Xem Nhiều 3/2023 #️ Hoa Anh Túc – Diệu Tâm # Top 9 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hoa Anh Túc – Diệu Tâm # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Anh Túc – Diệu Tâm mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

An ủi – Lãng quên – Giấc ngủ và cái Chết

Ta là hoa anh túc gây mơ Chuốc các vị thần sông cạn cốc Kẻ tỉnh người mê đều ngon giấc Đầu gối vào lòng hoa ngủ say Giấc mơ ta chắc ngẫu nhiên hay Nên vẻ đẹp tuyệt trần nở rộ

Leigh Hunt

Người ta cũng thường xem hoa Anh Túc như biểu tượng của cái chết vì một số lý do. Một lý do là vì những bông hoa này đã hàng trăm năm nay được vẽ trên bia mộ như biểu tượng của giấc ngủ thiên thu. Hoa Anh Túc cũng là biểu tượng trong bài thơ  Rôngđô về chiến tranh “In Flanders Field” thương tiếc những người đã chết trong Thế Chiến I. Cũng giống như vậy, người Ai Cập đặt hoa Anh Túc trong các ngôi mộ và họ trưng bày hoa này trong đám tang. Ngoài ra, màu đỏ của cánh hoa Anh Túc giống như màu máu. Ở Anh, người ta thường cái một bông hoa Anh Túc đỏ trên ngực để tưởng nhớ những người đã mất vì  những cuộc chiến tranh đã qua trong suốt tuần lễ cận ngày Chiến  Sĩ Trận Vong.

Hoa Anh Túc trong truyền thuyết Trung Hoa là biểu tượng của lòng tin và chung thủy  giữa những người yêu nhau. Ý nghĩa này bắt nguồn từ câu chuyện về người phụ nữ tên Yee và người chồng là Hsiang Yu. Yee theo chồng trên khắp nẻo đường và kề vai sát cánh với Yu trong mọi trận chiến. Trong một trận giao chiến khốc liệt, đội quân của Yu  sắp bị  thất trận. Yee múa kiếm chiến đấu giúp chồng nhưng không cứu vãn được. Tuyệt vọng và quẫn trí, Yee tự sát. Từ mộ nàng Yee mọc lên những bông hoa Anh Túc đỏ thắm, tượng trưng cho tinh thần ngoan cường,  mạnh mẽ của nàng. 

Hoa Anh Túc có thể trồng gần như khắp nơi, thế nên chẳng có  gì lạ khi nó  mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều hiển nhiên là loài hoa đẹp và giàu biểu tượng này có ý nghĩa sâu sắc với nhiều dân tộc có văn hóa khác biệt trên thế giới. .

(

Huỳnh Huệ

dịch )

Claude MONET 1873                                                          “Les Coquelicots à Argenteuil”

Thuộc họ : Papaveraceae

Tên tiếng Anh : Poppy

Tên tiếng Pháp : Pavot

Tên Latin : Papavet

Ý nghĩa chung : giấc ngủ thiên thu, sự lãng quên, ảo tưởng, tái sinh và đời sống Anh túc đỏ : Khoái lạc, sự quyến rũ phù du Anh túc trắng : Sự an ủi Anh túc vàng : Sự giàu có, thành công

Eschscholzia californica ssp. mexicana – California Poppy

“Poppy” xuất phát từ chữ Hy Lạp “rhoeas” có nghĩa là đỏ. “Papaver” là từ tiếng Latin, nghĩa là “pap”, tinh chất “sữa” của cây thuốc phiện. Những cây anh túc phương Đông chứa thuốc phiện (opium) đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. “Corn poppy” – (một loại anh túc ngũ cốc?) không chứa opium.

Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi – Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.

Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình – đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.

Ở New Zealand, chữ “Tall Poppy” dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn “Corn Rose” là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là “Smoke of the Earth”. Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.

Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.

Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang “yên nghỉ” trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).

Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.

.

Diệu Tâm

Symbolism of the Poppy Flower

by Rebecca Frank

The  symbolism of the poppy flower  is very unique, and the flower has several different meanings.

Poppies contain opium, which is a narcotic drug. For this reason, it is often associated with sleep. This has been a familiar concept in popular culture because of the poppy field scene in the film The Wizard of Oz. In the movie, the Wicked Witch of the West conjures up a field of poppies that will put anyone who walks through it into an eternal sleep.

