Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Chủ Tịch Với Vấn Đề Đọc Sách Và Tự Học mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồ Chủ tịch với vấn đề đọc sách và tự học
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. (1)
Bác Hồ với bạn bè quốc tế
Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học… Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.(2) Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu về phương pháp đọc sách báo của Bác Hồ và qua đó chúng tôi cũng cố gắng phân tích và nêu lên được vai trò của sách báo đối với việc tự học của Bác Hồ.
Kế thừa truyền thống ham đọc sách của dân tộc và gia đình, Hồ Chủ tịch đã luôn coi trọng sách báo. Nhưng với Người, đọc sách không chỉ đơn thuần là để giải trí hay để giải quyết các công việc sự vụ, nâng cao các hiểu biết thông thường. Người đọc chủ yêú là để phục vụ cách mạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Niềm ham muốn khao khát ấy đã đi theo Bác suốt cuộc đời, chi phối mọi hoạt động của Người.
Sinh ra trong cảnh nước mất, lớn lên chứng kiến nỗi bế tắc của bao tầng lớp sĩ phu yêu nước và nỗi thống khổ của nhân dân. Chính Phan Bội Châu cũng phải than rằng :
“ Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
(Nghĩa là : Non sông mất rồi sống càng thêm nhục. Sách thánh hiền tẻ ngắt càng đọc càng thêm mụ mẫm ).
Mặc dầu vậy, Bác Hồ vẫn miệt mài đọc sách. Và không chỉ đọc sách bằng chữ quốc ngữ, sách Hán mà Người còn đọc cả sách Pháp. Với Người, sách chính là “thuốc chữa tội ngu” và là một trong nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì ? Từ những thắc mắc đầu tiên ấy về sau cũng chính nhờ sách báo Bác đã tìm ra con đường cứu nước cứu dân và hình ảnh “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đã đi vào lịch sử.
Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là : Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Là một người ham hiểu biết Người đã say mê đọc sách ngay từ ngày còn là một cậu trò nhỏ. Và cũng ngay từ khi tuổi trẻ Người đã có một phương pháp đọc rất đáng chú ý : Người thường khuyên và đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết. Trong “Búp sen xanh” Sơn Tùng đã ghi lại lời tâm sự của cậu ấm Phạm Gia Cần, một người bạn của Hồ Chủ tịch thưở thiếu thời : “ở gần Thành, mình học hỏi được nhiều thứ, nhất là cách đọc sách.”(3)
Do ý thức không muốn mất thời gian đọc đi đọc lại để nhặt thông tin, nên khi đọc nghiên cứu tài liệu Hồ Chủ tịch luôn chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt gián. Với cường độ đọc cao, một ngày khoảng trên hai chục tờ báo trong và ngoài nước nếu không có những biện pháp đọc khoa học thì khó có thể nhớ và tổng hợp hết được các vấn đề và thông tin đã đọc. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, Bác đã từng căn dặn : “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng để viết”. Không có ghi chép cẩn thận thì những khi cần sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm lại.
Theo Người, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Không chỉ đơn thuần “Cần phải xem báo Đảng”(4), Người khuyên chúng ta : “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng…Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”(5). Và Người còn nói thêm : “Tìm tài liệu cũng giống như công tác khác, phải chịu khó. Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi ghép hai ba vấn đề, hai ba con số làm thành tài liệu mà viết”.(6)
Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người đã từng nhấn mạnh : “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn.”(7)
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào Hưng Yên
Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình nhất cho nguyên lý này là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản luận” của Mác và “Luận cương” của Lênin. Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ Người đã có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt. Vì lẽ đó chúng ta không ngạc nhiên khi nghe ông Giăng Pho, một người bạn Pháp của Bác Hồ nhận xét : “Chữ Pháp thì tôi biết nhiều hơn anh Nguyễn, điều đó không có gì là lạ vì tôi là người Pháp. Nhưng xem sách lý luận bằng chữ Pháp, nhiều khi tôi phải nhờ anh Nguyễn cắt nghĩa dùm”.
