Cập nhật thông tin chi tiết về Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cố TT Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì Trả Thù Cho Tôi.
Lê Xuân Nhuận
http://sachhiem.net/LICHSU/LEXNHUAN/LeXNhuan16.php
21-Oct-2017
LTS: Tựa đề theo ý kiến riêng của trang nhà. Tác giả chỉ đề tựa như sau: “TÔI CHẾT, THÌ … ???” Đây là một chuyện lẽ ra rất nhỏ nhưng chính người muốn né tránh hai chữ “trả thù” của ông Diệm mà chuyện trở thành to. Lý do họ sửa đổi tuy không ai nói ra nhưng theo dõi các động thái của những người suy tôn ông Diệm, đã từng đòi đề nghị giáo hoàng phong thánh cho Ngô Đình Diệm, thì hai chữ “trả thù” sẽ là trở ngại lớn lao! Dù sao thì các tôi tớ của ông Diệm cũng vẫn làm mọi cách để trả thù cho chủ rồi, ít nhất là trên các mặt trận làm giỗ mỗi năm, mặt trận viết bài ca tụng, mặt trận xây tượng đài, mặt trận chửi các tướng lãnh,… (SH)
Đây là một câu nói “để đời” (đã đi vào lịch-sử) của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm.
Nhưng gần đây (29-5-2011) có kẻ đã sửa khác đi lời trối-trăng của người mà họ tôn sùng (như sau – SH).
… Lúc sinh thời, tại nhiều nơi. Trước nhiều cơ quan, đoàn thể, Quân trường … mỗi khi thuận tiện, Ông [TT Diệm] đều nhắn nhủ:
-Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi !
-Tôi lui. Hãy giết tôi !
–Tôi chết. Hãy nối chí tôi !
… Người viết cũng không quên những lời của Thượng Nghị sĩ Lê Châu Lộc luôn luôn nhắc nhở về Di Huấn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
… Người viết là kẻ hậu sinh. Vì thế, trước khi viết bài này, tôi đã phải gọi sang Hoa Kỳ để được nghe chính những lời của Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc truyền đạt qua điện thoại viễn liên Mỹ – Pháp về những điều mà chính Ông Lê Châu Lộc đã biết – nghe – thấy trong suốt thời gian là Tùy Viên ở bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Mỗi lần hầu chuyện với Ông Lê Châu Lộc, tôi đều được Ông nhắc lại nhiều lần, để phải ghi nhớ những điều Ông đã nói:
– Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi !
– Tôi lui. Hãy giết tôi !
– Tôi chết. Hãy nối chí tôi !
29-5-2011
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
(trong bài “Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo“)
Lời “trối-trăng” liên-hệ đã được Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói ra, chỉ một lần (chỉ một lần mà đã là gở miệng, thần khẩu buộc xác phàm) vào dịp Quốc-Khánh 26-10-1963.
Thế mà ngày nay người ta bảo là tại “nhiều nơi“, “mỗi khi thuận tiện”, cố TT họ Ngô “đều nhắn nhủ” như thế – mà lại là Di Huấn phịa mới là chuyện ngược đời.
Tôi thử dò lại một số tài-liệu thỉ được biết Sự Thật. Sự Thật, câu nói đó là:
TÔI CHẾT, THÌ TRẢ THÙ CHO TÔI!
A – NGUỒN GỐC VIỆT-NAM:
Theo Tiến-Sĩ HOÀNG NGỌC THÀNH:
“… Tổng thống Diệm thường đi Đàlạt nghỉ cuối tuần, nhất là sau khi ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc quyên sinh ngày 7-7-1963, tức ngày kỹ niệm 9 năm cầm quyền của ông Diệm. Một số người nhận thấy rằng tổng thống Diệm đã cảm thấy có cái gì bất ổn trong tình thế. Trong ngày Quốc khánh cuối cùng 26-10-1963, khi tiếp các đoàn thể, mặt tổng thống Diệm “thoáng buồn”, bằng một giọng ai oán, ông nói mấy lời mà nhiều người cho là gở:
“Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài, nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn… Tôi tiến thì theo Tôi, Tôi lùi thì bắn tôi, Tôi chết thì trả thù cho Tôi… ”
(Trích từ cuốn sách “Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức, do Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, ở San Jose, USA, xuất bản, năm 1994, trang 441)
(Trích từ cuốn sách “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, do Xuân Thu, ở Los Alamitos, USA, xuất bản, năm 1989, trang 205)
Theo Ký-Giả PHAN VIẾT PHÙNG:
[ChinhNghiaViet] NGÔ ĐÌNH DIỆM – NGÔI SAO ÁI QUỐC
Saturday, October 15, 2011 2:11 PM
Bcc: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
NGÔ ĐÌNH DIỆM – NGÔI SAO ÁI QUỐC
PHAN VIẾT PHÙNG
Lời Tòa Soạn: Bài viết của tác giả Phan Viết Phùng với tựa đề “Ngôi sao ái quôc giữa đêm tối của dân tộc” chúng tôi xin trích đăng phần sau của bài viết đề cập tới việc Mỹ làm áp lực Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đi tới đảo chánh. Xin cám ơn tác giả và giới thiệu với bạn dọc một bài viết rất công phu .
