Cập nhật thông tin chi tiết về Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lm. Oscar Lukefahr C.M. –
Dịch giả: Pt. Giuse Trần Văn Nhật
CÁC SÁCH KHÔN NGOAN
“Sự vội vàng không có kết quả tốt.” “Một lời khuyên của người khôn ngoan thì cũng đủ.” “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho bạn.” Những câu châm ngôn như thế là một phần của sự khôn ngoan để dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống.
Sự khôn ngoan có thể được diễn trả trong nhiều hình thức khác, tất cả đều giúp chúng ta xác định giá trị và khám phá ra ý nghĩa. Kịch bản như “A Man for All Season” minh chứng giá trị của sự can đảm và liêm chính. Bài hát “Amazing Grace” nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa. Những câu cách ngôn giúp chúng ta trong những quyết định hàng ngày. Bài thơ “How Do I Love Thee?” của Elizabeth Barrett Browning dậy rằng sự giao tiếp của con người thì quý hơn vàng.
Người dân thời Cựu Ước quý trọng sự khôn ngoan và duy trì cái nhìn sáng suốt của các hiền nhân trong bảy cuốn sách được gọi là các Sách Khôn Ngoan. Trong đó chúng ta thấy có kịch bản, sách ông Gióp; các thánh thi, sách các Thánh Vịnh; một cuốn Châm Ngôn; sách Giảng Viên; thi ca tình yêu sách Diễm Ca của Sôlômon; những suy nghĩ về quá khứ, sách Khôn Ngoan của Sôlômon; và một thư mục các lời nói, sách Huấn Ca.
Nội Dung của Văn Học Khôn Ngoan
Có nhiều truyền thuyết về Khôn Ngoan trong thế giới cổ. Các hiền triết của Ít-ra-en nghiên cứu các truyền thuyết này và học hỏi từ đó. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Do Thái thì độc đáo vì nó phản ánh một niềm tin rõ rệt nơi Thiên Chúa và trong một trật tự luân lý dựa trên thánh ý của Thiên Chúa.
Hình Thức Văn Học Khôn Ngoan
Các Sách Khôn Ngoan theo các khuôn khổ của thi ca Do Thái, tùy thuộc vào sự cân đối tư tưởng thay vì vần điệu. Các khuôn khổ thông thường là sự lập đi lập lại, tương phản, và xây dựng.
Trong cách lập đi lập lại, những ý tưởng tương tự được diễn tả bằng những lời khác nhau: Lạy CHÚA, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ, đừng sửa trị con lúc nổi trận lôi đình (Tv 6:2).
Trong cách tương phản, các ý tưởng khác nhau được so sánh: Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm (Cn 10:12).
Trong cách xây dựng, các ý tưởng được chồng lên nhau: Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh; vì tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa hoành hành. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp (Dc 8:6-7).
Một khi chúng ta để ý đến các khuôn mẫu này, chúng ta có thể thích thú với dòng tư tưởng và sự cân đối mà chúng làm thành thi ca của người Hebrew. Chúng ta có thể sẵn sàng muốn hiểu biết và quý trọng Văn Học Khôn Ngoan hơn.
Nguồn Gốc và sự Hình Thành Văn Học Khôn Ngoan
Các truyền thuyết khôn ngoan đã có ở Ai Cập và Mêsôpôtamia trước khi có biến cố Xuất Hành, có lẽ người Ít-ra-en đã biết đến và dùng các châm ngôn để dậy con trẻ ngay từ thời các Thủ Lãnh. Trong kỷ nguyên các vua, các luật sĩ là người thu thập các lời nói và thành lập các trường phái. Truyền thuyết Khôn Ngoan tiếp tục trong lịch sử Cựu Ước, và sách Khôn Ngoan của Sôlômon là sách sau cùng trong Cựu Ước được viết xuống.
