Cập nhật thông tin chi tiết về Một Cách Nhìn Khác Về Chiến Tranh Trong Trường Ca Và Thơ Việt Nam Hiện Đại mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Giai đoạn ba mươi năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975, thơ viết về cuộc kháng chiến của dân tộc là tiếng hát tự hào của cái “ta” nhân danh dân tộc, nhân danh chính nghĩa. Thơ viết về chiến tranh giai đoạn này là một “dàn đồng ca” với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Thơ đã trở thành vũ khí chiến đấu, cất lên thành lời kêu gọi, thành khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công. Chúng ta thường thấy hình ảnh của những con người xả thân để bảo vệ Tổ quốc. Người lính lên đường với khát vọng chiến đấu và chiến thắng. Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt thì thơ càng bám sát đời sống, mở ra khả năng chiếm lĩnh thực tại phong phú, đa dạng của hiện thực chiến tranh. Các nhà thơ đã mang đến cho thơ giọng điệu đầy nhiệt huyết của một thế hệ sẵn sàng gánh vác sứ mệnh lịch sử theo tiếng gọi của Tổ quốc: Ơi tuổi thanh xuân/ Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim/ Ta sung sướng được làm người con đất nước/ Ta băng tới trước quân thù như triều như thác/ Ta làm bão làm giông/ Ta lay trời chuyển đất/ Ta trút hờn căm đã làm nên những vinh quang bất diệt/ Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời (“Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi” – Nam Hà). Thơ chống Mĩ có dáng dấp một dàn đồng ca, một dàn hợp xướng lớn bởi nó được sinh thành trong một bối cảnh tinh thần đặc biệt của “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt” (Chế Lan Viên), và khi nhà thơ “tự hát” thì cũng ý thức được: Nhưng giọng anh đơn lẻ/ Sánh sao bằng đồng ca (“Nhớ đồng ca, hát đồng ca” – Phạm Tiến Duật). Chính vì thế, thơ trong thời kì chiến tranh chủ yếu thể hiện tinh thần lạc quan, nén lại những nỗi niềm riêng tư, nhằm vào mục đích chiến đấu chống lại kẻ thù: Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay (“Đi trong rừng” – Phạm Tiến Duật). Cũng viết về cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng sau năm 1975, các nhà thơ đã hướng tới những số phận, khắc họa được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng người hơn trước. Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính sự tàn khốc của chiến tranh. Thơ của họ như bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng, cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Những “nỗi buồn chiến tranh” để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ. Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực, làm thơ họ bừng tỉnh. Đọc thơ họ, ta như được tham dự vào những nỗi khổ đau và hi vọng đã làm nên gương mặt của mỗi số phận. Các nhà thơ đã dựng lên được chân dung tinh thần của một thế hệ cầm súng với ý thức công dân, ý thức trách nhiệm trước Tổ quốc; khẳng định và tự hào đối với những sự kiện lớn, những chiến công vĩ đại của dân tộc; hồi tưởng về sự hi sinh tột cùng đau đớn: Năm tháng chúng tôi đi cánh rừng xao xác lá/ Trước mặt đạn bom, sau lưng cũng đạn bom/ Tiểu đoàn tôi ba trăm người tất cả/ Chỉ còn năm, khi về tới Sài Gòn (Mùi nhang đêm giao thừa – Văn Lê); Nếu tất cả trở về đông đủ/ Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn (“Gửi sư đoàn cũ” – Nguyễn Đức Mậu). Trong quá trình tiếp cận những tác phẩm văn học Việt Nam viết về chiến tranh, Gabrielle Schrader – một người Mĩ đã có nhận xét: “Về mặt lịch sử, văn học chiến tranh Việt Nam đã cung cấp cho các nhà sử học và xã hội một bức tranh sáng rõ về thực tế của cuộc chiến… Văn học Việt Nam viết về chiến tranh thực sự đã chạm đến trái tim người Mĩ”(1). Thật vậy, khác với cách viết về chiến tranh trong thời chiến, văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh đã có hướng khai thác mới mẻ hơn. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo, chiến tranh đã được nhìn nhận như một biến cố bất thường, phi nhân đạo bởi những mất mát, bi thảm trong số phận con người. 