On the other hand, in Chinese legend poppies were symbolic of faith and loyalty between lovers. This comes from one story in particular about a woman named Lady Yee and her husband Hsiang Yu. According to the legend, Lady Yee followed her husband on all of his journeys and stood beside him during each battle. During a horrible battle, Hsiang’s army was inevitably going to be defeated. Lady Yee danced with his sword to make him feel better, but to no avail. Distraught, she killed herself. Poppies sprang up from her grave, representing her strong and bright spirit.

Poppies can grow virtually anywhere, so it is not surprising that they represent so many different things. Clearly, these beautiful and symbolic flowers are meaningful to people of many cultures. 

Rebecca Frank

Phía Trên Đồi Hoa Anh Túc

Hãng phim Ghibli nổi tiếng với những bộ phim phiêu lưu kỳ ảo hay lấy bối cảnh là các cuộc chiến tranh và đặc biệt là bộ nào cũng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường, thiên nhiên,… Nghe có vẻ phim Ghibli thường là lấy đề tài to lớn và mang tầm quan trọng trong cuộc sống của con người. Vậy liệu có bộ phim trong hãng mà nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng không kém phần sâu sắc không?… Thế thì không thể không xem bộ Phía trên đồi hoa anh túc do Miyazaki Gorou làm đạo diễn, ông chính là con trai của “phù thủy” Hayao Miyazaki lừng danh của Ghibli.

Thông tin phim

Điểm IMDb: 7.4

Đạo diễn: Gorou Miyazaki

Quốc gia: Nhật Bản

Năm: 2011

Ngày phát hành: 16/7/2011

Thời lượng: 91 phút

Nội dung chính của phim

Phim lấy bối cảnh vào năm 1963 ở Yokohama tại Nhật Bản. Ở đây có một ngôi biệt thự được trang trí theo phong cách phương Tây và có tên là Kokuriku Manor. Nó nằm trên một ngọn đồi đầy hoa anh túc và có hướng nhìn ra cảng biển Yokohama. Kokuriku Manor thực chất là một nhà nghỉ được nhiều học sinh nội trú thuê và chủ nhân của nơi đây là Umi Matsuzaki, một học sinh cấp 3. Cô sống ở đây cùng với bà ngoại, em gái tên Sora và em trai tên Riku. Đây là căn nhà mà Umi được thừa kế từ mẹ của mình, bà là một giáo sư đại học và thường xuyên đi công tác ở nước ngoài.

Mặc dù Umi rất bận rộn vào buổi sáng khi phải chuẩn bị bữa ăn cho mọi người trong nhà, nhưng cô luôn dành thời gian treo những lá cờ với tâm nguyện “Cầu cho tàu ngoài biển có những chuyến đi an toàn”. Đó là do ba của Umi đã dạy cô như thế và nó cũng chính là ký ức tuyệt đẹp duy nhất còn sót lại trong cô về ba của mình – một người lính hải quân đã tử trận.

Nội dung hiện tại của phim xoay quanh cuộc sống thường nhật của Umi. Như tại trường trung học của cô có một tòa nhà lịch sử cũ kỹ được giữ lại làm phòng cho câu lạc bộ văn hóa trong trường. Nhưng để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo sắp diễn ra, thành phố sẽ phá bỏ những tòa nhà này đi để nhường chỗ cho những tòa cao ốc hiện đại. Và một chiến dịch sau đó đã được bắt đầu bởi một nhóm các học sinh muốn bảo vệ tòa nhà cũ này.

Một cách vô tình, Umi trở thành một thành viên của nhóm và chống lại việc phá dỡ này. Thông qua đó, Umi đã gặp Shun Kazama – một chàng trai đầy nhiệt huyết và gan dạ, quyết tâm bảo vệ tòa nhà câu lạc bộ. Dần dần, cả hai đều có tình cảm với nhau. Thế nhưng, sau một lần đến tham quan nhà Umi, Shun phát hiện ra mình và Umi có thể là anh em cùng cha khác mẹ với nhau…

Cảm nhận về phim

Có thể nói rằng, phim Ghibli luôn có những khung cảnh nên thơ và đầy nghệ thuật. Và Phía trên đồi hoa anh túc là một cuốn album về những khung cảnh yên bình và đậm chất lãng mạn. Đa phần cảnh trong phim là cảnh hoàng hôn trên biển, gam màu cam và vàng đan xen nhau, chúng kéo dài trên cả mặt biển. Không những thế, hình ảnh những con dốc dài miên man và cảnh phố thị trong phim sẽ làm mãn nhãn chúng ta vì sự tinh tế, phồn hoa và chân thật đến đỉnh cao. Bên cạnh đó, những cảnh sinh hoạt thường nhật như việc vo gạo, cắt đồ ăn và những món ăn đều hiện lên rất hoàn hảo. Do vậy, phim tuy không nói về những điều gì đó quá lớn lao cũng như không phải là thể loại kịch tính hay quá hài hước mà đây là những thước phim làm ra để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận khung cảnh và vẻ đẹp của tất cả.

