hết chăn, gối, tấm trải giường bẩn mà chồng tôi đã nằm, rồi đem đi giặt. Một chị khác thì lấy thùng nước và dụng cụ lau dọn, rồi chà tấm thảm mà anh ấy nôn mửa trên đó. Vài tuần sau, một trưởng lão trong hội thánh đã mang dụng cụ đến nhà tôi khi còn mặc bộ đồ đi làm, anh nói: ‘Tôi biết thế nào cũng có thứ bị hư. Cần sửa cái gì nào?’. Anh ấy đã sửa cánh cửa bị long bản lề và một bóng điện trong nhà tôi. Tôi rất biết ơn anh ấy!”.—So sánh Gia-cơ 1:27.

Tỏ lòng hiếu khách. Kinh Thánh nhắc chúng ta: “Đừng quên tỏ lòng hiếu khách” (Hê-bơ-rơ 13:2). Chúng ta nên đặc biệt tỏ lòng hiếu khách đối với những người đau buồn. Thay vì mời chung chung, hãy định ngày giờ cụ thể. Nếu họ từ chối, đừng dễ dàng bỏ cuộc. Có lẽ bạn cần nài nỉ một chút. Rất có thể họ từ chối  lời mời của bạn vì sợ không kiềm chế được cảm xúc trước mặt người khác, hoặc cảm thấy có lỗi nếu thưởng thức một bữa ăn ngon hay vui vẻ với bạn bè trong lúc này. Hãy nhớ đến Ly-đi, một phụ nữ hiếu khách được ghi lại trong Kinh Thánh. Sau khi được bà mời đến nhà, ông Lu-ca kể lại: “Bà ép mời nên chúng tôi đến”.—Công vụ 16:15.

Kiên nhẫn và thấu cảm. Đừng ngạc nhiên trước những gì người đau buồn nói. Hãy nhớ rằng có lẽ họ đang tức giận và cảm thấy có lỗi. Nếu họ trút hết cảm xúc lên bạn thì bạn nên thấu hiểu và kiên nhẫn để không đáp lại với giọng bực bội. Kinh Thánh khuyên: “Hãy mặc lấy lòng trắc ẩn dịu dàng, sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại và kiên nhẫn”.—Cô-lô-se 3:12, 13.

Viết thư chia buồn. Người ta thường ít nghĩ đến giá trị của một bức thư hoặc tấm thiệp chia buồn. Chúng có lợi ích gì? Chị Cindy có mẹ qua đời vì bệnh ung thư cho biết: “Một người bạn đã viết cho tôi bức thư rất cảm động. Điều này giúp ích rất nhiều vì tôi có thể đọc đi đọc lại bức thư đó”. Một bức thư hay tấm thiệp động viên không cần dài nhưng phải chân thành (Hê-bơ-rơ 13:22). Bạn có thể viết rằng mình nghĩ đến họ và kể lại một kỷ niệm đặc biệt mình từng có với người quá cố, hoặc cho biết người ấy đã ảnh hưởng đến đời sống bạn như thế nào.

Cầu nguyện cùng họ. Chớ xem nhẹ lợi ích của việc cầu nguyện cùng người đau buồn và cầu nguyện cho họ. Kinh Thánh nói: “Lời cầu nguyện tha thiết của người công chính có hiệu lực mạnh mẽ” (Gia-cơ 5:16). Chẳng hạn, khi nghe bạn cầu nguyện cho họ, người đau buồn có thể vơi bớt những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm giác có lỗi.—So sánh Gia-cơ 5:13-15.

Nên Nói Gì Với Người Mất Người Thân?

“Nếu tôi giúp được bất cứ điều gì thì hãy cho tôi biết”. Chúng ta thường nói câu đó với bạn bè hay bà con vừa mất người thân. Chúng ta thật lòng muốn làm bất cứ điều gì để giúp. Nhưng có bao giờ họ gọi chúng ta và nói: “Tôi vừa nghĩ ra một việc mà bạn có thể giúp”? Thật hiếm khi. Thế nên, chúng ta cần chủ động nếu thật sự muốn giúp và an ủi người đau buồn.

Lắng nghe. Kinh Thánh khuyên: “Phải mau nghe” ( Gia-cơ 1:19). Một trong những điều hữu ích nhất để chia buồn với những ai mất người thân là lắng nghe. Có lẽ người đau buồn muốn nói về người quá cố, về tai nạn hay căn bệnh đã gây ra cái chết, hoặc giãi bày cảm xúc. Vậy hãy hỏi xem họ có muốn nói về những điều ấy không, rồi để họ quyết định. Nhớ lại lúc cha qua đời, một anh trẻ nói: “Khi người khác hỏi về sự việc đã xảy ra, rồi thật sự lắng nghe thì điều đó giúp ích cho tôi rất nhiều”. Hãy lắng nghe với sự kiên nhẫn và cảm thông, đừng nghĩ rằng bạn phải đưa ra lời khuyên hay giải pháp. Hãy để họ giãi bày bất cứ điều gì họ muốn.

Trấn an. Hãy nói rằng họ đã cố hết sức (hoặc nói điều gì khác mà bạn biết là có thật và tích cực). Cho họ biết rằng những cảm xúc như buồn nản, tức giận hay cảm thấy có lỗi không phải là bất thường. Hãy kể cho họ nghe về những người đã vượt qua nỗi đau mất người thân. Một câu châm ngôn trong Kinh Thánh nói rằng những “lời tốt lành” như thế “chữa lành xương cốt”.- Châm ngôn 16:24; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11, 14.

