Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Chay Với Câu Hỏi Về Ý Nghĩa Cuộc Sống mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chia sẻ
Sự giàu có, đặc biệt là giàu có về mặt vật chất, luôn là điều người ta mong ước và nỗ lực để có được. Nó gợi lên một sự lạc quan, phong nhiêu và đầy tràn. Đó là một xung năng tự nhiên của con người. Nó không hề xấu. Nó chỉ trở thành vấn đề khi người ta xem sự giàu có là đích điểm của đời mình, vì nó cuốn người ta vào một vòng xoáy, khiến người ta đánh mất chính mình, quên đi ý nghĩa sự hiện hữu của bản thân.
“Tiền nhiều để làm gì?” Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này: để cuộc sống được đảm bảo hơn; để có thể ăn sung mặc sướng; để không phải lo toan về ngày mai; để muốn làm gì thì làm, có quyền trên người khác, không bị người ta khinh chê. Chúng ta không lý thuyết và giả bộ đến độ không để ý đến những điều ấy. Tiền rất cần cho cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: nếu ta cứ lao mình vào cuộc tích góp bạc tiền, rồi bất thình lình, cái chết tìm đến với ta, thì sao? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác, rộng hơn và sâu hơn: thật ra, những nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống là để làm gì?
Chúng ta không chối bỏ tầm quan trọng và lợi ích của đồng tiền, nhưng chúng ta cũng không thể không để ý đến một sự thật rằng chúng chỉ là hư vô, và cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, sẽ mang đi tất cả và nó không chừa một ai.
Cho dù ông nhà giàu kia có gào thét và trình bày muôn ngàn lý do chính đáng với Thần Chết về của cải ông có và về việc ông xứng đáng để thụ hưởng nó thế nào thì cũng chẳng có ích gì cả. Tuy rất phũ phàng nhưng ta vẫn phải thừa nhận một điều là đến một lúc nào đó tất cả những gì mình cố gắng tạo lập đều sẽ trôi tuột khỏi bàn tay ta. Sự giàu có có thể mang đến cho chúng ta một sự đảm bảo nào đấy ở cuộc sống này, nhưng nó chẳng có nghĩa lý gì trước sự tàn phá của thời gian, nó không có sức quyến rũ nào trước cái chết.
Lại một lần nữa, ta được đưa vào khung trời của một cõi vô thường. Ta tự hỏi về lý do mình được cho hiện hữu. Nếu mọi sự sẽ qua đi, vậy tôi ở đây để làm gì? Đâu là điều tôi nên tìm kiếm trong hành trình tại thế của mình? Tôi phải làm gì để ngay cả khi cái chết tìm đến, tôi vẫn bình thản và chào đón nó với tất cả hân hoan? Tôi phải sống ra sao để thay vì sống trong nỗi sợ cái chết đến bất thình lình, ta thật sự sống trọn vẹn cuộc sống của mình từng giây từng phút, hưởng nếm sự hoan lạc ngay tại đời này chứ chẳng đợi chi một hạnh phúc xa xăm nào đó ở tương lai vô định.
Mùa chay đến. Sắc tím trên bàn thờ gợi nhắc ta về một nỗi man mác thê lương, màu tối của cuộc đời. Nó đưa ta về với lòng mình để ta phải đối diện với cái “không” của bản thân. Nó đánh bật hết tất cả những ngạo mạn và cái ảo tưởng mà bấy lâu nay mình vẫn theo đuổi. Nó thúc đẩy ta tìm đến sự giàu có đích thực mà mình cần phải phấn đấu trong cuộc đời này: giàu nhân đức, giàu tình nghĩa, giàu thương yêu. Những cái giàu này đáng giá hơn rất nhiều so với giàu bạc tiền vì nó bồi đắp sức sống cho con người, nó làm cho người trở nên bất diệt, được tự do, được là chính mình. Nó ban cho con người sức mạnh để đối diện với Thần Chết cách khảng khái vì Thần Chết chỉ có thể là nỗi khiếp sợ cho những ai sợ nó, còn người giàu nhân đức thì chẳng mang trong mình nỗi sợ gì cả vì người đó mang trong mình một kho tàng bất biến với thời gian.