Vua Đavít được cho rằng đã sáng tác nhiều Thánh Vịnh, và Vua Sôlômon được coi là tác giả của các sách Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, và nhiều phần của sách Khôn Ngoan của Sôlômon. Đavít có thể đã viết một số Thánh Vịnh, và Sômômon có lẽ đã viết một số châm ngôn và các giáo huấn, nhưng không ai thực sự là tác giả của các sách được gán cho họ. Điều phổ thông thời xưa là gán tên của một người nổi tiếng là tác giả cho một cuốn sách nhằm tạo uy tín đặc biệt cho sách này.
Sách Gióp (Job)
Một cụ bà bị bệnh ung thư nằm trong bệnh viện và than khóc. Vị tuyên úy hỏi điều gì làm cụ mất bình an. Cụ trả lời một người bạn nói rằng nếu cụ cầu nguyện với đức tin, cụ sẽ được khỏi. Bạn của cụ, thay vì an ủi thì đã đặt một gánh nặng mặc cảm tội lỗi trên cụ. Cụ lý luận, “Con không khỏi, vì không có đức tin.”
Người xưa cho rằng Thiên Chúa chỉ chúc lành cho chúng ta nếu chúng ta tốt lành và mọi đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa vì không tốt lành đủ, quan niệm ấy ngày nay vẫn còn. Và nó gây nhiều thiệt hại, như đã xảy ra trong thời Cựu Ước.
Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ có linh ứng, ông thấy sự sai lầm khi coi sự đau khổ ngang bằng với hình phạt của Thiên Chúa. Thời điểm sáng tác thì không rõ, nhưng nhiều học giả đặt nó vào khoảng thời gian Lưu Đầy.
Câu chuyện bắt đầu với một tường thuật văn xuôi về ông Gióp, một trưởng tộc giầu có, sống không tì ố trước mặt Thiên Chúa. Nhưng một ngày kia, Satan (không phải là quỷ, nhưng một loại trạng sư của quỷ) đã thách đố Thiên Chúa là hãy thử thách ông Gióp, nó nói rằng nếu Thiên Chúa tước đoạt mọi sự giầu có của ông, chắc chắn ông sẽ nguyền rủa Thiên Chúa. Hậu quả là ông Gióp bị tước đi sự giầu có, gia đình, và sức khỏe, nhưng ông đã kiên nhẫn chịu đựng.
Sau đó cảnh tượng thay đổi, và sách đổi từ văn xuôi sang thể thơ khi kể lại ba người bạn của ông Gióp đến an ủi ông, là Êlipha, Biuđát, và Giôpha. Khi họ đến, ông Gióp trở nên thiếu kiên nhẫn và phàn nàn về số phận của mình. Sau đó các bạn ông đối thoại kiểu thi ca với ông Gióp trong ba chu kỳ phát biểu. Mỗi lần họ đều kết tội ông Gióp rằng căn cứ vào những đau khổ điều đó chứng tỏ ông có tội. Tuy nhiên, ông Gióp từ chối bất cứ tội nào và yêu cầu Thiên Chúa giải thích tại sao ông phải đau khổ. Sau đó một thanh niên, Êlihu, xuất hiện để bào chữa cho Thiên Chúa. Bài nói của anh kết thúc với nhận xét rằng Thiên Chúa “coi thường bất cứ ai cao ngạo tưởng mình khôn ngoan” (37:24).
Sau đó màn mở ra và Thiên Chúa đứng ngay giữa sân khấu. Lên tiếng từ “cơn lốc”, Thiên Chúa chất vấn ông Gióp: “Ngươi là ai mà dám đặt câu hỏi với ta? Ngươi có thể tạo thành vũ trụ này không? Ngươi có thống trị các tinh tú không? Ngươi là chủ sự sống hay sao? Ngươi có thể chế ngự sức mạnh của các thú vật bất kham không?”
Ông Gióp chới với, “Con biết Ngài có thể làm mọi sự,” ông thì thào với Thiên Chúa. “…. Con thốt ra những gì con không hiểu…. Con chỉ nghe về Ngài với đôi tai, nhưng giờ đây mắt con được thấy Ngài; bởi thế, con khinh thường chính con, và con sám hối trong bụi tro” (42:2-6).
