Cập nhật thông tin chi tiết về Năm Dậu Tìm Gà Trong Câu Đối, Thành Ngữ, Tục Ngữ mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhân nói về vẻ đẹp bề ngoài của gà và con người, người xưa có câu :
Gà đẹp mã vì lông, người dễ trông về của. Lại có câu :
Con gà tốt mã vì lông,
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.
Nhân chuyện gà cùng một mẹ, người xưa nhắn nhủ việc dân một nước, anh em trong một nhà phải đoàn kết thương yêu lẫn nhau :
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau.
Nói về cảnh bơ vơ gà lạc mẹ – con…
Gà con lạc mẹ, gà con chiu chít,
Gà mẹ lạc con, miệng tục chân bươi,
Anh gặp em đây chúm chím miệng cười,
Năm ba phần thảm, chín mười phần thương.
Nói về kẻ hèn kém, chỉ biết làm ăn, kiếm chác quanh quẩn nơi quen thuộc, không có tầm nhìn xa trông rộng, không làm nên được sự nghiệp lớn lao :
Gà què ăn quẩn cối xay
Hát đi hát lại tối ngày một câu.
Gà què ăn quẩn cối xay
Ăn đi ăn lại cối này một câu.
Năm 2017 là năm con gà
Nguyễn Bính (1918-1966), nhà thơ, tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ở xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng với thơ lục bát truyền thống. Tác phẩm nổi tiếng như các tập thơ: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, mười hai bến nước, v.v… Ông có sáng tác câu đối, lại dùng cả chữ Hán lẫn chữ Pháp làm câu đối:
Chuồng gà kê áp chuồng vịt;
Chú chuột ra bớp chú bò.
(Kê: gà, áp: vịt, ra: chuột (rát); bớp: bò (bang).
Phạm Đình Toái (1818-1901), Tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Đậu Cử nhân khoa Nhâm Dần – Thiệu Trị 2 (1842). Làm quan đến Án sát Bình Định. Bố chánh, Hiệp lý thương trường, bị cách, phục chức Điển tịch, về hưu phong Hồng lô tự khanh. Ông bổ sung sửa chữa “Quốc sử diễn ca”. Tác phẩm: Đường thi diễn ca, Trung Dung diễn ca, Quốc âm diễn ca…Vua Thành Thái ban cho ông bức đại tự “Hiếu học hành thiện”. Ông có công chiêu dân lập ra một làng mới ở huyện Quỳnh Lưu, nên được dân làng thờ làm phúc thần – Thành hoàng làng. Ông có làm đôi câu đối để nói về việc lập làng vào năm Quý Dậu:
地從季酉開基矢
蔭字庚辰見效來
Địa tòng Quý Dậu khai cơ thỉ;
Ấm tự Canh Thìn kiến hiệu lai.
Khai đất lập làng từ Quý Dậu;
Đặt tên của xóm đến Canh Thìn.
Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889), hiệu là Ngọc Đường, Hiến Đình và Lương Giang tướng công. Sinh ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu (10-5-1825), quê ở xã Lương Điền, tổng Thái Xá, nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông hay chữ học rộng, nhớ nhiều, được người đời mệnh danh là “Tủ sách bụng”, đậu cử nhân khoa Đinh Mão (1867), đậu Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhạ. Làm quan đến Biện lý Bộ Hình. Vì kiên quyết xin Triều đình chống Pháp nên bị cách chức. Ông về quê dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp, được Tôn Thất Thuyết cử làm Hiệp đốc quân vụ An Tĩnh. Năm 1887, ông bị bắt, cho an trí ở Huế cho đến khi mất.
Ông từng ứng khẩu vế đối khi đi hỏi vợ vì bị cô gái được hỏi ra vế đối rất hóc hiểm. Trong vế ra có bóng trăng xuyên qua lỗ thủng mái ngói như những quả trứng gà nơi ba nơi bốn quả. Vế đối của ông thâm thúy, nói được chí của ông không phải bậc tầm thường, tài năng như sóng nước sẽ được lan tỏa vang xa và làm cho cô gái phải xiêu lòng trắc ẩn:
Vế ra của cô gái:
屋漏月穿形雞卵三三四四
Ốc lậu nguyệt xuyên hình kê noãn tam tam tứ tứ;
Nhà thủng bóng trăng xuyên qua, trứng gà nơi ba, nơi bốn quả;
Vế đối của Nguyễn Xuân Ôn:
池中波動影籠令萬萬千千
Trì trung ba động ảnh lung linh vạn vạn thiên thiên.