Con người được làm ra bụi đất nhưng lại nhận lãnh lời mời gọi hướng đến sự thánh thiêng. Sự thánh thiêng ấy hệ ở việc con người nhận ra được gốc gác và giá trị thật của mình, là cái mang đến cho con người sự thoải mái và bình an của con tim. Thật vậy, có quyền lực và giàu có đến cỡ nào thì cũng chỉ là con số 0 to tướng trước mặt Thiên Chúa. Thật tội nghiệp cho kẻ nào nghĩ rằng với của cải mình đang sở hữu, mình có thể làm chúa tể muôn loài. “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Câu nói này của Chúa Giêsu như đang chất vấn mỗi người. Con người ơi, hãy thức tỉnh đi nào! Hãy lên đường đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của bản thân!
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Suy Ngẫm Về Mùa Chay !
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Để thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi ông ăn chay và cầu nguyện ít, ngôi sao mờ đi. Khi ông ăn chay nhiều và cầu nguyện nhiều thì ngôi sao càng sáng lên. Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng ông. Thày trò hăng hái lên đường. đường càng lên càng dốc dác khó đi. Mặt trời càng lúc càng nóng gắt. Cả hai thày trò ướt đẫm mồ hôi và cảm thấy khát nước. Nhưng không ai dám uống. Em bé không dám uống trước khi thày uống. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng nhìn thấy bé gái mỗi lúc mệt thêm, thày ẩn tu thấy thương, nên mở nước ra uống. Lúc ấy cô bé mới dám uống. Uống nước xong, cô bé mỉm cười rất tươi và cám ơn thày. Thày ẩn tu len lén nhìn lên đầu núi. Thầy sợ ngôi sao biến mất vì thày đã không biết hãm mình. Nhưng lạ chưa, trên đầu núi thày thấy không phải một mà có đến hai ngôi sao xuất hiện. Thì ra, để thưởng công vì thày biết nghĩ đến người khác, Chúa đã cho xuất hiện một ngôi sao nữa, sáng không kém gì ngôi sao kia.
Mùa chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro và một ngày ăn chay kiêng thịt. Có lẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ngày xưa người Do Thái rắc đầy tro trên đầu, ngồi cả trên đống tro, mà ngày nay ta chỉ xức một chút ít tro, và tại sao ngày xưa ăn chay trong bốn mươi ngày, mà ngày nay chỉ còn ăn chay có 2 ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu tuần thánh? Thưa vì Giáo hội muốn ta càng ngày càng đi vào tinh thần hơn là chỉ giữ hình thức bên ngoài. Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện.
Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Xức nhiều tro mà trong lòng không thật tình sám hối thì có ích gì. Ngày nay, Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta. Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã bôi tro trát trấu vào khuôn mặt Thiên chúa, làm lem luốc khuôn mặt Giáo hội, làm ô danh cho đạo thánh của Chúa. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã làm cho mối quan hệ với tha nhân bị vẩn đục vì những tham vọng, những ích kỷ, những nhỏ nhen của ta. Hãy xức tro vào tâm hồn để lòng ta xót xa, đau đớn, hối hận vì những tội lỗi đã phạm.
Ăn chay không phải là một hình thức làm cho qua lần, chiếu lệ. Ăn chay không phải chỉ là nhịn ăn một hai bữa cơm. Ăn chay có mục đích nhắc nhớ ta hãy biết hãm dẹp thân xác, hãm dẹp những tính mê tật xấu, hãm dẹp những gì làm mất lòng Chúa và làm phiền lòng anh em. Giáo hội giản lược việc ăn chay vào 2 ngày trong một năm, không phải vì coi nhẹ việc ăn chay, nhưng vì Giáo hội muốn tránh thái độ ăn chay hình thức, để tập trung vào việc ăn chay trong tâm hồn. Nhịn ăn một bát cơm không bằng nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác. Nhịn ăn một miếng thịt không bằng nhịn đi một cử chỉ xúc phạm đến anh em. Nhịn một bữa cơm ngon không bằng nhường nhịn, tha thứ, làm hoà với nhau. Kềm chế cơn đói không bằng kềm chế cơn nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện cờ bạc. Kềm chế cơn khát không bằng kềm chế dục vọng, tính tham lam, thói kiêu ngạo.