Câu chuyện trở lại thể văn xuôi, báo hiệu màn cuối cùng. Thiên Chúa khiển trách ba người bạn của ông Gióp, họ kinh ngạc và khiếp đảm: “…vì các ngươi không nói đúng về ta, như tôi tớ Gióp của ta đã nói” (G 42:7). Thiên Chúa ra lệnh cho họ dâng của lễ đền tội và xin ông Gióp cầu cho họ! Sau đó Thiên Chúa chúc phúc cho ông Gióp bằng cách phục hồi tài sản của ông gấp hai lần và ban cho ông một gia đình mới.
Hãy đọc Gióp 31:35-37 về việc ông Gióp nài xin Thiên Chúa trả lời. Hãy đọc Gióp 38:1 — 42:6, một bài nói dài của Thiên Chúa có lẽ tượng trưng cho những suy tư của tác giả về công trình tạo dựng lạ lùng, và qua đó cảm nghiệm được Đấng Tạo Hóa.
Câu chuyện có hai điểm luân lý quan trọng. Thứ nhất, chúng ta không được toan tính đưa Thiên Chúa xuống ngang bằng với chúng ta bằng những câu trả lời đơn giản về những vấn đề lớn lao của đời sống. Một đàng, khi cho rằng sự đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa, như các bạn ông Gióp nghĩ, đó là một xúc phạm đến Thiên Chúa. Đàng khác, như ông Gióp nghĩ, chúng ta có thể hiểu được tất cả các bí ẩn của đời sống, đó là sự điên dại. Thứ hai, khi chúng ta bị đau khổ, tất cả những sự hợp lý của đời này sẽ không giúp được gì. Chỉ có sự gặp gỡ với Thiên Chúa và ý thức rằng Thiên Chúa thì gần với chúng ta hơn sự đau đớn, điều đó có thể đem cho chúng ta sự bình an. Khi chúng ta có thể nói với Thiên Chúa, “Giờ đây mắt con thấy Ngài,” có lẽ chúng ta không hiểu được mọi lý do cho sự đau khổ của chúng ta, nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó.
Sách ông Gióp là một vở tuồng. Nhưng đằng sau, chắc chắn là một câu chuyện thực về sự đau khổ. Tác giả của nó có lẽ bị một căn bệnh hiểm nghèo. Các bạn của ông có lẽ đã khuyên ông là nếu ông cầu nguyện với đức tin, mọi sự sẽ tốt đẹp. Sau đó tác giả cảm được sự hiện diện của Thiên Chúa một cách mạnh mẽ, có lẽ qua cảm nghiệm gần kề cái chết và sự hiện diện này đã đem đến cho ông sự bình an.
Những người được chết đi sống lại xác nhận rằng qua cảm nghiệm đó họ nhận được một sự bình an hơn lòng mong đợi. Các bạn của họ có lẽ đã hỏi, “Làm thế nào bạn lại nói đời sống thì tốt đẹp khi bạn bị bệnh gần chết? Làm thế nào bạn nói rằng Thiên Chúa hiện diện khi có quá nhiều đau khổ trong thế giới này?” Những người ấy đơn giản trả lời rằng, “Tôi không thể giải thích được. Tôi chỉ biết là Thiên Chúa thật gần và mọi sự sẽ êm xuôi.” Những cảm nghiệm về Thiên Chúa như thế thì vượt trên mọi ngôn ngữ. Ngay cả những thi sĩ vĩ đại, như tác giả sách ông Gióp, chỉ có thể đem lại một hiểu biết sơ sài về Thực Tại Tối Hậu. Nhưng, cũng như một đứa bé sợ hãi cảm thấy an tâm trong đôi tay của mẹ nó thì những ai gặp gỡ Thiên Chúa cũng sẽ tìm thấy sự bình an.