Phía trên đồi hoa anh túc là một câu chuyện nhẹ nhàng, trong sáng về tình yêu trong cuộc sống. Nhân vật Umi hiện lên với vẻ chín chắn và điềm đạm tuy chỉ mới 16 tuổi nhưng ẩn sâu bên trong cô là nỗi nhớ khôn nguôi về ba của mình. Do vậy, hằng ngày cô đều treo cờ vào mỗi sáng như để mong tàu thuyền trên biển đều bình an. Còn ở trường, chúng ta lại thấy sự nhiệt huyết, dũng cảm của các học sinh nam trong việc bảo vệ tòa nhà lịch sử để làm câu lạc bộ văn hóa cho trường. Trong đó, nổi bật nhất là chủ tịch các câu lạc bộ và nhân vật Shun, Shun đã nhảy từ nốc tòa nhà lịch sử để phản đối việc gỡ bỏ tòa nhà từ chính quyền. Hành động tuy có hơi nông nổi và nguy hiểm nhưng thể hiện được tinh thần quyết tâm bảo vệ những điều mình trân quý. Và đằng sau việc hiểu lầm Shun và Umi là anh em với nhau là một tình đồng đội đáng trân trọng, những người lính luôn sống và nghĩ cho đồng đội của mình. Điều đáng nói hơn nữa chính là tình cảm ấy được tiếp nối bởi thế hệ trẻ…

Con tàu mờ dần trên biển khơi lấp lánh

Để lại phía sau tiếng còi hơi tạm biệt

Nếu em đi dọc xuống ngọn đồi thoai thoải

Thì liệu có gặp được cơn gió mang sắc mùa hè không?

Tình yêu của em như giai điệu

Ngân nga khi bổng khi trầm

Tình yêu của em như chú chim mòng biển

Bay cao rồi lại thấp dần

Nếu em cố gắng gọi thật to trong hoàng hôn ấy

Thì liệu có thể thấy vẻ dịu dàng của anh không?

Tiếng dương cầm ai đó đang chơi

Tựa như tiếng rì rào của biển

Những người đến và đi trong chiều muộn

Liệu có mang giấc mộng mùa hè đi xa?

Tình yêu của em như cuốn nhật kí

Viết lên từng ngày từng trang

Tình yêu của em như con thuyền nhỏ

Dong buồm vượt biển bao la

Nếu em nhìn lại trong hoàng hôn ấy

Thì liệu anh có tìm em không?

Trên con đường đi dạo, những hàng cây đung đưa

Như in lại bóng hình lời tạm biệt

Liệu nhà thờ bé nhỏ cổ kính, và chiếc chong chóng gà chỉ hướng gió

Có thể thấy ở thị trấn nhuốm màu hè rực rỡ?

Tình yêu của ngày hôm qua chẳng có gì ngoài những giọt nước mắt

Nhưng sớm thôi, sẽ khô đi và tan biến

Tình yêu của ngày mai là đoạn điệp khúc

Câu hát ngân vang không có điểm dừng

Nếu chúng ta có thể gặp lại nhau trong chiều hoàng hôn ấy

Thì liệu anh có ôm lấy em vào lòng?

Link bài hát trên youtube: Nghe bài hát ở đây

Và một bài hát nữa, mình cũng cảm thấy rất hay và ý nghĩa, tên bài hát là Ue o muite arukou, nghĩa là Tôi ngửa mặt lên trời và bước đi, sau đây là bản dịch lời việt:

Tôi ngửa mặt lên trời và bước đi

Để nước mắt không rơi xuống

Những ngày mùa xuân đáng nhớ ấy

Một người cô độc trong đêm

Tôi ngửa mặt lên trời và bước đi

Đếm những vì sao nhạt nhòa

Những ngày mùa hạ đáng nhớ ấy

Một người cô độc trong đêm

Hạnh phúc ở phía sau những đám mây kia

Hạnh phúc ở phía trên bầu trời kia

Tôi ngửa mặt lên trời và bước đi

Để nước mắt không tuôn rơi

Nhưng tôi vẫn khóc khi bước đi

Một người cô độc trong đêm

Những ngày mùa thu đáng nhớ ấy

Một người cô độc trong đêm

Nỗi buồn ẩn sau bóng dáng những vì sao

Nỗi buồn ẩn sau bóng dáng vầng trăng

Tôi ngửa mặt lên trời và bước đi

Để nước mắt không tuôn rơi

Nhưng tôi vẫn khóc khi bước đi

Một người cô độc trong đêm

Một người cô độc trong đêm…

Link bài hát trên youtube: Nghe bài hát ở đây

Nếu một ngày nào đó, bạn đang cảm thấy mệt mỏi và chán nản vào cuộc sống, bạn thử bật Phía trên đồi hoa anh túc và thưởng thức nó. Có thể bạn sẽ tìm thấy một chút bình yên, một chút xoa dịu bằng những khung hình tinh tế và bài hát sâu lắng…

557 views

Triết Lý Yêu Trong Thơ Tình Xuân Diệu

(Tổ Quốc)- Nhà thơ Xuân Diệu đã có một định nghĩa rất thú vị và độc đáo về thơ và tình yêu: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân” (1). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, với hơn 450 bài thơ tình để lại, Xuân Diệu đã minh chứng một điều: Tình yêu không thể thiếu thơ và thơ không thể thiếu tình yêu. Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất… “. Và Thiêng liêng quá những chiều không dám nói…Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau” (Xuân đầu). Chính niềm tin vào tình yêu với tất cả sự “ngoan đạo” của một “con chiên” có trái tim yêu đến cuồng si, nồng nàn là cội nguồn khiến thơ tình Xuân Diệu mang đậm sắc màu triết lý đặc biệt: Triết lý yêu Triết lý yêu là một trong những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc nhất của thơ tình Xuân Diệu.

Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc : Lãng mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê, lỗi lầm… như một nhận thức t ất yếu về đời sống , thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào ? (Bài ca tuổi nhỏ) . yêu là nguồn sống

Quả thật, cuộc sống đúng như thi sĩ quan niệm: ” Đời không ân ái đời vô v Kiếp sống không yêu kiếp sống thừa “. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại đơn điệu, vô nghĩa, nhạt nhẽo . Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra vốn là để sống và yêu nói như Gớt: “chúng ta sinh ra trong tình yêu, lớn lên trong tình yêu và chết đi trong tình yêu”. Tình yêu cho con người được trải nghiệm những cảm xúc Người nhất: buồn, vui, thương, nhớ, đau khổ và hạnh phúc… Cuộc sống thiếu tình yêu như mặt trời không có nắng, tình yêu tiếp thêm sinh lực cho con người, tình yêu là nơi vực dậy tinh thần cho con người trên hành trình cuộc sống đầy thử thách. Trong cái nhìn của người đang yêu vạn vật ánh lên những sắc màu tươi vui, ánh sáng tràn ngập khắp cõi thế gian… Tình yêu khiến con người trở nên cao thượng và nhân hậu, bao dung hơn. “Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu, càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao” (Victor Hugo).

Hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Con người ấy đã nhận kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. (Đa tình)

Những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mãi mãi không bao giờ trả lời được trọn vẹn câu hỏi: tình yêu bắt đầu từ đâu? Và Xuân Diệu cũng vậy, với một khát vọng truy tìm câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở của nhân loại: Yêu giản dị chỉ là như vậy, yêu như hít thở khí trời để sống, có duyên thì tình yêu tự đến, tình yêu nằm ngoài những toan tính, sắp đặt… đối với Xuân Diệu khởi đầu cho một tình yêu đích thực là tiếng tơ lòng rung động chân thành, đánh thức miền yêu nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Trong thơ của ông người đọc có thể thấy rõ sự phát hiện tinh tế diễn biến tâm lý của tâm hồn mới chớm yêu thương, và ông cho rằng Làm sao cắt nghĩa được tình yêu? Thi sĩ đã đưa ra cách lý giải tưởng như rất vu vơ, hồn nhiên ngây thơ nhưng lại đúng với quy luật tình cảm, tâm lý của con người:khi yêu tâm hồn trở nên dễ xúc động, tinh tế, lãng mạn đến vô cùng: Có khó gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao)… Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng/ Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang/ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá/ Và làm sai nhỡ nhịp trăng đang . (Trăng) Khí trời quanh tôi làm bằng tơ/ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị hồ)