Chính vì thế mà tiên tri Dô-el đã kêu gọi dân chúng: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”. Người Do thái có tục lệ khi ăn chay, thống hối thì xé áo ra. Đó là một hình thức biểu lộ sự thống hối. Điều quan trọng là có tâm hồn thực sự sám hối. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những tham lam, bất công. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói lười biếng, khô khan, nguội lạnh. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những dính bén trần tục. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói gian dối, giả hình. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới gạt bỏ được những chướng ngại ngăn cản ta đến với Chúa. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới đến gần Chúa, sống tình thân mật với Chúa, hưởng được tình yêu thương của Chúa.
Để ăn chay trong tinh thần và để thực sự hướng về tha nhân, nhiều nước trên thế giới đã biến việc ăn chay thành những hành động bác ái cụ thể. Mỗi ngày trong mùa chay, họ bớt chi tiêu một chút, gửi tiền tiết kiệm giúp những nơi nghèo khổ, bị thiên tai. Nhờ thế, việc ăn chay của họ không còn là hình thức, nhưng là những hi sinh thực sự và trở nên những việc làm đầy tình bác ái huynh đệ.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu thế nào là ăn chay và sám hối đẹp lòng Chúa. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình, cho gia đình mình một chương trình sống Mùa Chay. Ước gì mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới, giúp mỗi người chúng ta thực sự thay đổi đời sống, mến Chúa hơn, yêu người hơn.
Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi. Amen.
Thông Báo Chương Trình Phụng Vụ Mùa Chay 2022
Ban Phụng vụ Giáo xứ Thông báo LỊCH NGẮM NGUYỆN MÙA CHAY & LỊCH TĨNH TÂM MÙA CHAY NĂM 2020
– Giúp lễ : Lễ sinh lớn GX – Dẫn lễ : Giáo họ Giuse – Hát lễ : Ca đoàn Cêcilia – Đọc sách Thánh : HĐGX Ông Phượng – Ông Dũng – Lời nguyện Tín hữu: HĐGX Ông Bộ.
Thứ I : Giáo họ Antôn Thứ II : Ban Caritas Thứ III : Giáo họ Phêrô Thứ IV : Ban Loan báo Tin Mừng Thứ V : Giáo họ Gioan Baotixita Thứ VI : Ban Lễ sinh lớn THAN : Giáo họ Giuse
– Dẫn lễ : Đoàn Thiếu nhi – Giúp lễ : Lễ sinh Giáo xứ – Hát lễ : Ca đoàn Maria Goretti – Đọc sách & Lời nguyện : Cộng đoàn Trưởng
4g30 Thánh lễ sáng 19g00 Tĩnh tâm & Chầu Thánh Thể
04g30 Thánh lễ sáng 19g00 Tĩnh tâm & Chầu Thánh Thể
04g30 Thánh lễ sáng 18g00 Thánh lễ chiều của Thiếu nhi 19g00 Tĩnh tâm
Thứ 6 (06/03/2020) Đ.THANH TRÁNG NIÊN & Đ.THANH NIÊN(Ca đoàn Cêcilia)
04g30 Thánh lễ sáng 19g00 Tĩnh tâm & Chầu Thánh Thể
11g00 Thứ tư (04/03/2020): Ngắm sự Thương Khó : Cộng đoàn LCTX (Thứ 01 đến thứ 08) TUẦN LỄ THỨ I MÙA CHAY
11g00 Thứ sáu (06/03/2020): Ngắm Rằng : Hiệp hội Thánh Thể
11g00 Thứ tư (11/03/2020) Ngắm sự Thương Khó : Hiệp hội Thánh Thể (Thứ 09 – 15)11g00 Thứ tư (18/03/2020) Ngắm sự Thương Khó : Đoàn Phụ huynh (Thứ 01 – 08) TUẦN LỄ THỨ II MÙA CHAY