Luôn ở bên. Hãy luôn ở bên người đau buồn, không chỉ trong những ngày đầu khi bạn bè và bà con có mặt đông đủ, nhưng ngay cả những tháng sau, khi mọi người đã trở về với đời sống thường nhật. Điều đó chứng tỏ bạn là “người bạn chân thật”, sẵn sàng giúp đỡ bạn mình trong “lúc khốn khổ” ( Châm ngôn 17:17). Chị Teresea, người từng mất con do tai nạn giao thông, kể lại: “Bạn bè đã lo sao cho chúng tôi không còn thời gian trống và không phải ở nhà một mình vào buổi tối. Điều này đã giúp chúng tôi đương đầu với cảm giác trống trải”. Trong nhiều năm sau, những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày cưới hoặc ngày mất người thân có thể là thời điểm vô cùng khó khăn đối với người còn lại. Vậy, hãy ghi lại những ngày đó, và khi những ngày ấy đến gần, bạn có thể hỗ trợ họ về mặt tinh thần nếu cần.

Chủ động khi có thể. Bạn có thể làm giùm việc vặt nào? Họ có cần ai trông coi con không? Bạn bè và người thân của họ từ xa đến thăm có cần chỗ ở không? Những người vừa mất người thân thường bị khủng hoảng, chính họ không biết phải làm gì thì làm sao có thể cho người khác biết phải giúp gì. Vì thế, nếu bạn thấy có việc gì cần làm, đừng chờ họ nhờ nhưng hãy chủ động giúp ( 1 Cô-rinh-tô 10:24; so sánh 1 Giăng 3:17, 18). Một phụ nữ mất chồng nhớ lại: “Nhiều người hỏi: ‘Tôi giúp được gì không?’. Nhưng một chị đồng đạo không cần hỏi gì. Chị ấy đi ngay vào phòng ngủ, lột hết chăn, gối, tấm trải giường bẩn mà chồng tôi đã nằm, rồi đem đi giặt. Một chị khác thì lấy thùng nước và dụng cụ lau dọn, rồi chà tấm thảm mà anh ấy nôn mửa trên đó. Vài tuần sau, một trưởng lão trong hội thánh đã mang dụng cụ đến nhà tôi khi còn mặc bộ đồ đi làm, anh nói: ‘Tôi biết thế nào cũng có thứ bị hư. Cần sửa cái gì nào?’. Anh ấy đã sửa cánh cửa bị long bản lề và một bóng điện trong nhà tôi. Tôi rất biết ơn anh ấy!”.-So sánh Gia-cơ 1:27.

Tỏ lòng hiếu khách. Kinh Thánh nhắc chúng ta: “Đừng quên tỏ lòng hiếu khách” ( Hê-bơ-rơ 13:2). Chúng ta nên đặc biệt tỏ lòng hiếu khách đối với những người đau buồn. Thay vì mời chung chung, hãy định ngày giờ cụ thể. Nếu họ từ chối, đừng dễ dàng bỏ cuộc. Có lẽ bạn cần nài nỉ một chút. Rất có thể họ từ chối lời mời của bạn vì sợ không kiềm chế được cảm xúc trước mặt người khác, hoặc cảm thấy có lỗi nếu thưởng thức một bữa ăn ngon hay vui vẻ với bạn bè trong lúc này. Hãy nhớ đến Ly-đi, một phụ nữ hiếu khách được ghi lại trong Kinh Thánh. Sau khi được bà mời đến nhà, ông Lu-ca kể lại: “Bà ép mời nên chúng tôi đến”.- Công vụ 16:15.

Kiên nhẫn và thấu cảm. Đừng ngạc nhiên trước những gì người đau buồn nói. Hãy nhớ rằng có lẽ họ đang tức giận và cảm thấy có lỗi. Nếu họ trút hết cảm xúc lên bạn thì bạn nên thấu hiểu và kiên nhẫn để không đáp lại với giọng bực bội. Kinh Thánh khuyên: “Hãy mặc lấy lòng trắc ẩn dịu dàng, sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại và kiên nhẫn”.- Cô-lô-se 3:12, 13.

Viết thư chia buồn. Người ta thường ít nghĩ đến giá trị của một bức thư hoặc tấm thiệp chia buồn. Chúng có lợi ích gì? Chị Cindy có mẹ qua đời vì bệnh ung thư cho biết: “Một người bạn đã viết cho tôi bức thư rất cảm động. Điều này giúp ích rất nhiều vì tôi có thể đọc đi đọc lại bức thư đó”. Một bức thư hay tấm thiệp động viên không cần dài nhưng phải chân thành ( Hê-bơ-rơ 13:22). Bạn có thể viết rằng mình nghĩ đến họ và kể lại một kỷ niệm đặc biệt mình từng có với người quá cố, hoặc cho biết người ấy đã ảnh hưởng đến đời sống bạn như thế nào.

Cầu nguyện cùng họ. Chớ xem nhẹ lợi ích của việc cầu nguyện cùng người đau buồn và cầu nguyện cho họ. Kinh Thánh nói: “Lời cầu nguyện tha thiết của người công chính có hiệu lực mạnh mẽ” ( Gia-cơ 5:16). Chẳng hạn, khi nghe bạn cầu nguyện cho họ, người đau buồn có thể vơi bớt những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm giác có lỗi.-So sánh Gia-cơ 5:13-15.