2. Chưa bao giờ nhu cầu đi tìm một tiếng nói riêng lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay. Thơ trước đây cũng mỗi người một vẻ, nhiều giọng điệu, nhưng đó là sự phong phú, đa dạng của một nền thơ thống nhất trên cùng một cảm hứng trữ tình công dân, còn hiện nay sự đa dạng về giọng điệu xuất phát từ nhu cầu khẳng định cá tính và nhận thức hiện thực thông qua số phận cá nhân. Tác giả của các bản trường ca về đề tài chiến tranh giữ nước hầu hết đều là những người trong cuộc, là những người lính gắn bó với chiến trường. Những gì mà họ phản ánh trong trường ca đều là những điều mắt thấy tai nghe. Họ đã từ hiện thực chiến tranh để viết về chiến tranh với biết bao cung bậc cảm xúc. Trong thời chiến các nhà thơ phần lớn thường có tâm thế hướng ngoại khi nói về nhân dân, đất nước cùng với những sự kiện có tầm vóc lịch sử. Trữ tình cá nhân đã nhường chỗ cho trữ tình công dân nên tác phẩm trường ca thường mang dáng vóc và âm hưởng sử thi. Thời kì hậu chiến, hiện thực chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng vô tận của những nhà thơ mặc áo lính, nhưng giờ đây khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo đã cho người viết được khai thác và thể hiện đến tận cùng mọi cảnh huống ngặt nghèo, bi đát nhất của chiến tranh. Chiến tranh được tái hiện trong dòng hồi ức kỉ niệm của ý thức và cả phần vô thức. Giọng điệu một số bản trường ca có khuynh hướng thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện như trong trường ca truyền thống không còn là điều quan trọng, nhưng bao giờ yếu tố tự sự cũng có vai trò nổi bật. Chủ thể sáng tạo không chỉ đóng vai trò là người thư kí trung thành của thời đại mà còn là người phát ngôn của cộng đồng thông qua tiếng nói cá nhân. Về điều này nhà thơ Thanh Thảo đã viết: “Ai sẽ nói thay họ trong khoảnh khắc, trong sự mong manh… nếu không phải là nhà thơ. Nâng cây đàn lyre của vô thức tập thể, nhà thơ hiện đại có thể sững sờ khi những dòng thơ của mình bỗng trào lên nhiều giọng điệu, nhiều tiếng nói, và tự nhiên nó có hình thức của một phức hợp nghệ thuật”(2). Nhìn chiến tranh từ góc độ cá nhân, các tác phẩm viết về đề tài này không chỉ “làm sáng rõ những cội nguồn sâu xa nhất đã làm nên sức mạnh thúc đẩy cuộc chiến đấu trường kì của nhân dân ta tới chiến thắng” (Thiếu Mai) mà còn nêu được những tổn thất, mất mát của dân tộc mà trước đây văn học chưa có điều kiện phản ánh. Khảo sát qua một số tác phẩm có thể thấy rõ hơn những đặc điểm này. Trong trường ca “Gọi nhau qua vách núi” của Thi Hoàng số lượng các phần, các trang viết về chiến tranh không nhiều nhưng khá ấn tượng. Phần thứ nhất Hoa với chuyện của ba người và chuyện của nhiều người là phần có nhiều sáng tạo. Ba chữ cái A.B.C đã được tác giả sử dụng cho ý đồ nghệ thuật của mình rất hiệu quả. Có khi đó là hình ảnh cụ thể của người lính thời chống Mĩ: Có một đám tang chỉ có ba người/ Kể cả người đã chết/ Trong góc rừng miền tây xa tít tắp/ Nước trong lòng suối lặng lờ trôi/ Chiều lạnh và trong như ngàn vạn mảnh thuỷ tinh tan vỡ/ Những giọt nước mắt khô long lanh sắc cứa/ A và B khóc C trong một tổ ba người. Có khi đó là biểu tượng mang tính ước lệ, là anh, là tôi, là những người còn sống hoặc đã khuất: A.B.C thành một cánh rừng rồi/ Cánh rừng yêu thương lá tìm lá đan cài vấn vít/ – A là anh tôi như thể là B/ Mình thực có hay là không có thực/ Mình đang sống hay là mình đã chết/ Chết rồi hay vẫn sống như ta? Ở phần chín – phần cuối cùng của trường ca, lại được đặt tên A.B.C (hay là tiếng gọi). Ở đây A.B.C không còn là những mẫu tự vô tri trong hàng chữ cái mà đã được hoá thân trong nhiều dạng thức mới. Chiến tranh được soi chiếu bằng một cái nhìn sắc lạnh, tỉnh táo của người trong cuộc nhưng đã có một khoảng cách thời gian sống trong hoà bình. Những gian khổ, mất mát của chiến tranh được hồi tưởng: Chúng tôi đi qua/ Đi qua/ Nỗi sợ hãi để lại sau lưng một khoảng tối om/ Sự gian khổ ấn xuống hai vai bằng đôi tay một gã khổng lồ/ Niềm thương mẹ nhớ em cũng có lúc hoá thành dao sắc/ Cắt vào thịt da/ Dãy Trường Sơn rùng rùng sốt rét/ Những viên bi của bom bi đỏ máu đồng đội lăn qua ngực mình/ Mắt mờ đục đói ăn tóc khô xác tưởng chừng bẻ gãy/ Đường độc đạo một đi không trở lại. Và số phận cá nhân trong cuộc chiến tàn khốc này mang một vẻ đẹp đầy bi tráng: Tôi hai mươi như nước lũ/ Bom đạn nổ tung con đập, nước tràn bờ/ Tôi – Giản ước đến tận cùng để còn lại chính tôi/ Tôi nổ súng!