Cập nhật thông tin chi tiết về Con Chị Út Tịch Bây Giờ Ra Sao? mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TP – Đã có mấy thế hệ học sinh từng đọc và nhớ nằm lòng tác phẩm nổi tiếng “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi. Ba mươi lăm năm sau ngày đất nước thống nhất, có không ít người tự hỏi rằng: Những người con của anh hùng Út Tịch bây giờ ra sao?
Một ngày cuối năm 2009, tôi tìm về xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) để tìm gặp mấy người con của nữ anh hùng Út Tịch.
Suốt con đường dài trên 60 km từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) xuôi về Cầu Kè, tự dưng tôi lại nhớ cái anh Hiển ngọng–nhân vật đặc biệt ấn tượng trong “Người mẹ cầm súng”. “Thằng Hiển, hai tuổi rưỡi, ôm súng của mẹ, ngọng líu hát:
Anh eng ta như ạn con ùi…
Nhà Lâm Thanh Hiển ở đối diện cổng nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè và đây cũng là nơi hai vợ chồng Nguyễn Thị Út- Lâm Văn Tịch an nghỉ vĩnh hằng.
…Ngồi trước mặt tôi là “thằng Hiển ngọng” bằng da, bằng thịt giờ đã là một trung niên ngấp nghé tuổi 50. Màu da ngăm đen sạm nắng, rất ấn tượng, lại thêm khuôn mặt hơi lạnh lầm lì ít nói, khác hẳn với “thằng Hiển ngọng” líu ngày xưa từng khiến người đọc cười rũ rượi.
Tôi phục anh Hiển sát đất vì thuộc làu làu đoạn nói về cha mẹ cưới nhau trong tác phẩm Người mẹ cầm súng: “Một buổi sáng, Út có dè đâu, chú Chín dắt một anh bộ đội mặt mũi hiền khô đến nhà nói với má:
– Con Út nó đã lớn. Tôi lựa được thằng nầy tướng tá coi cũng được, chị gả cho nó đi. Út chạy một hơi ra bờ sông, ngồi. Anh bộ đội đó tên là Tịch, người Khơ-me. Sau đó cả tiểu đội anh Tịch đến đóng nhà Út, Út rủ bạn gái tới nhảy cò, nhảy u, đánh banh, vật lộn cho anh Tịch chê, vì đàn bà con gái mà chơi những trò đó thì quá lắm! Nhưng anh Tịch vẫn không chê”.
Năm 1961, người con thứ năm là Lâm Thanh Hiển ra đời.
Chị Út Tịch. Ảnh: T.L
Kể cũng lạ, một phụ nữ gan dạ, như chị Út Tịch vừa đánh giặc vừa đẻ con sòn sòn đúng là xưa nay hiếm. Cô con gái lớn nhất là Lâm Thị Bé (Bé Ba)- nhân vật chính, thay mẹ ẵm bồng, chăm sóc cho một đám em, từng công tác tại Quân y viện 121, giờ là bà chủ khách sạn ở thành phố Vĩnh Long. Cô kế Lâm Thị Mỹ Thanh sống ở TX Trà Vinh kinh doanh buôn bán. Cô Lâm Thị Kim Anh sinh sống ở Hòa Ân –Cầu Kè quê nội. Trước đây, Kim Anh từng công tác ở Hội phụ nữ huyện Cầu Kè.
Em của Hiển có Lâm Thanh Hùng và cô út Lâm Thị Xuân Hồng. Còn có một cô Lâm Thị Đồng Xuân đã mất từ nhỏ. Vợ của Hùng là cô Phạm Thị Rết, cô chủ đưa đò qua sông Rạch Lá nối bến Bà Mi với ấp Ngãi Nhì- Tam Ngãi.
Chính tại bến Bà Mi năm xưa, mẹ chồng cô đã viết nên những kỳ tích lịch sử. Nhìn thấy cô Rết đưa đò, lại nhớ đến hình ảnh những con sóng như con bò chồm lên, Út Tịch bị đắm đò, tay nắm đứa con nhỏ đưa lên cao, tay đẩy xuồng cho hai đứa lớn bám vào. Lên bờ còn chọc lét cho con cười…
Hai vợ chồng Hùng có hơn sào đất trồng bưởi, cam, nuôi cá và chạy thêm xe ôm nên cuộc sống cũng tạm ổn. Căn nhà anh đang ở là nhà tình nghĩa, di ảnh của ba mẹ, mấy chị em ai cũng thờ không riêng gì Hùng.
Nếu như ngày xưa, Bé Ba thay mẹ ẵm bồng các em, rồi còn đi giao liên thì ngày nay, cũng chính Bé Ba là người “đỡ đầu” cho các em và cháu là con của Hiển, Hùng, Kim Anh làm việc tại Vĩnh Long.