Không nên ngại đến thăm họ vì sợ không biết nói hay làm gì. Có lẽ chúng ta tự nhủ: “Chắc lúc này họ cần ở một mình”. Nhưng có khi chúng ta không đến thăm họ vì sợ sẽ nói hay làm điều gì không nên. Tuy nhiên, người mất người thân sẽ càng cảm thấy cô độc và đau buồn hơn nếu bị bạn bè, bà con hay anh em đồng đạo xa lánh. Hãy nhớ rằng để thể hiện lòng tử tế thì không cần những hành động lớn lao và lời nói hoa mỹ ( Ê-phê-sô 4:32). Chính sự có mặt của bạn đã là niềm an ủi. (So sánh Công vụ 28:15). Nhớ lại ngày con gái qua đời, chị Teresea nói: “Trong vòng một giờ, bạn bè của chúng tôi đến đầy phòng đợi ở bệnh viện, tất cả trưởng lão và vợ họ đều có mặt. Có những chị chưa kịp gỡ ống cuốn tóc ra. Một số người vẫn đang mặc bộ đồ đi làm. Họ bỏ dở mọi việc để đến ngay. Rất nhiều người nói với chúng tôi rằng họ không biết nói sao, nhưng điều đó không quan trọng. Chỉ cần họ có mặt là đủ rồi”.

Không nên khuyên họ đừng đau buồn. Thay vì nói: “Thôi, đừng khóc nữa”, có lẽ tốt hơn nên để họ khóc. Nhớ lại ngày chồng mình qua đời, chị Katherine nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng là để cho người đau buồn bộc lộ cảm xúc và thật sự dốc đổ nó ra”. Không nên bảo người đau buồn phải cảm thấy thế này hay thế kia. Cũng không nên giấu cảm xúc của mình vì sợ nếu thể hiện thì họ sẽ buồn hơn. Thay vì thế, Kinh Thánh khuyên: ‘Hãy khóc với người đang khóc’.- Rô-ma 12:15.

Không nên vội khuyên họ bỏ đi quần áo hay đồ dùng cá nhân của người quá cố khi họ chưa sẵn sàng. Có lẽ bạn nghĩ nên bỏ đi những kỷ vật của người đã khuất vì chúng sẽ làm cho nỗi đau kéo dài. Nhưng câu nói “xa mặt cách lòng” có lẽ không áp dụng ở đây. Có thể người đau buồn cần một thời gian để “chia tay” người đã khuất. Hãy nhớ Kinh Thánh miêu tả phản ứng của tộc trưởng Gia-cốp khi lầm tưởng con ông đã bị thú dữ ăn thịt. Sau khi thấy cái áo đẫm máu của con, ông “khóc con trong nhiều ngày. Tất cả con trai, con gái đều cố gắng an ủi ông, nhưng ông không chịu”.- Sáng thế 37:31-35.

Không nên nói: “Bạn có thể sinh một đứa con khác”. Một bà mẹ mất con nhớ lại: “Tôi giận khi người ta bảo tôi có thể sinh thêm một đứa khác”. Có lẽ họ có ý tốt, nhưng đối với các bậc cha mẹ mất con thì những lời ấy “như bao nhát gươm đâm”, vì hàm ý là đứa con đã mất có thể được thay thế bằng đứa con khác ( Châm ngôn 12:18). Nhưng điều đó là không thể. Tại sao? Vì mỗi đứa con đều đặc biệt đối với cha mẹ.

Không nên cố tránh nói đến người đã khuất. Một người mẹ nhớ lại: “Rất nhiều người không nói về con trai tôi, thậm chí không nhắc đến tên của con tôi là Jimmy. Phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy đau lòng khi họ làm thế”. Vậy, không nhất thiết bạn phải đổi đề tài cuộc nói chuyện khi có ai nhắc đến tên người đã khuất. Hãy hỏi xem người đau buồn có muốn nói về người đã mất không. (So sánh Gióp 1:18, 19 và 10:1). Một số người đau buồn thích nghe bạn bè nhắc đến những đức tính đáng quý của người quá cố.-So sánh Công vụ 9:36-39.

Không nên hấp tấp nói: “Như vậy là tốt hơn”. Cố nói điều gì đó tích cực về sự ra đi của người đã khuất không phải lúc nào cũng “an ủi người buồn nản” còn lại ( 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14). Nhớ về ngày mẹ qua đời, một phụ nữ trẻ kể: “Nhiều người nói: ‘Mẹ chị không còn đau đớn nữa’ hoặc ‘Ít ra mẹ chị đã được yên nghỉ’, nhưng tôi đâu muốn nghe những lời như thế”. Nói như vậy chẳng khác nào gián tiếp bảo người đau buồn không nên buồn, hoặc cho rằng sự mất mát không có gì lớn. Trong khi đó, họ đang rất buồn vì vô cùng thương nhớ người thân yêu.

Tốt hơn không nên nói: “Tôi biết bạn cảm thấy thế nào”. Thật sự chúng ta không biết. Chẳng hạn, làm sao chúng ta biết cảm xúc của những bậc cha mẹ mất con nếu chưa từng trải qua nỗi mất mát tương tự? Ngay cả nếu đã trải qua, chúng ta cũng nên ý thức rằng cảm xúc của mỗi người mỗi khác. (So sánh Ai Ca 1:12). Nhưng nếu thích hợp, hãy kể lại mình đã vượt qua nỗi đau mất người thân yêu như thế nào. Một phụ nữ có con gái bị giết đã cảm thấy được an ủi khi một người mẹ khác kể lại làm sao chị ấy trở lại đời sống bình thường sau khi con gái qua đời. Chị nói: “Người mẹ đó đã không mở đầu bằng câu: ‘Tôi biết chị cảm thấy thế nào’. Chị ấy chỉ kể lại những gì chị đã trải qua và để tôi tự liên kết với trường hợp của mình”.

Để giúp một người đau buồn, chúng ta cần có lòng trắc ẩn, sự tinh tế và tình yêu thương chân thật. Đừng chờ họ tìm đến bạn. Đừng chỉ hỏi: “Tôi có thể giúp việc gì?”, nhưng hãy tự tìm ra việc mình có thể giúp, rồi chủ động làm.

