Xem Nhiều 3/2023 #️ Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc # Top 7 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hồ Chí Minh: Văn hóa và đạo lý của một dân tộc

Hồ Chí Minh, theo ý kiến cá nhân tôi, là một trong những chính khách có tính đại diện cao nhất của dân tộc mình trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Người đã có một ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, trong các điều kiện của chủ nghĩa thực dân, sự phụ thuộc và các cuộc xâm lược của nước ngoài mà Người từng trải nghiệm, Hồ Chí Minh đã phản ánh chủ yếu về một nền văn hóa yêu nước, tự do và độc lập, trên nền tảng của những hành động anh hùng và thông tuệ của các nhân vật huyền thoại, trên những tư tưởng của các nhà chiến lược thông thái, trong những công trình nghệ thuật và văn học, trên những phong tục, tập quán được tích tụ và phát triển bởi nhân dân Việt Nam trong hàng thế kỷ.

Văn hóa và đạo lý ấy, được Hồ Chí Minh mang theo với tư cách là người đại diện cao nhất của dân tộc Việt Nam, cũng đã được nuôi dưỡng từ những đóng góp của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa, lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại và của cả Ấn Độ và một vài nước châu Á khác, cũng như của châu Âu và châu Mỹ. Trào lưu thường trực ấy của nền văn hóa thế giới đã được nhân dân Việt Nam tiếp thu và dân tộc hóa một cách tài tình trong đời sống thường nhật của mình.

Hồ Chí Minh là sự nhân cách hóa nền văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam.

Đề cập đến điều có thể được xem là những nhân tố cơ bản của bản sắc dân tộc, Hồ Chí Minh đã dẫn ra truyền thuyết về cội nguồn đất nước của người An Nam: “Chúng ta là con Rồng, cháu Tiên”. Theo đó, Rồng là Lạc Long Quân, là cha và Tiên là Âu Cơ, là mẹ. Khi lấy nhau, họ sinh hạ được một bọc trăm trứng, đẻ ra một trăm người con. Từ 100 người con và con cháu của họ sinh ra những Vua Hùng, từng trị vì đất nước hàng nghìn năm và đã sáng lập ra nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang (Việt Nam). Hồ Chí Minh từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một trong những người sáng lập Nhà nước Việt Nam hiện đại, đã đánh giá cao tầm quan trọng văn hóa to lớn cho truyền thuyết nói trên và những truyền thuyết gắn với thời đại các Vua Hùng, bởi vì thời đại đó, gắn với những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, đã trở thành một cột mốc có ý nghĩa to lớn, bởi chính nó là nền tảng đầu tiên của lịch sử dựng nước và giữ nước(1).

Người ta cho rằng triều đại Hồng Bàng nằm trong khoảng từ năm 2879 – 258 chúng tôi Trong triều đại này, nền văn minh đồ đồng đã phát triển ở Việt Nam, được đặt tên là văn hóa Đông Sơn, bởi vì ở đấy, nằm bên bờ đông sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa ở Bắc Bộ, người ta đã tìm thấy những chiếc trống đồng đầu tiên. Cũng nằm ở trong tỉnh này, trên địa phận Mạt Sơn, người ta cũng đã phát hiện ra một chiếc chuông đồng thuộc thời đại Vua Hùng. Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc trống và chiếc chuông nói trên đã được dùng trong các lễ tế thần. Vị giáo sư nổi tiếng người Cuba Rênê Anvarết Riốt (René Álvarez Rios), người từng nghiên cứu thời đại này, đã đưa ra những nhận xét như sau: Thời đại các Vua Hùng là có thật; các kỹ thuật và tổ chức kinh tế của thời đại đó là để lại về sau một nền kinh tế tự nhiên dựa trên hái lượm và săn bắn. Vào thời đó, trồng lúa nước đã trở thành một nghề cơ bản; nghề đúc đồng đã phát triển; con người thời đó đã bắt đầu biết đến các công cụ bằng sắt(2).

Hồ Chí Minh thường nhắc đến Thái úy Lý Thường Kiệt (l019-l105) một vị tướng lừng danh đời nhà Lý – từng trị vì Việt Nam từ 1010 đến 1225. Dù đã ở tuổi cao, Lý Thường Kiệt vẫn chỉ huy những trận đánh xuất thần vào căn cứ của nhà Tống, khi chúng rắp tâm xâm lược Việt Nam. Thái úy cũng đã đánh bại đội quân của Vương quốc Champa thời trước, một thời thịnh hành tại miền Trung Việt Nam. Hồ Chí Minh ám chỉ đến Lý Thường Kiệt trong một bức thông điệp gửi những người lớn tuổi ở Việt Nam. Người nhắc đến tấm gương của Lý Thường Kiệt với ngụ ý rằng, đối với những người yêu nước thực sự thì không bao giờ ngại hoạt động vì lý do tuổi tác(3). Lời hịch của Lý Thường Kiệt gửi các tướng sĩ khá nổi tiếng, nó tấn công quyết liệt vào những tên man rợ dám xâm phạm lãnh thổ Việt Nam bằng những lời đanh thép: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Theo truyền thuyết thì trong một trận đánh, khi nhận thấy tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút, Lý Thường Kiệt liền dẫn quân mình đến một đền thờ hai vị tướng thế kỷ thứ VI ở gần đó. Trong đền có một người giả giọng vị thần được thờ đã đọc lên những vần thơ trong Lời hịch được coi như “lời sấm truyền” của Lý Thường Kiệt. Chỉ bằng sự diễn kịch một cách thần bí, ông đã chuẩn bị về tư tưởng, tinh thần và thể chất cho các lực lượng của mình trước khi lên đường bước vào trận chiến chống quân thù với những khí thế mới(4). Cứ như thế, Người đã trích dẫn tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc thời trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô Người viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập cửa dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau” (5).