Sách ông Gióp khích lệ chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa trong sự cầu nguyện. Nó giúp chúng ta nhận biết rằng trong khi không dễ để trả lời cho vấn đề đau khổ, ở đó vẫn có một câu trả lời. Đó là sự nhận biết của đức tin rằng Thiên Chúa thì gần gũi và chúng ta có thể gieo mình vào vòng tay từ ái của Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện như ông Gióp, “Con đã thốt lên những gì mà con không hiểu, nhưng giờ đây mắt con được thấy,” chúng ta đang trên một hành trình mà nó sẽ dẫn đến Chúa Giêsu, “Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15:34). “Lậy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Chúng ta đang trên con đường từ sự đau đớn đến bình an.
Ông Gióp – Tranh của Jusepe de Ribera
NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM
Trả Lời
Câu Hỏi
Sự khôn ngoan giúp dẫn dắt chúng ta qua đời sống thì được biểu lộ trong nhiều hình thức, kể cả kịch nghệ, thơ, và châm ngôn
Các hiền nhân của Ít-ra-en học hỏi từ các truyền thống Khôn Ngoan của người Ai Cập và Mesopotamia, và căn bản Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en cũng giống như thế
Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en nhìn đến đời sống từ quan điểm của một dân tộc thay vì của cá nhân
Văn Học Khôn Ngoan Cựu Ước có khuynh hướng đi theo các khuôn khổ của thơ văn Do Thái, tùy thuộc vào sự quân bình của tư tưởng thay vì trên vần điệu
Câu “Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm” (Cn 10:12) là một thí dụ của cách (a) lập lại; (b) tương phản; (c) xây dựng; (d) Thánh Vịnh
Truyền thống Khôn Ngoan của Ít-ra-en bắt đầu từ thời Đavít và tiếp tục trong suốt lịch sử Cựu Ước
Dường như Đavít và Solomon là tác giả của tất cả Văn Hóa Khôn Ngoan được gán cho họ
Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ được linh ứng, ông này nhìn thấy sự sai lầm khi coi hình phạt ngang bằng với sự trừng phạt của Thiên Chúa
Cả hai phần văn xuôi và thơ trong của sách ông Gióp cho thấy ông là người kiên nhẫn chấp nhận sự giải thích truyền thống về sự đau khổ như được các bạn ông giải thích
Trong sách ông Gióp, Thiên Chúa khen ngợi ba người bạn của ông Gióp vì giải thích lý do thực sự của sự đau khổ
Khi đối diện với ông Gióp, Thiên Chúa hỏi là ông có sự kiểm soát của Thiên Chúa trên tạo vật, trên các gia súc và con người, và, sau cùng, trên một thú vật, hiển nhiên là con (a) cá sấu; (b) chim ưng; (c) chó sói; (d) lạc đà (Gióp 38:1 — 42:6)
Tác giả sách ông Gióp hầu như tìm thấy các câu trả lời cho vấn đề đau đớn qua (a) sự cảm nhận được Thiên Chúa; (b) triết lý; (c) sự hợp lý [logic]; (d) Tân Ước
Sách ông Gióp dậy chúng ta rằng không nên đưa ra những câu trả lời đơn giản cho những vấn đề lớn lao của đời sống và những ai đau khổ có thể tìm thấy sự bình an khi họ nhận thức rằng Thiên Chúa ở với họ ngay cả trong sự đau đớn
Sách ông Gióp là một vở kịch, nhưng chắc chắn rằng, đằng sau đó là một câu chuyện thực tế của sự đau đớn và khổ não
Kinh Thánh Cựu Ước Công Giáo
Kinh Thánh Cựu Ước là phần đầu của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 46 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi nhiều tác giả khác nhau, được hình thành trong khoảng thế kỷ X – I TCN. Sách được viết muộn nhất là Sách Khôn Ngoan, vào khoảng năm 50-30 trước biến cố Chúa Giáng Sinh.
Nguyên văn theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
I. Ngũ Thư
II. Các Sách Lịch Sử
III. Các Sách Giáo Huấn
IV. Các Sách Ngôn Sứ
Nội Dung Kinh Thánh Cựu Ước
1. Ngũ Thư
Ngũ Thư ghi lại những dữ kiện lịch sử thể hiện mối tương quan gần gũi giữa Thiên Chúa và loài người. Nội dung các sách Ngũ Thư xác lập những niềm tin căn bản:
– Có một Đấng quyền năng là Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và loài người. Đấng ấy là duy nhất và hằng sống.