Giờ đây, hãy trở lại với một số câu hỏi chưa được giải đáp: “Kinh Thánh cho biết gì về niềm hy vọng sống lại? Hy vọng này có nghĩa gì với bạn và người thân đã qua đời? Làm sao chúng ta biết hy vọng đó là chắc chắn?”.

TỈNH THỨC!

TỈNH THỨC!

Làm Sao Sống Được Với Nỗi Đau?

Nhớ lại lúc cha mình qua đời, anh Mike giải thích: “Tôi cảm thấy mình phải kiềm chế cảm xúc”. Với anh, đè nén nỗi đau mới là đàn ông. Tuy nhiên, sau này anh nhận ra mình đã sai. Vì thế, khi bạn của anh mất ông nội, anh Mike biết phải làm gì. Anh nói: “Nếu là vài năm trước thì tôi đã vỗ vai anh ấy và nói: ‘Là đàn ông, phải cứng rắn lên!’. Còn bây giờ, tôi chạm nhẹ vào cánh tay anh ấy và nói: ‘Hãy thành thật với cảm xúc của mình, đừng cố đè nén nó. Điều đó sẽ giúp anh giải tỏa tâm trạng. Nếu anh muốn tôi đi thì tôi sẽ đi, còn nếu anh muốn tôi ở lại thì tôi ở lại. Nhưng đừng ngại thừa nhận cảm xúc của anh'”.

Chị MaryAnne cũng cảm thấy phải kiềm chế cảm xúc khi chồng qua đời. Chị kể: “Tôi cố tỏ ra mạnh mẽ trước người khác nên tôi kìm nén cả những cảm xúc bình thường nhất. Nhưng cuối cùng tôi hiểu rằng cố làm chỗ dựa cho người khác thật ra không giúp ích cho tôi. Tôi xem lại hoàn cảnh của mình và tự nhủ: ‘Nếu muốn khóc thì cứ khóc. Đừng cố tỏ ra mạnh mẽ. Cứ trút hết cảm xúc ra'”.

Cả anh Mike và chị MaryAnne đều cho rằng không nên đè nén nỗi đau. Tại sao quan điểm này là đúng? Vì đau buồn là cần thiết để giải tỏa cảm xúc. Rồi khi cảm xúc được giải tỏa thì lòng sẽ nhẹ nhõm hơn. Biểu lộ cảm xúc là điều tự nhiên và sẽ giúp chúng ta cân bằng cảm xúc. Nhưng chúng ta cần có sự hiểu biết và thông tin chính xác để biểu lộ đúng cách.

Dĩ nhiên, cách biểu lộ nỗi đau của mỗi người mỗi khác. Điều này tùy thuộc vào những yếu tố như người thân qua đời đột ngột hoặc sau một thời gian dài bị bệnh. Tuy nhiên, một điều gần như chắc chắn là: Đè nén cảm xúc có thể gây hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Giải tỏa nỗi đau sẽ tốt hơn nhiều. Bằng cách nào? Kinh Thánh chứa đựng một số lời khuyên thực tế.

Làm thế nào để giải tỏa nỗi đau?

Nói ra có thể giúp ích. Sau khi mất cả mười người con và gặp một số tai họa khác, tộc trưởng thời xưa là Gióp đã nói: “Tôi kinh tởm mạng sống mình. Tôi sẽ trút hết những lời than thở. Tôi sẽ nói trong đau đớn đắng cay!” ( Gióp 1:2, 18, 19; 10:1). Ông Gióp không thể kiềm chế nỗi lòng thêm nữa. Ông cần “trút hết” ra, ông phải “nói”. Tương tự thế, một nhà biên soạn kịch người Anh là Shakespeare viết trong vở Macbeth như sau: “Hãy để nỗi đau thốt nên lời, nếu không nó sẽ âm thầm làm tan vỡ trái tim”.

Nỗi đau sẽ vơi đi phần nào khi bạn bày tỏ cảm xúc với một “người bạn chân thật”, là người lắng nghe với lòng kiên nhẫn và thấu cảm ( Châm ngôn 17:17). Nhờ diễn đạt nỗi đau và cảm xúc thành lời, bạn sẽ dễ hiểu vấn đề và dễ đương đầu hơn. Ngoài ra, nếu người lắng nghe cũng từng vượt qua nỗi đau mất người thân, thì bạn có thể nhận được những lời đề nghị thực tế về cách đối phó. Khi mất con, một người mẹ giãi bày với một phụ nữ từng trải qua nỗi đau tương tự. Chị cho biết điều này đã giúp ích ra sao: “Tôi được thêm nghị lực khi biết một người đồng cảnh ngộ đã vượt qua nỗi đau, vẫn sống tiếp và lấy lại được thăng bằng trong cuộc đời”.

Nếu bạn thấy khó nói lên cảm xúc thì sao? Sau cái chết của vua Sau-lơ và bạn mình là Giô-na-than, vua Đa-vít đã sáng tác bài bi ca để dốc đổ nỗi đau buồn. Bài bi ca này về sau được ghi lại trong Kinh Thánh, nơi quyển thứ hai của sách Sa-mu-ên ( 2 Sa-mu-ên 1:17-27; 2 Sử ký 35:25). Tương tự thế, một số người thấy dễ viết ra cảm xúc hơn là nói thành lời. Một góa phụ cho biết chị trải lòng qua những trang giấy và vài ngày sau đọc lại, nhờ đó chị cảm thấy dễ chịu hơn.

