Xem Nhiều 3/2023 #️ Kể Chuyện Mai An Tiêm # Top 6 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kể Chuyện Mai An Tiêm # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Chuyện Mai An Tiêm mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KỂ CHUYỆN MAI AN TIÊM – SỰ TÍCH DƯA HẤU

  I- Mục đích: Qua câu chuyện các em hiểu được Mai An Tiêm đã lao động đem lại thành quả tốt đẹp. II- Chuẩn bị: – Câu chuyện kể Mai An Tiêm. – Hình ảnh Mai An Tiêm và dưa hấu. III- Thực hành: – Huynh Trưởng kể cho các em nghe câu chuyện Sự tích Mai An Tiêm 1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá…Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm. 2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho. 3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng: “An-Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con”. Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao 4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi. 5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: “Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!…” 6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm. 7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử. 8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu xanh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa. 9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, “tức quả dưa đỏ”. 10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đình An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán. IV- Câu hỏi: – Hoàn cảnh của Mai An Tiêm như thế nào? – Mai An Tiêm bị đày đến đâu và làm gì để sống ? – Sự lao động không biết mệt mỏi của Mai An Tiêm đã đem lại kết quả như thế nào?  

Qua câu chuyện các em hiểu được Mai An Tiêm đã lao động đem lại thành quả tốt đẹp.- Câu chuyện kể Mai An Tiêm.- Hình ảnh Mai An Tiêm và dưa hấu.- Huynh Trưởng kể cho các em nghe câu chuyện Sự tích Mai An Tiêm1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá…Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm.2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho.3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng: “An-Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con”. Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi.5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: “Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!…”6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm.7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử.8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu xanh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa.9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, “tức quả dưa đỏ”.10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đình An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.Hoàn cảnh của Mai An Tiêm như thế nào?- Mai An Tiêm bị đày đến đâu và làm gì để sống ?- Sự lao động không biết mệt mỏi của Mai An Tiêm đã đem lại kết quả như thế nào?

Câu Chuyện Về Hòn Đảo Nơi Mai An Tiêm Tìm Ra Trái Dưa Hấu

Hầu hết chúng ta đều đã được nghe kể về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều ta chưa biết hết, ví như chàng bị đi đày cụ thể ở đâu?

Không chỉ là lời kể truyền khẩu, câu chuyện về Mai An Tiêm còn được nhiều thư tịch cổ đề cập tới dù có khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung nội dung tương đồng.

Theo như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện thì ngày xưa, đời Hùng Vương có một người ngoại quốc, mới được 7 tuổi theo thuyền buôn từ phương Nam đến nước Văn Lang, vua Hùng mua về làm đầy tớ.

Khi trưởng thành, cậu bé ngày nào nay đã là một chàng trai cao lớn, diện mạo đoan chính, thông minh, tuấn tú; vua Hùng rất yêu mến mới nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai Yến, tên chữ là Mai An Tiêm và chọn một cô gái xinh đẹp, hiền thục gả cho làm vợ, sau sinh được một trai.

Nhờ được vua yêu, tin dùng nên dần dần Mai An Tiêm thành phú quý, ai cũng muốn lấy lòng, thường đến dâng lễ vật không thức gì là không có; từ đó Mai An Tiêm sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng: “Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không cần nhờ vào sự ban ơn của vua”.

Hùng Vương nghe được, nổi giận nói rằng:

“Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thân của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra nơi không có người sinh sống để coi thử nó có còn cái vật tiền thân nữa hay không?”.

Nói rồi ra lệnh đày Mai An Tiêm và vợ con ra một hòn đảo hoang ở ngoài cửa biển Nga Sơn, bốn phía không có dấu chân người, chỉ cấp cho lương thực đủ dùng trong 4-5 tháng mà thôi, ăn hết là chết đói.

Vào ngày nọ, bỗng thấy một con bạch hạc lớn từ phương tây bay lại, đậu lên mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì 6-7 hạt màu đen rơi trên mặt cát, một thời gian sau hạt đơm hoa kết trái; chim chóc kéo đến mỏ khoét để ăn.

An Tiêm thấy thế mừng rỡ nói: “Chim ăn được tất người ăn được. Đây chính là thứ mà trời ban cho để nuôi ta đó”.