Mặt ao sóng động hình lan toả, lung linh nghìn lớp, vạn sóng lan.
– Vế ra đối của Phan Thị Nhâm con gái Huấn đạo Phan Triển, người được gả cho Nguyễn Xuân Ôn.
Ông từng sáng tác câu đối để răn dạy con, khi con đã trưởng thành:
一片功名一片辱
十年事業十年憂
Nhất phiến công danh nhất phiến nhục;
Thập niên sự nghiệp thập niên ưu.
Một miếng công danh một miếng nhục;
Mười năm sự nghiệp mười năm ưu.
Tú Mỡ (1900-1976), tên thật là Hồ Trọng Hiếu, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sáng tác nhiều thơ và câu đối trào phúng. Có câu các cụ quan chức xã, huyện xưa hay bắt dân đóng góp tiền bày đặt tiệc cỗ linh đình để kiếm miếng ngon bồi bổ sức khỏe. Các miếng ngon có của lợn, của gà, đặc biệt món phao câu gà các cụ thích nhất được nêu lên đầu các món như một miếng ăn bẩn của các quan tham:
Lộc thánh thừa ơn, các cụ trong dân hỉ hả, phao câu, bồ dục cái thủ, cái tai;
Lệ làng đóng góp, đàn em dưới trướng lu bù, thịt mỡ, lòng dồi, miếng gan, miếng tiết.
Đào Tam Tỉnh
Con Gà Trong Tục Ngữ Việt Nam
Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa: Ý của câu này khuyên rằng vào những ngày trở trời, mùa có gió heo may gà hay bị mắc bệnh toi; còn ngày mưa chó bị ướt lông nên xấu mã, nếu mang đi bán sẽ bất lợi.
Chó già, gà non: Chó già thịt nhiều, ít mỡ và không tanh nên ăn ngon; thịt gà non mềm và ăn ngon.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: Đây là kinh nghiệm của dân gian về khả năng dự báo thời tiết của con gà.
Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm: Ý nói một khi không có người chỉ huy, cấp dưới dễ làm điều xấu, hoặc nếu không có chủ ở nhà, người hầu sẽ làm điều bậy.
Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ: Ý nói những thứ người đời thường ưa chuộng vì ngon, đẹp.
Cơm gà, cá gỏi hay đầu gà, má lợn: Là món ăn ngon, bổ và có ý khen người được dùng những món ăn này là người giàu có và sang trọng.
Đầu gà còn hơn đuôi phượng hay Đầu gà còn hơn đuôi trâu: Ý nói thà làm người đứng đầu một đơn vị nhỏ còn hơn làm quan to nhưng lại là người giúp việc của người khác.
Hóc xương gà, sa cành khế: Xương gà cứng và thường sắc nhọn nên nếu bị hóc sẽ khó lấy ra. Cành khế giòn dễ gãy, nếu leo xa rất nguy hiểm đến tính mạng… Vì vậy phải cẩn thận khi ăn thịt gà và trèo cây khế.
Khách đến nhà, chẳng gà thì vịt: Chỉ những người chủ nhà có tấm lòng hiếu khách.
Lờ đờ như gà ban hôm: Giống gà khi trời bắt đầu tối có tầm nhìn rất kém, nhất là vào ban đêm gà không chịu ánh đèn. Vì thế dân gian mới có câu nói quáng gà. Và nghĩa của câu này là chê những người chậm chạp, không hoạt bát.
Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa (mỡ gà vàng, mỡ chó trắng): Kinh nghiệm dân gian dựa vào màu mây đoán mưa gió.
Ráng mỡ gà, có nhà thì chống: Kinh nghiệm chỉ hiện tượng có bão.