Việc giãi bày cảm xúc bằng cách nói hay viết ra đều có thể giúp bạn nguôi ngoai nỗi đau. Nó cũng giúp bạn giải tỏa những hiểu lầm. Một người mẹ mất con giải thích: “Vợ chồng tôi nghe nói có một số cặp đã ly dị sau khi mất con và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra với mình. Vì thế, bất cứ lúc nào cảm thấy tức giận và muốn đổ lỗi cho nhau thì chúng tôi cùng trò chuyện để tháo gỡ vấn đề. Điều này thật sự giúp vợ chồng tôi gần gũi nhau hơn”. Vậy, việc bộc lộ cảm xúc có thể giúp bạn hiểu rằng cho dù hai người đều chịu mất mát như nhau, nhưng cách thể hiện nỗi đau và thời gian đau buồn của mỗi người mỗi khác.

Khóc là cách khác giúp vơi bớt nỗi đau. Kinh Thánh nói: “Có kỳ khóc lóc” ( Truyền đạo 3:1, 4). Hẳn khi mất người thân là kỳ chúng ta khóc. Dường như khóc là cần thiết trong quá trình đau buồn.

Một phụ nữ trẻ cho biết khi mẹ chị mất, một người bạn thân đã giúp chị đương đầu với nỗi đau như thế nào. Chị kể: “Bạn tôi luôn ở bên giúp đỡ. Cô ấy khóc với tôi, nói chuyện với tôi. Tôi có thể thoải mái giãi bày cảm xúc, điều này rất quan trọng với tôi. Tôi không phải ngượng khi khóc”. (Xin xem Rô-ma 12:15). Tương tự thế, bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi khóc. Kinh Thánh cho biết những người nam và nữ tin kính, kể cả Chúa Giê-su, đã khóc trước mặt người khác khi đau buồn mà không hề ngượng ngùng.- Sáng thế 50:3; 2 Sa-mu-ên 1:11, 12; Giăng 11:33, 35.

Trong một thời gian, có lẽ cảm xúc của bạn sẽ thất thường. Nước mắt bất chợt trào ra mà không biết trước. Một góa phụ trước đây thường cùng chồng đi siêu thị thấy mình dễ bật khóc khi làm việc này một mình, nhất là khi theo quán tính chị với lấy những món đồ mà chồng yêu thích. Vậy hãy kiên nhẫn với bản thân. Đừng nghĩ là phải cầm nước mắt. Hãy nhớ rằng khóc là phản ứng tự nhiên và cần thiết để giải tỏa nỗi đau.

Vượt qua cảm giác có lỗi

Như đã nói trong bài trước, một số người cảm thấy có lỗi sau khi người thân qua đời. Có thể vì thế mà một người sống vào thời Kinh Thánh tên Gia-cốp vô cùng đau đớn khi lầm tưởng con ông là Giô-sép đã bị thú dữ ăn thịt. Vì đã sai con đi xem các anh trai thế nào nên hẳn ông cảm thấy có lỗi và tự trách mình bằng những lời như: “Sao tôi lại sai Giô-sép đi một mình? Sao tôi lại sai con đến một vùng đầy thú dữ?”.- Sáng thế 37:33-35.

Có lẽ bạn nghĩ những thiếu sót của mình đã góp phần gây ra cái chết của người thân. Cảm giác có lỗi, dù lỗi có thật hay tưởng tượng, là phản ứng tự nhiên khi đau buồn. Ý thức điều này cũng giúp ích cho bạn. Bạn không nên giấu cảm xúc này trong lòng, mà nên giãi bày với người khác để giúp mình vượt qua.

Ngoài ra, bạn nên ý thức là dù yêu thương một người đến đâu thì đời sống của người ấy cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Bạn không thể ngăn cản “thời thế và chuyện bất trắc” xảy đến cho người thân ( Truyền đạo 9:11). Hơn nữa, bạn không có động cơ xấu. Chẳng hạn, có phải bạn muốn người thân bị bệnh và qua đời nên không đưa họ đi khám sớm hơn? Tuyệt nhiên không! Vậy thì bạn có lỗi về cái chết của người ấy không? Không.

Một người mẹ đã học cách vượt qua cảm giác có lỗi sau khi con gái bị thiệt mạng trong một tai nạn giao thông. Chị giải thích: “Tôi cảm thấy có lỗi vì hôm ấy đã sai con đi lo công việc. Nhưng tôi dần nhận ra rằng cảm thấy như thế thật vô lý. Không có gì sai khi bảo con gái đi lo công việc cùng với cha cháu. Con bé chết chỉ vì một tai nạn khủng khiếp”.

Có thể bạn hối tiếc: “Có rất nhiều điều tôi ước là mình đã nói và làm”. Nhưng ai trong chúng ta có thể nói rằng mình là người cha, người mẹ hay người con hoàn hảo? Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ rằng: “Hết thảy chúng ta đều vấp ngã nhiều lần. Nếu ai không vấp ngã trong lời nói thì ấy là người hoàn hảo” ( Gia-cơ 3:2; Rô-ma 5:12). Vậy, hãy chấp nhận sự thật là bạn không hoàn hảo. Nếu cứ tiếp tục nói “giá như thế này, giá như thế kia” thì cũng không thay đổi được gì mà còn kéo dài thời gian đau buồn.

Nếu bạn nghĩ mình thật sự có lỗi, chứ không phải do tưởng tượng, thì hãy nhớ điều quan trọng nhất để giúp vơi đi cảm giác có lỗi: sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh đảm bảo: “Nếu ngài để ý lầm lỗi thì Đức Giê-hô-va [Đức Chúa Trời] ôi, còn ai đứng nổi? Nơi ngài có ơn tha thứ thật sự” ( Thi thiên 130:3, 4). Bạn không thể trở về quá khứ để thay đổi bất cứ điều gì, nhưng bạn có thể nài xin Đức Chúa Trời tha thứ lỗi lầm mình đã phạm. Sau đó thì sao? Nếu Đức Chúa Trời hứa là tha thứ cho bạn, lẽ nào bạn lại không tha thứ cho chính mình?- Châm ngôn 28:13; 1 Giăng 1:9.

