Cập nhật thông tin chi tiết về Khắc Ghi Lời Bác Dạy! 05.06: Tình Báo Là Tai Mắt mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vô cùng gian khổ và khốc liệt, mặc dù bận trăm công, nghìn việc, song Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt với lực lượng tình báo quốc phòng. Ngoài những lần gặp gỡ, trò chuyện thân ái với cán bộ, chiến sĩ, Bác còn chu đáo gửi thư mỗi dịp lực lượng tổ chức hội nghị. Lời dạy trên của Bác có ý nghĩa rất lớn, không chỉ thể hiện sự quan tâm, động viên đối với quân đội nói chung, ngành tình báo quốc phòng nói riêng mà còn thể hiện sâu sắc tư tưởng, phương châm chỉ đạo hoạt động đối với lực lượng tình báo quốc phòng. Đồng thời, nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ tình báo phải luôn tinh thông về mọi mặt, giữ vững định hướng chính trị, mưu trí, sáng tạo, hành động mau lẹ, kịp thời, bảo đảm bí mật, bất ngờ thì ắt thắng lợi. Thực hiện lời dạy của Bác, lực lượng tình báo quốc phòng đã lập nhiều chiến công quan trọng, cung cấp những thông tin có giá trị để Đảng, quân đội xây dựng và hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn, góp phần trực tiếp vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới lời dạy của Bác vẫn có giá trị sâu sắc, là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm xây dựng, phát triển ngành tình báo của nước nhà; đồng thời cũng là yêu cầu đối với ngành tình báo phải không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới.
Thấm nhuần sâu sắc lời Bác dạy, Lực lượng tình báo quân đội nói chung và Học viện Lục quân nói riêng thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tuyệt đối không để địch mua chuộc, lôi kéo, hoặc để lộ, lọt các tài liệu mật, tích cực học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng không để bị động bất ngờ, nắm chắc, dự báo chính xác, kịp thời những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; tham mưu có hiệu quả cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội hoạch định đường lối, chính sách thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dụng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bác Hồ với Tình báo, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2000, trang 13.
Lời Phật Dạy Về Tình Anh Em Nên Khắc Sâu Ghi Nhớ
Lời Phật dạy về tình anh em:
1. Tinh thần đoàn kết
Anh chị em cùng sinh trong một gia đình, dòng tộc phải biết đoàn kết với nhau. Theo Đức Phật, nếu như anh em biết tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, làm việc trong niệm đoàn kết thì không có ai có thể làm tan rã mối quan hệ của họ. Vì sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân, gia đình và xã hội. Ở một chừng mực nào đó, sự đoàn kết là biểu hiện sinh động của bước đầu chinh phục tự ngã. Khi cái ta nhỏ lại thì người ta dễ dàng chấp nhận nhau, hoan hỷ với nhau và có thể đến với nhau trong một tập thể lớn. Một khi anh chị em sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm thì đó là dấu hiệu hưng thịnh của một gia đình, dòng tộc. Với thân tộc, anh em, tinh thần đoàn kết là đức tính rất mực quan trọng.
2. Tương kính, nhường nhịn và sẻ chia
Đã là người thân anh chị em trong một nhà thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Theo quan điểm Phật giáo thì thương nhau nhưng phải kính trọng nhau và nhường nhịn cả đôi bên. Nhờ sự tương kính và nhường nhịn này, mặc dù đôi khi có mâu thuẫn hay va chạm thì mọi chuyện vẫn dễ dàng được tha thứ và mối quan hệ nhanh chóng được hàn gắn ngay.
Trong quan hệ sống chung giữa anh chị em thân thích thì sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau từ sự nghiệp, cơ hội làm ăn cho đến những việc vặt giữa đời thường, cũng là những đức tính được Phật ca ngợi và tán thán. Sự thương nhau, tương kính, nhường nhịn và sẻ chia là đức tính giúp cho quan hệ anh chị em trong gia đình, thân tộc ngày càng ổn định và phát triển.