Vì quan niệm yêu là nguồn sống nên hầu hết các bài thơ tình của Xuân Diệu như Hôn cái nhìn, Biển, Bóng đêm biếc, Bài thơ tuổi nhỏ, Vì sao, Yêu… đều cho thấy những cảm xúc trong ông luôn được đẩy đến tận cùng. Thi sĩ yêu cuộc sống đến cuống quýt ” muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), và bởi thế nên ông như đắm chìm trong cõi yêu đương nồng nàn, cháy bỏng. Chính thi sĩ đã thừa nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì (Vì sao?). Ở đây, có thể coi sự ” khờ khạo, ngu ngơ” của thi sĩ như một giá trị, một lối ứng xử văn hóa trong tình yêu. Nó chính là biểu hiện của những gì thanh khiết, chân thành, trong sáng, vô tư, phi vụ lợi của tình yêu đích thực. Sự thừa nhận ” chỉ biết yêu thôi” đồng thời cũng cho chúng ta thấy một minh triết yêu trong thơ tình Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.

Quan niệm “tận hiến” trong tình yêu được thể hiện trong thơ Xuân Diệu rất rõ ràng, không chung chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. được thể hiện qua rất nhiều bài thơ “để đời” của Xuân Diệu: Khát vọng hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu Xa cách, Thân em, Biển, Bài thơ tuổi nhỏ, Cảm xúc, Thanh niên, Vô biên, Dâng, Phải nói …

Trong thi ca nhân loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến: Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa mãn khát vọng kiếm tìm những “hạt ngọc” ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người yêu. Tâm hồn mỗi người luôn là thế giới đầy bí ẩn, là niềm say mê, cuốn hút khám phá đến vô cùng. Nhà thơ Ấn Độ R.Tagor từng viết:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy:

Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần ( Phải nói );

Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều (Xa cách).

Gần gũi là thế mà sao vẫn cách xa là vậy… cho nên suốt một đời những trái tim biết yêu luôn luôn trong tâm thế hành trình kiếm tìm những giá trị chân thực của tình yêu, và càng kiếm tìm càng như chẳng hiểu gì về thế giới tâm hồn con người vốn vô cùng phong phú và phức tạp, quả đúng là “cuộc đời anh ở bên em như chính đời em vậy/ nhưng chẳng bao giờ em hiểu được nó đâu” (R.Tagor).

Nhà thơ Xuân Diệu (ảnh Internet)

Đọc Xuân Diệu chúng ta thấy Nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người : Trong sự luận giải của thi sĩ, yêu là hạnh phúc bởi tình yêu mang lại cho con người cảm xúc khác lạ, vừa dịu dàng, êm ái như sống trong cõi thần tiên: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng. (Xuân không mùa). Lòng anh rạo rực không duyên cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành (Có những bài thơ), Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương (Vì sao?), Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ (Trăng); Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên… con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên)… vừa mạnh mẽ, xôn xao, dữ dội: Giơ tay muôn ôm cả Trái đất/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực…Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa/ Cho bừng tia mắt đọ tia sao (Bài ca tuổi nhỏ) và trên hết là hạnh phúc được là chính mình để ” hồn giăng rộng khắp không gian” được ” ngơ ngẩn“, ” nhung nhớ“, ” bâng khuâng” (Dâng), được ” bỡ ngỡ“, ” xôn xao“, ” rợn rợn“, ” hồi hộp “…