11g00 Thứ sáu (13/03/2020) Thánh lễ Tôn Vinh Đức Mẹ ngày 13, do Đ Phụ nữ phụ trách. 19g00 Thứ sáu (13/03/2020) Ngắm đàng Thánh giá : Cộng đoàn LCTXTUẦN LỄ THỨ III MÙA CHAY 11g00 Thứ sáu (20/03/2020) Ngắm Rằng : Đoàn Tráng niên 19g00 Thứ sáu (20/03/2020) Ngắm đàng Thánh giá : Đoàn Phụ nữ
11g00 Thứ tư (25/03/2020) Ngắm sự Thương khó : Đoàn Phụ nữ (Thứ 9 – 15) TUẦN LỄ THỨ IV MÙA CHAY
11g00 Thứ sáu (27/03/2020) Ngắm rằng : Đoàn Phụ huynh 19g00 Thứ sáu (27/03/2020) Ngắm đàng Thánh giá: Đoàn Tráng niên
11g00 Thứ tư (01/04/2020) Ngắm sự Thương Khó : Đoàn Tráng niên (Thứ 01- 08) TUẦN LỄ THỨ V MÙA CHAY
11g00 Thứ sáu (03/04/2020) Ngắm Rằng : Đoàn Phụ nữ 19g00 Thứ sáu (03/04/2020) Ngắm đàng Thánh giá : Cộng đoàn Anh em Sắc tộc
5 Lời Khuyên Giúp Chuẩn Bị Mùa Chay Một Cách Tốt Nhất
Mùa chay là mùa ân sủng. Niềm hân hoan mừng Chúa Sống Lại trong ngày Lễ Phục Sinh sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta sống Mùa Chay thánh này như thế nào. Lòng quảng đại của Thiên Chúa là vô bờ bến, nhưng chúng ta lại thường xuyên thiếu sót trong việc dành trọn con tim của mình cho Chúa, để Ngài có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu của Ngài.
Mùa chay là mùa ân sủng. Niềm hân hoan mừng Chúa Sống Lại trong ngày Lễ Phục Sinh sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta sống Mùa Chay thánh này như thế nào. Lòng quảng đại của Thiên Chúa là vô bờ bến, nhưng chúng ta lại thường xuyên thiếu sót trong việc dành trọn con tim của mình cho Chúa, để Ngài có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu của Ngài.
Mùa Chay này, bạn hãy chìm đắm trong đời sống cầu nguyện. Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để cầu nguyện; tìm kiếm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị một trái tim được sắp đặt ngăn nắp để gặp gỡ Thiên Chúa, Đức Chúa và cũng là Đấng Cứu Độ của bạn.
Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu biến đá thành bánh, nhưng Đức Giêsu đáp lại: ” Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4) Ở đây, Đức Giê-su đã diễn tả một sự ưu tiên: trước nhất phải là Lời Chúa, sau đó mới là lương thực dành cho thể xác!
Mùa chay là thời gian để hoán cải. Trong tiếng Hy Lạp, hoán cải là metanoia – có nghĩa là một sự thay đổi của con tim. Là người tín hữu Công Giáo, phương thế hiệu nghiệm nhất để giúp con tim đạt được sự hoán cải thực sự chính là nhờ cuộc gặp gỡ trực tiếp với Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành. Bằng một cách thế đặc biệt, Đức Giêsu đụng chạm và chữa lành chúng ta qua các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa Giải. Trước khi đi xưng tội, tại sao chúng ta không đọc những dụ ngôn về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trong chương 15 của Tin Mừng theo thánh Lu-ca. Đã có người gọi chương 15 là: ” chương thất lạc và tìm thấy “.