/ Tôi là hạt cứng đanh chưa nảy lá/ Chiến tranh dẫm lên trầy vỏ đã bao lần. Cũng giống như “Gọi nhau qua vách núi”, trường ca “Ngày đang mở sáng” của Trần Anh Thái được kết cấu theo mạch tư tưởng – cảm xúc. Toàn bộ tác phẩm là một dòng tâm trạng gắn với các tình huống, các sự kiện và các mối quan hệ tình cảm. Nhân vật trữ tình đóng vai trò chủ đạo trong tác phẩm chính là cái tôi của nhà thơ. Ở đây cảm xúc trữ tình đã được kết hợp với năng lực tích tụ những trải nghiệm cá nhân của một người lính từng tham gia chiến trận. Hiện tại và quá khứ đan xen nhau từ trong đáy sâu của tiềm thức như một niềm ám ảnh không dứt. Trường ca gồm có 11 khúc, mỗi khúc lại có nhiều đoạn khác nhau. Mỗi khúc của trường ca có cấu tạo độc lập, mối liên hệ giữa các phần khá “lỏng”, có thể thay đổi vị trí cho nhau cũng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tác phẩm. Nhà thơ tham gia, tác động vào kết cấu bản trường ca với tư cách là nhân vật tâm trạng. Do đó cái tôi của nhà thơ luôn đứng ở bình diện thứ nhất để tạo ra không khí cho toàn bộ tác phẩm. Nó xuất hiện từ Khúc I trong tâm thế: Tôi hào phóng tung những con thuyền cất giấu trong mơ/ Bay mãi mãi về phía mặt trời bí ẩn. Cho đến khúc cuối cùng: Tôi qua những cánh rừng núi đồi/ tới bờ biển và sa mạc lạ/ Những dấu chân bất an/ Kí ức sáng trên vầng trán người đạo sĩ già/ ẩn cư miền cao Yên Tử/ Chòm râu phơ phất ưu tư/ Đêm đêm giấc mơ trở về/ Người đạo sĩ chống cây gậy trúc chỉ tay về phía biển Đông/ Mặt trời đang mở sáng… Có thể thấy ở đây “cơ chế giấc mơ” đã hoàn toàn ngự trị tư duy hướng nội và mạch cảm xúc của nhà thơ. Về phương thức biểu hiện của trường ca, chúng ta thường thấy có sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự. Trữ tình thường bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể sáng tạo; tự sự phản ánh khách thể, tạo nên mọi dáng vẻ, đường nét của hiện thực. Ở trường ca “Ngày đang mở sáng” cảm xúc trữ tình của nhân vật tôi có phần nổi trội, lấn át việc miêu tả hiện thực. Hay nói một cách chính xác hơn là hiện thực đã được soi chiếu và dẫn dắt bởi mạch cảm xúc của nhà thơ. Cũng có thể xem đây là một sự “phá vỡ” về mặt thể loại. Chiến tranh luôn đè nặng trong tâm thức của mỗi người lính đã từng tham gia cuộc chiến. Khúc V của bản trường ca là một hồi ức rách xé, đau đớn về chiến tranh và sự thật bi thảm này đâu dễ được tái hiện khi chiến tranh đang tiếp diễn: Kẻ thất trận dưới chân đồi lê bước/ Kéo hoàng hôn rã rời/ Kẻ thắng trận hai tay ôm mặt khóc/ Thương tích tạc vào gió thổi ngàn sau. Chiến tranh được nhìn bằng cái nhìn khác, chân thực và xót đau, chạm đến những rung động của cuộc sống con người đời thường, thế sự. Bước ra từ cuộc chiến tàn khốc, khác với mọi người, người lính vừa phải sống cùng thực tại vừa phải sống cùng kí ức, phải chịu đựng nỗi đau mất đồng đội hoặc chứng kiến nỗi đau của người thân đồng đội. Những câu thơ văn xuôi trùng trùng, lớp lớp, day dứt khắc khoải là nơi để họ gửi gắm tâm tư: Bạc mắt mùa màng, cát trắng lăm dăm mặt, bầu trời khoanh một vòng tròn trắng. Những hạt mầm nhao lên cơn khát. Người ủ giấc mơ vào đêm che chở, ý nghĩ ngược xuôi con đường. Trăng cuối tháng mơ hồ rớt ngoài cửa sổ, bản đồng ca ran vang màn sương mờ đục cõi sinh. Đâu đó dậy bước đoàn quân. Lá rừng xào xạc rẽ đường qua gai bụi. Tiếng ai ấm áp xa xôi ngày gặp mặt. Những gương mặt xa dần, tiếng đạn bom chìm khuất. Bia mộ viết vu vơ không tên đất tên người. Sông Vệ buồn bã chảy bên đồi Đình Cương, vết thương rỉ máu luênh loang gọi rừng xưa run rẩy tím màu hoa. (“Ngày đang mở sáng” – Trần Anh Thái) Những năm tháng chiến tranh khốc liệt vẫn luôn hiện hữu trong dòng suy nghĩ, trong cơn mơ, lẩn quất trong mỗi không gian sống của cuộc sống người lính thời hậu chiến. Nó trở thành nỗi ám ảnh, thành những mảng kí ức, hằn in khắp nơi trên quê hương. Với những người lính trở về từ cuộc chiến, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, lẫn lộn và luôn lẩn khuất đâu đó. Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng nó chưa thể phai nhòa trong kí ức vì đâu đó vẫn còn hình ảnh của chiến tranh. Nó hiện lên trong giấc mơ của người lính, trong nỗi đau mất mát của người mẹ, trong ánh mắt sợ hãi của người em, trong nỗi cô đơn của người góa phụ và trong cảnh côi cút của những đứa trẻ mồ côi. Bừng thức đàn chim vút ngang mái nhà tranh mỏng mảnh. Cây vú sữa trái mùa rụng lá tím bầm mặt đất. Những ngọn cỏ thiếu nguồn sinh úa ngọn xanh xao. Sông Vệ kiệt dòng nhằng nhẵng bờ tre ngã bóng. Ngày tháng loanh quanh ô đất mảnh vườn. Đêm toan tính không đâu ngày trĩu nặng. Nước mắt chảy ròng trên má con thơ. Chị mỗi ngày bước mỏi, bàn chân heo hắt cánh đồng. Mặt người gập đất. Dường như dấu ấn chiến tranh vẫn còn hằn rất rõ trên số phận của những người lính và người thân của họ. Những người phụ nữ vừa phải vật lộn với cuộc sống khó khăn thời hậu chiến vừa phải chịu đựng nỗi đau, nỗi cô đơn. Bằng những câu thơ đầy day dứt, cảm xúc tuôn trào, nhà thơ đã lột tả rất rõ nỗi buồn chiến tranh trong thời hậu chiến. Những kỉ niệm của một thời anh hùng mà bi tráng đã trở thành một phần máu thịt của người lính. Dù “ngày đang mở sáng” nhưng những mảng tối của chiến tranh vẫn đâu đây. Và điều đó tạo nên sức