– Thiên Chúa đã chọn tổ phụ Áp-ra-ham để dẫn dắt dân Ít-ra-en, ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp.
– Thông qua các vị thủ lãnh được chọn, Thiên Chúa ban Lề Luật và cứu thoát dân Người khỏi tay địch thù. Sứ mạng của dân Ít-ra-en chính là tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và tuân giữ các Lề Luật đó.
2. Các sách Lịch Sử
Các sách Lịch Sử ghi lại lịch sử thăng trầm của dân tộc Ít-ra-en để toát lên một xác tín: khi Ít-ra-en tôn thờ Thiên Chúa và trung thành với Lề Luật thì họ được Thiên Chúa chúc phúc và giúp họ chiến thắng địch thù. Ngược lại, khi họ không tuân giữ Lề Luật, lãng quên Thiên Chúa thì họ sẽ lâm cảnh khốn cùng, làm thân nô lệ cho dân ngoại.
3. Các sách Giáo Huấn
Các sách Giáo Huấn có mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống của các bậc thánh hiền nhằm giúp dân chúng nhận biết điều hay lẽ phải và sự khôn ngoan phù hợp với Lề Luật. Ngoài ra, thông qua sách Thánh Vịnh, các thánh nhân còn dạy độc giả những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa.
4. Các sách Ngôn Sứ
Ngôn Sứ là những người được Thiên Chúa kêu gọi để nói lời Thiên Chúa và nói thay cho Thiên Chúa. Các Ngôn Sứ không chỉ loan báo sứ điệp bằng lời mà còn bằng cả đời sống. Cũng vì những lời chân thật đó mà họ bị người đời căm ghét, đánh đập, sỉ nhục, bỏ tù, kết án nhục nhã và giết chết.
Các sách Ngôn Sứ là lời kêu gọi liên lỉ để dân Ít-ra-en sửa đổi đời sống của mình và trở về với Thiên Chúa. Đồng thời, thông qua các sách này, các Ngôn Sứ cũng loan báo cho dân Chúa biết việc Người sẽ ban một Đấng Cứu Độ tới cho nhân loại.
Nội dung của Kinh Thánh Cựu Ước mang nhiều chi tiết tiên báo cho những sự việc sẽ diễn ra và được làm sáng tỏ trong Tân Ước. Những gì được viết trong Cựu Ước cũng là Lời Chúa và được Giáo Hội sử dụng trong cử hành Phụng Vụ. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu và đón nhận Cựu Ước với thái độ nghiêm túc và thành kính.
22 Câu Châm Ngôn Của Thánh Nhân Công Giáo
Những câu châm ngôn của thánh nhân Công giáo
1. Thập giá vác trên vai thường nhẹ hơn thập giá kéo lê – T. Têrêxa Avila.
2. Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Thabor, mà là cùng với GIÊSU ta treo lên đồi Cavê – T. Têrêxa Lisieux.
3. Con không xin cho mình khỏi đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong khổ đau – T. Bernadette.
4. Có đức tin là ký vào một tờ giấy trắng và để Thiên Chúa muốn viết gì vào đó tùy Người – T. Augustinô.
5. Chúng ta sẽ an toàn vượt qua giông tố, bao lâu niềm tin của chúng ta còn gắn chặt vào Thiên Chúa – T Phanxicô Salêsiô.
6. Khi mọi người bỏ rơi chúng ta, chúng ta hãy phó thác tất cả cho Thiên Chúa – T. Sophle Barat.
7. Hãy để Thiên Chúa điều khiển chiếc thuyền nhỏ bé của chúng ta, nếu nó hữu ích, thì Người sẽ giữ nó khỏi bị đắm – T. Vincent De Paul.
8. Người giàu có đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa – T. Thomas D’Aquin.
10. Lao động phải được nhận thức và sống như một thiên chức, một sứ mạng, một sự góp phần vào nền văn minh của nhân loại – T. Gioan XXIII.