Quả thật, trái đó ăn vào mùi vị thơm tho ngọt ngào, mát ruột vô cùng. Mỗi năm trồng tỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi cho các thuyền buôn qua lại vùng biển đảo đó lấy lúa gạo nuôi vợ con. Có người hỏi Mai An Tiêm đây là quả gì, chợt nhớ đến chuyện chim tha hạt từ phương Tây đem đến nên đặt tên là quả Tây qua.

Lâu ngày, Hùng Vương nhớ đến người con nuôi của mình bèn sai người đến chỗ hòn đảo nơi Mai An Tiêm ở để xem có còn sống hay không. Người ấy về tâu lại mọi chuyện với vua. Vua Hùng than thở hồi lâu mới nói rằng:

– Lời nói của nó năm xưa tuy tự mãn nhưng quả thực là đúng như vậy!

Sau đó vua Hùng cho gọi Mai An Tiêm về, trả quan chức lại và ban cho thêm của cải, lại đặt tên chỗ vợ chồng Mai An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”.

Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là “Bố Cái dưa hấu” hay “ông bà tổ dưa tây”. Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện cho biết khi lễ bái đều lấy quả dưa Tây qua làm đồ tế tự.

Còn về xuất xứ tên gọi, quả dưa ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Chuyện xem chừng không có gì đáng lưu ý nhưng thực ra xét theo khoa học là hoàn toàn có lý và logic vì nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque.

Còn về sau được gọi là dưa hấu, theo một số bản chép về câu chuyện này thì khi được về đất liền, Mai An Tiêm đã dâng lên vua Hùng một thuyền đầy dưa, vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Dưa thấu sau được đọc chệch gọi là dưa hấu.

Lời bình

Ý nghĩa của về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu chính là lời ngợi ca bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn để sinh tồn. Bằng trí tuệ và sức lao động con người thời Hùng Vương, mà Mai An Tiêm là hình tượng tiêu biểu đã xây dựng, vun đắp lên một đời sống vật chất đầy đủ, sung túc.

1. 99 Câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương – NXB Lao Động, 2007

2. Lĩnh Nam chích quái – NXB Văn hoá, 1960.

3. Tân đính Lĩnh Nam chích quái – NXB Khoa học xã hội, 1993.

4. Tìm hiểu thời đại Hùng Vương – NXB Lao động, 2005

5. Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương – NXB Quân đội nhân dân, 2010

6. Truyền thuyết Hùng Vương (Nguyễn Khắc Xương)- NXB Văn hóa dân tộc, 2008

Nguồn: http://soha.vn/chua-chac-ban-da-biet-hon-dao-mai-an-tiem-bi-di-day-nam-o-dau-20161028095809871.htm

Kể Chuyện Về Biển Đảo Quê Hương

Biển đảo quê hương, nơi một phần là máu thịt của dân tộc Việt Nam đang sinh sống ở ngoài khơi xa, nơi thiếu thốn trăm bề nhưng tấm lòng của người dân biển đảo vẫn hướng về đất liền…

Ngược lại, người dân đất liền cũng ngày đêm khắc khoải nhớ về biển đảo quê hương, tuy xa cách rất nhiều hải lý, không gian nhưng tình cảm vẫn luôn nối liền từ trái tim đế trái tim người dân biển đảo.

Em ước mình được đặt chân đến tất cả các bãi biển trên dải đất hình chữ S để thấy rằng: Tổ quốc mình thật đẹp vì có biển đảo.

Em tự ru mình bằng những suy nghĩ miên man trong tiềm thức, biển là máu thịt trong em vì rất gần cũng rất xa. Quê em có bãi biển Cửa Lò đẹp nổi tiếng, dù không gần biển nhưng mỗi lần có dịp đi chơi em chỉ muốn được ngắm biển.

Em yêu biển quê mình, vì sao ? vì biển đối với em như hơi thở của cuộc sống. Em gửi lại ở biển nỗi nhớ và khát vọng của một thời tuổi trẻ. Anh từng hỏi em vì sao em yêu biển. Em thích ngắm hoàng hôn của biển. Em thích được ngắm nhìn biển lúc ánh bình minh. Những khoảnh khắc đó thật diệu kỳ mà em không thể diễn tả hết. Cuộc đời con người ai cũng trải qua những thăng trầm lúc vui lúc buồn. Em chọn biển là nơi để mình gửi gắm những nỗi buồn cũng như giữ hộ cho em những niềm vui trong cuộc sống.

