Cập nhật thông tin chi tiết về Huyền Thoại Về Lý Tưởng Thanh Niên mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những ngày này, khán giả yêu thích nhân vật Pavel Corsaghin đang “gặp” lại anh qua bộ phim Thép đã tôi thế đấy (do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất với sự diễn xuất của dàn diễn viên Ukraine) trên kênh VTV1. Câu nói bất hủ của Pavel: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” một lần nữa lại vang lên trong dịp kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, vang lên trong hàng triệu trái tim yêu mến hòa bình trên thế giới.Tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy gần như là cuốn tự truyện của nhà văn N.Ostrovsky – người đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác với những thăng trầm, sóng gió và vinh quang của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ông đã thành công khi tái hiện cuộc đời mình qua nhân vật Pavel Corsaghin. Cũng như tác giả, Pavel Corsaghin lớn lên trong gia đình công nhân, từ nhỏ đã nuôi lòng căm ghét những kẻ thống trị và bóc lột các tầng lớp dân nghèo. Khi lớn lên, được người đảng viên Jukhơrai dìu dắt, Pavel từng bước hiểu rõ ý nghĩa của những cuộc đấu tranh cách mạng trên đất nước mình. Đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp (lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản), Pavel đã chia tay người yêu là Tônhia để ra mặt trận. Ở đó, Pavel Corsaghin hăng hái chiến đấu và bị thương nặng. Sau khi giải ngũ, Pavel công tác ở Đoàn Thanh niên Kômxômôn, tham gia lao động trên các công trường xây dựng đường sắt… Tuy phải chịu đựng nhiều khó khăn gian khổ nhưng không bao giờ chàng thanh niên Pavel rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản. Kể cả đến khi bị liệt phải nằm một chỗ, anh vẫn kiên trì học tập, viết bài cổ vũ, động viên các đồng chí của mình lao động, chiến đấu vì một lý tưởng chung. Khi bị mù, anh cũng cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới với người y tá đã hết mình chăm sóc anh và chuyển sang viết văn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào với một niềm tin mãnh liệt: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận…”.
Ra mắt bạn đọc năm 1934, Thép đã tôi thế đấy lập tức gây chấn động xã hội với hơn 2 triệu bản in được phát hành chỉ một năm sau đó. Không chỉ vậy, tác phẩm của N.Ostrovsky được xem là “cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục” (theo đánh giá của nhà văn Nga Iuri Bêlichencô) trong lịch sử văn học Nga – Xô viết bởi sức tác động mãnh liệt của nó. Đến nay, tác phẩm của nhà văn N.Ostrovsky đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, in ở khoảng 80 nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Thép đã tôi thế đấy được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954. Khi ấy, dưới các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm của nhà văn Ostrovsky với tên gọi Luyện thành gang thép. Hình tượng của Pavel Corsaghin đã tiếp thêm sức mạnh để những người lính Việt Nam bất chấp hiểm nguy làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu… Từ đó về sau, Thép đã tôi thế đấy trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhiều sinh viên – người lính đã lấy Pavel Corsaghin làm hình mẫu để phấn đấu. Còn nhớ, trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết: “Cuộc sống của Pavel là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Trong cuốn nhật ký của mình, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cũng viết một đoạn kể lại sự lạc quan, cũng như sự say mê nhân vật Pavel: Trên chiến trường Đức Phổ, hầu như không lúc nào ngừng tiếng súng nổ, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân, gia đình. Vậy mà, ở giữa nơi sự “chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm ấy” có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy… Được biết, trước đây ở Việt Nam đã từng có thế hệ tự gọi mình là “thế hệ Pavel” – họ đã hồn nhiên, dũng cảm bước vào chiến trường miền Nam, đi đến những nông trường xa xôi… không một chút ngại ngần, tính toán thiệt hơn. Thế mới hay sức ảnh hưởng của Thép đã tôi thế đấy thật lớn lao. Và trong một chừng mực nào đó, Pavel Corsaghin đã vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của nhân vật văn học, trở thành một hình mẫu lý tưởng của một thời đại thanh niên.
XUÂN THÀNH
Thép Đã Tôi Thế Đấy:huyền Thoại Về Lý Tưởng Thanh Niên
Những ngày này, khán giả yêu thích nhân vật Pavel Corsaghin đang “gặp” lại anh qua bộ phim Thép đã tôi thế đấy (do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất với sự diễn xuất của dàn diễn viên Ukraine) trên kênh VTV1. Câu nói bất hủ của Pavel: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” một lần nữa lại vang lên trong dịp kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, vang lên trong hàng triệu trái tim yêu mến hòa bình trên thế giới.
Tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy gần như là cuốn tự truyện của nhà văn N.Ostrovsky – người đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác với những thăng trầm, sóng gió và vinh quang của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ông đã thành công khi tái hiện cuộc đời mình qua nhân vật Pavel Corsaghin. Cũng như tác giả, Pavel Corsaghin lớn lên trong gia đình công nhân, từ nhỏ đã nuôi lòng căm ghét những kẻ thống trị và bóc lột các tầng lớp dân nghèo. Khi lớn lên, được người đảng viên Jukhơrai dìu dắt, Pavel từng bước hiểu rõ ý nghĩa của những cuộc đấu tranh cách mạng trên đất nước mình. Đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp (lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản), Pavel đã chia tay người yêu là Tônhia để ra mặt trận. Ở đó, Pavel Corsaghin hăng hái chiến đấu và bị thương nặng. Sau khi giải ngũ, Pavel công tác ở Đoàn Thanh niên Kômxômôn, tham gia lao động trên các công trường xây dựng đường sắt… Tuy phải chịu đựng nhiều khó khăn gian khổ nhưng không bao giờ chàng thanh niên Pavel rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản. Kể cả đến khi bị liệt phải nằm một chỗ, anh vẫn kiên trì học tập, viết bài cổ vũ, động viên các đồng chí của mình lao động, chiến đấu vì một lý tưởng chung. Khi bị mù, anh cũng cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới với người y tá đã hết mình chăm sóc anh và chuyển sang viết văn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào với một niềm tin mãnh liệt: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận…”.
Ra mắt bạn đọc năm 1934, Thép đã tôi thế đấy lập tức gây chấn động xã hội với hơn 2 triệu bản in được phát hành chỉ một năm sau đó. Không chỉ vậy, tác phẩm của N.Ostrovsky được xem là “cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục” (theo đánh giá của nhà văn Nga Iuri Bêlichencô) trong lịch sử văn học Nga – Xô viết bởi sức tác động mãnh liệt của nó. Đến nay, tác phẩm của nhà văn N.Ostrovsky đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, in ở khoảng 80 nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Thép đã tôi thế đấy được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954. Khi ấy, dưới các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm của nhà văn Ostrovsky với tên gọi Luyện thành gang thép. Hình tượng của Pavel Corsaghin đã tiếp thêm sức mạnh để những người lính Việt Nam bất chấp hiểm nguy làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu… Từ đó về sau, Thép đã tôi thế đấy trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, nhiều sinh viên – người lính đã lấy Pavel Corsaghin làm hình mẫu để phấn đấu. Còn nhớ, trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết: “Cuộc sống của Pavel là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Trong cuốn nhật ký của mình, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cũng viết một đoạn kể lại sự lạc quan, cũng như sự say mê nhân vật Pavel: Trên chiến trường Đức Phổ, hầu như không lúc nào ngừng tiếng súng nổ, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân, gia đình. Vậy mà, ở giữa nơi sự “chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm ấy” có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy… Được biết, trước đây ở Việt Nam đã từng có thế hệ tự gọi mình là “thế hệ Pavel” – họ đã hồn nhiên, dũng cảm bước vào chiến trường miền Nam, đi đến những nông trường xa xôi… không một chút ngại ngần, tính toán thiệt hơn. Thế mới hay sức ảnh hưởng của Thép đã tôi thế đấy thật lớn lao. Và trong một chừng mực nào đó, Pavel Corsaghin đã vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của nhân vật văn học, trở thành một hình mẫu lý tưởng của một thời đại thanh niên.