Vịt già, gà to: Ý nói vịt già còn ăn được, chứ thịt gà già vừa dai vừa dở.
Chó quen nhà, gà quen chuồng: Đây là hai con vật có đặc tính nhớ nhà chủ và quen chuồng, ý nói không sợ chúng đi lạc khi kiếm ăn.
Chó liền da, gà liền xương: Đây là hai đặc tính của hai con vật này. Nếu chó bị rách da thì chúng cũng sẽ sớm lành và con gà bị gãy xương cũng vậy.
Lợn nhà, gà chợ; Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm; Cau hoa, gà giò; Vịt già, gà tơ; Gà lấm lưng, chó sưng đồ; Chó già, gà non; Ếch tháng ba, gà tháng bảy…: Đây là thời điểm các con vật này nếu đem làm thịt thì ăn rất ngon.
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn: Nói về kinh nghiệm nuôi gà nếu làm chuồng cửa quay hướng đông hướng quanh năm có gió, mà gà ưa nóng nên dễ bệnh mà chết.
Chó ăn đá, gà ăn sỏi: Nơi đất đai cằn cỗi, trơ trọc và nghèo khổ.
Đẻ như gà: Gà là động vật đẻ nhiều, mỗi đợt từ 8-16 quả trứng. Ý nói ai đó đẻ nhiều và đẻ dày.
Trứng gà trứng vịt: Hai loại trứng suýt soát như nhau không thua kém là bao. Ý nói không nên so bì mà nên nhường nhịn nhau.
Ngủ gà ngủ vịt…: Chỉ người ngủ nhiều, dễ ngủ, chỗ nào và lúc nào cũng có thể ngủ được.
Con tông gà nòi: Chỉ người là con cháu gia đình có truyền thống học giỏi, tài cao.
Da trắng như trứng gà bóc: Chỉ người phụ nữ có nước da trắng và ngoại hình đẹp.
Gà trống nuôi con: Người đàn ông góa vợ phải một mình nuôi con. Ở đây còn có ý nghĩa cảm thông về hoàn cảnh đối với người đàn ông góa vợ.
Vạ vịt chưa qua vạ gà đã đến: Chỉ ai đó liên tiếp gặp rủi ro, rắc rối, vừa thoát điều không may hay tai họa này, thì lại gặp điều không may, tai họa khác…
Mặt tái như gà cắt tiết: Chỉ người làm sai, làm điều xấu và bị phát hiện, bị bắt quả tang nên sự sợ hãi thể hiện rõ ra mặt.
Đá gà đá vịt: Chỉ người nào đó thiếu trách nhiệm với công việc được giao, chỉ thỉnh thoảng mới ghé vào hoặc tham dự gọi là cho có mặt.
Đầu gà, đít vịt: Chỉ về sự cọc cạch, chắp nối, không đồng bộ, không tương hợp với nhau.
Hăng máu gà: Chỉ người nóng tính, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, mà hễ cứ thấy điều không hài lòng là nổi nóng.
Lộp bộp như gà mổ mo: Chỉ sự bộp chộp không cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nói năng.
Rễ cây trắng, cỏ gà trắng: Dự báo sắp tới sẽ có mưa.
Gà luộc hai lần hay Gà luộc lại, gái cải giá: Chỉ người phụ nữ lấy chồng lần thứ hai, chắc chắn tình cảm nhạt phai.
Gà què ăn quẩn cối xay: Chỉ người hèn kém chỉ biết làm ăn, kiếm chác nhỏ nhặt ở nơi quen thuộc, không biết nhìn xa trông rộng.
Ông nói gà, bà nói vịt: Ý nói trong một gia đình mà chồng nói một đường, vợ nói một nẻo, không ai giống ai.
T.H
Ca Dao, Tục Ngữ Về Gà
– Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa: Mùa gió gà hay toi, trời mưa chó xấu mã. Bán như thế thì bất lợi.
– Chó già, gà non: Thịt chó già không tanh, thịt gà non mới mềm, ăn mới ngon.
– Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: kinh nghiệm về thời tiết.
– Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm: Khi không có người chỉ huy, kẻ xấu làm bậy.
– Con gà tốt mã vì lông: Người ta dễ bị thu hút bởi cái vẻ bên ngoài.
– Con gà tức nhau tiếng gáy: Tính ganh đua, không chịu kém người khác.
– Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ: Những thứ người ta ưa chuộng vì ngon vì đẹp.
– Cơm gà, cá gỏi: Khen bữa ăn ngon và sang trọng.
– Đá gà, đá vịt: Làm ăn qua loa.
– Đầu gà, má lợn: Miếng ăn ngon.
– Đầu gà còn hơn đuôi phượng: Đứng đầu một nơi còn hơn làm tớ kẻ khác.
– Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng: Cậy thế bắt nạt người khác.
– Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau: Khuyên đoàn kết, gắn bó với nhau.
– Gà mái gáy gở (không biết gáy): Chê phụ nữ can thiệp vào việc đàn ông.
– Gà nhà lại bới bếp nhà: Chê cùng phe cánh lại phá hoại lẫn nhau.
– Gà què ăn quẩn cối xay: Chê những người không có ý chí.
– Hạc lập kê quần (con hạc giữa bầy gà): Người tài giỏi ở chung với kẻ dốt.
– Hóc xương gà, sa cành khế: Chỉ những điều nguy hiểm cần tránh.
– Học như gà đá vách: Chê những người học kém.
– Khách đến nhà, chẳng gà thì vịt: Thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà.
– Lép bép như gà mổ tép: Chê người ngồi lê mách lẻo.
– Lờ đờ như gà ban hôm: Quáng gà, chê người chậm chạp, không hoạt bát.
– Lúng túng như gà mắc tóc: Chê người thiếu bình tĩnh, bối rối.
– Mẹ gà, con vịt: Cảnh của những trẻ em sớm mồ côi mẹ, phải sống với dì ngẻ.
– Mèo gả, gà đồng: Chỉ những kẻ vô lại, sống lang thang, làm bậy.
– Một tiền gà, ba tiền thóc: ý nói món lợi thu về không bằng công sức bỏ ra.
– Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa (mỡ gà vàng, mỡ chó trắng): Kinh nghiệm dân gian dựa vào màu mây đoán mưa gió.
– Ráng mỡ gà, có nhà thì chống: Kinh nghiệm chỉ hiện tượng có bão.
– Ngẩn ngơ như chú bán gà/ Tiền rưỡi chẳng bán, bán ba mươi đồng: Chê người đần độn, không biết tính toán.
– Ngủ gà, ngủ vịt: Ngủ lơ mơ, không thành giấc.
– Ngun ngủn như gà cụt đuôi: Nói một cái gì đó ngắn ngủi đến khó coi.
– Nháo nhác như gà lạc mẹ: Tả vẻ xao xác, đi tìm một cách lo lắng.
– Trông gà hóa cuốc: Chê người không nhìn rõ sự thật, lẫn lộn phải trái.
– Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh/ gái nào bảnh cho bằng gái Nha Mân: Chỉ vùng đất nổi tiếng về nuôi gà đá và làng gái đẹp.
– Quạ theo gà con: Nói kẻ xấu rình cơ hội để hại người.
– Thóc đâu mà đãi gà rừng: Chỉ hành vi lãng phí hoặc quá tiết kiệm.
– Tiếc con gà quạ tha: Chê người tiếc cái không đáng tiếc.
– Tiền trao ra, gà bắt lấy: Sòng phẳng.
– Trấu trong nhà để gà ai bới: Việc trong nhà lại để cho người can thiệp.
– Trói gà không chặt: Chê kẻ hèn yếu, không làm được việc gì nên thân.
-Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến: Than phiền hết tai họa nọ đến tai họa kia.
– Vịt già, gà to: Ý nói vịt già còn ăn được, chứ thịt gà già vừa dai vừa dở.
