Xem Nhiều 3/2023 #️ Lời Phật Dạy Về Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài # Top 4 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lời Phật Dạy Về Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Phật Dạy Về Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Buổi sáng chim hót, nhiều nông phu ra đồng làm việc cày bừa. Dòng sông Rohini ít nước chảy, hai bên là những cánh ruộng mênh mông. Nhiều người dân xứ Koliya hối hả đào, đắp, tát nước về ruộng của mình.

Chợt từ bên kia bờ sông, một nhóm nông dân la lên: “Sao các người xứ Koliya lại giành tát hết nước của Sakiya chúng tôi. Các người là quân ăn cướp. Hết nước rồi ruộng Sakiya sẽ khô cằn chết hết, Sakiya sẽ chết đói. Các người ác độc…”

Các nông phu Koliya cũng la hét đáp lại: “Này các người xứ Sakiya, từ lâu ta nhịn thua các người vì vua Sudhodana (Tịnh phạn) còn sống, nay vua Sudhodana chết rồi thì đừng hòng. Nước sông này là của chúng tôi, chúng tôi có quyền tát lấy nước về ruộng của Koliya. Các người có dám giành không, chúng tôi đập cho chết hết…”

Chợt có tiếng Phật vang trên hư không: “Này các người của Sakiya và Koliya, hãy dừng tay lại. Trong mọi dòng chảy thì dòng máu là quý nhất, vì vậy hãy sáng suốt đừng đổ máu để giành lấy nước. Các người giành nước để có ruộng lúa tốt tươi nuôi sống bản thân mình, để cho máu tiếp tục chảy trong thân của mình. Bây giờ thật là vô lý khi các người bỏ máu đi để giành lấy nước. Trong việc làm ác của đôi tay thì việc đưa tay ra giết người là ác độc nhất, trong việc làm thiện của đôi tay thì đưa tay ra làm nên miếng ăn cho con người là hiền thiện nhất. Vì vậy các người đừng dùng đôi tay để giết nhau, mà hãy dùng đôi tay để cày cấy ruộng đồng.

Vì nghiệp của con người bất đồng nên thời tiết thất thường khi mưa, khi hạn. Nếu các người biết khởi Tâm Từ Bi thì trời sẽ mưa thuận gió hoà, nước sông sẽ dâng cao, ruộng đồng sẽ xanh tốt…”

Một buổi chiều ở tinh xá, mọi người kéo nhau đến rất đông để nghe Đức Phật thuyết bài pháp về pháp môn tu tập quán từ bi. Đức Phật dạy: “Khi một Tỳ Kheo ngồi an trú trong Chánh Niệm, Tỳ Kheo ấy trải lòng từ mẫn thương yêu tất cả chúng sinh khắp các phương hướng, từ phương trước mặt, sau lưng, hai bên, trên và dưới. Tỳ Kheo ấy nguyện lòng yêu thương tất cả từ người quen biết cho đến chưa quen, từ loài người cho đến cầm thú, từ kẻ thân thiết đến người sơ bạc. Thậm chí vị Tỳ Kheo ấy yêu thương được cả những chúng sinh đã từng có oan trái hãm hại mình. Như vậy vị Tỳ Kheo ấy làm cho sung mãn, làm cho tràn đầy, làm cho vô hạn tâm từ bi đến vô biên vô lượng. Lòng từ bi của vị Tỳ Kheo ấy như là cỗ xe to lớn chuyên chở vàng bạc châu báu, như là căn cứ địa bảo vệ kinh thành trước quân thù, như là biển cả dung chứa các loài thuỷ tộc”.

Sau bài pháp, nhiều vị Tỳ Kheo và cư sĩ chứng được từ Thánh quả Tu Đà Hoàn đến Thánh quả A La Hán.

Đêm đó, trời mây đen kéo về mù mịt, rồi mưa như trút nước, sấm sét ầm ĩ trên bầu trời. Người dân bất chấp trời tối, kéo ra đường nhảy múa hò reo. Sáng hôm sau tất cả các đồng ruộng ngập tràn nước. Sông Rohini chảy cuồn cuộn, nước dâng cao.

(Trích Bộ truyện tranh “Đỉnh núi tuyết”, Tập 17 – Biên soạn: Thượng tọa Thích Chân Quang.)