Như một nhân vật phi thường trong lịch sử Việt Nam, rực sáng một ngôi sao: Nguyễn Trãi, nhà trí thức, nhà nhân văn, nhà chính khách với những tài năng chiến lược lớn. Trong bài BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, bản Tuyên ngôn Độc lập của ông viết:        

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta thuở trước.

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc – Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xưng nền độc lập,

Cùng Hán, Tống, Đường, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có

Cho nên,

Lưu Cung tham công nên thất bại.

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi;

Trong bản Tuyên ngôn, sau khi đã giành được chiến thắng trước quân Minh, ông đã công bố đạo lý của dân tộc mình:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo(6)..

Tư tưởng của Nguyễn Trãi là dựa vào lòng thương dân. Nguời đi tìm tự do và sự  yên bình cho nhân dân. Người cho rằng để giành được độc lập thì cần phải dựa vào dân. Có thể nói rằng ở Nguyễn Trãi, xu hướng nhân văn của đạo Khổng đã đạt đến đỉnh cao, được các nhân tố trong nước đóng góp làm phong phú thêm. Là một nhà trí thức trung thực, Người gieo rắc lòng trung quân với vua, lòng trung hiếu với dân và lòng hiếu thảo, hai điều kiện cơ bản của một nhà Nho chân chính. Như điều Người đã hiểu, đối với đạo Khổng, ba điều kiện tốt cho việc cầm quyền là: đủ lương thảo, đủ vũ khí và được dân tin.

Một tác phẩm bậc thầy trong nền văn học Việt Nam là Truyện Kiều, một tiểu thuyết bằng thơ của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820). Người ta có lý khi nói rằng ông là người được biết đến nhiều nhất và là tác giả được yêu thích nhất trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm bậc thầy của ông, Truyện Kiều được truyền tụng rộng rãi trong cả nước đến mức được  coi là cuốn cách của toàn dân tộc. Trong quá khứ, những người nông dân và thợ thủ công đã học thuộc lòng nhiều đoạn dài và những nhà trí thức nổi tiếng nhất lại càng khâm phục ông. Hiện nay, trong nước Việt Nam mới, mọi người vẫn yêu mến Truyện Kiều(7).

Mặc dù tác giả của Truyện Kiều là một người bảo vệ các quyền lợi của triều đình, song gánh nặng trách nhiệm của một trí thức chân chính làm cho ông có cảm tình với các giai cấp nghèo khổ, được thể hiện trong một ngôn ngữ rất đẹp. Chủ nghĩa hiện thực và nhân văn trong truyện Kiều đã tôn ông lên một giá trị văn hóa và lịch sử vô song. Như nhà trí thức Thanh Lường đã rất có lý khi nói rằng Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt những điều Puskin đã làm cho tiếng Nga(8).

Được khích lệ từ nền văn hóa đó và đạo lý đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh trọn cả đời mình. Tác phẩm của Người, được in trong những năm 1960 thành vài tập, tuy đã tập hợp phần lớn các bài viết của Người, nhưng vẫn chưa trọn toàn bộ sáng tác văn học của Bác. Sau khi đã xuất bản được bốn tập đầu, các nhà nghiên cứu Việt Nam lại tìm thấy những tư liệu mới.

Trong số các tư liệu mới tìm thấy thì tôi mê nhất là Lời ca thán của bà Trưng Trắc. Đối với tôi nó cứ như là báu vật văn học, một sợi chỉ bằng vàng được viền bằng ngọc thạch. Tờ Nhân Đạo (Pháp) đã đăng vào ngày 24-6-1922, với lời chú thích: Hoàng đế An Nam sắp làm khách nước Pháp. Để chào mừng Ngài, chúng tôi dành cho Ngài giấc mơ này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thần dân trung thành của Ngài.

Câu chuyện kể bằng thơ, giọng gay gắt, đầy mỉa mai và ám chỉ lịch sử và đạo đức của các vị vua chúa nước An Nam.

Trong thời gian đi thăm phương Bắc, Người không còn mang tên Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn, nhà yêu nước, cũng không giữ tên Hồ Quang, mà mang tên mới là Hồ Chí Minh. Với đặc tính là con người rất thực tiễn, thông qua những danh thiếp cá nhân tương ứng, Người đã tự giới thiệu mình như là một nhà báo Trung Quốc thường trú tại Việt Nam. Nhưng Người không thể đi được xa. Vừa mới vượt qua được biên giới thì Hồ Chí Minh và người dẫn đường đã bị bắt. Người ta không rõ liệu Quốc dân Đảng đã hay biết gì về sự ra đời của Việt Minh chưa, nhưng chắc đã nắm được sự tồn tại của một phong trào cách mạng từng có những cuộc nổi dậy, đình công và các hoạt động quan trọng khác, thể hiện sức mạnh của phong trào đó. Và nếu như họ xác định được đây đúng là một vị lãnh tụ đang muốn tiếp xúc với các nhà chức trách Trung Quốc, thì quả là một điều tồi tệ, bởi lẽ sự tồn tại của một lực lượng chính trị có tổ chức ở Việt Nam, về khách quan sẽ mâu thuẫn với các kế hoạch do tướng Trương Phát Khuê và người trợ thủ Tiêu Văn đang triển khai, nhằm thiết lập một Quốc dân Đảng của Việt Nam, phụ thuộc vào Quốc dân Đảng của Trung Quốc. Dĩ nhiên là Chính phủ Tưởng Giới Thạch không thể đồng ý để cho lập ra một Diên An khác tại Đông Dương. Điều chắc chắn là Hồ Chí Minh đã bị bắt ngày 29-8-1942 tại Quảng Tây.