Sinh thời Người rất không tán thành lối đọc để mà đọc, không hiểu biết thực sự những điều đã đọc và theo Người đó là dạng đọc phù phiếm. Trong cuốn “Về vấn đề học tập” trang 58 đã nêu một ý kiến rất xác đáng của Bác : “Có đồng chí thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ tự cho mình là người hiểu biết chủ nghĩa Mác – Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác – Lênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”.
Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Tiếp thu quan điểm của Nguyễn Trãi : “Sửa mình lấy thiện làm vui. Lập thân đâu phải cứ ngồi đọc suông” và tán thành quan niệm của Lê Quí Đôn: “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đêm áp dụng được một chữ, thế là được”, Hồ Chủ tịch luôn rất chú trọng đem ứng dụng các điều đã thu lượm được qua sách báo. Người đã từng nói : “Siêng xem sách và xem được nhiều sách là quí” nhưng Người đã nhấn mạnh : “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách.”. Nếu như trong học tập Hồ Chủ tịch luôn nhấn mạnh đến chữ hành thì trong đọc sách Người luôn quan tâm đến vấn đề áp dụng. Và phải biết áp dụng dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của thực tiễn. Người rất ghét lối đọc chỉ để mà đọc, với Người đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Và sự vân dụng tài tình những điều đã học và đã đọc chính một trong những điểm mấu chốt trong vấn đề đọc sách của Bác Hồ. Trong cuốn con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lênin trang 110, Người đã viết : “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin nhưng vận dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng ta đã chiến đấu và giành được thắng lợi như các đồng chí đã biết”.
Khi bàn về “Bản sắc văn hoá Việt Nam” ông Phan Ngọc đã nêu ra một nhận định rất xác đáng “ truyền thống văn hoá Việt Nam là truyền thống vượt gộp” .“Vượt gộp có nghĩa là tiếp thu cái mới nhưng đổi mới được nó trên cơ sở cái cũ cũng đã được đổi mới cho thích hợp với hoàn cảnh mới”(8). Và cũng theo Phan Ngọc, bên cạnh Nguyễn Trãi, Hồ Chủ tịch là người đã thực hiện thành công nhất nguyên lý đó.Từ những tinh hoa văn hoá văn minh của nhân loại tiếp thu qua sách báo, từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc điểm thực tiễn cách mạng của Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã biết “vượt gộp” để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than, ngẩng mặt lên kiêu hãnh làm người.
Xã hội loài người phát triển được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta lại có thêm một minh chứng của việc “Đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” (như lời Cao Bá Quát xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi rọi trên con đường dân tộc chúng ta đi.
Tài liệu trích dẫn
1. Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. -H.: Uỷ ban khoa học xã hội, 1990
2. Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ.- H.: Sự thật, 1960.- Tr 14
3. Sơn Tùng. Búp sen xanh. H.: Kim Đồng, 2000.- Tr 176
4. Tên một bài báo Hồ Chủ tịch viết năm 1954
5. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập 6.- Tr 72
6. Chúng ta có Bác Hồ .- H.: Lao động, 1990. -Tr 46
7. Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53
8. Phan Ngọc. Bản sắc văn hoá Việt Nam.- H.: Văn hoá thông tin, 1998.- Tr 28.
Vũ Dương Thúy Ngà – http://huc.edu.vn
Thúy Hằng (st)
Học Tiếng Đức Với Chủ Đề Tình Yêu
1. Chủ đề Maus (Chuột)
Chuột đương nhiên không phải là loài động vật dễ thương gì cả. Chúng là những sinh vật ồn ào, mang lại nhiều mầm bệnh lại còn rất khó mà “tóm” được. Tuy vậy, việc những người đàn ông gọi bạn gái hay vợ của mình là “Chuột” (Maus/ Mausi) lại khá phổ biến.
Đây cũng là biệt danh được ưa thích dành cho trẻ con (phải công nhận rằng trẻ con thích hợp với những loài động vật nhỏ hơn). Trong trường hợp này “Maus/Mausi” được “thu nhỏ” lại thành “Mäuschen” (Con chuột nhỏ).