Xuân Hồng (đã có gia đình ở tại Cầu Kè), là cô bé út sinh ra được 14 ngày, thì mẹ hy sinh tại Gò Quao- Kiên Giang do bom B.52 Mỹ ném ngày 27-11-1968.
Anh Hiển cùng Hùng với hai con gái
Năm 1970, Hiển và Kim Anh được Quân khu 9 bí mật đưa ra Hà Nội. Trước khi đi hai chị em không hề biết gì cả, mãi đến khi tập trung tại trường học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo, mới gặp nhau.
Ngày 14-5-1974, huyện đội phó Cầu Kè, anh Lâm Văn Tịch hy sinh tại quê nhà- hai con của anh đang ở Hà Nội được Đảng và Nhà nước cho sang Liên Xô để học không hay tin cha mất. Còn các người con khác ở quê nhà, gởi tứ tán các cơ sở nuôi nên cũng không hay biết tin cha hy sinh.
Anh Hùng kể lại: Từ khi sinh ra, má tui “như mèo tha con đi gởi” khắp nơi. Có gần hai chục nơi tôi đã ở, nửa đêm thức dậy có người đưa xuống xuồng đi nơi khác. Trong đầu lúc nào cũng nhớ câu mấy cô chú dặn: “đây là ba, đây là mẹ, đây là bà ngoại, ông nội… nuôi”.
Tui có đến mấy chục ba má, ông bà không thể nào nhớ hết được. Sau ngày giải phóng, tìm được có mấy nhà ba má nuôi, còn lại không tìm ra nổi.
Anh Hiển là nhân vật “kè kè bên má” mà anh ví như “băng đạn quấn quanh thắt lưng má Út”. Anh kể lại : Má tui thường để cho con ngủ say vùi nửa đêm, mới lén xuống vỏ lãi chạy đi đánh giặc.
“Kỷ niệm sâu sắc nhất về má trong đời tôi cũng là kỷ niệm cuối cùng mà không bao giờ tôi quên được: Lần đó, hai má con ngủ chung đến nửa đêm, má lén dậy hun tui một cái rồi nhẹ nhàng lấy đai thắt lưng, cắp súng nhảy xuống vỏ lãi. Tôi tỉnh dậy, chạy băng băng theo bờ kinh đón đầu. Đến cây cầu khỉ, tui nắm hai tay vào thanh cầu, thả người thòng xuống kinh, thế nào má tui thấy cũng dừng lại.
Quả nhiên khi vỏ lãi băng qua, nghe tiếng khóc kêu của con trai, Út Tịch dừng lại, bế con chạy quay trở lại nhà. Hai mẹ con ôm nhau khóc suốt, rồi dỗ dành, năn nỉ con ngủ để mẹ đi đánh giặc, mấy hôm lại về. Ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng, mẹ ra đi vĩnh viễn không bao giờ về nữa…” kể đến đây, đôi mắt của Hiển đỏ hoe.
Tháng 9-1975, Kim Anh và Hiển từ Liên Xô trở về, mấy chị em gom nhau lại vì có người chưa nhớ, chưa biết mặt nhau bao giờ. Bỗng dưng nhớ lại câu nói của Hùng: má tui như mèo tha con gởi khắp nơi… mà thấy đắng lòng.
Cuộc đời của nữ Anh hùng Út Tịch đi đánh giặc triền miên, đàn con tứ tán, tìm hơi ấm trong vòng tay những đồng chí, đồng đội.
Năm 1977, Hiển và Hùng tiếp tục học trường Thiếu sinh quân Quân khu 9. Rời trường Thiếu sinh quân, Hiển làm việc ở Thuế vụ tỉnh Cửu Long cũ, rồi làm cảnh sát giao thông đến khi tách tỉnh anh nghỉ việc.
Căn nhà Hiển đang ở là chỗ tạm, vợ anh Hiển là Nguyễn Thị Mỹ Thu bán nước giải khát và kinh doanh mấy cái phòng trọ kế bên nhà. Anh Hiển bảo: Thu nhập gia đình đủ nuôi mấy đứa con qua ngày.
Đã có dự án Khu tưởng niệm chiến tích oai hùng của nữ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út và Đảng bộ nhân dân Tam Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Tam Ngãi, Cầu Kè.
Công trình dự kiến xây dựng trên diện tích 14.300m2 với 15 hạng mục với tổng kinh phí 12,6 tỷ đồng.
Thế nhưng đến nay, dự án vẫn còn nằm trên giấy.
Và câu chuyện về mấy người con của anh hùng Út Tịch mỗi người, mỗi cảnh cứ chung chiêng như chiếc vỏ lãi trên sông nước thuở nào.