Người ta đã bắt Người như là bắt một tù nhân chính trị và đã chuyển Người từ nhà tù này sang nhà tù khác, cho đến khi Người được trả tự do vào ngày 10-9-1943. Trọn một năm và 12 ngày bị giam cầm tại 30 nhà tù thuộc các quận huyện của Trung Quốc. Những địa điểm tàn bạo, nơi đầy rẫy sự cơ cực, bẩn thỉu, thối nát, bệnh tật, nơi pha tạp khủng khiếp giữa bọn người chuyên cờ bạc, nghiện ngập thuốc phiện, với chấy rận ghẻ lở, giang mai. Và để hành hạ nhiều hơn các đồng chí Việt Nam của Người, chúng còn cho người chạy rao tin đồn là Người đã chết trong tù. Đây là lần thứ hai người ta báo tin Người đã chết trong tù.

Như nhà thơ Phêlic Pita Rôđơrighết (Felix Pita Rodiguez) của chúng tôi đã nói, tình cảnh khủng khiếp của nhà tù làm tan nát bao cõi lòng, đã không thể làm giảm lòng tin của Người vào sự cao thượng hiểm có của con người …

Cái thứ đang ở đấy, bên cạnh Người, trong sự nhăn nhó, buồn tủi và u sầu của buồng giam, cũng là con người. Phần đáng tiếc còn 1ại và khối u của con người, đống cứt sắt đáng buồn mà chiếc cối nghiền của xã hột có thể thu bớt lại một phần, thứ xã hội mà hàng thế kỷ tồn tại và thống trị cũng không thể xóa đi, cũng chẳng che được chiếc mặt nạ của nó trong điều kiện thực sự vô nhân đạo, xa lạ với bản chất thực sự của con người.

Và điều đó Hồ Chí Minh có thể nhìn thấy được và có thể cân đo được, bởi vì chính Người, với đôi mắt quan sát của mình, là người luôn luôn đi đầu trong số họ: nhà cách mạng Hồ Chí Minh(10).

Từ 377 ngày bị giam cầm, Hồ Chí Minh đã viết nên điều được Người gọi là Nhật ký trong tù. Đây thực sự là một cuốn nhật ký trong đó nhà thơ đã ghi lại toàn bộ những điều Người quan sát được và với tất cả những sự chịu đựng thầm kín nhất. Được viết bằng một thứ chữ Hán cổ của các nhà Nho, những vần thơ, bài thơ và tứ thơ xuất hiện theo đúng mẹo, luật thơ của đời nhà Đường, triều đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc, trong đó có Đỗ Phủ, nhà thơ được Hồ Chí Minh vô cùng ngưỡng mộ. Về tác phẩm độc nhất này của một tù nhân chính trị, Phêlic Pita Rôđrighết đã trích ra câu nói đẹp của Oan Oaimen (Walt Whitman): Ai giở cuốn sách này sẽ chạm vào một con người. Tiếp theo đấy là những vần thơ đã được Phêlic Pita dịch một cách tuyệt vời ra tiếng Tây Ban Nha. Hai câu thơ đầu của cuốn Nhật ký nói rằng:

Thân thể ở trong lao.

Tinh thần ở ngoài lao,

Có thể kể một số bài thơ tiêu biểu trong Nhật ký trong tù của Người.

Nửa đêm

Ngủ thì ai cũng như lương thiện.

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Bốn tháng rồi

Một ngày tù nghìn thu ở ngoài, 

Lời nói người xưa đâu có sai;

Sống khác loài người vừa bốn tháng.

Tiều tụy còn hơn mười năm trời.

Bởi vì

Bốn tháng cơm không no. 

Bốn tháng đêm thiếu ngủ;

Bốn tháng áo không thay.

Bốn tháng không giặt giũ

Cho nên

Răng rụng mất một chiếc

Tóc bạc thêm mấy phần

Gầy đen như quỷ đói,

Ghẻ lở mọc đầy thân:

May mà

Kiên trì và nhẫn nại,

Không chịu lùi một phân

Vật chất tuy đau khổ,

Không nao núng tinh thần.

Toàn bộ cuốn Nhật ký đã toát lên sự nhạy cảm, cái đẹp, sự mỉa mai và châm biếm; nó bộc lộ phẩm giá của những con người không chịu lùi bước trước những nguyên tắc của mình; nó nói lên niềm lạc quan của những người mang trong mình những sự nghiệp lớn. Có thể tốt hơn là nhắc lại lời mà một người bạn Cuba từng thốt lên sau khi đọc xong cuốn Nhật ký: Đây là sự cụ thể hóa bằng thơ về sự nhẫn nại kiếu Châu Á” của con người vĩ đại nhất trong tất cá những người Việt Nam. Đúng như thế, bởi lẽ “sự kiên trì kiểu châu Á” như chúng tôi ở phương Tây từng hiểu, đã thấm nhuần một triết lý sống, được hình thành sau hàng nghìn năm. Và một con người thấm đẫm như vậy với nền văn hóa đó và các đặc trưng tiên tri của Hồ Chí Minh, chỉ có thể hướng đến sự vĩ đại đó ngay cả trong những nhà giam tối tăm và tàn bạo nhất.