Em đã từng không tìm ra lối thoát khi tình yêu đầu đời trong em bị đánh cắp. Người đó đã từng làm em đau đớn. Lúc em cần người, người lại bỏ em đi để một mình em bơ vơ giữa biển lộng gió. Em nghĩ mình không thể sống và đã cố tình trầm mình xuống biển để ngày mai không còn có mặt trên cuộc đời. Nhưng biển bao la như lòng mẹ đã vỗ về em. Hát cho em khúc hát về cuộc sống. Khi em bắt đầu lội xuống nước bất chợt em nhìn thấy thấy hình ảnh một cậu bé theo cha xuống biển buông lưới. Tim em thôi khóc, em biết mình cần phải sống.

Em vẫn yêu biển vẹn nguyên như ngày đầu. Biển không chỉ cho em những giây phút suy tư được thả hồn mình về bên biển. Biển cho em một niềm tự hào sâu sắc về biển đảo quê hương về đất nước. Em từng khóc khi nhìn trên báo, trên mạng hình ảnh các chiến sĩ ngoài đảo Trường sa trang nghiêm chào cờ. Hình ảnh đó khiến em vô cùng xúc động, giữa biển khơi hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió một lần nữa khẳng định chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Việt Nam. Em cũng từng thổn thức khi mỗi lần trên ti vi chiếu hình ảnh cuộc sống của những người lính biển, của ngư dân đảo Trường Sa, Hoàng Sa nơi đầu sóng ngọn gió biết bao khó khăn thiếu thốn trăm bề vẫn ngày đêm bám biển để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Máu cùng hoa, nước mắt cùng vị mặn của biển như hòa quyện thành dòng chảy không ngừng vươn ra biển lớn.

Em khóc khi mỗi lần nghĩ đến biển. Người sẽ hỏi em vì sao em mau nước mắt đến lạ lùng. Chỉ cần nhìn biển thôi em cũng khóc. Em kể người nghe câu chuyện về biển của em. Tuổi trẻ với bao ước mơ hoài bão khi không thực hiện được những ý định của mình em tìm đến cái chết, chính biển bao dung chở che em. Em mãi mãi mất đi một người anh của mình từng rất yêu thương em, ngày mẹ sinh em ra chính anh là người đã gửi cho mẹ những con cá ngon nhất từ biển về cho mẹ nấu để mẹ có thêm sữa nuôi em vì lúc đó anh làm thuê cho một người dân đánh cá trên biển. Sau này lớn lên chính anh đã tự nguyện tham gia bảo vệ vùng trời biển đảo quê hương ở Khánh Hòa. Những năm tháng chiến tranh biên giới anh đã vững chắc tay súng của mình để bảo vệ chủ quyền. Anh mãi mãi thuộc về biển khi xác của anh nằm lại giữa biển khơi. Ngày đó em còn rất nhỏ để hiểu hết được nỗi đau của sự chia ly em chỉ biết rằng mãi mãi anh thuộc về biển.

Em yêu vị mặn của biển. Có thể người bảo em không giống ai ngọt không thích lại thích mặn, nhưng người biết không nếu không có vị mặn của biển làm sao có quả ngọt cho em hái ngày hôm nay. Em sinh ra trong thời bình nên không thể thấu hiểu hết những đau thương mất mát của chiến tranh. Em chọn học lịch sử như một cách tri ân để tôn trọng quá khứ. Biển sừng sững hiên ngang có từ bao đời như ôm trong lòng tất cả mỗi người dân Việt. Học lịch sử cũng là cách để em tìm hiểu thêm về chủ quyền biển đảo quê hương cũng là cách để cho em nhận ra không có con đường nào đi đến vinh quang và hạnh phúc khi không đấu tranh. Cha ông ta hàng ngàn năm qua vẫn quyết tâm bám biển để giữ gìn biển đảo, hơn thế nữa đó là quốc hồn quốc túy của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam tự hào khi có những bãi biển đẹp nổi tiếng. Nhưng đó không phải là tất cả. Chính những khúc ca bi tráng oai hùng của lịch sử giữ nước, bảo vệ biển đảo chủ quyền tô thêm vẻ đẹp ngàn năm đó.