2. Chủ đề Hase (Thỏ)
Như bạn nghĩ thì thỏ sẽ là tên gọi đươc ưu ái dành cho phụ nữ hơn là đàn ông. Và sự thật là thỏ có chút dễ thương hơn chuột. Có lẽ bởi vậy mà việc xếp thỏ vào bộ gặm nhấm đã bị thu hồi vào năm 1912 (ngày nay chúng thuộc Bộ Thỏ). Dù sao đi nữa thì dạng “thu nhỏ” – “Häschen” (Con thỏ nhỏ) để làm biệt danh cũng rất đáng yêu.
3. Bärchen (Chú gấu nhỏ).
Biệt danh hấp dẫn này chắn chắn là không dành cho phụ nữ. Ngay cả với đàn ông thì sự dễ thương cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là lí do tại sao mà từ gấu “Bär” thường được thu nhỏ lại thành “Bärchen”. Dẫu vậy xét về mặt thực tế thì “Bärchen” không có cái gì nhỏ cả. Biệt danh này phù hợp nhất với những người đàn ông bụng to – giống như đựng đầy mật ong – khi ôm đó là sự lựa chọn hoàn hảo.
4. Gấu chuột (Mausbär).
Có vẻ như người Đức thích sử dụng những con vật dễ thương để gọi những người họ yêu quý, và họ đã tạo ra loài vật của riêng họ: Mausbär- một sự kết hợp giữa chuột và gấu. Ngay cả người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể hình dung, một con chuột gấu trong sẽ thế nào. Dẫu vậy, ta vẫn tự hỏi là nên bực mình hay hãnh diện khi một người gọi ta là: Mausbär?
7. Perle (Ngọc trai)
Để tránh hiểu lầm, người Đức thực sự có những cách xưng hô thân mật cuốn hút theo nghĩa đen. Perle thực sự vẫn có mối liên kết nào đó với thế giới động vật. Biệt danh này không thực sự phổ biến trên toàn nước Đức; nó được ưa chuộng ở vùng thung lũng Ruhr, trung tâm công nghiệp của nước Đức.
8. Liebling (Người yêu dấu)
Liebling là một từ tương đương như “darling” của tiếng Anh. Một mặt nó bao gồm từ “yêu- Liebe”, mặt khác nó còn được sử dụng cho những mục đích khác – Như là tiền tố mang nghĩa -“ưa thích”. Ví dụ như: Lieblingsbuch- quyển sách ưa thích. Tương tự như vậy Liebling là người bạn ưa thích.
9. Süsse/ Süsser (Cục cưng).
Ốc hoặc chuột nghe không thực sự ngọt ngào, nhưng điều ấy không có nghĩa là người Đức không muốn công nhận sự ngọt ngào ở người yêu. Süss là một tính từ trong tiếng Đức, nó có đuôi khác nhau, tùy thuộc vào giới tính: nữ là Süsse, nam là Süsser.
10. Schatz (Kho báu).
Bạn sẽ không phải khi đến cùng trời cuối đất để tìm nó, vì “Schatz” là cách gọi thân mật phổ biến nhất nước Đức. Không chỉ phổ biến với những người đang yêu nhau, kết hôn đã lâu mà còn được sử dụng cho trẻ em. Cũng có người biến thể nó thành “Schatzi” hoặc “Schätzchen”. Vậy ai là kho báu lớn nhất của bạn?
Tags: danh ngôn tình yêu bằng tiếng đức, châm ngôn tiếng đức về tình yêu, câu nói tiếng đức về tình yêu, những câu tỏ tình bằng tiếng đức, những câu nói hay về cuộc sống bằng tiếng đức, các câu nói hay trong tiếng đức, cố lên trong tiếng đức, yêu trong tiếng đức
Đọc Lại Những Bài Thơ Chúc Tết Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Kể từ năm 1946 cho đến khi qua đời, trong suốt 24 năm giữ cương vị là người đứng đầu Đảng và Chính phủ, không một phút nào Người không nghĩ đến dân tộc, đến nhân dân. Người suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của đồng bào. Kể cả trong những ngày Tết, Bác cũng không ngơi nghỉ. Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc nhở các cơ quan, ban, ngành chuẩn bị Tết cho nhân dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc: tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp “Chúc mừng năm mới” để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo và cán bộ công tác ở nước ngoài, và cuối cùng là một chương trình đi thăm hỏi, chúc Tết nhân dân, các cơ quan, đơn vị, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.