11. Sự vĩ đại của bác ái không được đo lường theo số lượng mà theo sự phóng đạt của tâm hồn – T. Chrysostone.
12. Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình – T. Têrêxa Calcutta.
13. Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa – T. Gregolre De Nysse.
14. Không tốt với người hung dữ là chưa tốt hoàn toàn – T. Phanxicô Assisi.
15. Cho người đói khổ điều họ cần, chính là trả của lại cho họ chứ không phải cho họ cái thuộc về chúng ta – T. Gregolre Le Grand.
16. Càng lãnh nhận nhiều càng kết toán nhiều – T. Gregolre.
17. Phân phát bánh cho người đói ăn là tốt, nhưng tốt hơn là đừng để ai phải đói ăn – T. Augustinô.
18. Miếng bánh bạn giữ lại là của người đói khổ, cái áo bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi – T. Basile.
19. Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhân – T Augustinô.
20. Chúa không cần việc làm của chúng ta. Ngài chỉ muốn tình yêu thúc đẩy những việc làm ấy – T. Têrêxa Avila.
21. Cứ yêu rồi làm điều gì mình muốn – T. Augustinô.
22. Tôi được sinh ra là sống cho những gì cao quý hơn – T. Talitlao Koka.
Văn Thơ Công Giáo: Giới Thiệu Một Số Danh Ngôn Của Pascal, Nhà Khoa Học Đang Được Xem Xét Phong Thánh
Nhân dịp Vatican mở án phong chân phước cho Blaise Pascal, một triết gia nổi tiếng thế kỷ 17, chúng ta đọc lại một vài tư tưởng để đời của ngài.
1. Ít người nói về sự khiêm tốn một cách khiêm tốn, về nhân đức một cách đức hạnh, về sự hoài nghi một cách ngờ vực.
2. Chẳng mấy tình bạn sống sót nổi nếu mỗi người biết người kia nói gì về mình sau lưng mình.
3. Bạn muốn người ta nghĩ tốt về mình không? Vậy đừng nói tốt về bản thân mình.
4. Những lời tử tế không tốn bao nhiêu. Chúng không bao giờ làm bỏng giộp môi lưỡi. Chúng khiến người khác tốt lành. Chúng cũng tạo nên hình ảnh của chính chúng trong tâm hồn con người, và đó là một hình ảnh tươi đẹp.
5. Trái tim có lý lẽ mà lý trí không biết đến.
6. Trong thời gian khó khăn, hãy mang theo điều gì đó đẹp đẽ trong tim.
7. Trí tuệ thông suốt cũng có nghĩa là đam mê thông suốt; đó là vì sao một trí tuệ vĩ đại và thông suốt yêu say đắm và thấy rõ tình yêu là gì.
8. Chúng ta chẳng bao giờ bám chặt lấy hiện tại. Chúng ta gợi lại quá khứ; chúng ta chờ đợi tương lai như thể ta cảm thấy nó đến quá chậm và vì vậy cố gắng thúc giục nó đến nhanh hơn, hoặc chúng ta gợi lại quá khứ như thể muốn làm chậm đà bay vun vút của nó. Chúng ta thiếu sáng suốt đến nỗi lang thang trong những đoạn thời gian không thuộc về mình, và không nghĩ về đoạn thời gian duy nhất thuộc về mình; hão huyền đến nỗi mơ về những đoạn thời gian không tồn tại và mù quáng chạy trốn đoạn thời gian duy nhất tồn tại. Sự thực là hiện tại thường đau đớn.
9. Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó.
10. Họ ưa chiến tranh hơn hòa bình, người khác lại thà chết cũng không muốn chiến tranh.
11. Nhưng bởi những giấc mơ đều khác nhau, và có sự phong phú thậm chí ngay cả trong từng giấc mơ, điều ta thấy ở chúng ảnh hưởng lên ta ít hơn nhiều điều ta thấy khi tỉnh giấc, bởi vì sự tiếp nối. Tuy nhiên sự tiếp nối cũng không đến mức nó không thay đổi, dù ít đột ngột hơn, trừ trong những dịp hiếm hoi, như vào một chuyến hành trình, khi ta nói: ‘Cứ như thể là mơ.’ Bởi cuộc đời là một giấc mơ, nhưng ít đổi thay hơn đôi chút.
