Cập nhật thông tin chi tiết về Một Tấm Gương Sáng Cho Các Thế Hệ Thanh Niên Noi Theo. mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủChính trị – Tư tưởng
Anh hùng Lý Tự Trọng – một tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên noi theo.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tháng 5/1929 Lý Tự Trọng được đoàn thể cho về nước tham gia công tác vận động thanh niên để tiến tới thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Lý Tự Trọng là người đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Anh hùng Lý Tự Trọng (1914 – 1931)
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) quê ở làng Việt Xuyên – Huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở Huyện Can Lộc – Hà Tĩnh. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Gia đình Lê Hữu Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ và là trường quốc ngữ của Hội Việt kiều. Lớn lên, Lê Hữu Trọng được gia đình cho đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa – một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa. Vốn có tư chất thông minh, Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt anh thuộc và say mê văn thơ yêu nước cả cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Trọng cùng một số thanh niên khác được gia đình đưa vào học tại “Hoa Anh học hiệu” – đây là trường chuyên dạy tiếng Trung và tiếng Anh. Trọng là học sinh giỏi của Trường, anh nói tốt tiếng Trung và tiếng Anh, tiếng Thái Lan.
Đầu mùa hè năm 1926, thực hiện ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu – thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa, truyền đạt yêu cầu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về việc chọn một số con em gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được lựa chọn.
Đến Quảng Châu, nhóm thiếu niên này được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang tên Lý Thụy). Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc, do đó Lê Hữu Trọng đổi tên Lý Tự Trọng.
Từ năm 1927 trở đi, tình hình Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp phản bội mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây ra. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn – Chợ Lớn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.
Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, lợi dụng lúc bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung đông, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Bị vây hãm ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt.
Một tên phản bội khai ra tên anh là “Trọng con” và làm công tác liên lạc quan trọng. Bọn chúng mừng quýnh tưởng phen này nắm chắc đến nơi tất cả những đầu mối bí mật của phong trào cách mạng. Chúng đánh anh hết roi song lại roi cá đuối, chúng trói hai tay trút lên xà nhà, cho anh đi “tàu bay”. Dã man nhất, có lần chúng chụp một thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt anh từ từ lồi ra mà vẫn thản nhiên chịu đựng. Chúng áp dụng cả đòn tra tấn “lộn mề gà” nhưng với anh tất cả đều vô hiệu.
Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh về xử án, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực dân Pháp không dám xử công khai Lý Tự Trọng, lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931 chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết Anh trong im lặng, nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường, anh dũng và những tiếng hô của Anh: “ Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng phản đối tội ác của thực dân Pháp, tinh thần cách mạng bất khuất của Anh đã làm cho kẻ thù khiếp sợ và đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ và là tấm gương cho các thế hệ thanh niên noi theo.
Tô Thị Hiền Vinh
Bộ môn Lý luận Chính trị
[Trở về]
Các tin đã đăng
Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức Hội thi báo cáo viên giỏi và phổ biến Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân quê hương: Quê hương nghĩa nặng tình sâu
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên – Công việc cấp bách và lâu dài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên
Công tác phát triển Đảng trong thanh niên hiện nay
Diễn đàn Tiếp bước dưới cờ Đảng
Trương Định – Tấm Gương Sáng Ngời Về Tinh Thần Đấu Tranh Bất Khuất
Trương Định – người con ưu tú của dân tộc ta. Ông sinh ra, lớn lên trên đất Quảng Ngãi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với vùng đất Gò Công và những trang sử vẻ vang trong giai đoạn đầu chống quân Pháp xâm lược. Năm 1864, ông đã nằm lại với mảnh đất Gò Công, để lại trong nhân dân miền lục tỉnh Nam kỳ nói chung, nhân dân Tiền Giang nói riêng niềm tiếc thương và sự kính yêu vô hạn – tấm gương kiên trung, bất khuất, một đời chiến đấu vì nước vì dân, sống oanh liệt, chết vẻ vang mà ông và nghĩa sĩ của ông để lại cho hậu thế.
Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định giữa trung tâm TX Gò Công- ảnh :Quyên Vũ
Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ở Tiền Giang có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như: Cuộc khởi nghĩa do Trương Định chỉ huy; cuộc khởi nghĩa của Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân; cuộc khởi nghĩa của Võ Duy Dương… làm cho quân giặc khốn đốn. Trong các cuộc khởi nghĩa đó, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa do Trương Định chỉ huy, đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, thúc giục mọi người đứng lên chống quân Pháp xâm lược, cứu Tổ quốc lâm nguy.
Trương Định còn được nhân dân gọi trân trọng là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1844, ông theo cha là Trương Cầm vào Nam lập nghiệp, rồi lấy vợ ở huyện Tân Hòa (nay là huyện Gò Công Đông).
Năm 1854, ông chiêu mộ dân lập đồn điền ở Gia Thuận. Tháng 2-1859, giặc Pháp đánh thành Gia Định, ông đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi bật là phục kích giết chết tên đại úy Barbé, trừng trị những tên tay sai, tiến công giặc Pháp ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa (Sài Gòn). Khi Gia Định thất thủ, ông rút quân về Gò Công đắp lũy, hàn sông, tập hợp lực lượng, quyết tâm đánh giặc Pháp xâm lược.
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất, giao đảo Côn Lôn và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho giặc Pháp, ra lệnh cho Trương Định phải bãi binh và nhận chức Lãnh Binh ở tỉnh An Giang. Đứng trước nỗi đau Tổ quốc bị quân Pháp giày xéo, nhân dân 3 tỉnh miền Đông, đặc biệt là nhân dân Gò Công quyết không buông vũ khí. Trương Định từng dấy binh đánh đông dẹp bắc, từng xây dựng căn cứ kháng chiến, được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên soái”. Chính ông bằng sự chỉ huy tài tình, với lý tưởng cao đẹp, những đức tính quý báu và hành động quả cảm đã làm rạng rỡ vùng đất Gò Công. Cuộc khởi nghĩa ở Gò Công trở thành trung tâm của phong trào kháng chiến rộng lớn của nhân dân ta ở lục tỉnh Nam kỳ. “Cuộc khởi nghĩa của Trương Định được lan truyền từ Nam ra Bắc như khúc ca dạo đầu cho bản trường ca chiến trận ngót trăm năm của dân tộc ta chống ách thực dân”.
Ngày 20-8-1864, do sự phản bội của Huỳnh Công Tấn, căn cứ kháng chiến của ông bị bao vây. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông dùng gươm tuẫn tiết. Khởi nghĩa Trương Định là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, có ảnh hưởng và ý nghĩa to lớn trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam kỳ ở nửa cuối thế kỷ XIX.
Cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược của Trương Định ở Gò Công kéo dài trong 5 năm (1859 – 1864), trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành một trong những Anh hùng dân tộc (AHDT) chống quân Pháp xâm lược ở Nam kỳ. Tuy sự nghiệp cứu nước chưa thành, ước nguyện chưa đạt, nhưng Trương Định đã để lại tấm gương về lòng yêu nước, thương dân, về tinh thần kiên trung, bất khuất, về phẩm chất: Thắng không kiêu, bại không nản, tiền tài, danh vọng, uy vũ không thể khuất phục, quyết chiến đấu đến cùng vì quyền lợi tối thượng của quốc gia, dân tộc.
Là võ quan theo ý thức hệ Nho giáo, với “tam cương, ngũ thường” làm cốt lõi, trong đó tư tưởng “trung quân” là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng vì lấy yêu nước thương dân làm lẽ sống nên ông dứt khoát thoát khỏi sự ràng buộc của quan điểm “trung quân” mù quáng. Đó là điểm nổi bật nhất về mặt tư tưởng của Trương Định, thể hiện đầy đủ nhất quan điểm “ái quốc thân dân”. Trương Định đã vượt xa các sĩ phu đương thời trong quan niệm về đạo “cương thường” của Nho giáo.