mạnh để những người lính bước tiếp vào ngày mai bằng bản lĩnh, niềm kiêu hãnh và cả sức mạnh của nỗi đau. 3. Chiến tranh đã đi qua, nhưng nó chưa bao giờ trở thành quá khứ trong cuộc đời của những người lính đã từng tham gia trận mạc. Những hồi ức đau thương, những thực tế dữ dội của chiến tranh luôn ám ảnh họ. Bài thơ “Cánh rừng nhiều đom đóm bay” của Nguyễn Đức Mậu đã miêu tả cái tâm thế đó bằng những hình ảnh rất cụ thể. Không gian của bài thơ là một góc rừng Trường Sơn thời chiến tranh chống Mĩ, thời gian trải dài trong một ngày đêm, nhân vật chính là người lính trong một đơn vị đang hành quân qua khu rừng… Tất cả những cảnh huống đó đòi hỏi một hình thức thể hiện thích hợp, lạnh lùng, dữ dội nhưng quặn thắt đớn đau: Chiến tranh lùi xa, con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếng nước hoà máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mòn đêm. Đâu năm ngôi mộ vô danh đắp bằng nỗi đau nước mắt. Nơi cánh rừng có nhiều đom đóm bay. Trong ngày lễ mừng chiến thắng, hàng mấy chục năm sau chiến tranh, người lính vẫn đau đáu một nỗi niềm nhớ về những đồng đội cũ đã nằm lại nơi chiến trường xưa. Những kỉ niệm ấy đã giúp cho họ sống xứng đáng với non sông đất nước hôm nay: (…) Không có ngày vui nào không đi kèm với ngày thương ngày nhớ (…) Bạn ở đâu dưới đất đen, đá đen, cây mục đen, hầm chữ A đen, trọng điểm đen, bóng cây đen trong dải rừng già Trường Sơn. Hơi ấm duy nhất của bạn trong mùa đông chỉ là đất mẹ. Hơi mát duy nhất của bạn trong mùa đông chỉ là chút gió quạt từ cánh bướm hoang. Để có ngày hôm nay, ba triệu người Việt Nam đã ngã xuống (…) Hãy về cùng tôi, một người lính bình thường như bao người lính khác… (“Đất nước” – Phạm Tiến Duật). “Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều”, càng đi sâu vào cuộc chiến, phải chứng kiến nhiều hơn những cảnh tượng giết chóc kinh hoàng, đẫm máu, thế hệ những người lính chống Mĩ không còn đủ vô tư như thời trước” Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật). Đó là một thế hệ bầm dập bởi chiến tranh và đã mất đi những ảo tưởng ngây thơ về cuộc chiến: Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh/ Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết/ Ta vượt bao đèo cao chót vót/ Bao điều nhà trường chẳng dạy cho ta/ Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ/ Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng (“Những bông hoa không chết” – Lưu Quang Vũ). Lưu Quang Vũ trở thành người lính ngay từ những năm đầu chống Mĩ. Chi phối thơ anh thời kì này là cái nhìn lạc quan, trong trẻo, đầy tin cậy: Ta đi giữ nước yêu thương lắm/ Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình. Nhưng chỉ vài năm sau đó, cái nhìn về chiến tranh trong thơ anh đã khác hẳn. Đấy là một cái nhìn trực diện, chân thực và đau đớn. Chiến tranh, trước hết gắn liền với chết chóc và bi kịch: Thời bạo tàn lửa cháy khắp nơi/ Những thây người gục ngã/ Những nhịp cầu sụp đổ/ Những toa tàu rỗng không (“Những bông hoa không chết”); Nhưng mãi mãi chẳng bao giờ sống dậy/ Những tháng năm đã mất/ Những nhịp cầu gẫy gục/ Những toa tàu đã sụp đổ tan hoang (“Những đứa trẻ buồn”); Tuổi trẻ, ước mong, những gì quý nhất/ Đều trôi qua trong bụi xám chiến hào (…)/ Ai bảo chúng tôi là tuổi trẻ tươi xanh/ Với những mũi lê với phát đạn đầu tiên/ Chúng tôi đã không còn trẻ nữa (“Cơn bão”). Lưu Quang Vũ căm ghét chiến tranh bởi sự bạo tàn của nó. Chiến tranh hủy diệt những gì tốt đẹp nhất: tuổi trẻ, tình yêu, những khát vọng tuổi thơ… Nhìn vào cuộc chiến, Lưu Quang Vũ không những thương thế hệ mình phải hi sinh tuổi trẻ, mà anh còn xót thương cả những kẻ đứng bên kia chiến tuyến. Hành trình vào chiến tranh của Lưu Quang Vũ cũng là hành trình nhận thức lại cuộc đời. Lưu Quang Vũ đã mang một cái nhìn khác và tìm một chất thơ hoàn toàn khác với giai đoạn trước của anh và khác với cả khuynh hướng chung của thế hệ thơ chống Mĩ. ______________________________________________ (1) Gabrielle Schrader: Văn học chiến tranh Việt Nam – một cái nhìn khái quát, http://helium.com. (2) Thanh Thảo: Từ đêm mười chín nghĩ về anh hùng ca và trường ca, Tạp chí Thơ, số 6/2006.
Lưu Khánh Thơ (Văn nghệ Quân đội)
Má Lúm Đồng Tiền Trong Thơ Ca Việt Nam
Má lúm đồng tiền là biểu tượng cho vẻ đẹp dịu dàng đến thuần khiết, là “ma lực” khiến người khác phải mê mẩn. Nhiều nhà thơ đã từng đắm chìm bởi nụ cười duyên má lúm của mỹ nhân, đó là sự si mê trong cái đẹp và sự si mê trong nghệ thuật, nhờ đó mà nhiều bài thơ về má lúm đồng tiền mang nhiều nét đẹp của đôi má lúm đã ra đời.