Trân Châu
Những Đứa Con Của Chị Út Tịch…
NTT: “Chị Út Tịch” được nhiều người biết đến qua truyện ký Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh!”. Chị Út và nhà văn Nguyễn Thi đều hy sinh năm 1968 tại chiến trường và đều được phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Truyện của Nguyễn Thi được đạo diễn Nguyễn Khánh Dư dựng thành phim năm 1979 và đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980. Sau chiến tranh, 6 người con của chị Út và anh Tịch vẫn còn sống, nhưng ít người biết đến cuộc sống của họ. Và câu chuyện gặp lại những con cháu Út Tịch được tác giả Nguyễn Viễn Sự kể lại được đăng trên Tuổi Trẻ thật xúc động lòng người…
Những đứa con chị Út Tịch, 45 năm sau…
NGUYỄN VIỄN SỰ TT – 45 năm sau ngày chị Út Tịch – “người mẹ cầm súng” đất Tam Ngãi (Cầu Kè, Trà Vinh) – hi sinh, những đứa trẻ hồn nhiên, biết bảo ban nhau khi mẹ vắng nhà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi năm nào đã lớn lên, trưởng thành.
Chúng tôi tìm về miệt vườn Tam Ngãi, nơi đang có bốn trong sáu người con của vợ chồng chị Út Tịch sinh sống, để tìm hiểu tiếp câu chuyện Mẹ vắng nhà mà Nguyễn Thi đã thôi kể từ năm 1968 – năm chị Út hi sinh và cũng là năm nhà văn qua đời.
Trong căn nhà đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, nơi chị Út và anh Tịch (Lâm Văn Tịch, chồng chị Út) đang an nghỉ, một người đàn ông ngũ tuần, dáng người khắc khổ trò chuyện với chúng tôi.
Đó là Hiển “ngọng” – Lâm Thanh Hiển, cậu bé lủn củn với cái miệng “ngọng líu ngọng lô” trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
“Sao ba không đón chị em mình?”
Đó là câu nói mà anh Hiển và người chị thứ sáu Kim Anh vẫn nhắc lại trong ngày giỗ, trong những dịp chị em sum họp. Câu nói ấy hai chị em từng thốt lên trong những ngày mòn mỏi chờ ba cuối năm 1975 ở Sài Gòn, khi vừa được đưa về từ miền Bắc.
Mấy tháng ròng, hai chị em cứ nhìn hết gia đình này đến gia đình khác đến đón những học sinh miền Nam trở về sum họp nhưng vẫn không thấy ba đến đón. Hai chị em đâu hay ba đã hi sinh từ năm 1974.
Lát cắt đẫm nước mắt ấy chỉ là một đoạn ngắn trong hành trình 45 năm vắng mẹ của những đứa con chị Út Tịch. Từ cuối năm 1965, vì yêu cầu công tác, mẹ Út dẫn các con về Gò Quao (Kiên Giang) dựng chòi sinh sống, còn ba Tịch cùng người chị thứ tư là Lâm Thị Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi.
Để rồi như một định mệnh, chị Út Tịch hi sinh ngay tại căn chòi ở Gò Quao trong lần sum vầy hiếm hoi, sau nhiều năm đàn con chia đôi ngả theo má, theo ba đi đánh giặc.
Đợt đó là tháng 11-1968, chị Út nghỉ công tác để sinh bé út (Lâm Thị Xuân Hồng), anh Tịch cắt phép qua thăm, cả nhà sum vầy chỉ còn thiếu mỗi Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi. Nhưng buổi sáng đó, khi bé Ba đang luộc hành cho má ăn dưỡng sinh, anh Tịch đang hâm lại cá kho cho bữa sáng của đàn con thì loạt bom B52 cắt ngay giữa chòi.
Chị Út chết ngay trong loạt bom đầu tiên đó, với một miểng bom làm bay mất chóp trán và cắt nát phần ngực trái. Vừa dứt loạt bom đầu, anh Tịch gom đàn con tính đưa xuống hầm bí mật thì một loạt bom nữa lại cắt xuống.
Lần này, người con gái thứ năm Lâm Thị Mỹ Tho gục ngay bên thi thể mẹ. Hiển lồm cồm bò dậy cũng bị một miểng bom cắt ngang bụng, lòi cả ruột ra ngoài.
Riêng bé út, mới sinh được 14 ngày, dù bị hơi bom quăng xa hơn chục mét, vùi trong đống cây lá nhưng nhờ có “mụ đỡ”, khóc ré lên và được ba đến moi lên, thoát chết.