Lời Phật Dạy Về Lòng Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài

Vì nghiệp của con người bất đồng nên thời tiết thất thường khi mưa, khi hạn. Nếu các người biết khởi Tâm Từ Bi thì trời sẽ mưa thuận gió hoà, nước sông sẽ dâng cao, ruộng đồng sẽ xanh tốt…

Buổi sáng chim hót, nhiều nông phu ra đồng làm việc cày bừa. Dòng sông Rohini ít nước chảy, hai bên là những cánh ruộng mênh mông. Nhiều người dân xứ Koliya hối hả đào, đắp, tát nước về ruộng của mình.

Chợt từ bên kia bờ sông, một nhóm nông dân la lên: “Sao các người xứ Koliya lại giành tát hết nước của Sakiya chúng tôi. Các người là quân ăn cướp. Hết nước rồi ruộng Sakiya sẽ khô cằn chết hết, Sakiya sẽ chết đói. Các người ác độc…”

Các nông phu Koliya cũng la hét đáp lại: “Này các người xứ Sakiya, từ lâu ta nhịn thua các người vì vua Sudhodana (Tịnh Phạn) còn sống, nay vua Sudhodana chết rồi thì đừng hòng. Nước sông này là của chúng tôi, chúng tôi có quyền tát lấy nước về ruộng của Koliya. Các người có dám giành không, chúng tôi đập cho chết hết…”

Hai bên bờ sông người của hai xứ kéo tới càng lúc càng đông, chửi nhau càng lúc càng dữ dội. Thế là họ tràn xuống sông đánh nhau bằng các thế võ hiểm hóc tinh vi, quyền cước chuyên nghiệp. Lác đác có người máu me đầm đìa ngã gục xuống bờ sông.

Chợt có tiếng Phật vang trên hư không: “Này các người của Sakiya và Koliya, hãy dừng tay lại. Trong mọi dòng chảy thì dòng máu là quý nhất, vì vậy hãy sáng suốt đừng đổ máu để giành lấy nước. Các người giành nước để có ruộng lúa tốt tươi nuôi sống bản thân mình, để cho máu tiếp tục chảy trong thân của mình. Bây giờ thật là vô lý khi các người bỏ máu đi để giành lấy nước. Trong việc làm ác của đôi tay thì việc đưa tay ra giết người là ác độc nhất, trong việc làm thiện của đôi tay thì đưa tay ra làm nên miếng ăn cho con người là hiền thiện nhất. Vì vậy các người đừng dùng đôi tay để giết nhau, mà hãy dùng đôi tay để cày cấy ruộng đồng.

Vì nghiệp của con người bất đồng nên thời tiết thất thường khi mưa, khi hạn. Nếu các người biết khởi Tâm Từ Bi thì trời sẽ mưa thuận gió hoà, nước sông sẽ dâng cao, ruộng đồng sẽ xanh tốt…”

Một buổi chiều ở tinh xá, mọi người kéo nhau đến rất đông để nghe Đức Phật thuyết bài pháp về pháp môn tu tập quán từ bi. Đức Phật dạy: “Khi một Tỳ Kheo ngồi an trú trong Chánh Niệm, Tỳ Kheo ấy trải lòng từ mẫn thương yêu tất cả chúng sinh khắp các phương hướng, từ phương trước mặt, sau lưng, hai bên, trên và dưới. Tỳ Kheo ấy nguyện lòng yêu thương tất cả từ người quen biết cho đến chưa quen, từ loài người cho đến cầm thú, từ kẻ thân thiết đến người sơ bạc. Thậm chí vị Tỳ Kheo ấy yêu thương được cả những chúng sinh đã từng có oan trái hãm hại mình. Như vậy vị Tỳ Kheo ấy làm cho sung mãn, làm cho tràn đầy, làm cho vô hạn tâm từ bi đến vô biên vô lượng. Lòng từ bi của vị Tỳ Kheo ấy như là cỗ xe to lớn chuyên chở vàng bạc châu báu, như là căn cứ địa bảo vệ kinh thành trước quân thù, như là biển cả dung chứa các loài thuỷ tộc”.

Sau bài pháp, nhiều vị Tỳ Kheo và cư sĩ chứng được từ Thánh quả Tu Đà Hoàn đến Thánh quả A La Hán.

Đêm đó, trời mây đen kéo về mù mịt, rồi mưa như trút nước, sấm sét ầm ĩ trên bầu trời. Người dân bất chấp trời tối, kéo ra đường nhảy múa hò reo. Sáng hôm sau tất cả các đồng ruộng ngập tràn nước. Sông Rohini chảy cuồn cuộn, nước dâng cao.