Em cũng là vợ của một người lính, cũng thường xuyên phải một mình chăm sóc quán xuyến việc gia đình lại phải hoàn thành việc cơ quan. Có những lúc em thấy rất cô đơn tủi thân khi hiu quạnh nuôi con một mình vì chồng đóng quân xa. Em đã từng than thân trách phận khi mình không đủ đầy tình cảm. Nhưng khi qua phương tiện thông tin đại chúng, báo đài em biết rằng mình vẫn thật hạnh phúc vì dù sao chồng mình ở đất liền thỉnh thoảng vẫn có thể đoàn viên. Còn đối với các chiến sĩ ở ác nhà dàn hay ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì những người vợ người con của họ và ngay bản thân các anh còn vất vả hơn nhiều. Vậy mà những con người đó vẫn kiên trung bám biển vẫn hy sinh cho gia đình cho đất nước. Em làm sao quên được câu nói của một ngư dân ở đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi từng nói rằng: Chừng nào còn sống thì còn bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chính họ- những con người bình dị nhất lại viết nên khúc khải hoàn ca về tình yêu biển đảo.

Em xa biển đã mấy mùa thu qua, chưa một lần được trở lại thăm biển quê nhà để ngắm biển vào mùa đông như một thói quen vốn có của em. Em cũng không được sống gần biển để thỏa niềm đam mê nhìn buổi từ buổi sáng bình minh đến ánh chiều tà. Em cũng chưa một lần được ra thăm đảo lớn Trường Sa hay Hoàng Sa dù rằng trong tim em luôn khát khao một lần được đặt những bước chân của mình đến đó để cảm nhận mảnh đất hình chữ S của tổ quốc mình thật thiêng liêng biết mấy. Biển hát em nghe, biển vỗ về khỏa lấp nuôi dưỡng tâm hồn em lớn lên.

Biển đảo quê hương hai tiếng thiêng liêng, làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo? là câu hỏi lớn cần em hay mỗi công dân trả lời. Đối với mình, em ru mình bằng khúc ca tự hát: Biển đảo trong tim em. Xin gửi đến biển đảo quê hương Việt Nam bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào: Ôi biển Việt Nam. Ôi biển tự hào.

Kể Về Bữa Cơm Gia Đình Em

Khoảnh khắc đoàn tụ bên mâm cơm gia đình vô cùng thiêng liêng bởi nó ấm áp tình thân. Em hãy viết một bài văn ngắn kể về bữa cơm gia đình mà em nhớ nhất.

I. Dàn ý chi tiết cho đề kể về bữa cơm gia đình

1. Dàn ý 1 cho đề kể về bữa cơm gia đình

a.

Mở bài

Giới thiệu bữa cơm gia đình nhà em: Đối với em, bữa tối là bữa quan trọng nhất là cũng là bữa vui vẻ nhất

b. Thân bài

Kể lại bữa cơm gia đình của em

Quá trình chuẩn bị bữa cơm: Được hôm thứ 6 tuần này em không phải đi học chiều nên ăn bữa trưa ở nhà, và buổi chiều hôm đó em đã cùng mẹ chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình

Thành phần gia đình trong bữa cơm: Hôm nay có phần còn đông vui hơn vì cả anh rể và chị gái em cũng cùng về ăn cơm

Trong bữa cơm: Khoảng 6 giờ tối mọi người bắt đầu dọn cơm và bắt đầu “bữa tiệc” gia đình

Sau khi kết thúc bữa cơm: Cả bữa cơm cứ tràn ngập tiếng cười tiếng nói như vậy cho tới khoảng 8 giờ tối thì bữa cơm của gia đình tôi kết thúc

c. Kết bài

Ý nghĩa bữa cơm gia đình: Những bữa cơm gia đình như vậy luôn làm cho em cảm thấy gia đình là nơi tuyệt vời nhất

2. Dàn ý 2 cho đề kể về bữa cơm gia đình

a.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh của bữa cơm gia đình và nhận xét khái quát về bữa cơm đó: Bố em là bộ dội biên phòng giữ nhiệm vụ canh gác biển đảo cho tổ quốc. Tính chất công việc của bố khiến bố thường ít khi về nhà. Vì vậy, một bữa cơm gia đình sum họp là điều mà em luôn mong ước. Chủ nhật tuần trước, bố được nghỉ phép nên về nhà thăm ba mẹ con em. Vì vậy, gia đình em đã có một bữa cơm sum họp đầm ấm.

b. Thân bài

-Đi chợ để mua thực phẩm cho bữa cơm:

+ Ngay từ sáng sớm, bố và em đã cùng đi chợ để mua thịt, cá, rau,… cho bữa ăn.