Trong chương 15 này, chúng ta bắt gặp dụ ngôn con chiên lạc và được tìm thấy, dụ ngôn đồng xu bị đánh mất và được tìm thấy; cuối cùng là dụ ngôn đứa con bị mất và được tìm thấy, hay thường gọi là dụ ngôn người con hoang đàng. Dụ ngôn ấy cũng có thể được đặt tên là dụ ngôn người Cha giàu lòng thương xót. Hãy xưng tội trong Mùa Chay, và nài xin Đức Giê-su ban cho bạn một quả tim mới đầy sạch trong!
Một trong những ý nguyện của kinh Lạy Cha là: “xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.” Lời này có thể mang ba ý nghĩa:
Thứ nhất: Cơm bánh thể lý và sự đầy đủ về vật chất.
Thứ hai: Tấm Bánh Lời Chúa
Thứ ba: Bánh Sự Sống, tức là Bí tích Thánh Thể.
Trong Mùa Chay Thánh này, tại sao chúng ta không chuẩn bị ý nguyện để tham dự Thánh Lễ vào tất cả những ngày có thể, và đón rước Đức Giê-su là Bánh Sự Sống. Tốt hơn nữa, bạn hãy đưa gia đình của mình, thậm chí là một số bạn bè của mình tới Bàn Tiệc của Chúa để nuôi dưỡng linh hồn bất tử của họ. Cử chỉ lớn lao nhất mà chúng ta có thể thực hiện trên trái đất này chính là việc đón rước Đức Giê-su vào trong tâm hồn của mình. ” Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa ” (Tv 42,2) Ước mong sao, chúng ta cũng mong mỏi và đói khát Đức Giê-su, Đấng là Bánh Sự Sống!
Bác ái: Hành động của yêu thương và phục vụ
Mùa Chay phải được thể hiện bằng một thái độ vốn có thể trở thành hành động thông qua những cử chỉ phục vụ cụ thể dành cho tha nhân. Thật vậy, nếu tôi đón rước Đức Giêsu vào trong lòng của mình, thì tôi cần có một khát khao mãnh liệt mang Chúa Giêsu đến với người khác, đặc biệt là những người đau khổ nhất – người cô đơn, người nghèo đói, người già, người bị bỏ rơi, bị tuyệt vọng, bị áp bức, và bị loại trừ. Hãy nhớ rằng họ là những người mà Chúa Giê-su yêu mến!
Chắc không cần phải nói tới điều này, đó là tình yêu của chúng ta trong việc phục vụ nên khởi sự trong chính ngôi nhà của mình, giữa các thành viên trong gia đình. Chúng ta không muốn rơi vào sự phức tạp của nhân vật Rip Van Winkle, nơi đó chúng ta là những người tốt bụng và giàu tình yêu thương với những người bên ngoài, nhưng lại ác độc với chính những người sống cùng với ta. Hãy nhớ câu thành ngữ này: “Trước khi thương người, hãy thương lấy người nhà mình.”
Trong Mùa Chay, mùa mà chúng ta chuẩn bị cõi lòng, chuẩn bị tâm trí để suy gẫm và đón nhận Đức Giêsu, Đấng chịu đau khổ, chịu chết và sống lại, hầu mang lại ơn cứu độ cho chúng ta, chúng ta nên xin Đức Mẹ giữ vai trò thực sự trong việc chuẩn bị này. Mẹ được Thiên Chúa chọn để giữ một vai trò quan trọng trong công trình cứu chuộc. Đức Mẹ có nhiều danh hiệu cao quý: Mẹ của Lòng Xót Thương và Mẹ Sầu Bi. Xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong toàn bộ Mùa Chay này, đồng hành với chúng ta trong việc cử hành Tuần Thánh, cao điểm là sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.
Tóm lại, chúng ta hãy vui mừng trong mùa Chay này, vì đó là một quà tặng và ơn phúc dành cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta hãy thực sự bước vào mùa Chay với một trái tim quảng đại. Hãy chết đi cho tội lỗi và sống lại với sự sống mới.
Quang Khanh, S.J.
(Lược dịch từ: www.catholicexchange.com)
Bạn đang xem bài viết Mùa Chay Với Câu Hỏi Về Ý Nghĩa Cuộc Sống trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!