3. Giữ vững giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ
Những giá trị truyền thống đạo đức của gia đình, của dòng tộc là những giá trị tinh thần được thiết lập và củng cố từ nhiều thế hệ trước đó. Tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống được cộng đồng ghi nhận, tán trợ và được các thế hệ tuân thủ nghiêm túc là phước đức của một dòng họ vì thế mà mọi người coi giữ được truyền thống gia đình, làm rạng danh ông bà, cha mẹ là một trong những việc đại hiếu.
Tuy nhiên không hẳn mọi giá trị được định hình từ truyền thống đều tốt, đều có giá trị vì có những tập tục, có những định kiến được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng bản chất là bất lạc, là khổ đau vì thế mà chỉ khi các giá trị truyền thống được coi là thiện, không có tội, được người có trí tán thán, nếu được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc thì mới tuân thủ và thực hành. Không có truyền thống thì không có hôm nay, vận dụng nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại là tâm thế đúng trong việc giữ gìn mối quan hệ anh chị em trong gia đình, thân tộc.
4. Thái độ tự chủ và không ỷ lại
Ỷ lại người thân là một dạng thức nương tựa ngã sở – sở hữu của bản ngã vì nghĩ rằng người thân có liên hệ đến bản thân chúng ta nên có khả năng bảo hộ và nâng đỡ chúng ta. Trong khi đó, tự ngã của mỗi người, xét đến cùng chỉ duyên sinh, là giả hợp, là không. Tự ngã vốn dĩ là không thì những gì liên hệ với tự ngã cũng tương ưng như vậy. Cho nên, thái độ ỷ lại người thân là một dạng nhận thức sai lầm. Phật giáo hướng con người tìm về vô ngã, lẽ tất nhiên không bao giờ đồng tình với việc ỷ lại, dựa dẫm người thân.
Mỗi người tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình dù là anh chị em trong nhà nhưng một khi nghiệp quả đã đến thì phải tự chịu lấy quả báo. Người vì anh chị em cùng huyết thống mà làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh thì họ cũng không tốt đẹp hơn… người vì anh chị em làm các điều đúng pháp, đúng đạo đức thì là người ấy tốt đẹp hơn nê nếu như biết tự chủ bản thân, không qụy lụy người thân quá mức là thái độ sống đẹp cần được học hỏi và noi theo.
Những Lời Phật Dạy Về Chữ Hiếu, Con Cái Nhớ Khắc Cốt Ghi Tâm
thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về công lao to lớn đó.
Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái nhớ khắc cốt ghi tâm
Hiếu kính cha mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Phật giáo luôn nhấn mạnh, bất cứ ai cũng phải gắng tâm, gắng sức để hiếu thuận, làm trăm điều thiện không bằng một chữ hiếu. Công ơn của cha mẹ đối với con cái là trời là bể. Con cái báo hiếu cha mẹ chỉ như muối bỏ bể mà thôi.
Và sau đây là những lời Phật dạy về chữ hiếu mà chúng ta cần luôn phải ghi nhớ:
1. “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ.
Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật. Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Khéo phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy (Kinh Đại Tập)
5. Những lời Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :
a . ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng .
d . ân nuốt đắng nhổ ngọt
e . ân nhường khô nằm ướt
i . ân xa cách thương nhớ
l. ân thương mến trọn đời . (Kinh Báo Ân Cha Mẹ)
6. “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. (Kinh Nhẫn Nhục)
10. “Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sángMẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)
11. “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. (Kinh Tương Ưng)
12. Nầy các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trong và cúng dường (Tăng Chi Bộ)
13. “- Cung kính và vâng lời cha mẹ.
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”. (Kinh Trường Bộ)
14. “Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
15. “Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
16. “Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”
Phật đáp: “Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (Kinh Hạnh Phúc)
17. “Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”. (Kinh Hiền Ngu)
18. “Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết”. (Kinh Tâm Địa Quán)
19. “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy” (Kinh Tâm Địa Quán)
20. “Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nở chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”. (Kinh Báo Ân)
21. “Cha mẹ là Phạm Thiên
Xứng đáng được cúng dường
Đời sau hưởng Thiên lạc” .
22. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Tương Ưng)
Hiếu thuận là tối thắng”.
Báo Hiếu Cha Mẹ Theo Lời Phật Dạy
Báo đáp Tứ trọng ân là bốn ân lớn nhất, trọng đại nhất của đời người mà bất cứ ai cũng không thể nguôi quên. Trong đó, ân cha mẹ là một trong những ân quan trọng nhất mà ai trong chúng ta dù có là Phật tử hay không cũng phải báo đáp kể cả Đức Phật.