Với tư tưởng vững vàng nên trong hành động ông kiên định con đường đánh giặc cứu nước. Dù con đường đó còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng ông đã vượt qua, sẵn sàng hy sinh bản thân, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Với lòng tôn kính AHDT Trương Định, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang đã trùng tu, tôn tạo các di tích từng gắn liền với cuộc đời và hoạt động của Trương Định như: Lũy Pháo đài – đồn lũy của Trương Định; Nhà truyền thống TX. Gò Công – nơi Trương Định và các tướng lĩnh hội họp; Đền thờ và Lăng mộ Trương Định – nơi giữ gìn hài cốt và thờ phụng; Tượng đài Trương Định được lập lên giữa trung tâm TX. Gò Công trở thành biểu tượng hào hoa, khí phách quật khởi của nhân dân Gò Công, uy nghiêm, hùng dũng mà gần gũi, thân thương. Ngoài ra, còn rất nhiều miếu do nhân dân lập ra khắp vùng Gò Công để tri ơn và thờ phụng các tướng lĩnh, nghĩa quân của Trương Định.
Cuộc đời, sự nghiệp của Trương Định đã đi vào lịch sử và nhiều tác phẩm văn học. Tinh thần bất khuất và sự hy sinh oanh liệt của Trương Định trở thành biểu tượng sáng ngời cho ngọn cờ đoàn kết, yêu nước của người dân Nam bộ. 153 năm trôi qua, tên tuổi của AHDT Trương Định được bao thế hệ sử gia trân trọng ghi chép vào sử sách. Nhưng thiêng liêng hơn cả là toàn bộ tiến trình cuộc khởi nghĩa Trương Định được lưu giữ trong ký ức của nhân dân. Nguồn tư liệu ấy, theo thời gian sẽ thành một pho truyền thuyết dân gian sống động.
Qua đó, người dân Nam bộ không chỉ biết ơn vị Bình Tây Đại Nguyên Soái mà còn tưởng nhớ cả những vị tướng của ông, cùng những người vô danh tay lấm chân bùn “tuy là mất mà tiếng vang như mõ”. Ở đó, nhân dân còn thể hiện tình cảm, cái nhìn về mối quan hệ giữa vị Bình Tây Đại Nguyên Soái với người dân Nam bộ. Chính tài năng và đức độ của Trương Định đã thu phục được nhân tâm. Ngược lại, Trương Định cũng “người nhờ dân mà giữ vẹn nghĩa trung với nước, kiên trì cùng dân kháng chiến”.
Cuộc đời và sự nghiệp của AHDT Trương Định nhắc nhở mỗi chúng ta luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, trong sáng, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của quốc gia, dân tộc.
Nguồn Ấp Bắc
Cán Bộ Đoàn Phải Là Người Gương Mẫu, Luôn Gần Gủi Và Lắng Nghe Ý Kiến Nguyện Vọng Của Thanh Niên
Cán bộ Đoàn phải là người gương mẫu, luôn gần gủi và lắng nghe ý kiến nguyện vọng của thanh niên
TTBD – Tôi chợt nhớ lại câu nói nổi tiếng của nhân vật Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky, rằng: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”. Những dòng này chắc chắn cũng có trong sổ tay của nhiều thanh niên cùng thời với chị Lê Thị Thiên. Sống vì mọi người là quan niệm đã khắc sâu trong tâm thức của cả một thế hệ những người đi đánh Mỹ.
>> Mời tham gia diễn đàn “Viết tiếp Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh”
Cuốn nhật ký đã thể hiện tâm tư của liệt sĩ Lê Thị Thiên – một người chiến sĩ cộng sản luôn vững vàng trong chiến đấu, xây dựng niềm tin tươi sáng cho ngày mai, sự kiên định lập trường trong tư tưởng, sự dung dị của đời thường,… Nó tiếp tục thắp lên trong thế hệ hôm nay lòng yêu nước, tri ân và trân trọng lý tưởng cách mạng cao đẹp mà thế hệ cha anh đã hy sinh để khẳng định sự trường tồn của lý tưởng ấy.