Yêu cũng là lĩnh vực tình cảm nhiều khi khiến con người đau khổ tột cùng bởi không phải lúc nào mọi sự cũng đều chiều theo ý muốn của con người. Khát vọng tình yêu là vô biên, tuyệt đích, nhưng hành trình hướng đến khát vọng ấy lại luôn gặp phải rất nhiều giới hạn, rào cản. Xuân Diệu thấu hiểu quy luật vận hành tự nhiên bất khả kháng ” Sông trôi núi lở âm thầm/ Đường đi vũ trụ có cầm được đâu?” cho nên trong thơ của mình Xuân Diệu đã tìm cách cắt nghĩa rất riêng, rất sâu sắc về nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu: (…). (Thở than). Và trong việc luận giải nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu, Xuân Diệu cho rằng sự xa cách luôn là nguyên nhân thường trực nhất. Nó làm cho lòng người luôn trong trạng thái bất ổn. Xa cách giày vò những trái tim yêu, làm cho người đang yêu rơi vào cảm giác lo sợ bởi tình yêu vốn mong manh, dễ bất ngờ tan vỡ ” Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt/ Những người si theo dõi dấu chân yêu/ Và cảnh đời là sa mạc vô liêu/ Và ái tình là sợi dây vấn vít/ Yêu, là chết ở trong lòng một ít (Yêu). Người ta khổ vì thương không phải cách/ yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người/ người ta khổ vì xin không phải chỗ…(Dại khờ), Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu/ Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu (Yêu mến). Tôi là một kẻ điên cuồ Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực/ Đem ái tình dâng kẻ phụ ta (Muộn màng). tình yêu đến, tình yêu đi ai biết” (Giục giã), và con người nhiều khi cũng rơi vào trạng thái không thể kiểm soát và không hiểu nổi chính bản thân mình: ” Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn/ Ai nói trước lòng anh không phản trắc/ Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?” (Giục giã) …bởi mọi cái “vô thường ” như thế nên xa cách làm cho nỗi nhớ thêm đầy và nhiều khi nỗi nhớ ấy quặn thắt con tim yêu đến đớn đau: Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em! Không gì buồn bằng những buổi chiều êm…Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ (Tương tư chiều)… Trong tình yêu, đau khổ cũng là một “thú đau thương”, cho nên Ler montov từng nói: “Anh chỉ mang đến cho em toàn là đau khổ…Có lẽ vì vậy mà em yêu Anh. Bởi vì niềm vui thì dễ quên, còn đau khổ thì không bao giờ”. Victor Hugo lại nói: “Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu”. Còn với Xuân Diệu, biển yêu dẫu “đắng” nhưng con người chưa bao giờ “nguôi nỗi khát thèm”…thậm chí khát vọng ấy mãnh liệt ấy đến mức giục lòng người ” yêu khi đã hết tuổi rồi”, “khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình)…và điều ấy phải chăng đồng nghĩa với thông điệp nhắn nhủ của thi sĩ tới bạn đọc muôn sau: cho dù hạnh phúc hay đau khổ con người vẫn luôn khát vọng yêu và được yêu, vẫn mơ ước về một tình yêu viên mãn, vĩnh hằng.Yêu là câu chuyện dài bất tận, không biên giới, bến bờ, yêu không bao giờ có tuổi… và chỉ có những trái tim biết yêu chân thành, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc và biết chấp nhận đau khổ mà tình yêu mang lại thì mới mong thấy được giá trị thật sự của tình yêu đối với đời sống của riêng mình. Tôi một mình đối diện với tình không/ Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng (Dối trá)… Yêu những ái tình ngây dại Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi/ Đau vô duyên, đau không để làm gì.

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó . Đó là thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. Nhiều bài thơ, câu thơ của Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng trên một cách say mê, đắm đuối:

(Xa cách). Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những cánh tay ! hãy cuốn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Chúng ta đau, thôi em tới đây mà ! Mơn man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều (Vô biên). Em phải nói, phải nói, và phải nói/Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng vẻ thẹn , chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết (Phải nói).

Và bởi coi : sự hòa hợp với thân xác người yêu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu, duy trì sinh lực sống nên trong thơ tình Xuân Diệu người đọc thấy tràn ngập hình ảnh tôn vinh vẻ đẹp hình thể của con người: Đôi môi, đôi mắt (Tương tư chiều), tóc liễu buông xanh (Nụ cười xuân), miệng vàng, nhan sắc (Mời yêu), đường vai, nét tay (Dấu nằm)… đối với thi sĩ vẻ đẹp hình thể của người yêu là “ngọc ngà tinh anh” do đất trời ban tặng. Và có lẽ vì thế cho nên chỉ đến X uân Diệu trạng thái khát khao được hòa hợp cùng thân thể người yêu mới được diễn tả một cách đầy t áo bạo. Thi sĩ đã không hề ngần ngại diễn tả những trạng thái yêu mạnh mẽ như muốn “ôm”, muốn “riết”, muốn “say”, muốn “cắn”, muốn “ngoàm”, muốn “hút ” … tất cả đều gợi cảm giác nồng nàn, tha thiết , đê mê của tình yêu rất trần thế, rất con người Trời ơi, ta muốn uống hồn em ( Vô biên ) Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng) Em vui đi răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhụy mỗi giờ tình tự ( Giục giã ) Nghiêng đầu bên trái hãy kề nghe Những ngón tay thần sẽ vuốt ve Cho điệu lòng anh thêm ấm dịu; Sờ xem ngực nóng khúc đê mê Nên lúc môi ta kề miệng thắm (Có những bài thơ)… Vượt qua rào cản của những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu về tình yêu nam nữ coi sự va chạm, tiếp xúc về thể xác là điều “xấu xa, hổ thẹn”, n hững c ảm xúc nhục thể trong thơ Xuân Diệu rất chân thực, rất đời thường, gợi nhiều suy ngẫm về giá trị hiện hữu của con người. Có lẽ chính vì vậy nên đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến thơ tình Xuân Diệu thấm nhuần triết lý nhân sinh sâu sắc và có sức sống bền lâu trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.