Có rất nhiều bài thơ về má lúm đồng tiền trong thơ ca Việt Nam
Từ xa xưa, trong bài ca dao Mười thương đã công nhận má lúm đồng tiền khiến người con gái trở nên đáng yêu
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền…
Rồi hình ảnh nữ sinh dịu dàng trong tà áo dài khiến bao “cây si” phải ngóng trông, mê mẩn như chàng ca sỹ quên bài ca tỏ tình để rồi thơ thẩn với mối tình trăm năm
Đồng tiền má lúm duyên ưa
Áo học trò trắng cho vừa thơ ngây
Trưa trưa chong mắt đong đầy
Cây Si lá rụng bay đầy mắt nai….
… Ta về thơ thẩn như là
Chàng ca sĩ quên bài ca tỏ tình
Ve trên cành Phượng làm thinh
Đồng tiền má lúm gieo tình trăm năm
Đôi má lúm cũng tạo nét duyên mặn mà khiến tác giả Nguyên Đỗ thành như “con nhạn chợt xa xuống đời”
Hai bên má lúm đồng tiền
Em cười xinh lạ nét duyên mặn mà
Em nghiêng mắt liếc nhìn ta
Ta như con nhạn chợt sa xuống đời…
…Em ơi hãy nở môi cười
đồng tiền bên má mọc mời đam mê
Tác giả TTL mê mẩn nụ cười má lúm đến độ chết đứng trước nhan sắc yêu kiều, đằm thắm của cô gái
Tóc dài ai xỏa bờ vai
Gió đưa sợi tóc, áo dài vẽ duyên
Ai cười má lúm đồng tiền
Để ai chết đứng bên triền núi mơ
Ai nghiêng chiếc nón bài thơ
Để ai ngơ ngẩn làm thơ yêu người
Nếu bạn may mắn được sở hữu chiếc má lúm đồng tiền duyên dáng, biết đâu trong những bài thơ trên phảng phất nụ cười của bạn. Còn nếu không được, tại sao bạn không tự tạo may mắn cho mình bằng cách nhờ sự can thiệp của công nghệ. Hiện nay, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, bạn đã sở hữu một lúm đồng tiền xinh xắn vĩnh viễn mà đảm bảo an toàn, không xâm lấn, không đau và không có sẹo.
Nguồn: taomalumdongtien.net
5
/
5
(
1
vote
)
Ý kiến của bạn
Xem nhiều nhất
Nhập thông tin của bạn
Gửi ý kiến thành công
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bạn đang xem: Má lúm đồng tiền trong thơ ca Việt Nam trong KIẾN THỨC TẠO MÁ LÚM ĐỒNG TIỀN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
Thơ Thả Thính Cùng Những Bài Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay
Thơ thả thính cùng những bài ca dao tục ngữ việt nam hay nhất hiện nay: Ca dao tục ngữ việt nam luôn luôn phong phú và đa dạng, vì vậy việc sử dụng ca dao tục ngữ để thả thính là một cơn gió mới lạ trong làn thả thính đang rất thịnh hành hiện chúng tôi khảo ngya 300 Cap thả thính sử dụng ca dao tục ngữ hay nhất hiện nay do chúng tôi chọn lọc và tổng hợp.
+ Thơ thả thính cùng những bài ca dao tục ngữ việt nam hay nhất hiện nay
Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Về nhà thưa mẹ thưa cha Bồ con có chữa đã ba tháng rồi
Cái nết đánh chết cái đẹp, cái đẹp nó đè bẹp cái nết.
Một cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại… vẫn là 3 cây
Một con ngựa đau cả tàu bỏ chạy Một người vô net cả nhà kẹt phone
Má ơi đừng gả con gần Con qua xúc gạo nhiều lần má… hao
Mua heo lựa nái, mua gái lựa dòng.
Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi…mỏi lắm rồi.
Một tay làm chẳng nên non Bốn tay chụm lại nên sòng tiến lên
Giấy rách giữ lấy… bán ve chai
Ngang trái vì xinh gái
Góp gió thành bão, góp gạo thành cơm
Miếng ngon giữa đàng, ai đàng hoàng là dại
Nhân nhượng là tự sát, độc ác là huy hoàng
Học, học nữa, hộc máu.
Có chí thì…ghê
Cây ngay không sợ chết đứng Không ai làm chứng, chết đứng cây ngay.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,vô duyên đối mặt cự um sùm
Qua cầu ngả nón trông cầu. Cầu bao nhiêu nhịp…tốn xăng dầu bấy nhiêu
Nhà sạch thì mát, bát sạch tốn xà bông để rửa
Nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi
Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.
Con đường tới vinh quang không có dấu chân của kẻ lười biếng vì kẻ lười biếng thì làm quái gì chịu đi bộ mà có dấu chân
Mệt mỏi vì học giỏi.
Người đi một nửa hồn tôi mất!! Một nửa hồn kia… đứng chửi thề!!!
Nếu mà anh lấy phải nàng, Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.
Gần mực thì… bia, gần đèn thì… hút.
Đi 1 ngày đàng, ăn hàng bụng no…
Có tiền mua tiên cũng uổng
Người tính không bằng… máy tính
Một nụ cười bằng mười thang thuốc xổ
Má ơi cứ gả con xa Chàng mà nổi giận, chổi chà con quơ
Một tay làm chẳng nên non. Bốn tay chụm lại nên sòng tiến lên.
Năng nhặt chật nhà
Xấu người xấu nết, xấu cả vết chân đi
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Mai sau có lúc ngoài đường đập nhau
Thơ tôi chỉ có bốn câu Đã xong câu một, bắt đầu câu hai Câu ba sáu chữ không dài Sắp xong câu bốn, hết bài xong thơ!