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
1. Sống tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình
Cha mẹ đâu cần con báo đáp mà chỉ muốn con mình thực sự đàng hoàng và biết lo cho bản thân.
2. Có mặt khi cha mẹ cần
Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo xum xuê…mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất. Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ. Khi còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên lo ăn học, đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình, cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng. Đến khi biết làm cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời.
3. Luôn lắng nghe và hỏi ý kiến cha mẹ với thái độ cung kính, ôn hòa, tôn trọng và yêu thương
Cha mẹ luôn muốn cảm nhận được “sự cần thiết” và “được kính trọng” từ con cái đối với mình.
4. Thường xuyên liên lạc với cha mẹ khi ở xa
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nên việc dù không ở gần nhau, nhưng vẫn cập nhật được thông tin, hình ảnh là điều bình thường. Việc của bạn là trước khi đi xa hãy chuẩn bị những thiết bị cũng như hướng dẫn cha mẹ các bước cơ bản để sử dụng trong việc liên lạc với bạn sau này. Rồi khi đã đi xa, bạn nên gọi điện thoại về hằng ngày để trò chuyện dù ít hay nhiều. Còn một điều quan trọng là phải luôn bắt điện thoại khi cha mẹ gọi đến, vì những lúc đó, cha mẹ đang thật sự nhớ và lo lắng cho bạn.
5. Tụng Kinh, niệm Phật hằng ngày cầu sức khỏe cho cha mẹ
Tùy vào điều kiện cho phép trong ngày, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để tụng kinh, niệm phật cầu bình an, sức khỏe đến cha mẹ của mình. Việc làm này không những mang đến lợi lạc cho bạn mà chính nguồn năng lượng bạn tạo ra từ việc tinh tấn hành trì tụng niệm sẽ ảnh hưởng rất tốt đến sức khỏe và sự an lạc của cha mẹ bạn.
6. Khuyên và tạo điều kiện cho cha mẹ tham gia những khóa tu học và niệm Phật
Tham gia các khóa tu tại các chùa này giúp cha mẹ bạn cởi mở, hòa nhập và quan trọng hơn là giữ được tâm tự tại và an lạc tuổi về chiều. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên khuyến khích cha mẹ hành trị niệm Phật tại gia, buông bỏ những khuất mắc trong lòng và giữ tâm lý thật thoải mái.
7. Chăm lo đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho cha mẹ
Đừng viện cớ ở xa mà quên đi những nhu cầu cần thiết như ngày tái khám, thuốc thang, quần áo, giày dép…của cha mẹ, hãy gọi điện nhắc nhở hỏi thăm và gửi gắm người thân cận giúp đỡ việc đi lại cũng như cung cấp đầy đủ những vật dụng sinh hoạt cần thiết trong ngày. Những hành động nhỏ vậy thôi, nhưng cha mẹ bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và rất hạnh phúc khi biết bạn luôn dõi theo họ.
8. Muốn hiếu thảo với cha mẹ thì hiếu thảo ngay bây giờ, không đợi khi kiếm được tiền mới nghĩ đến chuyện đó
Hiếu thảo không cần đợi tuổi. Khi còn nhỏ, kể cả 5 tuổi thôi, con đã có thể báo hiếu được rồi. Báo hiếu sớm bởi nếu chờ đến khi trưởng thành, vật chất ê hề, chưa chắc cha mẹ đã còn tại thế để nhận thành báo đó.
Thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói và hành động: Thương thì phải nói ra, gặp cha mẹ và nói một cách chân tình với đấng sinh thành rằng con thương cha mẹ. Nhưng nói không chưa đủ mà phải hành động cụ thể. Không cần những thứ cao siêu, mời một tách trà, hỏi thăm sức khỏe, đỡ đần công việc, bên cạnh cha mẹ mỗi khi họ cần đến là cha mẹ đã thấy đủ.
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
Chơn Đại
Bạn đang xem bài viết Khắc Ghi Lời Bác Dạy! 05.06: Tình Báo Là Tai Mắt trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!