Trong Bêlinxki Tình mai sau Xuân Diệu viết: Người thi sĩ đã vào làng mây khói/ Không ở đâu, và ở khắp mọi nơi/ Như tiếng vọng trong sương xa dắng dỏi/ Máu vu vơ theo giữa trái tim đời… Như vậy ngay từ lúc sinh thời Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc về ý nghĩa tồn sinh và bất tử của người nghệ sĩ: đ iều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi . Nhà thơ Xuân Diệu với trái tim yêu nồng nàn, si mê, tha thiết nhất trong các thi sĩ Việt Nam đã đi vào “làng mây khói” vĩnh hằng. Nhưng những câu thơ mang đậm triết lý yêu của ông còn lưu lại “giữa trái tim đời” mãi mãi bởi: ” Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng ” ). Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên những lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối, thiếu thành thực mà người ta vẫn cứ “tụng ca” như những “giá trị đạo đức” nhưng đó là những thứ đạo đức hoàn toàn xa lạ với bản chất Người. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu như đã trình bày ở trên, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến. Và chính những bài thơ với triết lý yêu rất Người và rất Đời (chứ không phải là những bài thơ tụng ca nào khác) trong sự nghiệp thơ đã làm cho thơ Xuân Diệu trở thành thơ của một đời chứ không phải thơ của một thời ngắn ngủi dễ quên… Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế – những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi:

…Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt… / Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến / Ngập bến của ngày đêm… (Biển)

7 Câu Nói Mang Đặc Trưng Lý Quang Diệu

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu sẽ được nhớ đến với công lao đưa nước này thoát cảnh đói nghèo, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc ông quản lý từng điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống người dân.

Theo tờ Global Post, hầu hết các nhà lãnh đạo chuyên quyền thường đưa đất nước của họ tới chỗ lụn bại. Nhưng Lý Quang Diệu, một nhà lãnh đạo cũng từng bị chỉ trích là chuyên quyền, lại làm được điều ngược lại. Trong 3 thập kỷ giữ vai trò Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến năm 1990, ông đã đưa đảo quốc này đạt tới những thành công vào hàng đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.

Lý Quang Diệu đã biến một làng chài hỗn độn và chịu sự hoành hành của căn bệnh sốt rét trở thành một quốc gia hiện đại bậc nhất với GDP bình quân đầu người vượt Mỹ.

Thành công này có được là nhờ phong cách lãnh đạo theo chủ nghĩa độc đoán đã trở thành đặc trưng của Lý Quang Diệu.

Một trong những chính sách nổi tiếng mà Chính phủ của ông áp dụng là chính sách cấm nhai kẹo cao su trên đường phố – một trong những quy định nhằm giữ cho đường phố tránh khỏi tình trạng khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.

Singapore là một đất nước đặc biệt. Người dân tộc Hoa chiếm đa số ở nước này, nhưng họ đều nói tiếng Anh. Singapore có những nhà vệ sinh công cộng siêu sạch, cảnh sát ở Singapore không nhận tiền hối lộ – rất khác so với ở các nước Đông Nam Á khác.

Hầu hết những thành công này đều được cho là xuất phát từ tầm nhìn và chính sách của Lý Quang Diệu. Tuy vậy, song song với thành công, người dân Singapore phải tuân thủ một chính phủ – mà ngoài những cuộc bầu cử thi thoảng được tổ chức – vận hành như một quốc gia đơn đảng hầu như không dung thứ đối lập chính trị.