Có công mài sắt có ngày nên kim Có kim mà chích có ngày xiđa
Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào núi và lấp biển, không làm được thì thuê
Vợ chồng đồng lòng ấy bao nhiêu cũng được
Nhà sạch thì mát, bát sạch không phải rửa
Ân quả nhớ…nhả hột ra
Đất lành chim đậu, chim chưa đậu đã nhậu mất chim..
Người tốt thì nhiều, mà người biết điều thì ít
Đầu bạc, răng… vàng
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho đừng đập nhau.
Có công nhịn đói… có ngày mi nhon
Đi đêm cho lắm có ngày có con
Thuận vợ thuận chồng…con đông mệt quá
Cái nết đánh chết cái đẹp, cái đẹp đánh dẹp cái túi
Bầu ơi thương lấy bí cùng, Mai sau có lúc… nấu chung một nồi.
Tiên học lễ hậu học…ăn
Thích thì chiều…anh liều… em té
Con nhà tông không giống lông…đỡ giống khỉ
Một người làm chẳng nên non Ba người chụm lại..làm chi vậy trời
Có cái chết hóa thành bất tử và có cái chết hóa thành … chết thử.
Kiến tha lâu ngày… mỏi cẳng
Buồn buồn ra đứng bờ ao Ai ngờ chó cắn buồn ơi là buồn
Tiền bao la…nợ bao vây
Có công mài sắt có ngày… chai tay
1 cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại mua được chiếc Siri
Hôm qua tát nước đầu đình Tát qua tát lại cái quần mất tiêu
Gần mực thì beer Gần đèn thì thuốc
Thất bại là bà ngoại thành công
Ăn trông nồi,ngồi trông người bên cạnh
Gần mực thì bia, gần khuya thì buồn ngủ.
Cá không ăn muối cá ươn, con không ăn muối…thiếu iot rồi con ơi.
Thắng làm vua, thua nhập viện…
Một điều nhịn là chín điều nhục.
Cái đẹp đánh bẹp cái nết
Gừng càng già càng cay Trai càng gay càng đẹp
Môi hở răng…hô
Dạy người ông nói rõ hay Khi làm ông lại làm ngay điều xàm
Nước ngoài cũng giống nước ta Cuộc đời ta sướng khi cha ta giàu
Trong cái khó lại ló cái khăn.
Đánh kẻ chạy đi chứ ai lại đánh kẻ chạy chọt
Một thời để yêu và một thời để trả nợ
Ăn ít no lâu, ăn nhiều… hao của
Muốn chống tham nhũng thành công Nên phải gắn “chíp” mấy ông có quyền.
Tiên học lễ, hậu học văn Đi học trễ, nghỉ học luôn
Không buồn, không chán, tán không yêu
Răng tung tăng đi trước, môi lã lướt theo sau.
Tiên học lắc, hậu học bay
Trái đất giầy có… bom nguyên tử
Bàn tay ta làm lên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành bê tông
Thắng vô trại, bại vô nhà thương
Học đi đôi với hành,hành đi đôi với tỏi
Im lặng là vàng, rộn ràng là kim cương
Thành công vặt lông thành kiến
Một lòng chẳng quản mấy công Quan không tham nhũng thì không có giàu
Chửi cha không bằng pha tiếng.
Gần mực thì dơ, gần đèn thì lóa
Vạn sự khởi đầu nan, mà gian nan thì bắt đầu thấy nản…
Đầu bạc, răng… rơi.
Thất bại là mẹ… cho ăn roi
Không có gì quý hơn đọc truyện tự do.
Không có chuyện gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều.
Uống nước nhớ tè
Nhặt được của rơi mang ra đấu giá
Sân si ăn mòn nhân cách Thất hứa bán rẻ niềm tin.
Trai miền tây thẳng ngay chân chất. Gái 3 miền không ngất cũng theo.
Ăn trộm quen tay… Ngủ ngày quen mắt…
Hữu duyên thiên lý ăn viên gạch Chém gió liên thiên tát lệnh hàm Cùi chỏ sang ngang răng li biệt Đầu gối lên môi vĩnh biệt hàm – trích nguồn ” – Stt hay” chúng tôi
Con ơi nhớ lấy lời cha Một năm ăn trộm bằng ba năm làm
Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày mình trâu Việc cày là việc của trâu Còn ta đi nhậu còn lâu mới về
Xăng … có thể cạn, lốp … có thể mòn, nhưng số máy, số khung thì không bao giờ thay đổi.
Mình vì tất cả mọi người, tất cả mọi người xem mình như người …mọi!
Gọt xoài đừng để xoài thâm Thôi thì đừng gọt khỏi thâm trái xoài
Đau đầu vì nhà giàu
Được voi đòi…Hai Bà Tưng
Sinh ra vốn đã hiền lành Dòng đời xô đẩy hóa thành cave
Chúng ta rùi cũng sẽ già Sẽ lên nóc tủ ngắm con gà khỏa thân
Độc lập tự…lo.
Một niềm vì nước vì dân Nhiệm kỳ có hạn nên cần tham ô
Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền
Chữ Hiếu Trong Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nam
Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài tạo nên những nét đẹp cao quý, thành ca dao, tục ngữ, thành đặc tính tinh thần Đông Phương. Có lẽ chỉ có người Á Đông mới có tục lệ chúc thọ cho ông bà, cha mẹ và cũng có lẽ chỉ có người Á Đông mới yêu chuộng tinh thần “đại gia đình” – Ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt, chút chít… sống quây quần đầm ấm trên cùng một mảnh đất gia tiên, bao bọc bởi lũy tre xanh, hàng dậu bông bụt – Và vì thế nên tình thân được nẩy nở, đơm hoa kết trái để luôn luôn gần gũi, thương yêu và đùm bọc với nhau.