(Trích Bộ truyện tranh “Đỉnh núi tuyết”, Tập 17 – Biên soạn: Thượng tọa Thích Chân Quang.)

Lời Phật Dạy: Bạn Đã Hiểu Đúng Về Lòng Từ Bi?

Giúp đỡ người khác, tha thứ cho ai đó một chút là ta đã nghĩ rằng mình từ bi, điều này không sai, thế nhưng lời Phật dạy về lòng từ bi còn sâu sắc hơn nhiều.

Lời Phật dạy về lòng từ bi

“Từ” nghĩa là chia sẻ, yêu thương. “Bi” chính là hi sinh.

Thế nhưng hầu hết người ở thế gian này chỉ mới chỉ sống vì lòng từ nhiều hơn lòng bi. Đó cũng là điều dễ hiểu vì không dễ gì hi sinh lợi ích của mình cho người khác. Đó chỉ là những hình thức từ bi rất phổ cập nếu không muốn nói là sơ đẳng. Những sự cảm thương ấy có thể mang tính bản năng đôi khi cũng không cần đến sự cổ vũ của tôn giáo.

Không chỉ Đạo Phật mà tất cả các tôn giáo lớn đều đưa ra các phương pháp thực hành nhằm phát huy lòng từ bi. Nếu càng phát lộ được lòng từ bi mạnh mẽ thì mình cũng sẽ càng cảm thấy can đảm và quả quyết hơn.

Lời Phật dạy về lòng từ bi mang tính chất rộng lớn hơn và một lãnh vực tác động sâu sắc hơn, bằng cách hướng vào tất cả chúng sinh, trong đó kể cả hàng thú vật bởi vì chúng cũng biết cảm nhận đớn đau và sợ hãi.

Riêng đối với con người thì lòng từ bi Phật Giáo không phân biệt bất cứ ai, dù họ nghèo đói hay giàu sang, mạnh khoẻ hay ốm đau, xinh đẹp hay xấu xí, hung dữ hay hiền lành…, bởi vì tất cả họ trong đó có kể cả chính mình đều khổ đau.

Khổ đau đối với Phật Giáo không phải chỉ là những cảnh tượng đớn đau và khổ nhọc mà chúng ta nhìn thấy chúng hiện hữu, đó còn là những thứ khổ đau ray rứt, sâu kín tàng ẩn bên trong thân xác và tâm thức của mỗi chúng sinh.

Từ bi đối với toàn thể chúng sinh và với chính mình sẽ mang một ý nghĩa to rộng hơn, giúp mở rộng con tim của mình và khiến mình trở thành cao cả, bén nhạy và nhiều nghị lực hơn.

Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.

Luyện tập lòng từ bi

Nghi thức buổi sáng:

Mỗi sáng thức dậy bạn hãy biết trân trọng một điều rằng bạn đã may mắn tồn tại trong cuộc sống này vì có vô số người đã không còn thức dậy vào sáng nay.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị: “Sáng nay khi thức dậy tôi thật may mắn còn sống, tôi có một cuộc sống làm người quý báu, tôi sẽ không để lãng phí nó. Tôi sẽ sử dụng mọi năng lượng của mình để phát triển bản thân mình, mở rộng lòng mình với người khác. Để đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh, tôi sẽ có những suy nghĩ tử tế đối với người khác, tôi sẽ không tức giận hay nghĩ xấu về người khác, tôi sẽ làm lợi cho người khác nhiều hơn trong khả năng của mình.”

Luyện tập sự cảm thông:

Mỗi người chúng ta có một sự khác biệt nhất định, thậm chí hai anh em trong một nhà cũng mỗi người một tính. Thay vì để ý tới khác biệt chúng ta hãy tập trung vào điểm tương đồng. Ví dụ như: Chúng ta không chỉ cần thức ăn, chỗ ở mà còn cả tình thương, vì thế cứ trao đi yêu thương giống như mà ta muốn nhận. Đừng hi vọng chuyện bản thân xem thường đối phương mà lại muốn được họ tôn trọng.

Làm vơi đi thói quen đau khổ:

Một khi bạn có thể cảm thông với người khác và hiểu được bản tính và sự đau khổ của người đó, bước kế tiếp là mong muốn cho người đó thoát khỏi đau khổ. Đây là tâm từ bi.