Một mùa Xuân nữa sang, Tết đến, chúng ta lại nhớ về Bác nhiều hơn, nhớ về những vẫn thơ chúc Tết nhân dân năm xưa của Bác. Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập hợp 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nǎm 1942 – 1969. Thơ chúc Tết của Bác giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Mỗi bài thơ của Người vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử to lớn.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM NGỌ – 1942
Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,
Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,
Chúc toàn quốc ta trong nǎm này
Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!
Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÙI – 1943
Một nghìn chín trăm bốn mươi ba,
Năm mới tình hình hẳn mới a!
Đông Á chắc rồi Tàu thắng Nhật.
Tây Âu nhất định Đức thua Nga.
Nhân dân các nước đều bùng dậy,
Cách- mệnh nhiều nơi sẽ nổ ra.
Đức, Nhật chết, rồi Tây cũng chết,
Phấn đấu, hy sinh đừng quản ngại,
Tuyên truyền, tổ chức phải xông pha
Đồng tâm, một triệu người như một,
Khởi nghĩa, ba kỳ giậy cả ba.
Năm mới quyết làm cho nước mới,
Non sông Hồng – Lạc gấm thêm hoa!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÂN – 1944
“…Xuân ơi, Xuân hỡi, hỡi Xuân,
Từ xa tới gần, Xuân khắp mọi nơi.
Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng.
Viết bài chào Tết, chúc thành công!”
THƠ CHÚC TẾT NĂM ẤT DẬU – 1945
Tết năm mới nhà báo xin chúc:
Chúc Đồng – Minh đánh “Trục” tan thây.
Bốn phương năm bắc đông tây,
Trên nền máu lửa chóng xây hòa bình.
Chúc Liên Xô hùng binh mãnh tướng
Nhắm Bá Linh thuận hướng đến mau.
Nhanh chân nhẹ bước tiến sâu thêm vào.
Chúc Trung Hoa anh hào kháng chiến
Chóng đến ngày toàn diện phản công.
Chúc Anh- Mỹ tại Viễn- Đông
Chiếm xong Ma- ní, đoạt vùng Đa- lây
Chúc xong thế giới đó đây,
Việt- Nam độc lập, chúc ngay đồng bào.
Chúc năm nay không nao khủng bố
Sự đoàn kết củng cố hơn xưa.
Đứng lên giết giặc trao cờ tự do
Rồi trăm họ ấm no sung sướng,
Trên thế giới được hưởng binh quyền
Nghìn thu danh vọng Rồng- Tiên.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH TUẤT – 1946
Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.
Kiến quốc mau thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi.
Việt Nam độc lập muôn nǎm!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH HỢI – 1947
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TÝ – 1948
Kháng chiến được thắng lợi;
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ SỬU – 1949
Kháng chiến lại thêm một nǎm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần,
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH DẦN – 1950
Kính chúc đồng bào nǎm mới,
Mọi người càng thêm phấm khởi,
Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi.
CHÚC TẾT XUÂN TÂN MÃO – 1951
Xuân này kháng chiến đã nǎm Xuân,
Nhiều Xuân thắng lợi càng gần thành công.
Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM THÌN – 1952
Chắc thắng trǎm phần trǎm.
Mấy câu thành thật nôm na,
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ TỴ – 1953
Mừng hậu phương phấn khởi.
Mừng tiền tuyến toàn quân
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng nǎm mới, nhiệm vụ mới,
Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào,
Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ – 1954
Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
– Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do
– Cải cách ruộng đất là công việc rất to
Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn.
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông.
Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH THÂN – 1956
Toàn dân đoàn kết một lòng,
Miền Bắc thi đua xây dựng,
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí, bền gan phấn đấu,
Hoà bình, thống nhất thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ HỢI – 1959
Chúc mừng đồng bào nǎm mới,
Đoàn kết thi đua tiến tới,
Hoàn thành kế hoạch ba nǎm,
Thống nhất nước nhà thắng lợi.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH TÝ – 1960
Mừng Nhà nước ta 15 Xuân xanh!
Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ!
Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua,
Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chúc đồng bào ta bền bỉ đấu tranh,
Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ.
Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên,
Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU – 1961
Mừng nǎm mới, mừng Xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh,
Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hoà bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM DẦN – 1962
Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới,
Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng.
Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi,
Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong.
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hoà bình thống nhất quyết thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO – 1963
Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN – 1964
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.
Rồi đây thống nhất thành công,
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ – 1965
Chào mừng Ất Tỵ Xuân nǎm mới,
Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,
Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,
Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,
Chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi!
Hoà bình thống nhất ắt hẳn thành công!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH NGỌ – 1966
Mừng miền Nam rực rỡ chiến công,
Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plei Me, Đà Nẵng.
Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng,
Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng.
Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng,
Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng.
Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong,
Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI – 1967
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,
Tin mừng thắng trận nở như hoa!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp Xuân nào vui hơn./.
Những Danh Ngôn Tiếng Anh Với Chủ Đề “Sức Khỏe”
– Happiness is nothing more than good health and a bad memory – Albert Schweitzer Hạnh phúc không gì hơn la sức khỏe tốt và trí nhớ tồi – Sleep is that golden chain that ties health and our bodies together – Thomas Dekker. giấc ngủ là sợi dây vàng liên kết sức khỏe và cơ thể bạn – Don’t spend all your health in search of wealth Đừng bao dùng hết sức khỏe của bạn chỉ để đổi lấy đồng tiền – It is health that is real wealth and not pieces of gold and silver – Mahatma Gandhi. Sức khỏe thật sự là một món của cải to lớn mà không thể đong đếm bằng giá trị của vàng bạc – A healthy outside starts from the inside – Robert Urich. Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguôn từ sức khỏe bên trong – I believe that the greatest gift you can give your family and the world is a healthy you – Joyce Meyer. Bạn nên tin rằng món quà quý giá nhất ma bạn có thể tặng cho gia đình bạn va cả thế giời nay đó chính là sức khỏe của bản thân bạn – Healing is a matter of time, but it is sometimes also a matter of opportunity – Hippocrates. Chữa trị là vấn đề của thời gian nhưng thỉnh thoảng nó lại la vấn đề của cơ hội – There’s nothing more important than our good health – that’s our principal capital asset – Arlen Specter. Không có gì quý giá hơn là sức khỏe tốt – đó chính là tài sản giá trị nhất của một con người – When wealth is lost, nothing is lost; when health is lost, something is lost; when character is lost, all is lost – Billy Graham. Khi tiên tai mất, có nghĩa là không mất gi cả, nhưng khi sức khỏe mất đi, có nghĩa là bạn đã mất đi gi đó, khi tính cách của bạn không còn nghĩa là bạn không còn gì để mất – Health is not valued till sickness comes – Thomas Fuller. Đối với mọi người thì sức khỏe chỉ có giá trị khi bệnh tật kéo đến – Good health is not something we can buy. However, it can be an extremely valuable savings account. – Anne Wilson Schaef Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị. – He who has health, has hope; and he who has hope, has everything. – Thomas Carlyle Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ. – Health is a matter of choice, not a mystery of chance. – Aristotle Sức khỏe là lựa chọn, không phải điều bí ẩn của sự ngẫu nhiên. – The first wealth is health. – Ralph Waldo Emerson Tài sản đầu tiên là sức khỏe. – The higher your energy level, the more efficient your body. The more efficient your body, the better you feel and the more you will use your talent to produce outstanding results. – Tony Robbins Mức năng lượng của bạn càng cao, cơ thể bạn càng hoạt động hiệu quả. Cơ thể càng hoạt động hiệu quả, bạn càng cảm thấy tốt đẹp và bạn sẽ càng sử dụng nhiều tài năng để tạo ra những kết quả vượt trội.
To insure good health: eat lightly, breathe deeply, live moderately, cultivate cheerfulness, and maintain an interest in life. – William Londen
Để có sức khỏe tốt: hãy ăn nhẹ, thở sâu, sống có chừng mực, nuôi dưỡng niềm vui và gìn giữ những mối quan tâm trong cuộc sống.
Bạn đang xem bài viết Hồ Chủ Tịch Với Vấn Đề Đọc Sách Và Tự Học trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!