Kiềm chế sự tức giận

Có lẽ bạn tức giận với bác sĩ, y tá, bạn bè hoặc ngay cả người quá cố. Hãy ý thức rằng điều này cũng là một phản ứng tự nhiên trước nỗi mất mát. Chính vì nỗi đau mình phải chịu mà bạn tức giận với một ai đó. Một nhà văn viết: “Nếu muốn tránh được những hậu quả tai hại của sự tức giận, bạn cần nhận ra là mình có cảm xúc đó thay vì thể hiện qua hành động”.

Việc bộc lộ cảm xúc tức giận có thể giúp ích. Nhưng bộc lộ thế nào là đúng cách? Chắc chắn cứ để cơn giận bộc phát không phải là cách tốt. Kinh Thánh cảnh báo rằng tức giận lâu ngày sẽ gây hại ( Châm ngôn 14:29, 30). Bạn có thể giải tỏa cơn giận bằng cách tâm sự với một người bạn biết thông cảm. Một số người kiềm chế cơn giận bằng cách tập thể dục.-Cũng xem Ê-phê-sô 4:25, 26.

Chân thành giãi bày cảm xúc tuy là cần thiết nhưng cũng phải suy xét. Giãi bày cảm xúc không có nghĩa là trút hết cảm xúc lên người khác. Không nên đổ lỗi về sự tức giận và hụt hẫng của mình. Vậy hãy suy xét khi giãi bày cảm xúc, đừng nói một cách cay nghiệt ( Châm ngôn 18:21). Giờ đây, chúng ta sẽ nói đến một sự trợ giúp vượt trội để đương đầu với nỗi đau.

Sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời

Kinh Thánh đảm bảo rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời “kề bên người có tấm lòng tan vỡ, giải cứu người có tâm can giày vò” ( Thi thiên 34:18). Thật vậy, hơn bất cứ điều gì, mối quan hệ với Đức Chúa Trời có thể giúp bạn đương đầu với nỗi đau mất người thân. Như thế nào? Mọi đề nghị thực tế được đưa ra trong sách này đều dựa trên hoặc phù hợp với Kinh Thánh, là Lời Đức Chúa Trời. Áp dụng những đề nghị ấy có thể giúp bạn đương đầu với nỗi mất mát.

Hơn nữa, đừng xem nhẹ sức mạnh của lời cầu nguyện. Kinh Thánh khuyên: “Hãy trút gánh nặng cho Đức Giê-hô-va, ngài sẽ nâng đỡ [chúng ta]” ( Thi thiên 55:22). Nếu việc tâm sự với một người bạn biết thông cảm đã giúp ích, thì việc dốc đổ nỗi lòng với “Đức Chúa Trời ban mọi sự an ủi” còn giúp ích nhiều hơn!- 2 Cô-rinh-tô 1:3.

Cầu nguyện không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu. “Đấng Nghe Lời Cầu Nguyện” hứa ban thần khí cho những ai xin ngài ( Thi thiên 65:2; Lu-ca 11:13). Rồi thần khí, tức lực hoạt động của Đức Chúa Trời, sẽ giúp bạn có “sức lực hơn mức bình thường” để bước đi từng ngày ( 2 Cô-rinh-tô 4:7). Hãy nhớ điều này: Đức Chúa Trời có thể giúp những người thờ phượng ngài chịu đựng bất cứ vấn đề nào họ gặp phải.

Một phụ nữ nhớ lại làm thế nào sức mạnh của lời cầu nguyện đã giúp vợ chồng chị đương đầu với nỗi đau mất con. Chị giải thích: “Nếu ở nhà vào ban đêm mà nỗi đau buồn dâng trào thì chúng tôi sẽ cùng nhau cầu nguyện lớn tiếng. Lần đầu tiên làm việc gì đó mà không có con bé, chẳng hạn lần đầu tiên đi nhóm họp và hội nghị, chúng tôi đều cầu nguyện để được thêm sức. Sáng nào thức dậy mà cảm thấy không thể chịu nổi thực tế là con đã qua đời, chúng tôi cầu xin Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Vì thấy rất khó bước vào căn nhà trống vắng nên mỗi lần như thế, tôi đều cầu xin Đức Giê-hô-va giúp mình giữ được bình tĩnh”. Người phụ nữ tin kính đó đã đúng khi tin chắc rằng lời cầu nguyện thật sự giúp ích. Nếu kiên trì cầu nguyện, bạn cũng có thể cảm nghiệm được “sự bình an của Đức Chúa Trời, là điều vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ bảo vệ lòng và trí” của bạn.- Phi-líp 4:6, 7; Rô-ma 12:12.

Sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời thật sự mang lại kết quả. Ông Phao-lô đã nói trong Kinh Thánh: “Ngài an ủi chúng ta trong mọi thử thách, hầu cho… chúng ta có thể an ủi người khác trong bất cứ loại thử thách nào”. Đành rằng sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời không xóa đi nỗi đau nhưng có thể giúp chúng ta chịu đựng dễ dàng hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không còn khóc nữa hoặc quên người thân yêu, mà có nghĩa là bạn có thể vượt qua. Sau khi vượt qua, bạn có thể giúp người khác đối phó với nỗi mất mát tương tự vì bạn biết thấu hiểu và thông cảm hơn.- 2 Cô-rinh-tô 1:4.

Câu hỏi suy ngẫm

Tại sao không nên đè nén nỗi đau?

Làm thế nào có thể giải tỏa nỗi đau?

Kinh Thánh giúp bạn vượt qua cảm giác có lỗi và kiềm chế sự tức giận như thế nào?

Mối quan hệ với Đức Chúa Trời giúp bạn đương đầu ra sao với nỗi đau?