Sau khi ra khỏi tù và trải qua một vài cuộc phiêu lưu và bất phiêu lưu chống lại người của Tưởng Giới Thạch, Người trở về nước. Và từ đây, Người lại nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cho đến lúc mất, Người luôn luôn tôn thờ những giá trị đạo đức mà Người cần tuân theo.

Năm 1947, Người viết thư cho giới thanh niên nói rằng để có một phong trào thanh niên mạnh thì cần phải thực hiện thắng lợi ba điểm sau:

Thanh niên phải là những người hi sinh trước thiên hạ và sướng sau thiên hạ; hãy làm tốt những điều cần làm, bất chấp mọi khó khăn; và sẵn sàng thực hiện nhiệt tình và có kết quả những công việc thuộc lợi ích quốc gia và công cộng, không màng danh lợi, lấy việc chí công vô tư làm một nguyên tắc hành xử trong quan hệ công tác cũng như trong quan hệ cá nhân. Phải là một tấm gương cần cù, tiết kiệm và thành thật, không bồng bột, tự mãn. Nói ít, làm nhiều, hữu nghị và đoàn kết với mọi nguời(11)…

Trong một cuộc gặp gỡ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba, vào nửa đầu của thập niên 1960, Hồ Chí Minh đã đề cập tới những đức tính mà những người thanh niên cần có. Sau đó, Người nói đến tầm quan trọng của gia đình và vai trò của tất cả cái đó trong tế bào chính của xã hội. Người nói về Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam, như là cách thức mới để cải thiện chất lượng của cơ quan quan trọng này và vai trò của thanh niên trong chính sách mới của Chính phủ. Lúc đó, Người nhấn mạnh rằng đạo luật đã đạt được mục tiêu, mặc dù vẫn còn một số trường hợp thanh niên và người già còn trốn “dưới gầm bàn”.

Người là một vị lãnh tụ hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nhân dân mình. Mười hai lời răn nổi tiếng của Người, công bố ngày 5-4-1948, đã được Giăng Lacutuya (Jean Lacouture) đánh giá như là một cuốn Cẩm nang về luân lý của Việt Nam. Trong thời kỳ đó của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các lực lượng quân, dân, chính đều cần phải nhớ và luôn luôn thực hiện sáu điều cấm và sáu điều có thể làm. Sáu điều cấm kỵ là:

Không làm gì có hại đến đất đai và mùa màng của dân; cũng như nhà cửa và đồ đạc của họ. Không đòi hoặc vay mượn những thứ người dân không muốn bán hoặc cho vay. Không được mang gà vịt đến nhà dân tộc thiểu số. Điều này là do phong tục cấm kỵ vì sợ hồn kẻ ác có thể nhập vào con vật. Không được nuốt lời hứa. Không được làm điều xâm phạm đến tập quán và tín ngưỡng của nhân dân (không nằm ngủ trước bàn thờ tổ tiên, không được gác chân lên lò sưởi, không được chơi đàn trong nhà, v.v.). Điều này là do tín ngưỡng của dân, sợ chơi đàn trong nhà có thể sẽ xua đuổi những thần linh đang phù hộ cho gia đình. Không làm hoặc nói bất kỳ điều gì làm cho dân chúng nghĩ rằng chúng ta coi thường họ.

Sáu điều có thể làm hoặc khuyên nên làm: Tích cực giúp đỡ dân chúng trong công việc hàng ngày (thu hoạch mùa màng, hái củi, gánh nước, giặt áo quần, v.v.). Trong những lúc rảnh rỗi, kể những câu chuyện vui, giản dị và có ích cho cuộc kháng chiến, nhưng tránh tiết lộ bí mật quốc phòng. Dạy chữ và cách giữ vệ sinh hàng ngày. Học các tập quán trong vùng, để có thể hiểu rõ và tranh thủ được cảm tình của nhân dân, cũng như để dần dần xoá bỏ khỏi đầu óc họ những sự mê tín dị đoan. Chỉ cho dân thấy mình đúng đắn chăm chỉ và kỷ luật. Và kết thúc với một vần thơ khích lệ:

Trong mười hai điểm này,

Có điểm gì là khó?

Yêu nước chúng ta có

Và điều đó không quên.

Làm thành một thói quen,

Cho anh, cho tất cả

Dân, quân đều gan dạ.

Chẳng có gì không thể,

Rễ bền cây mới khỏe,

Dân là gốc thành công(12).

Trong năm cuối đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm đến đạo đức của những người lãnh đạo quốc gia, đặc biệt là lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Trong bài viết dưới nhan đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ngày 3-2-1969, Người khen ngợi những cán bộ và đảng viên dũng cảm và gương mẫu, đã thực hiện những công tác vẻ vang vì sự tiến bộ của đất nước. Nhưng Người nói rằng bên cạnh những nhân tố tích cực ấy, vẫn còn những cán bộ và đảng viên của Đảng mà đạo đức của họ chẳng còn gì để ước muốn cả.