Có hình ảnh nào đẹp hơn cảnh gia đình xum họp trong những buổi chiều nhàn nhã, gió hiu hiu nhẹ thổi vừa đủ để bà nằm võng đu đưa, tay ôm đứa cháu nhỏ nhè nhẹ hát ru cháu dưới bóng mát của hàng cây sau vườn; ông ngồi kể truyện cổ tích với đàn cháu vây quanh vừa lắng tai theo dõi vừa nhổ tóc sâu, thỉnh thoảng lại chen vào những câu hỏi thơ ngây làm câu chuyện thêm rộn ràng giữa hương thơm của hoa cau, hoa bưởi ngạt ngào trong không gian miền thôn dã. Hoặc những buổi tối: “… Cha tôi ngồi xem báo, me tôi ngồi đan áo, bên cây đèn dầu hao…”
Tinh thần chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam được diễn đạt qua những câu thơ sau đây của Trần Kế Xương càng làm nổi bật những đức tính hy sinh của người mẹ, người vợ:
– Quanh năm buôn bán ở ven sông.
Nuôi đủ năm con với một chồng…
Mẹ đã tảo tần thức khuya, dậy sớm lo việc tang tầm, thu vén nhà cửa, không những lo cho con mà còn phải lo cho người chồng thư sinh chỉ biết việc bút nghiên:
– Canh một dọn cửa dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm,
Canh tư bước sang canh năm,
Trình anh dậy học chớ nằm làm chi.
Lỡ mai Chúa mở khoa thi,
Bảng vàng kia cũng sẽ đề tên anh.
Hay là:
– … Nửa đêm về sáng gánh gồng nuôi con…
– Nuôi con buôn bán tảo tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con.
Tấm lòng của mẹ thật bao la, mênh mông như trời bể, mặc thân gầy yếu, hao mòn chỉ mong cho con được khôn lớn, mẹ đã vắt cạn dòng sữa thơm cho con được no đủ:
– Bồng con cho bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa con vòi, con la.
Lại còn những khi con đau ốm, mẹ nào được an giấc:
– Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
Mẹ đã đem hết sức mình để bảo bọc, che chở cho con được an lành, bình yên:
– Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Tấm lòng mẹ trải rộng bao la, không nghĩ gì đến sức khỏe bản thân chỉ nhất mực lo cho con, dù suốt đêm không chợp mắt:
– Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
Năm canh chày thức đủ vừa năm.
Nào đã hết, ngoài việc chăm nuôi, cho con bú mớm, mẹ phải thay cha nuôi dạy con cái:
– … Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân…
Mẹ còn phải năng động hơn, xông xáo hơn để giáo dục, truyền đạt cho con những kinh nghiệm cá nhân mong con khôn ngoan, thành đạt trong xã hội:
– Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi, mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Vì thế người mẹ được ví: “Mẹ già bằng ba hàng dậu”. Hạnh phúc thay cho những ai còn có mẹ để chia xẻ niềm vui, nỗi buồn, để được mẹ lo lắng chăm sóc như ngày còn thơ, để được hầu hạ gần gũi với mẹ. Có mẹ để thấy mình vẫn trẻ thơ như ngày nào:
– Có cha có mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như đờn đứt giây.
Đờn đứt giây còn tay nối lại,
Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi.
Nào đã hết, mẹ vẫn lo toan vất vả trong phận dâu con, có sức chịu đựng nào bằng bổn phận người con dâu đè nặng trên hai vai của mẹ, dẫu chồng có lơ là, lạnh nhạt, nhưng vẫn không thất xuất trách nhiệm cá nhân, qua những câu ca dao sau đây:
– Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.
Con thơ tay ẵm tay bồng,
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng rơm.
Chữ hiếu không những chỉ thể hiện trong bổn phận người con, mà còn ràng buộc cả người con dâu nữa. Cụ bà Phan Bội Châu đã thay cụ ông hầu hạ, thuốc thang cho thân sinh cụ ông nay đau, mai ốm trong cảnh gia đình túng thiếu với các con thơ dại trong suốt thời gian cụ ông lo việc nước. Gương hy sinh, tiết liệt của người phụ nữ Việt Nam điển hình qua tinh thần trách nhiệm của cụ bà Phan Bội Châu làm rạng rỡ giá trị thiêng liêng tình nghĩa gia đình.
Người xưa ra đi lo việc nước đã nhắn nhủ vợ nhà:
– Anh đi, em ở lại nhà,
Vườn dâu em bón mẹ già em trông.
– Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,
– Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh trẩy hội nước non Cao Bằng.
Bằng tâm tình của người chồng phải vắng nhà buôn bán phương xa, đã ân cần nhờ cậy vợ lo toan mọi việc và chăm sóc mẹ già sao cho tròn câu hiếu kính:
– Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa thời làm bếp, nửa toan làm buồng.
Anh cậy em coi sóc trăm đường,
Để anh buôn bán trẩy trương thông hành.
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh,
Để anh buôn bán thông hành đường xa.
Liệu mà thờ kính mẹ già,
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.
Vai trò của người mẹ quan trọng biết là chừng nào:
– Mồ côi cha ăn cơm với cá,
Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm.
– Gió đưa bụi trúc ngã quì,
Vì cha con phải lụy dì, dì ơi!
Phải chăng vì thế con cái thường có khuynh hướng thương yêu và thân cận với mẹ hơn? Nói như thế không có nghĩa là vai trò của người cha không quan trọng:
– Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
– Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha mất, gót con đen sì.
Còn cha nhiều kẻ yêu vì,
Một mai cha thác ai thì nuôi con?
Sự chăm sóc của cha có thể không chăm chút tỉ mỉ bằng mẹ, nhưng hoàn cảnh bắt buộc cha cũng vẫn lo cho con được no dạ:
– Nghiêng bình mở hộp nút ra,
Con ơi, con bú cho cha yên lòng.