Có một số đề nghị thực tế nào giúp đương đầu với nỗi đau?

Một số đề nghị thực tế

Nhờ bạn bè giúp đỡ. Nếu người khác ngỏ ý giúp đỡ, đừng ngại chấp nhận vì thực tế là bạn cần sự giúp đỡ. Có thể họ không biết phải nói gì để an ủi, nên lời ngỏ ý đó là cách họ thể hiện lòng quan tâm.- Châm ngôn 18:24.

Chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đau buồn có thể khiến bạn kiệt sức, nhất là trong thời gian đầu. Hơn bao giờ hết, bạn cần nghỉ ngơi, tập thể dục và ăn uống điều độ. Khám tổng quát định kỳ cũng có thể là điều cần thiết.

Đừng vội quyết định những việc lớn. Nếu có thể, hãy đợi một thời gian, ít nhất cho đến khi bạn suy nghĩ sáng suốt hơn thì mới quyết định những chuyện lớn như bán nhà hoặc đổi việc ( Châm ngôn 21:5). Một góa phụ kể rằng vài ngày sau khi chồng mất, chị đã cho người khác nhiều đồ cá nhân của anh. Sau đó, chị nhận ra mình lỡ cho đi nhiều kỷ vật mà mình trân trọng.

Kiên nhẫn với bản thân. Sự đau buồn thường kéo dài lâu hơn người ta tưởng. Những ngày kỷ niệm có thể khơi lại nỗi đau. Những bức ảnh, bài hát và ngay cả mùi hương đặc biệt đều có thể làm bạn rơi nước mắt. Một nghiên cứu khoa học về nỗi đau mất người thân giải thích quá trình đau buồn như sau: “Tâm trạng của người đau buồn thay đổi rất đột ngột, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác một cách nhanh chóng. Có lúc họ tránh nhắc đến người quá cố, có lúc thì chìm đắm trong những kỷ niệm trước kia”. Vì thế, hãy luôn ghi nhớ những lời hứa quý báu của Đức Giê-hô-va.- Phi-líp 4:8, 9.

Thông cảm với người khác. Hãy kiên nhẫn với người khác và biết rằng họ cũng bối rối trước sự việc đau buồn xảy ra với bạn. Vì không biết nói gì nên có lẽ họ sẽ ăn nói vụng về, thiếu tế nhị.- Cô-lô-se 3:12, 13.

Cẩn thận khi dùng thuốc hoặc rượu bia để giải tỏa nỗi đau. Thuốc hoặc rượu bia chỉ mang lại sự khuây khỏa tạm thời. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cũng hãy cẩn thận vì nhiều loại thuốc có thể gây nghiện. Hơn nữa, những thứ đó có thể làm chậm quá trình vượt qua nỗi đau. Một nhà bệnh lý học cảnh báo: “Một người phải đương đầu, phải chịu đựng và cuối cùng phải chấp nhận thảm kịch thì mới vượt qua được, còn nếu dùng thuốc để nguôi ngoai thì quá trình vượt qua nỗi đau có thể kéo dài hoặc bị cản trở”. Để thật sự nguôi ngoai, một người cần suy ngẫm về những ý định cao cả của Đức Giê-hô-va.- Thi thiên 1:2; 119:97.

Trở lại thói quen thường ngày. Lúc đầu, có lẽ bạn phải tự ép mình đi làm, mua sắm hoặc làm những việc cần thiết khác. Nhưng sau đó bạn sẽ nhận thấy việc trở lại thói quen thường ngày giúp ích rất nhiều. Cũng hãy bận rộn với các hoạt động thờ phượng.-So sánh 1 Cô-rinh-tô 15:58.

Đừng sợ để nỗi đau lắng dịu. Nghe có vẻ lạ nhưng một số người sợ để nỗi đau lắng dịu vì nghĩ rằng làm thế là họ không còn thương người đã khuất. Thật sự không phải thế. Trái lại, nhờ để cho nỗi đau lắng dịu, bạn có thể lưu lại trong lòng những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt.- Truyền đạo 3:1, 4.

Đừng lo lắng thái quá. Có lẽ bạn lo lắng: “Rồi đây mình sẽ ra sao?”. Kinh Thánh khuyên là hãy lo từng ngày một. Một góa phụ giải thích: “Quan điểm ‘sống ngày nào lo ngày nấy’ thật sự giúp tôi”. Đó cũng là điều Chúa Giê-su khuyên các môn đồ: “Chớ bao giờ lo lắng về ngày mai, vì ngày mai có điều lo lắng của ngày mai”.- Ma-thi-ơ 6:25-34.

Tuyển Tập Stt Đừng Cố Yêu Người Mới Chỉ Để Quên Đi Người Làm Em Đau

Top 20 câu status tâm trạng (stt) đừng cố yêu người mới chỉ để quên đi người làm em tổn thương rất hay mà mọi người nên đọc và chia sẻ trên cộng đồng mạng. Mất đi một người đã từng yêu, từng gắn bó và từng có với nhau rất nhiều kỉ niệm, hẳn trong lòng sẽ tồn tại một khoảng trống lớn, cuộc sống mất đi sự cân bằng và dễ dàng rơi vào trạng thái mất phương hướng. Vì thế, nhanh chóng tìm một người để lấp đầy khoảng trống được xem như một phản xạ rất tự nhiên. Nhưng tình yêu không đơn thuần chỉ là một chỗ trống ai ngồi vào cũng được.

Sau chia tay, sẽ có một khoảng trống do người yêu bạn để lại. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn, trống vắng, buồn bã… Nhưng liệu rằng tìm đến một người mới có thực sự là “thần dược” giúp trái tim bạn bình yên trở lại? Đã bao lần bạn có suy nghĩ đi tìm ai đó để khỏa lấp nỗi cô đơn?