Bị chủ nghĩa cá nhân thống trị, trong mọi sự việc họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Phương châm của họ không còn là “mình vì mọi người” mà là “mọi người vì mình”. Là những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, họ sợ gian khổ, khó khăn, rơi vào những tham vọng, trụy lạc lãng phí và phô trương. Họ chạy theo danh lợi, tiền bạc và quyền lực, sự bợ đỡ. Sự kiêu ngạo làm cho họ không chịu lắng nghe tập thể, coi khinh quần chúng và biểu hiện gia trưởng và chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế đắm mình trong chủ nghĩa quanliêu và mệnh lệnh. Mất ý chí nỗ lực công tác và học tập và không chịu làm gì để tự cải tạo mình.

Trong sự phê phán này đối với chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đụng đến một vấn đề lý luận cốt lõi, bởi vì chủ nghĩa cá nhân, trong Đảng và Chính phủ, đã vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đối với những tư liệu sản xuất cơ bản. Các nhà quản lý cho dù có cao siêu đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm quyền và lợi ích của người làm chủ, đi đến những quyết định mà không có sự tham gia của quần chúng hoặc chiếm đoạt của cải vật chất của nhân dân. Vì vậy, ở đây Người đã kêu gọi Hãy đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng và của nhân dân lên trên hết và trước hết… Hãy kiên quyết chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng tổ chức, ý thức kỷ luật. Chúng ta cần bám sát thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, tôn trọng và làm cho quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động sớm thành hiện thực(13).

Phân tích công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ là một nhà văn hóa, một người cầm quyền, nói chung là một con người, ta không thể không reo lên đầy thán phục: Ôi! Người thật là một nhà văn hóa! Một vị lãnh đạo xuất sắc làm sao! Ở đây tôi thích nhắc lại một số tư tưởng của Khổng Tử, một con người vĩ đại khác của Đông Á, có thể áp dụng vào người cách mạng vĩ đại của thời đại chúng ta:

Về ngữ nguyên học, người cầm quyền sửa sai và chính anh ta là người đúng. Nếu anh tất cả đều đúng trong việc cầm quyền, ai lại dám không theo anh ta?

Người Vĩ đại phát huy những đức tính của người khác, không chịu theo những tật xấu của họ.

Người Vĩ đại có tầm nhìn xuyên thế giới, không thiên vị. Người Bé nhỏ, thiên vị, thì tầm nhìn không thể xuyên thế giới.

Người Vĩ đại không phải là một rôbốt.

Những đặc tính của Người Vĩ đại: Khiêm nhường, tôn trọng người trên, tốt với gia đình và những người khác, lệ thuộc và có ý thức công bằng với những người dưới quyền(14).

Người có một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc thừa nhận các nghệ sĩ nước ngoài. Công việc nhà nước bận rộn vẫn không ngăn được Người tiếp các đoàn văn hóa. Giữa những năm 1964 và 1966, tôi có vinh dự được tháp tùng đoàn nữ nghệ sĩ pianô Cuba Xênaiđa Măngphugát (Zenaida Manfugas), Đoàn vũ Balê quốc gia Cuba và Đoàn do ca sĩ Ramôn Vêlốt (Ramón Veloz) dẫn đầu. Các cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là đáng nhớ. Trong các cuộc gặp gỡ này, Người thừa nhận tuy không xem các buổi biểu diễn đó, nhưng luôn được thông báo về kết quả đạt được. Người khen ngợi trình độ nghệ thuật của những người Cuba, đã có một truyền thống âm nhạc tuyệt vời. Người nhắc đến tầm quan trọng phải trao đổi kinh nghiệm; cùng giảng dạy và học tập nghệ thuật lẫn nhau. Bằng cách đó có thể phát triển nền văn hóa dân tộc, tiếp thu những điều cần tranh thủ của nước khác, một điều mà nhân dân Việt Nam từng làm trong lịch sử lâu dài của mình.

Cho đến những ngày tháng cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người ta nhận thấy sự tiếp nối nhất quán với tất cả những tư tưởng chính yếu mà vì nó Người đã đấu tranh suốt cuộc đời mình: Tự do, độc lập, thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội, sự đoàn kết của Đảng, của phong trào cộng sản thế giới, đạo lý và những đức tính của chính phủ và của thanh niên như là người tiếp tục sự nghiệp, tình yêu thương nhân dân, không được quên trẻ em.

Lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do những người Thiên chúa giáo Việt Nam tại Pháp thực hiện đã gây xúc động sâu sắc. Họ tổ chức một lễ cầu siêu cho hương hồn của một con người vĩ đại đã mất – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối buổi lễ cầu siêu, trước sự có mặt của các vị đại diện cách mạng của Chính phủ Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, vị tu sĩ người Việt Nam, được gọi là Cha Thi đã tụng kinh tưởng niệm người đã khuất. Ông khẳng định cuộc đời của Hồ Chí Minh đã được dành cho những người nghèo và phục vụ cho những đồng bào của mình theo tinh thần từ thiện của Thiên chúa giáo. Lời cầu kinh xúc động ca ngợi Hồ Chí Minh của Cha Thi đã kết thúc bằng những lời của Chúa: Lời răn của tôi là hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương các con. Tình yêu thương cao cả nhất mà mỗi người có thể có được là hiến dâng đời mình cho bạn bè. (Giáo hoàng XV: 12-13) (15).