XUÂN THÀNH
Lý Tự Trọng: “…Con Đường Của Thanh Niên Chỉ Là Con Đường Cách Mạng…”
“…Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác”, câu nói ấy của người thanh niên cộng sản 17 tuổi đã in sâu vào trong tâm khảm mỗi đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Đó là lời hiệu triệu, thúc giục lớp lớp thanh niên chiến đấu anh dũng chống lại các đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, thắp nên ngọn lửa độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông bà Lê Hữu Đạt và Nguyễn Thị Sờm, là một gia đình yêu nước thương dân, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Sống trong cảnh “nước mất nhà tan”, gia đình ông Lê Hữu Đạt sớm phiêu bạt sang Thái Lan, sinh sống tại Bản Mạy, thuộc tỉnh Na Khon, Thái Lan. Ngày 20-10-1914, Trọng chào đời ở nơi đất khách quê người, mang nỗi niềm thương nhớ về quê cha đất Tổ, đang bị kẻ thù xâm lược, dân làng cơ cực lầm than. Từ nhỏ, Trọng đã chăm chỉ, ham học hỏi và sớm hiểu được nỗi khổ cực của Nhân dân ta dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Lên 10 tuổi, Trọng được Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc sang Thái Lan chọn đưa về Quảng Châu ăn học. Tại đây, Lê Hữu Trọng được đồng chí Lý Thuỵ (tức Nguyễn Ái Quốc) đổi tên là Lý Tự Trọng và được đồng chí Lý Thuỵ giới thiệu vào học tại cấp tiểu học thuộc Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu.
Mùa thu năm 1929, đồng chí Ung Văn Khiêm, một cán bộ lãnh đạo trong An Nam Cộng sản Đảng được phân công về nước và Lý Tự Trọng cùng đi về trong chuyến tàu biển của Trung Quốc. Đây thật là thỏa lòng mong ước bao lâu của anh! Trọng không chợp được mắt, anh nói chuyện gần suốt đêm với đồng chí Ung Văn Khiêm. Đồng chí Ung Văn Khiêm kể lại: “Náu mình dưới hầm chứa than của tàu biển Trung Quốc ngót 15 tiếng đồng hồ, tôi và Lý Tự Trọng vượt qua mọi sự khám xét gắt gao của bọn mật thám, về đến bến Sài Gòn lúc đêm khuya”.
Khi về Sài Gòn, Lý Tự Trọng đổi tên là Nguyễn Huy để dễ bề tiếp xúc với quần chúng và hoạt động cách mạng. Với nhiệm vụ được giao, Huy càng hăng hái hoạt động xông xáo hơn, đi sâu vào tận công xưởng, trường học vận động công nhân, thanh niên và học sinh tham gia phong trào yêu nước. Bên cạnh công tác quần chúng, Huy còn làm một số việc cụ thể khác như phiên dịch tiếng Trung và tiếng Anh, làm giao thông liên lạc cho Xứ uỷ…
Sau ngày thành lập Đảng 03/02/1930, các cao trào cách mạng dấy lên mạnh mẽ trong khắp cả nước. Để biểu dương tinh thần quật khởi, ý chí bất khuất, bản lĩnh cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phát động quần chúng đấu tranh đòi quyền sống, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái tại Sài Gòn, vào chiều ngày 08/02/1931. Cuộc mít tinh đã quy tụ đông đảo các tầng lớp xã hội, nhất là công nhân lao động, thanh niên và học sinh thành phố đến dự. Người diễn thuyết đã được chuẩn bị trước, nhưng đến lúc đó chưa có mặt, đồng chí Phan Bôi (phụ trách tuyên truyền của Xứ ủy) đã đứng ra thay thế, diễn thuyết trước công chúng. Cuộc mít tinh chớp nhoáng vừa kết thúc, bọn cảnh sát và mật thám ập tới. Tên mật thám Pháp Lơgơrăng nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi mới diễn thuyết xong. Lập tức, Lý Tự Trọng có sẵn súng lục trong tay, bắn liền hai phát, Lơgơrăng gục xuống chết ngay tại chỗ.
Bị địch bao vây, Lý Tự Trọng và Phan Bôi bị chúng bắt đưa về bót Catina, giam cầm và tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không khuất phục được dũng khí cách mạng của hai chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Tại Khám Lớn Sài Gòn, bọn cai ngục và mật thám dùng mọi cách dụ dỗ mua chuộc nhưng đều vô hiệu, họ kính nể Huy (tức Lý Tự Trọng) và gọi Trọng là “Ông Nhỏ”.
Ngày 18/4/1931, Tòa Thượng thẩm Sài Gòn đã đưa ra xét xử và kết án tử hình Lý Tự Trọng và 20 năm khổ sai đày ra Côn Đảo đối với Phan Bôi. Tại phiên tòa này, Lý Tự Trọng đã biểu thị dũng khí đấu tranh, lên án kẻ thù xâm lược và nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn. Từ ý kiến của một luật sư tại phiên tòa có ý “bênh vực” cho anh, đã nói: “Bị can chưa đến tuổi thành niên, nên hoạt động không có suy nghĩ”, Lý Tự Trọng đã đứng phắt dậy, nói lời đanh thép: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác”.