Diễn đàn “Viết tiếp Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh” là hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Bình Dương nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều băn khoăn hạn chế như: Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐV, chưa đa dạng hóa về biện pháp, mô hình tuyên truyền giáo dục chưa tạo được sự hấp dẫn, gây ấn tượng đối với Đoàn viên, TN dẫn đến nhận thức về lý tưởng trong TN còn hạn chế. Các mô hình hoạt động, tổ chức thực hiện còn máy móc, rập khuôn, còn mang tính thời điểm, chưa thường xuyên liên tục. Còn có chi đoàn chưa duy trì thường xuyên chế độ hội họp, số lượng đoàn viên tham gia sinh hoạt còn hạn chế, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, đa dạng, chưa đủ sức hấp dẫn lôi kéo thanh thiếu niên; vấn đề giải quyết tạo việc làm tại chỗ, tạo thu nhập cho ĐVTN an tâm công tác và sinh hoạt tại địa phương là thực trạng rất khó khăn hiện nay.
Góp ý một số giải pháp cụ thể xây dựng cơ sở đoàn ngày càng vững mạnh:
Các tin đã đưa
Stt Hay Về Tuổi Thanh Xuân – Ai Cũng Từng Có Một Tuổi Thanh Xuân Như Thế
Thanh xuân của mỗi người là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy những kỉ niệm khó quên. Nhưng thanh xuân ngắn lắm, nếu bạn không biết trân trọng và gìn giữ thì thanh xuân qua nhanh như 1 cơn gió. Những stt về tuổi thanh xuân để chúng ta hiểu hơn và biết trân trọng tuổi thanh xuân trong cuộc đời mình.
Thanh xuân của mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều đã bỏ lỡ một ai đó. Bởi vì vào những năm tháng ngốc nghếch trẻ dại ấy, chúng ta vẫn còn chưa biết cách yêu một người, chưa học được cách trân trọng. Những dòng stt thanh xuân ngắn càng đọc càng hối tiếc cho tuổi thanh xuân đã qua.
STT ngắn hay về tuổi thanh xuân, tuổi trẻ sâu sắc và ý nghĩa nhất
STT ngắn hay về tuổi thanh xuân, tuổi trẻ sâu sắc và ý nghĩa nhất, để giúp bạn, giúp tôi biết trân trọng về quãng thanh xuân tươi đẹp trong cuộc đời. Thanh xuân chính là khoảng thời gian tươi đẹp và đáng nhớ nhất của mỗi người. Lúc đó ta sẽ được thỏa sức làm những gì mình muốn và khám phá thế giới, cháy hết mình với những niềm đam mê.
1. Trong kẽ hở của thời gian và hiện thực, tuổi xuân cũng như sắc đẹp, mỏng manh như trang giấy bị gió hong khô.
2. Khi bạn còn đang ở tuổi thanh xuân, bạn luôn cho rằng mọi câu hỏi đều có thể tìm ra lời đáp, nhưng khi đã già, biết đâu bạn lại cảm thấy, trong đời người thực ra không có cái gì gọi là lời đáp cả.
3. Khi còn trẻ, người ta luôn muốn bỏ đi. Hãy luôn sẵn sàng cho những cuộc chia ly dù là định sẵn hay bất ngờ. Bởi, bạn sẽ chẳng thể bao giờ biết được rằng lần hội ngộ tiếp theo sẽ là khi nào, ngày mai, ngày kia hoặc không bao giờ . Vì tuổi xuân là những cuộc chia ly không định ngày gặp lại.
4. Lúc còn trẻ chúng ta từ bỏ, cho rằng đó chỉ là một cuộc tình, nhưng cuối cùng mới biết, đó thực ra là cả cuộc đời.
5. Ai cũng có tuổi trẻ và những câu chuyện về tuổi trẻ của riêng mình, trong mỗi câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu lại nơi đáy trái tim.