Trận B52 oan nghiệt không chỉ bắt “người mẹ cầm súng” phải vắng nhà vĩnh viễn, mà từ đó những đứa trẻ con người mẹ ấy phải chia lìa mỗi người một phương. Hiển “ngọng” được ba đưa về Thứ 11 (nay thuộc huyện An Minh, Kiên Giang), rồi sau đó vô căn cứ R20 (Kiên Giang) năm 1970.
Năm 1971, Hiển lại về An Giang rồi được đưa qua Campuchia, theo đường Trường Sơn đi bộ ra đến miền Bắc vào cuối năm 1972.
Lúc này, người chị thứ sáu Kim Anh cũng được ra Hà Nội, nhưng hai chị em mỗi người đi theo một tuyến nên ra đến nơi mới mừng tủi gặp lại nhau kể từ sau ngày mẹ mất.
Chín người con còn lại sáu. Những người con còn lại của chị Út Tịch đứa ngược về Cần Thơ, đứa xuống Bạc Liêu, Cà Mau… cơm nhờ, bú thép trong những cơ sở cách mạng mà mấy chị em vẫn gọi là ông bà nội, ngoại. Tứ tán và bặt tin nhau cho tới ngày thống nhất.
Tiếp nối 45 năm mẹ vắng nhà
Làng quê Tam Ngãi giờ yên bình, xanh mướt cây trái từ nhà ra tới mé sông Hậu. Những người già ở Tam Ngãi cùng thời với chị Út thiệt thà nói rằng cái “vật đổi sao dời” lớn nhất của xứ này chính là con đường mang tên Nguyễn Thị Út (tên thật của chị Út Tịch) chạy cắt qua trước ngôi nhà của địa chủ Hàm Giỏi khi xưa.
Nơi đó, chị Út đã đi ở đợ “từ khi chưa biết mặc quần”. Biết nung nấu căm thù, đánh trả sự áp bức của nhà Hàm Giỏi với câu nói “nó đánh mình, mình đánh nó”, rồi được mấy chú, mấy cô “chấm” cho vô cách mạng.
Bầy con sáu đứa còn lại của chị Út, sau những tháng năm ly tán đã trở về đây. Bốn người dựng nhà ở Cầu Kè, chị Bé Ba và chị Kim Anh cũng ở Vĩnh Long ngay cạnh, có chuyện ới nhau cái là về Tam Ngãi.
Anh Lâm Thanh Hùng, người con thứ tám của chị Út Tịch, kể sau ngày hòa bình, mấy chị em phải gom nhau từ tứ xứ mới đủ mặt.
Trở về Tam Ngãi, không có nổi cục đất chọi chim, căn nhà với cây dừa cao, có dây trầu quấn quanh trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi là ở nhờ người cậu họ.
Bởi vậy, mỗi người cứ chọn lấy một góc đất hoang cạnh những nơi ngày xưa ba má hay lại qua mà dựng chòi. Chị sáu Kim Anh dựng chòi sát khu mộ ông Hàm, em gái út Xuân Hồng cất nhà sát mé chùa Ông Bổn, anh Hùng về lại khu đất ruộng bên nội.
Còn anh Hiển dựng căn chòi hai tấm lá trên miếng đất hoang đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè để tiện chăm sóc mộ phần ba má đã cất về đây.
Đời ba má đi đánh giặc, đời con lít nhít đi ăn nhờ, bú thép, cái ơn đó mấy đứa con nhà chị Út Tịch không ai nhắc mà tạc dạ.
Ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, mộ phần của chị Út và hai anh hùng khác trong huyện được dành một góc riêng trang trọng, vừa được xây lại to đẹp đều nhau.
Tất cả đều do những đứa con của chị Út Tịch làm lấy. Anh Hùng nói: “Đất này đâu chỉ có má tôi là anh hùng, mình phải chăm lo cho các đồng đội của má như mấy cô bác năm nào từng lo cho chị em tôi”.
Anh Hiển kể sau ngày thống nhất, mấy chị em đã tổ chức nhiều chuyến xuôi ngược về miệt thứ ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… tìm lại những ông bà nội, ông bà ngoại đã cưu mang sáu chị em.
Nhiều quá, không nhớ hết vì khi ở còn quá nhỏ, không tìm hết vì thời gian và chiến tranh, chỉ tìm được sáu gia đình, để lâu lâu mấy chị em và đám cháu lui tới nhận ông bà.
45 năm mẹ vắng nhà, những người con của chị Út Tịch nói những tháng ngày có mẹ, có cha trong trang sách của nhà văn Nguyễn Thi mãi mãi là một câu chuyện đẹp, một ký ức đẹp của cuộc đời mình.