Trong Hồ Chí Minh, phép ẩn dụ có nghĩa tả các đồng chí của Người cùng là đồng bào của Người và toàn nhân loại. Điều đó chính Người đã báo trước về mình như một nhà yêu nước và nhà quốc tế chủ nghĩa. Cuộc đời Người và sự nghiệp của Người, thịt xương Người và tâm hồn của Người đã được hoà quyện vào sông núi của nền văn hóa và đạo lý của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Điều này đã được sự thừa nhận của các nhà Mácxít-Lênin các nhà Thiên chúa giáo và tất cả những người thuộc mọi tư tưởng, tôn giáo mong muốn một thế giới tốt đẹp hơn.  UNESCO đã tuyên bố Người là Danh nhân Văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là một chính khách thế giới!

1. Phạm Văn Đồng: Văn hóa Đổi mới, Nxb.Thê giới, H.2002, tr.15-19.

2. René Alvarez Rio: Việt Nam: Địa lý, Tiền sử, Xã hội, Nxb.Đài Rebelde La Habana, 1091, tr.215-241.

3. Xem Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).

4. Xem Antropologie của Văn học Việt Nam, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.35.

6. Tuyển tập Văn học Việt Nam, t1.1, tr.143-148.

7, 8. Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nghiên cứu Việt Nam, số 4, 1965, tr.3; 3, 79 (tiếng Pháp).

9. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb. Thế giới, H.2005, tr.11.

10. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb.Thế giới, H.2005, tr.13-14.

11. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.113-117 (Tiếng Pháp).

12. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.129 -131 (Tiếng Pháp).

13. Hồ Chí Minh:Những bài viết chính trị, Viện sách Cuba, La Habana 1973, tr. 319 -321.

14. Những lời của Khổng Tử, tr.27, 41, 77-79.

15. Jean Lacouture, tr.259.

GS. Mauro García Triana

Nguyên Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Việt Nam

Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

Thanh Huyền (st)

‘Tục Ngữ Phong Dao’: Di Sản Văn Hóa Dân Gian Của Dân Tộc Việt

Bộ sách “Tục ngữ phong dao” dù ra đời đã lâu, đến nay vẫn được phổ biến rộng rãi, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu và viết về tục ngữ ca dao Việt Nam.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội năm 1988: Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân; phong dao là những bài ca dao cổ.

Những câu tục ngữ như “Tối như đêm ba mươi”, “Tiễn ông Táo lên chầu trời”, “No ba ngày tết, đói ba tháng hè”… đều đi sâu vào đời sống nhân dân, được truyền từ đời này sang đời khác. Cũng có nhiều câu nói dần bị mai một, rồi biến mất, đó là điều rất đáng tiếc.

Ý thức được việc gìn giữ di sản quý giá của dân gian, nhiều cuốn sách về tục ngữ phong dao đã được biên soạn, như An Nam phong thổ thoại của cụ Thiên Bản cư sĩ Trần Tất Văn; Thanh Hóa quan phong sử của cụ Vương Duy Trinh; Đại Nam quốc túy của cụ Sự Sự Trai Ngô Giáp Đậu; Tục ngữ An Nam của cụ Triệu Hoàng Hòa; Nam ngạn trích cẩm của Phạm Quang Sán; Gương phong tục của Đoàn Duy Bình; …

Tuy nhiên, những sách này được biên soạn hoặc không theo trật tự nào, hoặc đối nhau thì hai câu một, hoặc chia ra từng mục như trời đất, năm tháng, tiền của, văn học; hay từng thiên như Sơn Tây, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thừa Thiên; từng chương như Tống Sơn, Nga Sơn, Hoằng Mỹ, Hậu Lộc;… Trong thực trạng đó, Nguyễn Văn Ngọc vẫn ấp ủ và khao khát tập hợp di sản tục ngữ phong dao của Việt Nam thành một cuốn sách có hệ thống, có tác dụng lưu giữ cho tương lai.

Sách Tục ngữ phong dao được in lần đầu tiên tại Vĩnh Hưng Long thư quán, năm 1928. Cuốn sách tập hợp các sáng tác ca dao, tục ngữ, câu đố, câu đối…., được phân chia theo thể loại rõ ràng, mạch lạc. Trong mỗi thể loại, các bài lại được sắp xếp theo vần, trong mỗi vần lại được chia theo số chữ, vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ, giúp độc giả dễ theo dõi.

Đầu năm 2019, cuốn sách được tái bản lại, với diện mạo mới, đồng thời bổ sung thêm những chú thích, dị bản, giúp độc giả có cái nhìn đa dạng hơn về một nền văn hóa dân gian đồ sộ của dân tộc.

Trong bản in mới, Tục ngữ phong dao được chia thành 2 tập. Tập 1 thuộc về thể phương ngôn, tục ngữ từ ba chữ đến hai mươi chữ; tập 2 thuộc về thể phong dao, từ bốn câu trở lên.

Tục ngữ phong dao có khoảng gần 6.500 câu và 850 bài, với gần 700 trang sách dày dặn, được xem là một kho vàng chung của nhân loại. Theo nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền, cuốn sách là “tập hợp đầu tiên những giá trị tinh thần do các thế hệ người lao động Việt Nam sáng tạo và truyền khẩu qua hàng nghìn năm, được sưu tầm, biên soạn nghiêm túc ấn thành văn bản”.