+ Vừa đi, bố vừa kể cho em nghe về chuyện ở ngoài đảo xa, nơi bố công tác (ở ngoài đảo xa, lương thực khan hiếm, bố và các chú trong đơn vị thường được người dân trong đất liền tặng cho hạt giống trồng rau hoặc tặng gà, lợn làm giống; nhờ thế mà bữa ăn được cải thiện. Vì thế, bố luôn quý trọng từng hạt gạo, cọng rau có được) → Cảm xúc của em về chuyện bố kể: Nghe bố kể về những nỗi vất vả của mình, em thương bố lắm.

-Chuẩn bị cho bữa cơm:

+ Về nhà, bố lại phụ giúp mẹ đặt cơm, nhặt rau, làm cá.

+ Em và em gái cùng nhau lau bàn ăn, bày biện bát đũa.

+ Vừa làm, cả nhà em lại cùng nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng bố còn pha trò khiến không khí thật vui vẻ.

-Những món ăn trong bữa cơm:

+ Mùi cơm gạo tẻ chín thơm lừng cả nhà, hoà quyện với hương thơm nức mũi của những món ăn hấp dẫn.

+ Mùi thơm ngậy của cá rán

+ Mùi thơm ngọt của món thịt kho tàu đậm đà…

+ Những món ăn không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà cách bày cũng thật đẹp mắt.

-Cá rán được đặt trong một chiếc đĩa sứ có hoa văn hình hoa tinh xảo.

-Thịt kho thì được đặt trong một chiếc nồi đất xinh xinh.

-Món salad em khoái khẩu trông thật nổi bật với bông hoa cà chua xinh xắn và những lát dưa chuột như những chiếc lá bày xung quanh. Giữa bàn là một nồi canh chua bốc khói nghi ngút.

-Bữa cơm gia đình:

+ Cả nhà cùng thưởng thức những món ăn thơm ngon mẹ vừa chế biến, ai cũng không kìm được tấm tắc khen ngon.

+ Vừa ăn, cả nhà lại cùng nói chuyện với nhau.

-Bố hỏi mẹ về tình hình nhà cửa, công việc khi bố vắng nhà; bố còn hỏi hai chị em em tình hình học tập ở trường lớp.

-Bố hứa nếu lần tới bố đi công tác mà hai chị em vẫn giữ được thành tích học tập tốt, bố sẽ thưởng cho chúng em một món quà.

c. Kết bài

-Cảm nghĩ của em về bữa cơm gia đình: Bữa cơm của gia đình em đã diễn ra như vậy đấy, giản dị nhưng không kém phần đầm ấm, vui vẻ. Em mong gia đình em sẽ có nhiều bữa cơm như vậy nữa, bởi em thấy những bữa cơm gia đình luôn là dịp để các thành viên gia đình thêm gắn bó với nhau hơn.

II. Bài tham khảo cho đề kể về bữa cơm gia đình

1. Bài tham khảo 1

Do trường cách xa nhà mà lịch học lại kéo dài cả ngày nên em thường ăn trưa ở nhà bác gần trường, bữa tối mới được ăn cơm ở nhà. Đối với em, bữa tối là bữa quan trọng nhất là cũng là bữa vui vẻ nhất, vì chỉ có bữa tối mọi người mới đông đủ và quây quần bên mâm cơm.

Được hôm thứ 6 tuần này em không phải đi học chiều nên ăn bữa trưa ở nhà, và buổi chiều hôm đó em đã cùng mẹ chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình. Hôm nay có phần còn đông vui hơn vì cả anh rể và chị gái em cũng cùng về ăn cơm, có lẽ chính vì vậy mà mẹ chuẩn bị chu đáo hơn bình thường. Em cảm thấy rất vui vì mọi người đông đủ, trò chuyện rôm rả, đứa cháu của em lâu rồi không được gặp cũng lớn hơn, và tinh nghịch hơn.

Bữa cơm cần sự chu đáo và thịnh soạn bởi vậy mà mẹ em bảo bố đi bắt một con gà về để cho hai mẹ con làm thịt chiêu đãi cả gia đình. Khoảng 6 giờ tối mọi người bắt đầu dọn cơm và bắt đầu “bữa tiệc” gia đình, mọi người cùng tập trung xung quanh mâm, xếp thành vòng tròn, ngồi ăn mà trong khi ăn nói đủ thứ chuyện rất vui vẻ. Mẹ gắp cho em chiếc đùi gà, bố lại gỡ da cho em, còn chị lại giúp em chấm muối, sao lại đầy yêu thương đến thế, bữa cơm gia đình thật âm cúng và tràn đầy hạnh phúc.