Tượng Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng ở Hà Tĩnh
Mặc dù bản án của thực dân Pháp đang đe dọa mạng sống của anh, trong những ngày cuối cùng ở xà lim, Lý Tự Trọng vẫn lạc quan, ngày ngày tập thể dục, đọc sách báo, ca hát và xem Truyện Kiều nơi bốn vách tường loang lổ tối tăm ghê rợn của nhà tù đế quốc ở Sài Gòn, anh luôn tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng. Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát bài Quốc tế ca bằng câu mở đầu đầy khí phách, vang lên dưới vòm trời Tổ quốc và sâu lắng vào lòng người đang sống: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…!”, và những tiếng hô vang: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp.
Cuộc đời tuy ngắn ngủi, nhưng công lao đóng góp to lớn, đặc biệt là tấm gương sáng ngời của người anh hùng Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng “…Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác” đã trở thành lý tưởng sống, thôi thúc bao lớp thanh niên Việt Nam giữ vững niềm, bản lĩnh, tích cực chiến đấu, học tập, lao động, sáng tạo để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Quốc Hùng
Eric Cantona Và Những Dấu Ấn Một Huyền Thoại
Từng muốn xa rời bóng đá. Năm 1989, Eric Cantona ném chiếc áo Marseille xuống đất và bị Chủ tịch Bernard Tapie trừng phạt. Anh bị đem cho Montpellier mượn. Ở đó, cựu tiền đạo này đã ném đôi giày của mình vào mặt một đồng đội vì dám chỉ trích anh. Tháng 5/1990, sau khi trở lại Marseille, Eric phản ứng với quyết định của trọng tài bằng cách ném quả bóng vào người “vị vua áo đen”. Bị cấm thi đấu một tháng, Eric Cantona còn tô điểm thêm vào “bảng vàng quậy phá” bằng hành vi chỉ thẳng mặt các thành viên trong ủy ban kỷ luật và gọi họ là đồ ngu. Ngay sau đó, án phạt dành cho anh nhân lên gấp bội. Eric dành nhiều tuần sau đó dạo chơi trên các bãi biển ở Camargue và sống xa rời bóng đá. Anh dành thời gian để đọc sách, vẽ tranh, nghe nhạc của Leo Ferre và William Sheller.
Tìm kiếm bước đi mới ở Anh. Cantona đánh mất tình yêu với bóng đá. Nhưng Michel Platini, cựu danh thủ Pháp hiện giữ chức chủ tịch UEFA, đề nghị anh nên đến Anh để tìm kiếm thử thách mới. Gerard Houllier đóng vai trò môi giới, anh bắt liên lạc với người đại diện Dennis Roach để tìm kiếm một CLB ở Anh. Tháng 1/1992, Eric Cantona được Trevor Francis, người khi ấy là HLV của Sheffield Wednesday mời đến Anh.
“Tôi đã ở đó một tuần và nghĩ rằng mình ở đó để ký hợp đồng. Tôi tập luyện và đá một trận giao hữu, chúng tôi thắng 4-3 và tôi ghi ba bàn”, Cantona nhớ lại. Tuy nhiên, Francis muốn xem nhiều hơn. “Có thể họ nghi ngờ, nhưng tôi là một tuyển thủ Pháp và Sheffield Wednesday muốn tôi phải chứng tỏ. Đó không phải là một cách tốt để giải quyết vấn đề”, Cantona nói. Anh sau đó chọn đầu quân cho Leeds United.
Đến Man Utd tìm kiếm vinh quang, chứ không phải vì tiền. Trong thời gian ở Leeds, Eric Cantona và người vợ khi ấy là Isabelle cùng cậu con trai năm tuổi Raphael sống trong một căn hộ chung vách ở Roundhay Park. “Căn nhà và khu phố tôi ở không phải là một nơi sang trọng hay có nhiều quyền lợi. Rất nhiều hàng xóm của chúng tôi là người Pakistan hoặc Tây Ấn, xen lẫn với người Anh. Họ rất thẳng thắn, thân thiện và rộng lượng. Tôi thích nơi đó, bởi bây giờ, tôi đang ở trong một ngôi nhà kiểu mẫu với một mảnh vườn, thứ sẽ khiến tôi sớm chán”, Cantona nhớ lại.