12. Nếu chúng ta kiểm tra suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ thấy chúng luôn luôn hướng về quá khứ và tương lai.
13. Thấu hiểu chính là tha thứ.
14. Chỉ có hai loại người: người có đạo đức nghĩ mình là tội đồ và kẻ tội đồ nghĩ mình có đạo đức.
15. Tôi càng nhìn nhân loại, tôi càng thích chú chó của mình hơn.
16. Con người chẳng bao giờ gây điều ác hoàn toàn và một cách vui vẻ như khi họ làm điều đó vì niềm tin tôn giáo.
17. Tất cả phẩm cách của chúng ta nằm ở trong suy nghĩ. Đây là nền cơ bản mà ta phải dùng đề phát triển bản thân, chứ không phải không thời gian, thứ ta không biết phải làm thế nào để lấp đầy. Vậy nên hãy lấy việc suy nghĩ chính đáng làm nhiệm vụ: đây là nguyên tắc của đạo đức.
18. Chúng ta biết sự thật không chỉ qua lý trí, mà còn qua con tim.
19. Lời tử tế không đáng bao nhiêu. Nhưng chúng làm được nhiều.
20. Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác.
21. Con người tìm kiếm sự nghỉ ngơi giữa cuộc đấu tranh chống lại nghịch cảnh; và khi họ chiến thắng nghịch cảnh, nghỉ ngơi trở nên không thể chịu đựng nổi.
22. Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới.
23. Đúng là thật tồi tệ khi đầy khuyết điểm; nhưng còn tồi tệ hơn khi đầy khuyết điểm mà không sẵn lòng nhận thức chúng.
24. Trí tưởng tượng của chúng ta rất phóng đại hiện thực, bởi ta luôn nghĩ về nó, và vì vậy mà hạ thấp vĩnh hằng, bởi ta không nghĩ về nó, khiến ta biến vĩnh hằng thành hư vô và hư vô thành vĩnh hằng.
25. Ta thường luôn thán phục những gì ta thực sự không hiểu.
26. Bước cuối cùng của lý trí là nhận ra có vô hạn những điều vượt ra khỏi nó.
27. Công lý không có quyền lực là không có sức mạnh; quyền lực mà không có công lý là bạo ngược hung tàn.
28. Công lý, sức mạnh. – Rất đúng rằng điều gì công bằng cần phải được tuân theo; rất cần thiết rằng điều gì mạnh nhất cần phải được phục tùng. Công lý không có sức mạnh là bất lực; sức mạnh không có công lý là bạo ngược. Công lý không có sức mạnh bị chống đối, bởi luôn luôn có kẻ vi phạm; sức mạnh không có công lý bị lên án. Vì vậy chúng ta cần kết hợp công lý và sức mạnh, và để đạt được điều này, hãy khiến điều công bằng trở nên mạnh mẽ, và điều mạnh cần đảm bảo công bằng.
29. Con người chẳng bao giờ làm điều ác một cách toàn diện và vui vẻ hơn khi họ làm điều ác dưới niềm tin tôn giáo.
30. Thứ không thể hiểu nổi không ngừng tồn tại.
31. Ngôn từ được sắp đặt khác nhau có những ý nghĩa khác nhau, và những ý nghĩa được sắp đặt khác nhau có những hiệu quả khác nhau.
32. Đức hạnh của con người không nên được đo bằng những nỗ lực đặc biệt, mà bằng hành động thường ngày.