Cả bữa cơm cứ tràn ngập tiếng cười tiếng nói như vậy cho tới khoảng 8 giờ tối thì bữa cơm của gia đình tôi kết thúc. Em nhanh nhẹn phụ chị bê chén ra ruar và quay vào thu dọn chiếu, quét nhà, một lúc sau thì anh chị em cũng xin phép đi về, dù không muốn anh chị về nhưng biết rằng ít hôm nữa anh chị lại xuống nên em cũng đỡ buồn hơn.

Những bữa cơm gia đình như vậy luôn làm cho em cảm thấy gia đình là nơi tuyệt vời nhất, cảm giác ấm cúng đến lạ thường, được sống trọn trong tình yêu thương của cha mẹ và anh chị, gia đình hòa thuận là điều cốt lõi của hạnh phúc.

2. Bài tham khảo số 2

Bố em là bộ đội biên phòng giữ nhiệm vụ canh gác biển đảo cho tổ quốc. Tính chất công việc của bố khiến bố thường ít khi về nhà. Vì vậy, một bữa cơm gia đình sum họp là điều mà em luôn mong ước. Chủ nhật tuần trước, bố được nghỉ phép nên về nhà thăm ba mẹ con em. Vì vậy, gia đình em đã có một bữa cơm sum họp đầm ấm.

Ngay từ sáng sớm, bố và em đã cùng đi chợ để mua thịt, cá, rau,… cho bữa ăn. Bố kể cho em nghe, ở ngoài đảo xa, lương thực khan hiếm, bố và các chú trong đơn vị thường được người dân trong đất liền tặng cho hạt giống trồng rau hoặc tặng gà, lợn làm giống; nhờ thế mà bữa ăn được cải thiện. Vì thế, bố luôn quý trọng từng hạt gạo, cọng rau có được. Nghe bố kể về những nỗi vất vả của mình, em thương bố lắm.

Về nhà, bố lại phụ giúp mẹ đặt cơm, nhặt rau, làm cá. Em và em gái cùng nhau lau bàn ăn, bày biện bát đũa. Vừa làm, cả nhà em lại cùng nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng bố còn pha trò khiến không khí thật vui vẻ. Mùi cơm gạo tẻ chín thơm lừng cả nhà, hoà quyện với hương thơm nức mũi của những món ăn hấp dẫn. Em ngửi thấy mùi thơm ngậy của cá rán, lại có cả mùi thơm ngọt của món thịt kho tàu đậm đà…

Hai chị em em cẩn thận bày những món ăn thơm ngon lên khăn trải bàn trắng muốt. chao ôi! Những món ăn không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà cách bày cũng thật đẹp mắt. Cá rán được đặt trong một chiếc đĩa sứ có hoa văn hình hoa tinh xảo. Thịt kho thì được đặt trong một chiếc nồi đất xinh xinh.

Món salad em khoái khẩu trông thật nổi bật với bông hoa cà chua xinh xắn và những lát dưa chuột như những chiếc lá bày xung quanh. Giữa bàn là một nồi canh chua bốc khói nghi ngút. Chỉ nhìn những món ăn thôi cũng đã đủ khiến em “no” mắt một phen rồi!

Thế rồi cả nhà em cùng quây quần bên bàn ăn. Cả nhà cùng thưởng thức những món ăn thơm ngon mẹ vừa chế biến, ai cũng không kìm được tấm tắc khen ngon. Vừa ăn, cả nhà lại cùng nói chuyện với nhau. Bố hỏi mẹ về tình hình nhà cửa, công việc khi bố vắng nhà; bố còn hỏi hai chị em em tình hình học tập ở trường lớp.

Nghe hai chị em em khoe thành tích về những điểm 9, điểm 10 trên lớp, bố vui lắm. Bố còn hứa nếu lần tới bố đi công tác mà hai chị em vẫn giữ được thành tích học tập tốt, bố sẽ thưởng cho chúng em một món quà. Em chỉ hy vọng khoảnh khắc này dừng lại, để em được tận hưởng không khí đầm ấm này thật lâu…

Bữa cơm của gia đình em đã diễn ra như vậy đấy, giản dị nhưng không kém phần đầm ấm, vui vẻ. Em mong gia đình em sẽ có nhiều bữa cơm như vậy nữa, bởi em thấy những bữa cơm gia đình luôn là dịp để các thành viên gia đình thêm gắn bó với nhau hơn.

Bạn đang xem bài viết Kể Chuyện Mai An Tiêm trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!