– Cõng rắn cắn gà nhà: Vô tình (hay cố ý) đã dẫn kẻ xấu về hại nhà mình. l
Nguyễn Quốc Hào(tổng hợp nhiều nguồn)
Chuyện Vui Ngày Tết:con Gà Trong Ca Dao Tục Ngữ
Gà vốn là loài động vật khá gần gũi, gắn bó với đời sống con người. Tiếng gà gọi khung cảnh bình yên, đầm ấm:
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Tiếng gà gáy còn như một loại đồng hồ báo thức đặc biệt báo trời đã sáng để bà con nông dân dậy đi làm đồng:
“Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
Nhìn trời, nghe tiếng gà, người ta có thể dự đoán được thời tiết: “chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”. Qua thực tế, các cụ còn đúc kết về kinh nghiệm chọn giống gà:
– Nuôi gà phải chọn giống gà Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều – Gà nâu chân thấp mình to Đẻ nhiều, trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng những thế, cho dù cuộc sống quanh năm lam lũ, nghèo khó: “Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ”, ông bà ta xưa vẫn biết thưởng thức những món ngon và tỏ ra rất “sành ăn”, sành điệu:
– Con gà cục tác lá chanh
Các chị em đảm đương công việc nội trợ thiết nghĩ nên nhập tâm lời dạy của các cụ để phân biệt gà già, gà non:
Và cái tài của người giỏi việc bếp núc là cho dù mua phải gà già thì:
Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng
Ngoài con gà theo đúng nghĩa đen như để kể trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam còn có rất nhiều câu nói về gà nhưng lại để nói đến người hoặc hàm ý khuyên răn:
Gái khôn gái chẳng bỏ làng, gái đi
Món tóc đuôi gà vắt vẻo của các cô thôn nữ từng được các chàng trai xếp lên hàng đầu trong top “10 thương”:
Một thương bỏ tóc đuôi gà Trách những người không chung thủy, cô gái dỗi dằn: Trách anh hàng trứng cho ra đôi lòng Khuyên anh em trong nhà phải hòa thuận, các cụ nhắc nhở: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Những kẻ phản bội được xem là “cõng rắn cắn gà nhà”. Kẻ nào hống hách nhưng nhát gan thì chẳng khác nào “chó cậy gần nhà, nhà cậy gần chuồng”. Để ám chỉ thói che giấu của người đời, các cụ bảo “Đẻ một nơi, cục tác một nơi”. Còn “gà què ăn quẩn cối xay” là để nói cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. Các cụ còn khuyên đừng đánh giá con người qua diện mạo bên ngoài:
Những giống gà nòi lông nó lưa thưa
Trong quan hệ ứng xử cũng phải khéo léo, đúng mực, vì nếu quá yêu chiều cũng sẽ dẫn đến:
Đặc biệt, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, họ nhà gà cũng góp mặt khá đông đúc. Gà được dùng vật cheo cưới:
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo
Nhưng có chàng trai hài hước đã nói quá lên rằng:
Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi
Oán hận sự cấm đoán hôn nhân, cô gái (chàng trai) than thở:
Nói về những cặp vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác, người ta ví von:
Con gà rừng tốt mã khoe lông Chẳng cho đi chọi nhốt lồng làm chi
Nói về những cặp vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác, người ta ví von:
Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi
Và đây là những lời trách của cô gái rơi vào cảnh ngộ chồng già – vợ trẻ:
Có duyên lấy được chồng già Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương
Những người hẩm hiu với thân phận làm lẽ, “chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai” thì tiếng gà thật đáng ghét, vì cắt đứt niềm hy vọng của họ, khi mà:
Mong chồng chồng chẳng muốn cho Đến khi chồng xuống, gà đã o o gáy dồn
Và rất nhiều cảnh ngộ trớ trêu khác nữa trong cuộc sống gia đình như “mẹ gà, con vịt”, “gà trống nuôi con”…
Vẫn biết rằng, “bút sa, gà chết”. Vui xuân năm Dậu, xin được mạo muội chắp nhặt mấy dòng về con gà, mong góp vui với mọi người khi Xuân về, Tết đến.
Bạn đang xem bài viết Năm Dậu Tìm Gà Trong Câu Đối, Thành Ngữ, Tục Ngữ trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!