Roy Keane cũng từng kể lại một câu chuyện về vụ cá cược trong phòng thay đồ giữa các cầu thủ Man Utd. Các cầu thủ góp mỗi người 800 bảng tiền công được trả để giúp CLB sản xuất video và tạp chí. Họ bỏ tất cả vào trong một chiếc mũ và lấy từng tờ séc ra cho đến khi tìm được cái tên cuối cùng là người thắng cuộc. Một lần, tên của Cantona được xướng lên sau cùng và anh thắng số tiền đó. Mặc dù nhận phần thưởng, Cantona đã cho Paul Scholes và Nicky Butt mỗi người một nửa số tiền đó vì hai cầu thủ trẻ này có gan tham gia trò chơi dù không có tiền.
Được suy tôn là “Vua Eric”. Man Utd đang là một mớ hỗn độn khi Cantona đến đây vào tháng 11/1992. Đội chủ sân Old Trafford đang xếp thứ tám trên bảng điểm và bản hợp đồng bom tấn vào mùa hè của họ là Dion Dublin bị gãy chân. Alex Ferguson muốn mua Alan Shearer nhưng bị cự tuyệt. Cựu HLV người Scotland bèn đến gặp Chủ tịch Man Utd Martin Edwards để trao đổi về một vài mục tiêu chuyển nhượng. Giám đốc quản lý của Leeds Bill Fotherby hỏi về việc ký hợp đồng với Denis Irwin nhưng Man Utd từ chối. Martin Edwards hỏi có phải Ferguson muốn mua tiền đạo Lee Chapman, nhưng cuối cùng cái tên được nêu ra là Cantona. Chỉ trong khoảng một tiếng, vụ chuyển nhượng được hoàn tất với mức phí khoảng từ 1,5 đến 1,8 triệu đôla. Cantona đến sân Old Trafford và mở ra kỷ nguyên thành công rực rỡ trong sự nghiệp với bốn chức vô địch Ngoại hạng Anh trong năm năm đầu tiên. Đáng lẽ Cantona đã có thể nắm trọn năm danh hiệu nếu như không có đêm định mệnh ở Selhurst Park, nơi ông tung cú kung-fu vào CĐV của Crystal Palace Matthew Simmons.
***
“Ông có hối hận vì cú đạp vào người CĐV của Crystal Palace năm nào không?”, phóng viên tờ Four Four Two hỏi Eric Cantona. Câu trả lời của ông là: “Có chứ, tôi hối hận vì đã không đạp hết lực. Bộ trụ khi đó của tôi không vững lắm”. =================================== Và hãy nghe Cantona nói về cú đạp ấy trong bài phỏng vấn cho Four Four Two : “Sau cú đạp ấy, tôi rướn đến và tung thêm một cú đấm. Nhưng cú đấm ấy chả mạnh gì cả. Tôi ước gì mình đã có thể nện một cú mạnh hơn”.
Vậy ông có hối hận không vì nó tước đi suất dự EURO, tước luôn một vị trí tại đội tuyển Pháp sau đó đồng thời biến Cantona thành một tấm gương xấu cho giới trẻ vì kích động bạo lực? Cantona nói: “Tôi không tự đặt ra những quy chuẩn trách nhiệm cho mình. Tôi chỉ là một cầu thủ bình thương và là một người bình thường, tôi không tự coi mình là người của công chúng, một tấm gương hay đại loại thế. Tôi chỉ làm những gì mình thích. Tôi thích đạp một CĐV thì tôi đạp. Vậy đó. Tôi không dạy ai cách cư xử cả. Cuộc sống này như một gánh xiếc cả mà”.
***
Vô duyên với đội tuyển. Vào ngày 18/5/1997, một tuần sau khi giành danh hiệu vô địch nước Anh lần thứ năm, Cantona tuyên bố treo giày, khép lại một sự nghiệp đầy hào quang, nhưng cũng có những vết nhơ không thể rửa sạch. Những thành tích mà ông đạt được trong màu áo CLB trái hẳn với những gì ông làm ở đội tuyển quốc gia. Cantona ghi 20 cho tuyển Pháp, nhưng chưa bao giờ được tham dự World Cup. Ông cũng không được gọi vào thành phần đội tuyển ở Euro 1996. Nhưng bất chấp thực tế ấy, Vua bóng đá Pele vẫn chọn Cantona vào danh sách 100 cầu thủ vĩ đại còn sống.