Báo Global Post đã điểm lại một số câu nói thể hiện sự độc đoán của Lý Quang Diệu khi lãnh đạo đất nước.

Về trao quyền lực chính trị cho quần chúng

“Khi người ta nói “Hãy hỏi mọi người đi”, thì đó chỉ là chuyện trẻ con vớ vẩn… Người ta nói người dân có thể nghĩ cho bản thân mình ư?

Các bạn có thực sự tin là một người không qua nổi bậc tiểu học biết được những hậu quả từ sự lựa chọn của anh ta, khi anh ta dùng bản năng để trả lời những câu hỏi về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo?… Chúng tôi sẽ chết đói, chúng tôi sẽ có xung đột sắc tộc. Chúng tôi sẽ bị chia năm xẻ bảy”.(Trích cuốn “Lee Kuan Yew: The Man and His Ideas”, 1998)

Về đặt thịnh vượng lên trên dân chủ

“Các bạn đang nói về Rwanda hay Bangladesh, Campuchia hay Philippines. Họ có dân chủ… Nhưng liệu ở đó có cuộc sống văn minh hay không?

Trước tiên và hơn tất cả, người dân cần phát triển kinh tế. Trong khi nhà lãnh đạo có thể lại đang nói tới chuyện khác. Các bạn thử thăm dò ý kiến người dân bất kỳ nước nào xem họ muốn gì? Có phải là quyền viết một bài xã luận theo ý muốn hay không? Họ cần nhà ở, thuốc men, việc làm, trường học”.

Giữa một bên là được yêu quý và một bên bị nể sợ, tôi luôn tin Machiavelli đúng. Nếu không ai sợ tôi, tôi chỉ là một kẻ vô nghĩa”.(Trích cuốn: “The Singapore Story: Memoirs of Lee Kuan Yew”, 1997)

Về đối thủ và những người chỉ trích

“Do phong cách và cách phản ứng của tôi như vậy, không ai nghi ngờ về việc nếu anh đấu với tôi, tôi sẽ dùng tới quả đấm sắt và dồn anh vào ngõ cụt… Nếu anh nghĩ anh có thể khiến tôi đau hơn những gì tôi có thể làm với anh, hãy thử xem.

Không còn cách nào khác ngoài cách này để có thể lãnh đạo một xã hội người Hoa”.(Trích cuốn Lee Kuan Yew: The Man and His Ideas”, 1998)

Về can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân

“Tôi thường bị chỉ trích là can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân. Vâng, nhưng nếu tôi không làm vậy, thì chúng ta không thể có ngày hôm nay.

Và tôi không hề hối tiếc một chút nào cả khi nói rằng, chúng ta không thể đạt được tiến bộ kinh tế nếu không can thiệp vào những vấn đề rất riêng tư như láng giềng của anh là ai, anh sống ra sao, anh gây tiếng ồn gì, anh khạc nhổ thế nào, hay anh dùng ngôn ngữ nào…

Chúng tôi quyết định điều gì là đúng. Đừng bao giờ bận tâm chuyện mọi người nghĩ gì”.(Ông Lý Quang Diệu phát biểu trên tờ Straits Times, 1987)

Về đạo Hồi

“Tôi nghĩ rằng mọi chuyện đã diễn ra êm đẹp cho tới khi xuất hiện làn sóng người theo đạo Hồi tới đây.

Nếu bạn hỏi về quan điểm của tôi, thì tôi nói là các cộng đồng khác hòa nhập dễ dàng hơn – về kết bạn, kết hôn… – so với người Hồi giáo…

Hôm nay, tôi muốn nói là chúng tôi có thể hòa nhập tất cả các tôn giáo và sắc tộc, trừ người theo đạo Hồi”.(Trích cuốn “Lee Kuan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going”, 2011. Về sau, ông Lý Quang Diệu đã rút lại câu nói này)

“Chúng tôi cho phép các nhà báo người Mỹ tới Singapore để đưa tin về Singapore cho người dân nước họ biết… Nhưng chúng tôi không thể cho phép họ chiếm vai trò ở Singapore như truyền thông Mỹ có ở Mỹ. Đó là vai trò giám sát, đối nghịch và thẩm tra chính quyền”.(Ông Lý Quang Diệu phát biểu trước Hiệp hội Biên tập báo Mỹ, 1988)

Bạn đang xem bài viết Hoa Anh Túc – Diệu Tâm trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!