Luyện lập lòng tử tế:

Hãy tưởng tượng lại sự đau khổ của một người nào đó mà bạn quen biết hay mới gặp gần đây. Thử cảm nhận nó, cảm nhận nỗi đau của họ như là của chính mình vậy, có như thế ta mới thấu cảm được nỗi đau thực sự đang tồn tại bên trong họ.

Những người cư xử không tốt với chúng ta

Đối xử với người tốt với ta thì dễ nhưng không phải ai cũng biết cách Đối xử với người ghét mình như thế nào cho đời thanh thản.

Khi có người đối xử không tốt với mình, không nên tức giận mà hãy im lặng. Sau đó, khi bạn bình tĩnh hãy quán chiếu về người đã cư xử không tốt với bạn. Hãy tưởng tượng gia cảnh của người đó như những gì người đó đã được dạy dỗ khi còn bé. Hãy cố tưởng tượng mỗi ngày mà người đó đã trải qua và điều không hay nào đã xảy ra cho họ.

Hãy cố tưởng tượng bằng tâm trạng và trạng thái tinh thần của người đó – sự đau khổ mà người đó đã phải gánh chịu qua việc cư xử không tốt với bạn theo cách đó. Và hiểu rằng hành động của họ không phải về bạn, mà về những gì họ đã và đang chịu.

Sau đó, bạn có thể tưởng tượng làm một cái gì đó cho người đó thoát khỏi sự đau khổ. Khi hiểu được điều này ta sẽ thôi oán trách người mà thay vào đó là lòng thương cảm.

Lời Phật Dạy Về Sự Đau Khổ Và Hạnh Phúc

Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Dưới đây là lời Đức Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc.

Lời Phật dạy về sự đau khổ và hạnh phúc

Đức Phật có ba lời khuyên của đức Phật dành cho tất cả chúng ta, một lời khuyên, đúng hơn, một lời cổ vũ động viên mọi người từ bỏ tham sân si để được hạnh phúc an lạc. Lời khuyên này cũng xác chứng rất rõ quan điểm của đức Phật về hạnh phúc ở đời, nghĩa là một nếp sống xa lìa tham sân si:

“Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;

Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;

Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”

Đức Phật xác nhận rất rõ về con người và vai trò của con người ở trên đời. Ngài dạy: “Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”.

Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp, nghĩa là con người làm chủ các hành vi của mình; là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.

Như vậy, đức Phật quan niệm con người là sinh vật hành động và Ngài đánh giá cao hành động của con người, xem hành động là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. Nói khác đi, con người phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình; số phận ấy tốt hay xấu đều tùy thuộc vào nghiệp hay hành động của con người.

Bước tiếp theo, đức Phật xác định rõ về ba loại nghiệp hay hành động gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trong đó ý nghiệp đóng vai trò quan trọng, và về hai phương diện thiện ác của nghiệp nhằm chỉ rõ thiện nghiệp đưa đến hạnh phúc an lạc, trong khi ác nghiệp mang bất hạnh khổ đau đến cho con người.

Cuộc sống hiện đại có nhiều tiến bộ đáng mừng nhưng cũng báo hiệu những triệu chứng đầy lo ngại. Sự giàu có vật chất đi đôi với tình trạng sụt giảm đạo đức và bạo động gia tăng. Sự tiến bộ kỹ thuật hiện đạigắn liền với tình trạng chiến tranh và khủng bố lan rộng. Sự hưởng thụ xa xỉ của con người đi đôi với tình trạng thế giới thiên nhiên thay đổi nhanh chóng dẫn đến các hiểm họa hạn hán thiên tai động đất xảy ra liên tục ở nhiều nơi. Tất cả là hậu quả của sự tăng trưởng các độc tố tham sân si ở trong con người và mỗi người mà nền văn minh hiện đại chưa có giải pháp khắc phục. Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ lòng tham không đáy của con người đang dẫn thế giới loài người đến các hiểm họa khó lường.

Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm thấy giải pháp nào khả dĩ để chế ngự và khắc phục. Giữa lúc con người đang vui mừng về thành quả văn minh vượt trội của mình nhưng cũng đang bối rối lo lắng về hậu quả không sáng sủa của nền văn minh ấy và cố tìm cách khắc phục thì những lời dạy của đức Phật hiện rõ như kim chỉ nam cho con người và cuộc đời để vượt qua mọi khổ đau khủng hoảng.