Một ký ức đẹp có lẽ không chỉ của riêng những người con của chị Út Tịch mà cả những ai từng cắp sách đến trường, từng đọc những dòng văn dung dị về những tháng năm vắng nhà của người mẹ cầm súng.
Thuộc lòng từng chữ
Truyện ký Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà được Nguyễn Thi viết lần lượt vào năm 1965 và 1966. Nhưng mãi đến năm 1977, lần đầu tiên những đứa con của chị Út Tịch mới được đọc tác phẩm viết về mẹ mình.
“Cả hai truyện có hơn trăm trang sách nhưng tôi đọc đến hơn một tháng mới xong. Lần đầu đọc được mấy trang tim đã quặn lại…” – anh Hiển kể về thời khắc “gặp lại” má Út, gặp lại chính mình và mấy chị em khi đọc tác phẩm của Nguyễn Thi.
Nhưng sau đó anh thuộc lòng từng chữ của tác phẩm. Ngồi nói chuyện với anh Hiển, đến đoạn nào cần trích dẫn từ tác phẩm anh đều có thể đọc vanh vách, nhớ từng dấu chấm câu.
Anh Hiển cũng là cố vấn nghệ thuật cho đoàn làm phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư bấm máy vào năm 1979 tại huyện Long Hồ, tỉnh Cửu Long cũ (nay thuộc Vĩnh Long).
Suốt mấy tháng làm phim, cứ mỗi chiều sau khi quay xong về nơi ở tại công trường công nông Long Hồ, anh Hiển lại xem từng phân đoạn vừa quay và góp ý cho thật giống bối cảnh mẹ vắng nhà.
Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980.
*
“Còn cái lai quần cũng đánh”
Câu nói này của chị Út Tịch đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất trong kháng chiến chống Mỹ của người dân miền Nam.
Chị sinh năm 1931, tham gia cách mang từ năm 12 tuổi với vai trò giao liên. Năm 1954, chị cùng chồng là anh Lâm Văn Tịch (người Khmer) không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động binh vận, đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính đối phương bỏ ngũ.
Năm 1965, chị Út Tịch được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam tại Hà Nội, được gặp Bác Hồ và được bầu là Nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
Nhà văn Nguyễn Thi sinh năm 1928 ở Nam Định, tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với tên Nguyễn Ngọc Tấn, cái tên được khắc lên bia mộ (thực chất là mộ gió khi hài cốt của ông vẫn chưa tìm được) tại nghĩa trang liệt sĩ chúng tôi
Năm 9 tuổi, ông phiêu bạt theo một gánh hát đồng ấu, rồi vào Sài Gòn năm 15 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng, vừa cầm súng chiến đấu vừa tham gia hoạt động văn nghệ.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc để công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, đến năm 1962 tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu.
Ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tấn công xuân Mậu Thân đợt hai vào ngày 24-5-1968. Năm 2000, Nguyễn Thi được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật và đến năm 2011 được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Dàn Diễn Viên Phụ Trong Phim “Trái Tim Mùa Thu” Giờ Ra Sao?
Dàn diễn viên phụ trong phim “Trái Tim Mùa Thu” giờ ra sao? “Trái tim mùa thu” – bộ phim truyền hình nhiều tập đầu tiên của bộ 4 phim Tình yêu bốn mùa thuộc đài truyền hình KBS – là hiện tượng gây sốt “tuyệt đối” vào thời điểm đó và là bộ phim gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều khán giả truyền hình. Với nội dung lôi cuốn và dàn diễn viên thực lực, bộ phim đã gây được tiếng vang không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở nhiều nước Châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…
Dàn diễn viên phụ trong phim “Trái Tim Mùa Thu” giờ ra sao?
Người hâm mộ đã “nhẵn mặt” với 3 diễn viên chính của “Trái tim mùa thu” là Song Hye Kyo, Song Seung Hun và Won Bin khi họ giờ đây đã trở thành những ngôi sao hạng A của làng giải trí Hàn Quốc và thường xuyên xuất hiện trên mặt báo. Tuy nhiên, thông tin về tình trạng của dàn diễn viên phụ luôn là dấu hỏi lớn trong lòng khán giả hâm mộ.
Moon Geun Young (vai Eun Sol hồi nhỏ)
Với bệ đỡ vững chắc là bộ phim “Trái tim mùa thu”, Moon Geun Young giờ đây là một trong những diễn viên trẻ xuất sắc nhất tại Hàn Quốc. Về sự nghiệp, đến nay nữ diễn viên hiện giờ đã bỏ túi được 7 tác phẩm điện ảnh, 11 tác phẩm truyền hình và kho tàng giải thưởng đáng nể. Gần đây nhất vào năm 2013, cô vinh dự giành được giải Diễn viên nổi tiếng nhất tại Giải thưởng nghệ thuật Baeksang lần thứ 47.