6. Tuổi thanh xuân rồi sẽ qua đi, nhưng sức mạnh thì không. Mọi sự cố gắng luyện tập, đều chỉ vì muốn dùng sức mạnh để chiến thắng bản thân. Bởi vì ngoài bản thân mình ra, sẽ không còn đối thủ nào khác nữa.
7. Tuổi 18 chúng ta sẽ dễ dàng yêu một ai đó. Cũng thường lo âu những chuyện cỏn con. Tuổi 18 người lớn thường hay nói, chúng ta dễ dàng bật cười vì những chuyện giản đơn. Nhưng lúc ấy, chúng ta đều thật lòng. Dốc lòng dốc sức hơn cả người lớn.
8. Mọi người đều khác nhau. Đó chính là thế giới này. Chính là quá trình trưởng thành. Tuổi 18, chúng ta đã trưởng thành cũng dần trở nên khác nhau. Lúc ấy, chúng ta còn đối mặt với một nỗi đau khác, đó chính là học cách chấp nhận.
9. Thanh xuân là quãng thời gian đầy sóng gió bởi vì lúc ấy chúng ta không biết câu trả lời là gì. Chúng ta thực sự không biết bản thân muốn cái gì, ai thật lòng yêu chúng ta, chúng ta thật lòng yêu ai. Đó là thời gian chúng ta cứ quẩn quanh đây đó, tìm kiếm câu trả lời. Và rồi khi chúng ta bất ngờ biết được câu trả lời. Bất giác chúng ta đã trưởng thành, đã trải qua những lần ly biệt ít nhiều.
10. Lý do tuổi trẻ chúng ta là một trải nghiệm đau khổ, vì nó chứa đầy những điều chúng ta không biết. Giống như khi làm bài kiểm tra, có quá nhiều chỗ trống, khiến ta không biết phải điền gì vào đó. Khi nghĩ lại quãng thời gian đó, không có đáp án chính xác nào cho những chỗ trống cả. Nhưng không biết vì sao tôi có một nỗi sợ đối với người cầm đáp án và người chấm. Và cả nỗi sợ tôi sẽ viết đáp án khác với mọi người. Tuổi 20 của tôi luôn là một kỳ thi đầy căng thẳng như vậy.
11. Khi còn trẻ, người ta luôn muốn bỏ đi. Hãy luôn sẵn sàng cho những cuộc chia ly dù là định sẵn hay bất ngờ. Bởi, bạn sẽ chẳng thể bao giờ biết được rằng lần hội ngộ tiếp theo sẽ là khi nào, ngày mai, ngày kia hoặc không bao giờ . Vì tuổi xuân là những cuộc chia ly không định ngày gặp lại.
12. Lúc còn trẻ chúng ta từ bỏ, cho rằng đó chỉ là một cuộc tình, nhưng cuối cùng mới biết, đó thực ra là cả cuộc đời.
13. Ai cũng có tuổi trẻ và những câu chuyện về tuổi trẻ của riêng mình, trong mỗi câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu lại nơi đáy trái tim.
14. Tuổi thanh xuân rồi sẽ qua đi, nhưng sức mạnh thì không. Mọi sự cố gắng luyện tập, đều chỉ vì muốn dùng sức mạnh để chiến thắng bản thân. Bởi vì ngoài bản thân mình ra, sẽ không còn đối thủ nào khác nữa.
15. Tuổi 18 chúng ta sẽ dễ dàng yêu một ai đó. Cũng thường lo âu những chuyện cỏn con. Tuổi 18 người lớn thường hay nói, chúng ta dễ dàng bật cười vì những chuyện giản đơn. Nhưng lúc ấy, chúng ta đều thật lòng. Dốc lòng dốc sức hơn cả người lớn.
Những stt hay về tuổi thanh xuân tươi đẹp
Tuổi thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời chúng ta, những stt hay về tuổi thanh xuân tươi đẹp để nhớ hơn một thời đã qua, để nhớ về những kỉ niệm của tuổi thanh xuân, của tuổi trẻ, mối tình đầu trong veo của tuổi thanh xuân.
1. Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.
2. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa nhau theo cách này hay cách khác. Khi đó chúng tôi luôn tin rằng rời xa nhau vì ngày mai gặp lại vì vậy mới nói hẹn gặp lai. Thật ra thế giới này quá rộng lớn, ban đầu những người nói mãi mãi không xa nhau. Một lần xa nhau rồi có thể sau này sẽ không còn cơ hội gặp lại nữa. Rồi hai bên đều phải quên đi. Tạm biệt thực ra không phải là từ biệt mà là một lời hứa.
3. Hồi trẻ chúng ta luôn luôn coi nhẹ phần mở đầu, đến khi kết thúc lại đau đớn tê tái. Còn khi đã trưởng thành, chín chắn, chúng ta có thể né tránh sự tổn thương ấu trĩ, nhưng cũng đã để mất đi dũng khí thuở ban đầu.
4. Tất cả chúng ta đều có một người để giấu trong tận cùng trái tim mình. Khi chúng ta nghĩ về người đó, ta có cảm giác như là đau nhói bên trong, nhưng ta vẫn muốn giữ người ấy bên mình dù ta không biết bây giờ người ấy đang ở đâu, người ấy đang làm gì. Đó là người đầu tiên cho ta cảm giác về một thứ gì đó… được gọi là tình yêu.
5. Tình cảm cũng như nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, vĩnh viễn là những ký ức đẹp đẽ nhất
6. Có những việc khi còn trẻ dù có cố gắng thế nào cũng không thể hiểu được. Nhưng một khi đã hiểu ra rồi thì tuổi trẻ cũng đã ở lại phía sau.
7. Con gái ơi thanh xuân của mình, hãy yêu người mình thích, ăn những gì mình thèm và làm những việc mà mình muốn, sống mà phải vui lên.
8. Điều hối tiếc nhất trên đời này chính là để thanh xuân trôi qua một cách nhạt nhẽo và vô vị. Tưởng chừng như khi đọc lại những con chữ viết về thời niên thiếu mới biết, vốn dĩ chúng mình chưa từng được trải qua, Khoảng thời gian mà bản thân chợt lặng lẽ trầm mặc trước sự huyên náo và nồng nhiệt của thanh xuân.
9. Đừng nói tôi lãng phí tuổi thanh xuân của mình, vì người ấy chính là thanh xuân của tôi.
10. Hãy luôn luôn nghĩ là sau này nhìn lại tôi sẽ thấy thanh xuân của mình rất thú vị mà hiếm người có được.
11. Khi còn trẻ, người ta luôn muốn bỏ đi. Hãy luôn sẵn sàng cho những cuộc chia ly dù là định sẵn hay bất ngờ. Bởi, bạn sẽ chẳng thể bao giờ biết được rằng lần hội ngộ tiếp theo sẽ là khi nào, ngày mai, ngày kia hoặc không bao giờ . Vì tuổi xuân là những cuộc chia ly không định ngày gặp lại.=> Đây là những câu nói hay về thanh xuân cấp 3 hay và ý nghĩa
12. Khi tuổi thanh xuân phơi phới sức sống bạn sẽ mải mê đi tìm lời đáp cho nhiều câu hỏi trong cuộc đời, nhưng khi thời gian trôi đi bạn lớn tuổi sẽ hiểu ra rằng không phải câu trả lời nào cũng có đáp án trọn vẹn.
13. Khi thanh xuân, người ta vui chơi, yêu đương và làm những điều rồ dại. Người ta vẫn lớn lên mỗi ngày, sai lầm, đứng dậy, đi tiếp.
14. Nếu bạn không làm những điều ngu ngốc khi bạn còn trẻ thì bạn sẽ không có gì để mỉm cười khi bạn về già.
15. Nếu không quên được, chi bằng cất kỹ trong lòng, tuổi trẻ từng đau lòng vì một người, mới chứng minh bạn đã từng có thanh xuân trọn vẹn.
16. Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút.
17. Nếu thời thanh xuân của bạn quá yên bình, thì khi gặp sóng gió trong quãng đời kế tiếp bạn sẽ dễ dàng chới với và không có điểm tựa.
Stt thanh xuân của chúng ta – Ai cũng đã từng có một thanh xuân như thế
Ai trong cuộc đời này cũng có một quãng thời gian gọi là thanh xuân, ai cũng có những kỉ niệm thật đẹp về quãng thời gian ấy. Những kỉ niệm tình bạn thanh xuân vô cùng chất phác và chân thành. Gửi tặng những người bạn năm ấy những stt thanh xuân của chúng ta vô cùng tươi đẹp và rạo rực dưới đây nhé.
1. Dành cả thanh xuân để yêu một người thì đã làm sao?Cuộc đời dài hơn như thế nhiều.Bạn có thể yêu một người khiến bạn khóc nhiều hơn là cười vui.Nhưng chuyện cả đời lại là chuyện khác.
2. Bán cho tôi một cuộc tình,Tôi sẻ trả Em bằng tuổi xuân tôi cóBán cho tôi năm tháng yêu thương đó,Tôi sẻ trả Em bằng cả ánh bình minh.
3. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Cậu nắm tay mình đi qua tuổi thanh xuân.
4. Thanh xuân của tôi tinh nghịch lắmCũng có đôi lần va vấp nhưng không sao, cứ cười thật tươi rồi mọi chuyện lại đâu vào đó.Chứ bây giờ ủ rủ, buồn bã thì làm được gì, có thay đổi được tình thế hay không.
5. Thanh xuân của em là dành cho anh, còn thanh xuân của anh là dành cho ai chứ đâu phải là em.
6. Tiếc nuối nhất của thanh xuân không phải là để lỡ mất người tốt nhất, mà là vào thời điểm gặp được người tốt hơn thì bản thân đã quá vô tâm.
7. Nếu thanh xuân em đặt đúng chỗ cũng như cuộc đời em đang trúng số.
8. Tuổi trẻ là giai điệu đẹp đẽ, đẹp đến mức không ai có thể chơi lại lần thứ hai trong đời.
9. Cuộc đời mỗi người đẹp nhất là thời thanh xuân và đẹp hơn khi thời thanh xuân ấy, xuất hiện bóng hình để ta nhung nhớ và yêu thương.
10. Thanh xuân của chúng ta… đang bị thứ… gọi là thời gian cuốn trôi đi mất!!!Thanh xuân của chúng ta… bằng cách này hay cách khác… hãy cho nó trôi qua thật ý nghĩa!!!
11. Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào, dù cho bạn từng bi cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.
12. Tuổi thanh xuân là tuổi đẹp nhất, đáng quý nhất của mỗi chúng ta. Tại thời điểm ấy, cũng chính vì ta chưa đủ lớn khôn, trưởng thành, mà ta lại có thể sống là chính mình, làm những điều mình muốn. Quả thật, nếu được chọn, ta vẫn muốn chìm đắm trong tuổi thanh xuân lần thứ hai.
13. Thanh xuân là chiếc hộp diệu kỳ mà ta giấu trong đó. Cơn cảm nắng đầu tên và cả nụ hôn bối rối vụng về.
Những dòng stt về thanh xuân ngắn gọn nhưng tràn đầy sự thơ mộng vui tươi của tuổi trẻ, tuổi thanh xuân khiến ta đọc càng nhớ hơn tuổi thanh xuân đã qua. Những stt hay về tổi thanh xuân cho ta được ôm trọn những kỉ niệm, kí ức về tình bạn, tình yêu thật đẹp và thật đáng nhớ, để sau này khi hồi tưởng lại ai cũng cảm thấy trân trọng và tự hào về quãng thanh xuân đã qua.
STT Hay – Tags: stt hay về tuổi thanh xuân
Bạn đang xem bài viết Một Tấm Gương Sáng Cho Các Thế Hệ Thanh Niên Noi Theo. trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!