Ý thức rõ tham sân si là gốc rễ của mọi khủng hoảng khổ đau, người Phật tử chúng ta sống nếp sống thoát ly tham sân si tức vừa xây dựng hạnh phúc an lạc cho chính mình, vừa góp phần tạo hạnh phúc an lạccho cuộc đời. Chúng ta không cho rằng chỉ có con đường chúng ta theo là tuyệt đối đúng đắn.

Nhưng chúng ta có quyền tin tưởng và vui mừng về nếp sống ly tham, ly sân, ly si của chính mình. Bởi đó chính là con đường mà bậc Đạo sư đã chỉ cho chúng ta và bởi thông qua nếp sống ấy chúng ta hưởng được hạnh phúc an lạc. Chúng ta không tự mãn về nếp sống ấy nhưng có thể tin tưởng mà nói rằng: “Bớt tham một chút bớt khổ cho đời; bớt sân một chút bớt khổ cho đời; bớt mê một chút bớt khổ cho đời.”

Đức phật đã dạy: Hạnh phúc hay đau khổ đều do chính bản thân mình quyết định

Trong cuộc sống, có thể có những lúc chúng ta ở vào tình huống “thân bất do kỷ”, tức là chúng ta phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây? Trong lòng mình như thế nào chỉ có thể là do mình tự định đoạt mà thôi. Không nên duyên phận với một người nào đó, bỏ lỡ hay làm sai một việc nào đó vốn là sự tình bình thường trong đời, không cần phải quá đau khổ và thẹn thùng như vậy đâu! Khi đã qua đi rồi quay đầu nhìn lại mới thấy những người và sự việc ấy sớm đã tan vào những nếp nhăn của năm tháng rồi.

Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự an khang, khỏe đẹp của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm linh chính là chốn cực lạc.

Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân chúng ta chọn lựa, không làm bạn với niềm vui, mà chỉ làm bạn với gánh nặng tinh thần. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui.

Hạnh phúc đâu phải điều xa la, đôi khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười. Ranh giới giữa niềm vui và nỗi buồn thật ra rất mong manh, tiến lên một bước là niềm vui đón chờ, lùi lại một bước lại là cảm giác đau khổ bao chùm và nhấn chìm.

Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế. Chính vì có quá nhiều thứ chi phối, nên những quyết định mới khó khăn đến như vậy. Và càng trưởng thành, chúng ta lại càng trở thành những con người khác. Dấu vết khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân, để ép mình mau lớn.

Mỗi lần vấp ngã, trái tim lại chai sạn đi một ít. Mỗi lần tổn thương, bản thân lại tự động trở nên cứng rắn hơn. Mỗi lần đau khổ, tâm hồn lại khô khan và sợ yêu thương hơn. Mọi sự lựa chọn cũng vì thế mà bắt đầu trở thành áp lực.

Cuộc đời mỗi người dài ngắn khác nhau, số phận mỗi người cũng vì thế mà tốt xấu cá biệt. Nhưng hãy cứ mạnh mẽ mà tin rằng, phải nắm chắc trong tay vận mệnh của chính mình. Cuộc sống có thể vui vẻ, khổ đau nhưng hãy để tự mình quyết định mang đến những điều chúng ta khao khát.Chỉ có như vậy, mới có thể đặt chân đến bên cạnh vạch đích, chỉ có như thế mới vượt qua vạch giới hạn cuộc đời.

Điều quan trọng là, chúng ta có thể vượt qua nổi những rào cản sinh ra từ chính bản thân mình hay không. Hay là lại chạy trốn, lại đi theo những lối mòn đã cũ, hoặc chỉ là ngại thay đổi, ngại khác người, ngại phải đối diện với kết quả?

Tương lai chính là những trạm đỗ, sự lựa chọn của bạn chính là điểm dừng duy nhất không thể quay đầu. Nếu không quyết đoán, chỉ có thể bỏ lỡ hoặc quanh quẩn trong hành trình của chính mình. Khi ấy, cuộc sống sẽ chỉ còn là bi kịch! Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, hạnh phúc đích thực của con người chỉ có bấy nhiêu thôi, cũng chính như đức Phật đã dạy.

Bạn đang xem bài viết Lời Phật Dạy Về Từ Bi Và Sự Sống Muôn Loài trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!