Cha tuy già nhưng không quản ngại, cũng vẫn phải lo sinh kế trong vai trò cột trụ của gia đình, vì thế hình ảnh người cha cũng rất đậm nét trong tâm khảm của mọi người trong nhà:
– Cha tôi tuy đã già rồi,
Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.
Sớm hôm vừa gáy tiếng gà,
Cha tôi đã dậy để ra đi làm.
Vắng bóng người cha làm cho gia đình trống vắng, quạnh hiu:
– Vắng đàn ông quạnh nhà.
Hơn thế nữa, trong vai trò giáo huấn đàn con, người cha bao giờ cũng coi trọng và nghiêm minh hơn, do đó ảnh hưởng giáo dục người cha thường tốt đẹp và tác dụng nhiều hơn mẹ:
– Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
Hoặc:
– Mẹ đánh một trăm, không bằng cha hăm một tiếng.
– Mẹ dạy thời con khéo,
Cha dạy thời con khôn.
Dẫu thương yêu, gần gũi với mẹ nhiều hơn con cũng không quên được công ơn dưỡng dục của cha, bao giờ cũng hằn sâu trong tâm trí:
– Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ,
Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
Biết bao nhiêu áng văn thơ, ca dao, tục ngữ tán thán công đức Cha và Mẹ, cái hạnh phúc có được cha mẹ vẹn toàn để nhất tâm hiếu kính đã làm cho bao nhiêu người con thiếu vắng cha mẹ phải ước ao ngậm ngùi:
– Ân cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
– Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình?
– Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
– Làm trai đủ nết trăm đường,
Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
Thức khuya dậy sớm cho cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
“Xảy nhà ra thất nghiệp”, mẹ cha có biết lòng con thương nhớ khôn nguôn, tâm hiếu kính mang mang, luôn tưởng nhớ đến công ơn sinh dưỡng của đấng sinh thành:
– Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
– Ngó lần nuột lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuột lạt, em thương mẹ già bấy nhiêu.
– Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
– Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.
Phải xa nhà lòng đau như cắt, biết có ai sớm hôm phụng dưỡng mẹ cha, để con khắc khoải nhớ thương:
– Lòng riêng nhớ mẹ, thương cha,
Bóng chim tăm cá biết là tìm đâu?
Trong vòng binh lửa dãi dầu,
Bơ vơ lưu lạc, bạn bầu cùng ai?
– Ra đi bỏ mẹ ở nhà,
Gối nghiêng ai sửa, mẹ già ai nâng?
– Một mai cha mẹ yếu già,
Bát cơm đôi đũa, kỷ trà ai dâng?
– Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Cha mẹ có hay lòng con như muối xát, chỉ mong sao cha mẹ được đầy đủ, mong được sáng thăm tối viếng, mong dâng đến cha mẹ miếng ngon vật lạ tỏ lòng hiếu kính phụng thờ mẹ cha:
– Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già.
Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
– Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ơi, đây ngọc (1) với đây lòng,
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong.
(1) Hạt gạo là hạt ngọc.
– Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu sao đành?
Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
– Cau non khéo bửa cũng dày,
Trầu têm cánh phượng để thầy mẹ xơi.
– Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Cha mẹ nuôi con ơn sâu nghĩa nặng, dẫu nhọc nhằn vất vả con cũng chẳng ưu tư:
– Dấn mình gánh nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân .
Làm con ăn ở sao cho phải đạo, mình biết hiếu kính mẹ cha đó là tấm gương tốt cho con cái noi theo “sóng trước làm sao, sóng sau như vậy”, có hết lòng thờ phụng mẹ cha mới mong sanh con hiếu nghĩa:
– Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công.
Hoặc:
– Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì!
– Người xưa khó nhọc nuôi mình,
Khác gì mình đã hết tình nuôi con.
Suốt một đời sống trong tình thương của cha mẹ, biết bao công khó cho con được nên người, bao lo lắng hy sinh, nhọc nhằn mong con được đầy đủ không thua bạn, kém bè. Nay cha mẹ không còn, đau đớn biết dường nào, dù nuối tiếc bao nhiêu cũng không làm sao được. Bạn hỡi! Ngay bây giờ hãy làm bất cứ điều gì có thể làm được cho cha mẹ để sau này có muốn cũng không thể nào thực hiện được:
– … Độ nhỏ tôi không tin,
Người thân yêu sẽ mất.
Hôm ấy tôi sững sờ,
Và nghi ngờ trời đất.
Từ nay tôi hết thấy,
Trên trán mẹ hôn con.
Những khi con phải đòn,
Đau lòng mẹ la lẫy.
Kìa nhờ ai sung sướng,
Mẹ con vỗ về nhau.
Tìm mẹ, con không thấy,
Khi buồn biết trốn đâu?…
Hiếu đễ không phải là những lời đãi bôi, những xót xa không thật từ cửa miệng, những ao ước bâng quơ không bao giờ thực hiện, mà chữ Hiếu phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, bằng những chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng xuất phát tự đáy tâm hồn với lòng thương quý chân thật.
Mùa Vu Lan là mùa báo Hiếu, mùa cho các người con tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, mong muốn làm điều gì tốt đẹp hơn để đền đáp xứng đáng công ơn dưỡng dục của mẹ cha. Nhớ ơn và báo Hiếu luôn luôn là những suy tư triền miên, sâu đậm trong thâm tâm mọi người con Việt.
– Phụng dưỡng Cha và Mẹ,
Là công đức tối thượng.
Bạn đang xem bài viết Một Cách Nhìn Khác Về Chiến Tranh Trong Trường Ca Và Thơ Việt Nam Hiện Đại trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!