Để quên người con gái ấy, cậu ta tìm mọi cách khiến mình mạnh mẽ và trở thành một người đàn ông thực sự. Cậu ta yêu hàng tá các cô nàng xinh đẹp, nhưng những cuộc tình ấy đều chóng vánh trở thành quá khứ.

Đừng cố yêu một người chỉ để quên …và thay thế một người… Bởi vì… – Người đến sau, vốn dĩ họ không có lỗi… Có bít tại sao người đến sau luôn tổn thương vô cớ không? – Bởi họ biết người đến trước mới được .yêu thương một cách trọn vẹn.!

Vì em đã yêu anh mà lòng không thể nào quên được. Thì xin đừng cố yêu thêm người nữa khi còn níu kéo bóng hình cũ trong tim.

Đừng nên đưa một người khác bước vào trái tim của mình khi mà người kia chưa bước ra. Rồi vô tình làm đau chính mình, làm tổn thương người khác. Trái tim vốn không đủ không gian cho những nhập nhằng!

Em yêu anh bao năm qua, anh biết điều đó và biết tình yêu đó là chân thành nên anh đã nhận lời yêu em. Anh muốn học cách quên đi một người bằng việc yêu một người và anh đã lựa chọn em. Em hạnh phúc biết nhường nào.

Cái cảm giác là người yêu anh, được tay trong tay đi dạo cùng anh và nhận ra rằng đôi bàn tay ấy lạnh ngắt, ánh mắt vô hồn và không chút cảm giác khi bên em.

Anh nhận lời yêu em vì thấy em tốt, em chân thành nhưng con tim anh không hề rung động hoặc chí ít lúc này là thế. Em cũng cứ lầm lạc tin rằng em sẽ chịu đựng được điều đó. Có lẽ cũng là vì em không nhận thức được tình yêu anh dành cho chị ấy lớn đến vậy và khó quên đến thế. Em đã sai rồi.

Em sẽ đi, sẽ lại yêu anh đơn phương và từ chối tình yêu ấy cho tới khi nào anh có một trái tim không còn vết gợn. Nếu có ngày đó, em sẽ lại yêu anh. Và anh, đừng thử yêu một người để cố quên một người mà hãy yêu một người như chưa từng yêu ai trước đó.

Ngàn vạn lần đừng yêu người mới khi trái tim mình chưa bình an, nhịp đập còn chưa yên ổn. Ngàn vạn lần đừng nghĩ tới chuyện yêu một người để quên đi một người. Vì làm như vậy không chỉ ác với bản thân mình, mà còn ác với cả người ta.

Sẽ là lỗi vô cùng nếu chỉ mong muốn tìm quen một người mới, tìm một hơi ấm mới để quên đi cái hơi ấm còn dư xót lại. Vì người đến sau vốn chưa bao giờ là người có lỗi. Họ vô tội mà!

Đừng miễn cưỡng ép mình quên đi, càng cố quên thì lại càng nhớ. Tại sao phải cố gắng kìm nén cảm xúc mà không cho bản thân được đau khổ, vì không thể quên người đó ngay lập tức?

Đừng ôm đại một người vào vòng tay bạn, và đừng làm cho người khác gánh chịu nỗi đau như bạn. Thật là bất công cho người nào đó nếu phải thay thế hay lấp chỗ trống cho người yêu cũ. Vì vậy đừng bao giờ vội vàng và tìm đến người mới chỉ vì nỗi cô đơn của bản thân.

Đừng cố chấp nhận lấy một người để quên đi một người khác. Như vậy là ích kỷ với người yêu mình, và ích kỷ với chính bản thân mình.

Trước đây, anh yêu tôi, nhưng không được tôi đáp lại. Giờ thì tôi đáp lại tình yêu của anh, nhưng không phải vì tôi yêu anh, hay vì tôi cảm kích trước tình yêu của anh, mà đơn giản là bởi vì tôi muốn sự xuất hiện của anh trong trái tim mình sẽ làm mờ đi hình bóng người đàn ông đã phản bội tôi. Tôi không còn muốn nhớ đến tình yêu và người đàn ông ấy nữa.

Khi yêu, bạn nên có một sự sáng suốt để không phải trở thành vật thế thân cho người khác rồi tự nhận tổn thương cho bản thân mình. Hãy biết rằng tình yêu cần xuất phát từ trái tim của hai người chứ không đơn thuần là sự van xin, sự thương hại.

Khi bắt đầu mà vẫn chưa quên được người cũ thì giữa bạn và người mới dường như vẫn tồn tại một khoảng cách vô hình nào đó cho dù bạn cố xua đi chăng nữa. Sẽ chỉ là những quan tâm hời hợt, những cái nắm tay vội vàng, những cái ôm chẳng đủ mang lại hơi ấm cho nhau.

Có khi nào yêu người mới bạn thảng thốt hỏi lại mình có thực sự hạnh phúc? Những gì vội đến rồi cũng vội đi. Tình cảm nếu không đủ chân thành, sẽ chẳng thể giữ nổi một bàn tay, càng không thể khiến trái tim kia thuộc về bạn mãi mãi.

Lời kết: Đừng chỉ vì trái tim mình đang rướm máu mà khiến người khác bị tổn thương. Người ta bảo rằng “Đủ nắng thì hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”. Vì thế đừng vội, hãy cứ lặng lẽ lắng nghe lòng mình để không phải nuối tiếc. Tuổi trẻ ngắn lắm, cứ yêu đi, nhưng hãy yêu khi trái tim bạn thực sự muốn thế.

nguồn : stthay.vn

Bạn đang xem bài viết Nên Nói Gì Với Người Mất Người Thân?—Làm Sao Để Giúp Người Đau Buồn? trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!