Chơi bóng đá bãi biển. Chỉ vài tháng sau khi chia tay bóng đá chuyên nghiệp, Cantona được anh trai Joel giới thiệu vào đội bóng đá bãi biển. Vào năm 2005, chính Cantona huấn luyện đội tuyển Pháp giành chiến thắng tại Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới. Cantona xem bóng đá bãi biển là cách để các cầu thủ không có duyên với bóng đá chuyên nghiệp thỏa mãn đam mê của mình. “Họ đều là những người xuất sắc, họ tốt nghiệp các học viện và hối tiếc về một vài ngã rẽ trong cuộc đời. Dành thời gian để chơi bóng đá bãi biển là cách để họ sửa sai”, Cantona nói.
Mọt sách. Cantona là một con mọt sách đích thực. Ba cuốn yêu thích nhất của ông là “Bức chân dung của Dorian Gray” của Oscar Wilder, một tuyển tập truyện của Antonin Artaud và “Narcissus & Goldmund” của Hermann Hesse. “Đó là những cuốn sách viết về ham muốn của chúng ta và một tiếng nói nhỏ từ trong tâm nhắc chúng ta đừng làm theo. Chúng viết về hai nửa tồn tại trong bản thân mỗi người. Cả đời tôi đều như thế. Tôi thích những tiểu thuyết kinh điển hạng nặng, nhưng Dorian Gray cũng khá hài hước”, Cantona nói.
Làm diễn viên. Cantona đã muốn làm diễn viên từ khi còn chơi bóng. “Tôi thấy vui hơn nhiều trong thế giới tưởng tượng. Có lẽ có cả sự trốn tránh thực tế trong đó nữa”, Cantona nói. Cựu tiền đạo của Man Utd từng đóng vai đại sứ Pháp trong bộ phim “Elizabeth” năm 1998 và nhập vai chính ông trong bộ phim của đạo diễn Ken Loach “Look for Eric” năm 2009.
“Đó là một nguyên tắc. Với tôi, bóng đá, điện ảnh, ca nhạc hay nhiếp ảnh là cách để chúng ta diễn tả bản thân. Tất nhiên, bạn cần học kỹ thuật để làm một nhiếp ảnh gia, cần học để trở thành cầu thủ, nhưng đừng nghĩ kỹ thuật là thứ quan trọng nhất. Thỉnh thoảng, cái đẹp đến từ sự không hoàn hảo. Nó giống như sắc đẹp. Một vài người quá hoàn hảo, nó khiến họ thiếu ưa nhìn”, Cantona trải lòng.
Nhà vận động nhân quyền. Làm diễn viên cũng là một cách vận động. Ông chỉ trích các ngân hàng, chỉ trích FIFA, chỉ trích chính phủ về những chính sách nhân quyền. Cantona từng ra ứng cử ghế Tổng thống Pháp năm 2012 với tham vọng mang ánh sáng cho những người vô gia cư. Gần đây, ông làm việc với Tổ chức Ân xá Quốc tế. Cantona từng cho rằng Brazil nên dành tiền xây dựng cơ sở vật chất cho World Cup 2014 và tiền thất thoát từ tham nhũng để phục vụ giáo dục và y tế. Ông cũng chỉ trích FIFA về việc đồng ý để Qatar đăng cai World Cup 2022. “Trao World Cup cho Qatar chỉ cho thế giới thấy rằng FIFA chẳng quan tâm gì đến môn thể thao này”, Cantona phát biểu.
Phát ngôn bất hủ. Cantona có rất nhiều phát ngôn bất hủ nhưng được nhớ tới nhiều nhất vẫn là câu nói được nam tài tử Shia LaBeouf sau này nhắc lại. Trong cuộc họp báo ở Liên hoan phim Berlin, khi được hỏi về quyết định tham gia một bộ phim nhiều cảnh nóng, nam diễn viên 27 tuổi nói đúng câu mà Cantona từng phát biểu sau vụ đạp vào CĐV Simmons: “Những con hải âu thường bay theo sau chiếc tàu đánh cá, đó là vì chúng nghĩ lũ cá mòi sẽ được ném xuống biển”.
Bạn đang xem bài viết Huyền Thoại Về Lý Tưởng Thanh Niên trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!