Hiện giờ khi đã bước sang tuổi 28, nhan sắc của Moon Geun Young đã không còn có thể chống lại sự vô tình của thời gian. Nữ diễn viên trở nên xuống sắc và tăng cân thấy rõ. Tuy nhiên mỗi lần trở lại với một tác phẩm mới, Moon Geun Young lại nhanh chóng trở về vóc dáng chuẩn.
Moon Geun Young kém sắc trong sự kiện vào hồi tháng 9
Song lại trở về dáng vẻ xinh đẹp không tì vết khi có tác phẩm mới
Hiện tại, Moon Geun Young đang quảng bá cho bộ phim kinh dị “The Village: Achiara’s Secret” (Bí Mật Làng Achiara) đóng cặp cùng Yook Sung Jae, tuy nhiên bộ phim không giành được thành công như mong đợi. Còn về tình duyên, nữ diễn viên vẫn chưa tìm được một nửa của đời mình dù nhiều lần vướng phải tin đồn tình cảm với bạn diễn như mỹ nam Kim Bum.
Han Chae Young đã tham gia bộ phim truyền hình đình đám “Trái tim mùa thu”, vào vai phản diện Shin Ae và bị khán giả ghét lây vì diễn quá nhập vai. Đặc điểm khiến nữ diễn viên “ác” nhất trong mắt khán giả lúc đó có lẽ là đôi lông mày dữ tợn cùng nụ cười khẩy đặc trưng. 15 năm sau, nhan sắc của mỹ nhân Shin Ae ngày nào càng mặn mà, quyến rũ theo thời gian. Vẻ tươi trẻ của người đẹp khiến không ai nghĩ rằng cô đã bước sang tuổi 35 và là bà mẹ một con.
Hình ảnh mới nhất của nữ diễn viên tại lễ trao giải MAMA 2019 vừa diễn ra
Người đẹp giờ đây chỉ tham gia vào một vài sự kiện của làng giải trí nước nhà, đồng thời tích cực lấn sân sang thị trường Trung Quốc. Gần đây nhất cô tham gia vào bộ phim truyền hình “1931 Love Story” và phim điện ảnh “The Guest” tại nước bạn.
Choi Woo Hyuk (Chul Seol hồi nhỏ)
Mỹ nam nhí điển trai có nụ cười tỏa nắng Choi Woo Hyuk được khán giả biết tới qua vai nam chính Chul Seol hồi nhỏ. Sau “Trái tim mùa thu”, Choi Woo Hyuk còn tham gia một số bộ phim nổi tiếng khác như “Giày thuỷ tinh”, “Empress Cheonchu”, “Conduct Zero” dù sự nghiệp bị gián đoạn trong suốt 6 năm từ 2002 – 2008 vì lý do anh muốn tập trung cho việc học đại học và hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Năm 2009, Choi trở lại màn ảnh nhỏ với bộ phim cổ trang “Empress Chun Chu”. Tuy nhiên sau đó nam diễn viên lại tiếp tục “mất hút” và chỉ xuất hiện một lần khi báo chí đưa tin về việc anh tốt nghiệp tại khoa điện ảnh của trường Đại học Chung-Ang vào năm 2012.
Choi tái xuất “chớp nhoáng” trong một bộ phim cổ trang và tiếp tục vắng bóng trên màn ảnh dù báo chí đã đưa tin rầm rộ về sự trở lại của nam diễn viên
Lee Ae Jeong (Shin Ae hồi nhỏ)
Nữ diễn viên thủ vai hồi nhỏ của Choi Shin Ae (Han Chae Young thủ vai lúc lớn) – Lee Ae Jeong – luôn được coi như một tài năng trẻ triển vọng của điện ảnh xứ Kim Chi khi hoàn toàn gây ấn tượng với người xem qua vai diễn đầy cá tính này.
Là một diễn viên chăm chỉ và ham học hỏi, Lee Ae Jeong liên tục đóng phim mỗi năm kể từ ngày ra mắt vào năm 1998. Các tác phẩm tiêu biểu của cô phải kể đến “Four Sisters”, “Beautiful Days” (2001), Jump” (2005). Tuy nhiên sau đó bi kịch đã đến với cuộc đời của Lee Ae Jeong. Năm 2006, cô diễn viên 20 tuổi này đã bị chẩn đoán mắc căn bệnh u não quái ác nhưng không hề tiết lộ thông tin ra bên ngoài.