Việc tập hợp, biên soạn, hệ thống tục ngữ ca dao của Nguyễn Văn Ngọc, theo ông, “cốt ở một điều là cứ theo như cái phong trào có mới nới cũ ngày nay, ai là người đã lưu tâm đến quốc văn quốc túy mà không lo sợ rằng những câu lý thú tối cổ của ông cha để lại, mà tức là cái kho vàng chung cho cả nhân loại nếu không chịu mau mau thu nạp, giữ gìn lấy, thì rồi tất mỗi ngày một sai suyễn, lưu lạc đi thực rất là đáng tiếc. Cho nên chúng tôi quả không dám kén chọn lựa lọc, san Thi gì”.

Bởi kho tàng tục ngữ ca dao của dân tộc quá đồ sộ, đồng thời cũng có mong muốn tập hợp được càng nhiều càng tốt, nên ở cuốn sách, Nguyễn Văn Ngọc chú trọng và việc thu thập thật nhiều câu, có khi không phân biệt rõ ràng thế nào là thành ngữ, tục ngữ, lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao.

Tác giả cho rằng, “đối với công việc sưu tập bây giờ, thiết tưởng ta còn phải quý hồ đa trước rồi nhiên hậu mới có nơi khảo cứu mà quý hồ tinh được.”

Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục trong bài viết Triết học bình dân trong tục ngữ phong dao đã viết tục ngữ phong dao “phản chiếu một cách trực tiếp và trung thành những cảm nghĩ của nhân dân sinh sống hàng ngày trong nhân quần xã hội và tiếp xúc với cảnh vật trong hoàn cảnh thiên nhiên. Như vậy thì tục ngữ phong dao chứa đựng những kinh nghiệm thực tế, những lẽ phải phổ thông của dân tộc. Chúng còn có ý nghĩa hơn là ngôn ngữ nói chung, vì đó là những cảm nghĩ đã trải qua kinh nghiệm và suy luận của đại chúng. Nếu phân tích ngôn ngữ có thể tìm ra một triết lý bình dân Việt Nam, thì nghiên cứu tục ngữ phong dao càng làm cho ta thấy cái triết lý ở một trình độ cao hơn và phong phú hơn nhiều.”

Cũng bởi thế, việc sưu tầm, biên soạn và lưu giữ di sản tục ngữ phong dao của dân tộc là việc là có ý nghĩa quan trọng, “để vun trồng cho các học văn Việt Nam của tổ tiên xưa được chắc rễ, bền cây”, đồng thời góp phần phát triển ngôn ngữ Việt hiện đại đa dạng, phong phú.

Bộ sách Tục ngữ phong dao dù ra đời đã lâu, đến nay vẫn được phổ biến rộng rãi, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu và viết về tục ngữ ca dao Việt Nam.

Nguyễn Văn Ngọc (1/3/1890 – 26/ 4 /1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Văn Ngọc có lòng say mê đặc biệt với văn hóa, văn học phương Đông, nhất là văn hóa, văn học dân tộc. Ông cho ra đời nhiều cuốn sách bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Ông tham gia biên soạn các sách giáo khoa như Phổ thông độc bản, Phổ thông độc bản lớp đồng ấu, Luân lý giáo khoa thư, Giáo khoa văn học An Nam, Đông Tây ngụ ngôn. Về khảo cứu, Nguyễn Văn Ngọc có Cổ học tinh hoa, Nam thi hợp tuyển, Đào nương ca, Truyện cổ nước Nam, Ngụ ngôn, Tục ngữ phong dao…

Những Câu Danh Ngôn Của Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 05/04/2016, 11:19