33. Chức năng cuối cùng của lý trí là nhận ra những điều vượt lên nó là vô cùng.
34. Cái ác chẳng bao giờ được thực hiện một cách hoàn toàn như khi nó được thực hiện với một thiện chí tốt.
35. Dục vọng là nguồn gốc của tất cả mọi hành động, và nhân loại.
36. Bất cứ ai không thấy được sự phù phiếm của thế giới, chính bản thân mình rất tự đại. Vậy ai không thấy nó, ngoài những người trẻ tuổi mà cuộc đời là tất cả những tiếng động, những trò tiêu khiển, và những suy nghĩ cho tương lai?
37. Sự nhạy cảm của con người đối với những điều nhỏ bé và thiếu nhạy cảm đối với những điều lớn lao là dấu hiệu của một loại rối loạn kỳ lạ.
38. Bản tính con người là động; tĩnh hoàn toàn là cái chết.
39. Trái tim có trật tự của nó, trí tuệ cũng có trật tự của nó, một trật tự sử dụng nguyên tắc và minh chứng. Trật tự của trái tim thì khác. Chúng ta không chứng minh rằng chúng ta đáng được yêu bằng cách liệt kê các nguyên nhân của tình yêu; như thế chỉ là ngớ ngẩn.
40. Con người hầu như luôn luôn tìm đến niềm tin của mình không phải trên cơ sở của minh chứng mà trên cơ sở của điều họ cảm thấy thu hút.
Blaise Pascal là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia và là triết gia Công giáo người Pháp. Tên của Pascal được dùng đặt cho đơn vị áp suất, một ngôn ngữ lập trình và tên một miệng núi lửa trên Mặt trăng.
Lý thuyết toán xác suất là đóng góp có nhiều ảnh hưởng nhất của Pascal cho toán học, có ảnh hưởng sâu đậm tới sự phát triển của kinh tế học và khoa học xã hội đương đại. Ông cũng có một số nghiên cứu tiên phong về máy tính, phát minh máy tính cơ học (gọi là máy tính Pascal, về sau gọi là Pascaline). Trong văn học, ông là một trong những tác gia quan trọng nhất của thời kỳ cổ điển Pháp. Nhiều cây bút chính luận chịu ảnh hưởng của văn phong trào phúng và dí dỏm mà ông sử dụng.
Năm 1962, nước Pháp làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày mất của Blaise Pascal. Nhiều hoạt động đã được tổ chức để tưởng nhớ ông như phát hành tem thư, triển lãm, thuyết trình về triết học, toán học và văn học… Qua các bài diễn văn, các Viện Sĩ Louis de Broglie, Francois Mauriac đã ca ngợi Blaise Pascal là một thiên tài của Nhân Loại đã cống hiến cả cuộc đời cho khoa học và triết học.
rfi.fr, Olivier Bonnel, 2017-07-09
Đức Phanxicô trả lời với ký giả Eugenio Scalfari: “Tôi, tôi nghĩ triết gia Pascal xứng đáng được phong thánh. Tôi dự định tiến hành các thủ tục cần thiết và hội ý với Bộ Phong thánh về vấn đề này theo xác tín cá nhân của tôi”.
Trong cuộc phỏng vấn, ký giả kể cho Đức Phanxicô, trong những ngày cuối cùng của Blaise Pascal, ông muốn chết ở bệnh viện giữa những người nghèo.
Pascal sinh năm 1623 ở Auvergne, ông có một trí tuệ bẩm sinh thiên phú, từ tuổi vị thành niên ông đã tranh luận với các nhà toán học lớn nhất, Blaise Pascal trở thành một người công giáo day dứt sau khi ông có một kinh nghiệm thần bí năm 31 tuổi. Sức khỏe yếu, ông thường có những cơn đau đầu khủng khiếp, ông qua đời năm 1662, lúc ông mới 39 tuổi, ông chưa có thì giờ kết thúc bài ca tụng tư tưởng kitô giáo, mà bản thảo được xuất bản sau khi ông qua đời có tên Tư tưởng (Pensées).
Trong tác phẩm này, ông trình bày “cá cược” của mình, ông giải thích chẳng có gì để mất, nhưng thắng tất cả nếu tin vào Chúa.
Bạn đang xem bài viết Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!