Hình ảnh hiếm hoi của Lee Ae Jeong trong bệnh viện. Trải qua hai cuộc phẫu thuật và chạy chữa trong suốt một năm, Lee Ae Jeong đã qua đời vào ngày 6/9/2007 tại quê nhà thuộc tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc). Trước sự ra đi đột ngột của nữ diễn viên “Trái tim mùa thu”, người hâm mộ và làng giải trí Hàn bàng hoàng và tiếc thương tột độ. Nữ diễn viên Moon Geun Young – người bạn thân cùng tuổi – đã khóc hết nước mắt trong lễ tang của cô vào ngày 7/9/2007.
Nữ diễn viên ra đi trong sự tiếc thương của người hâm mộ và các nghệ sỹ
Han Na Na (Shin Yu Mi – vợ sắp cưới của Chul Seol)
Cô diễn viên thủ vai vợ sắp cưới của Chul Seol (Song Seung Hun) sinh năm 1979, từng theo học tại trường Đại học bang Michigan và là một hoa hậu lấn sân của nền điện ảnh Hàn thời bấy giờ. Vào năm 1999, Han Na Na đã giành ngôi vị Hoa hậu thân thiện Seoul và Hoa hậu thân thiện Hàn Quốc. Năm 2000, cô tham gia vào bộ phim “Trái tim mùa thu” và nhận được sự chú ý của truyền thông nhờ nhan sắc nổi bật.
Người đẹp Han Na Na thủ vai Shin Yu Mi thời bấy giờ từng là Hoa hậu thân thiện Hàn Quốc
năm 2001 cho đến tận bây giờ, nữ diễn viên họ Han đã hoàn toàn “biệt tích” khỏi làng giải trí. Cô không còn tham gia vào bất cứ bộ phim nào khác bởi vì cha mẹ phản đối cô hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài ra theo một nguồn tin, Han Ha Na đã định trở lại làng giải trí bất chấp sự phản đối tuy nhiên lại bị tai nạn vào năm 2007 và dự định đó cũng chấm dứt. Cô sau đó cũng sinh sống chủ yếu tại nước ngoài.
11 Câu Nói Nổi Tiếng Của Tam Quốc Vẫn Còn Lưu Truyền Đến Bây Giờ
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Thủy hử, Hồng lâu mộng và Tây du kí. Nội dung xuyên suốt chủ yếu của tác phẩm kinh điển này nói về cuộc đấu tranh giữa ba thế lực phong kiến bao gồm nhà Ngụy (do Tào Tháo đứng đầu), nhà Thục (do Lưu Bị đứng đầu) và nhà Ngô (do Tôn Quyền đứng đầu) trong việc nhất thống thiên hạ. Tuy nhiên cái kết cuối cùng lại hết sức bất ngờ khi giang sơn lại rơi vào tay con cháu của Tư Mã Ý, vốn là một đại thần trong triều Ngụy. Tam quốc diễn nghĩa không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mang tính sử thi mà nó còn để lại những giá trị nhân văn đầy sâu sắc cho biết bao thế hệ người đọc trên toàn thế giới.
1. “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”
Những câu nói hay – 11 Câu Nói Nổi Tiếng Của Tam Quốc Vẫn Còn Lưu Truyền Đến Bây Giờ
Ý nghĩa của câu nói này tức người thì phải được như Lữ Bố còn ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Câu nói này không xuất phát từ một nhân vật nổi tiếng nào mà lại được lan truyền đi khắp thiên hạ, đủ để nói lên tài năng cũng như phẩm chất của Lữ Bố và ngựa Xích Thố.
Lữ Bố được coi là anh hùng thiên hạ và không có đối thủ trong truyện Tam quốc. Với phương thiên họa kích trong tay, cưỡi ngựa Xích Thố vô địch, Lữ Ôn Hầu trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên với bản tính hung hăng cùng sự kiêu ngạo của mình, cuối cùng Lữ Bố đã phải nhận cái chết thương tâm khi bị quân sĩ làm phản, bắt trói và giao cho Tào Tháo.
2. “Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Lịch sử ghi chép rằng có năm người con trai nhà họ Mã vốn thông minh hơn người, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”. Trong năm anh em, người được nhiều người biết đến nhất chỉ có hai anh em Mã Lương và Mã Tốc. Mã Lương thật sự là bậc kì tài, tài hoa xuất chúng, ông đã bỏ không ít công sức trong việc giúp Lưu Bị ngồi vững ở Tây Xuyên, đáng tiếc là ông mất quá sớm. Tuy nhiên người anh Mã Lương lại đánh giá sự thông minh của mình không thể so bì với người em trai là Mã Tốc, cậu học trò của Khổng Minh. Tuy nhiên cũng bởi thông minh mà sinh kiêu ngạo, Mã Tốc đã để thua trong trận đấu đầu tiên do mình cầm quân và để mất Nhai Đình và sau đó đã bị Gia Cát Lượng xử tử do đã vi phạm quân lệnh trạng. Khi người ta đọc đến câu này, một là tiếc cho Mã Lương đã mất quá sớm, hai là tiếc thay Mã Tốc thông minh cả đời nhưng lại hồ đồ một lúc dẫn đết kết cục đầy bi ai.