Thực hiện chiến lược đa dạng hoỏ sản phẩm, phỏt triển sản phảm mới, trong những năm gần đõy, bờn cạnh việc xuất bản sỏch giỏo khoa và cỏc loại xuất bản phẩm, sản xuất và cung ứng cỏc thiết bị dạy học phục vụ sự nghiệp giỏo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giỏo dục Việt Nam cũn rất chỳ trọng tổ chức biờn soạn, xuất bản cỏc bộ sỏch tham khảo lớn cú giỏ trị khoa học và thực tiễn cao, mang ý nghĩa chớnh trị, văn hoỏ, giỏo dục sõu sắc, được trỡnh bày và in ấn đẹp. Đõy là mảng sỏch cú tỏc dụng tớch cực trong việc nõng cao dõn trớ, phỏt triển văn hoỏ, xõy dựng nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức, lối sống; gúp phần phỏt triển toàn diện nhõn cỏch con người Việt Nam; gúp phần đào tạo nhõn lực, bồi dưỡng nhõn tài cho đất nước. Nội dung khoa học của mảng sỏch này mang tớnh cơ bản, hiện đại, cập nhật và phự hợp với thực tiễn của Việt Nam. Hỡnh thức thể hiện sỏng tạo, tiếp cận được phương phỏp tiờn tiến, hiện đại , phản ỏnh được tớnh đặc thự của chuyờn ngành, thuận lợi cho việc tra cứu và đỏp ứng được nhu cầu đọc của nhiều độc giả từ cỏc gúc độ và trỡnh độ chuyờn mụn Bài giới thiệu sách CUỐN SÁCH: “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH” Kính thưa thầy giáo, cô giáo em học sinh! Thực chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phảm mới, năm gần đây, bên cạnh việc xuất sách giáo khoa loại xuất phẩm, sản xuất cung ứng thiết bị dạy – học phục vụ nghiệp giáo dục đào tạo, Nhà xuất Giáo dục Việt Nam trọng tổ chức biên soạn, xuất sách tham khảo lớn có giá trị khoa học thực tiễn cao, mang ý nghĩa trị, văn hoá, giáo dục sâu sắc, trình bày in ấn đẹp Đây mảng sách có tác dụng tích cực việc nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng tảng tư tưởng, tảng đạo đức, lối sống; góp phần phát triển toàn diện nhân cách người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nội dung khoa học mảng sách mang tính bản, đại, cập nhật phù hợp với thực tiễn Việt Nam Hình thức thể sáng tạo, tiếp cận phương pháp tiên tiến, đại , phản ánh tính đặc thù chuyên ngành, thuận lợi cho việc tra cứu đáp ứng nhu cầu đọc nhiều độc giả từ góc độ trình độ chuyên môn khác Danh ngôn câu nói có tính triết lí, thường ngắn gọn, nhiều người thừa nhận lưu truyền rộng rãi xã hội Khác với tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn sản phẩm trí tuệ bậc vĩ nhân, nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn, có tác giả cụ thể Ví dụ như: “Không có quí Độc lập Tự do” (Hồ Chí Minh), “Mọi lí thuyết có màu xám đời mãi xanh tươi” (W.Gớt)… Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, xin giới thiệu tới thày co em sách: ” Danh ngôn Hồ Chí Minh” tác giả Thế Kỷ biên soạn, sách với dung lượng 531 trang, khổ sách 16 x 24 cm Nhà xuất Giáo dục Việt Nam ấn hàh năm 2013 Với gần 2000 câu sách, người đọc nắm nội dung cốt lõi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, hiểu cách khái quát đời hoạt động cách mạng Người chặng đường thăng trầm , vẻ vang Đảng ta, nhà nước ta, đất nước ta lịch sử hai chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Pháp chống Mĩ giành độc lập nhân dân ta, Điều thú vị là, hiểu biết sách viết công phu nhà sử học hay thuyết trình báo cáo viên chuyên nghiệp mà nhận trực tiếp, nguyên gốc từ câu nói chân thành, giản dị, dễ hiểu, sâu sắc thấm thía Hồ Chí Minh, mạch nguồn tư tưởng chiết từ óc thông thái, trí tuệ minh mẫn trái tim nhiệt tình yêu thương người Hy vọng Danh ngôn Hồ Chí Minh sách gối đầu giường người, trở thành người bạn thân thiết chúng ta; để gặp khó khăn công việc hay cuốc đời, lần giở trang, đọc câu sách, tìm thấy lời khuyên chí tình thên thiết lãnh tụ thiên tài mà gần gũi, nhà hiền triết, người cha, người anh để suy ngẫm mà vượt qua Xin trân trọng giới thiệu bạn đọc! Văn An, ngày tháng năm 2016 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Người giới thiệu … Hồ Chí Minh” tác giả Thế Kỷ biên soạn, sách với dung lượng 5 31 trang, khổ sách 16 x 24 cm Nhà xuất Giáo dục Việt Nam ấn hàh năm 2 013 Với gần 2000 câu sách, người đọc nắm nội dung cốt lõi tư tưởng… cha, người anh để suy ngẫm mà vượt qua Xin trân trọng giới thiệu bạn đọc! Văn An, ngày tháng năm 2 016 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Người giới thiệu

Danh Ngôn Về Hồ Chí Minh

1. Đọc đánh giá khách sạn và chọn ưu đãi tốt nhất cho đợt lưu trú của bạn.

3. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/9/2019 – Các viên chức cấp cao thuộc Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng các đại diện nước chủ nhà đã tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 6/9.

7. Cuốn sách: ” Danh ngôn Hồ Chí Minh” của tác giả Thế Kỷ biên soạn, sách với dung lượng 531 trang, khổ sách 16 x 24 cm được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn ….

8. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi”.

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.

10. Song nếu Hoa sơn luận kiếm thì chủ tịch Hồ Chí Minh của nước VNDCCH chiếm thượng phong, thân thế bí ẩn, tài mạo khác thường.

12. HCM có buổi nói chuyện với trưởng cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS, Archimedes Patti, vào trung tuần tháng 8, 1945, trước khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

13. 28/04/2017 · Là một phim tiểu sử, bộ phim tập trung kể lại cuộc đời của Hồ Chủ tịch, từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, đến những ngày bôn ba ở nước ngoài.

16. 2010, UNESCO đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO về việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

18. Những câu danh ngôn hay rất cô đọng, súc tích, tuy rất ngắn gọn nhưng lại thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm của những nhà thông thái nổi tiếng trên thế giới được lưu truyền qua nhiều thế hệ, chứa đựng đầy tính triết lý và giá trị văn hóa của nhân loại,….

19. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

20. (Hồ Chí Minh) Danh ngôn thế giới Trong thành lũy của tâm hồn những câu danh ngôn luôn là anh lính phòng thủ cho khôn ngoan và lẽ phải.

22. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh – Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập 1.

23. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.

27. Danh sách tên của những người đàn bà đi qua “cuộc đời” Hồ Chí Minh, chắc chắn là không đầy đủ và số đàn bà có tên nêu trên, có người đã sinh con cho Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều bị Hồ chối bỏ, không thừa nhận.

28. Những câu danh ngôn ngắn gọn mà ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của mỗi người.

31. Khi Việt Nam đã thành hình, thì Hồ Chí Minh không có căn bản pháp lý để một lần nữa khai sinh cho đất nước và tuyên bố giành độc lập.

37. Cuốn sách gồm những câu chuyện kể về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

43. Vấn đề phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin v.

Bạn đang xem bài viết Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!