3. “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Đây là câu nói của Gia Cát Lượng biểu hiện tâm tình rõ nhất của ông với Thục đế Lưu Bị và Thục chủ lúc bấy giờ là Lưu Thiện khi sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy nhưng không thể thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời. Nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.4. “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Đây là câu nói mà Chu Du – đô đốc của nhà Ngô đã thốt lên từ tận đáy lòng mình trước khi qua đời, câu nói cho thấy sự phẫn uất lên đến tận cùng của Chu Du với Gia Cát Lượng. Câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng mà hạ bệ uy phong của chính mình. Tuy là một người vô cùng tài giỏi và chỉ đứng sau Tôn Quyền tại Giang Đông nhưng Chu Du luôn luôn tỏ ra đố kị với tài năng và trí thông minh của Khổng Minh để rồi cuối cùng chết trong phẫn uất. Do đó trong Tam Quốc diễn nghĩa, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai.
5. “Khắp người Tử Long đều là gan”
Đây là câu nói mà Lưu Bị đã dành cho vị chiến tướng của mình là Thường Sơn Triệu Tử Long. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả chú trọng miêu tả nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của chủ nhân như vậy, tất nhiên là vui mừng đến nỗi không còn biết trời đất gì nữa. Và đương nhiên những người đọc Tam Quốc sẽ không thể nào quên hình tượng dũng mãnh của Triệu Vân một mình xông pha giữa trăm vạn quân Tào liều mình cứu Ấu chúa.
6. “Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Đây là câu nói của Tư Mã Huy khi Lưu Bị hỏi ông xem ai có thể giúp mình bình được thiên hạ. Ông vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống và từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là dù sau này Lưu Bị đều có được hai người này nhưng lại không thể bình định được thiên hạ. Đó là chủ để gây tranh cãi rất nhiều về sau này.
7. “Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Đây là lời trăn trối của Tôn Sách trước lúc lâm trung cho người em ruột của mình hay Ngô Vương sau này Tôn Quyền. Tôn Quyền đảm nhận trọng trách lớn cai quản một vùng Giang Đông rộng lớn khi mới 17 tuổi.
Tôn Sách khi nắm quyền thường bị cho là “sách lược thì thiếu, khí phách có thừa” nghĩa là đấu võ rất giỏi nhưng mưu mẹo thì lại không có. Không ngờ rằng ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy. Ý nghĩa câu nói của Tôn Sách đó là những việc khó mà em không quyết được, nếu là nội trong nhà thì hỏi Trương Chiêu con nếu là việc ngoài binh đao thì phải hỏi Chu Du. Và sự thật đã được chứng minh khi Trương Chiêu đã giúp đỡ cho Tôn Quyền rất nhiều trong việc cai quản Giang Đông còn Chu Du đã giúp cho nhà Ngô đánh bại quân Ngụy của Tào Tháo với trận Xích Bích nổi tiếng thiên hạ.
8. “Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Thật khó tin khi câu nói này lại được phát ra từ miệng của Tào Tháo. Câu nói này hàm ý khen con trai của Tôn Kiên là Tôn Quyền (Tôn Trọng Mưu). Thực tế đã chứng mình khả năng nhìn người rất tài ba của Tào Tháo khi Tôn Quyền sau này dù lên ngôi khi còn rất trẻ nhưng vẫn đứng vững trước các thế lực và trở thành đối trọng lớn nhất với Tào Tháo và Lưu Bị.
9. “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi”
Đây là câu nói kinh điển của Tào Tháo khi cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Người đời sau cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng cũng may đúng lúc có tiếng sấm trên trời nên Lưu Bị mới có thể che giấu được mưu đồ của mình và khiến cho Tào Tháo không còn e ngại Lưu Bị nữa.
10. “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này không chỉ là định ra tính cách một đời cho Tào Tháo mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang còn trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này là vì ông không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành kẻ bị người đời phỉ báng như Đổng Trác.
11. “Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
Câu nói cuối cùng để khép lại 11 câu nói bất hủ của các anh hùng kiệt xuất trong Tam Quốc mà mình muốn nhắc đến ở đây chính là câu nói này của Tào Tháo. Câu nói này được Tào Thào nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào A Man tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo. Tuy câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn toàn trái ngược với Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
Bạn đang xem bài viết Con Chị Út Tịch Bây Giờ Ra Sao? trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!