TUẦN BÁO ĐỜI
… Vào giai đoạn này, Tổng Thống Diệm hình như có linh cảm về một cái gì không lành. Hôm lễ Quốc Khánh 26-10-1963, khi nói với các đoàn thể về chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ông có nói câu “Tôi tiến thì theo tôi, tôi lùi thì bắn tôi, còn tôi chết thì trả thù cho tôi“…
Tác Giả: Phan Viết Phùng
Trích Tuần Báo ĐỜI (Số 25 )
Năm Thứ Nhất Ngày 17-24/10/2003 – Trang 8 & 9
Theo Ký-Giả PHẠM PHONG DINH:
Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM, Kẻ Sĩ Cuối Cùng
(2.11.1963 – 2.11.2006)
Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Theo Ký-Giả LE TRAN:
RE: [GoiDan] Đốt nén hương lòng kính dâng Ngô Tổng Thống,
Thursday, October 28, 2010 4:44 PM
To: goidan@yahoogroups.com
“TÔI CHẾT XIN ĐỒNG BÀO HÃY TRẢ THÙ CHO TÔI!”
Đó là lời cuối của bài Hiệu Triệu TT N Đ D đọc sáng ngày 26-10-1963
TT Ngô Đình Diệm nói: “Tôi tiến, đồng bào tiến theo tôi; tôi lùi, đồng bào hãy giết tôi; tôi chết, xin đồng bào trả thù cho tôi” (bài hiệu triệu cuối cùng đọc ngày Quốc Khánh 26-10-1963).
B – NGUỒN GỐC ANH-MỸ:
http://www.famousquotesandauthors.com/…
Ngo Dinh Diem Quotes and Quotations
http://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/ngo_dinh_diem.html
Ngo Dinh Diem Quotes
Ngo Dinh Diem
http://www.searchquotes.com/search/Ngo_Dinh_Diem/
Ngo Dinh Diem Quotes
Ngo Dinh Diem quotes
About: Ngo Dinh Diem quotes
http://www.searchquotes.com/quotes/author/Ngo_Dinh_Diem/
Ngo Dinh Diem Quotes & Sayings
Related Results
Ngo Dinh Diem Quotes About:
Ngo Dinh Diem quotes
http://118.139.165.228/quotes/t/ngo-dinh-diem/
Ngo Dinh Diem Quotes (1 Quote)
(Ngo Dinh Diem Quote)
http://www.searchquotes.com/quotes/author/Ngo_Dinh_Diem/1/new/
Ngo Dinh Diem Quotes & Sayings Related Results
Ngo Dinh Diem Quotes About:
Ngo Dinh Diem quotes
C – Ý-KIẾN:
Kẻ nào, dù với lý-do hay mục-đích gì, mà sửa-đổi lời nói của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, thì:
Về mặt pháp-lý: kẻ ấy đã phạm tội man-khai, một tội hình-sự mà bất-cứ quốc-gia nào cũng kết án.
Về mặt giáo-lý: kẻ ấy đã phạm tội làm chứng dối, phạm Điều Răn thứ 9 trong “10 Điều Răn của Chúa Trời” (Xuất-Hành 20:3-17; Phục-Truyền 5:7-21), thêm điều đặt chuyện là bởi Lòng Tà mà ra (Ma-Thi-Ơ 5:37): sẽ bị đày xuống “hỏa-ngục”.
Về mặt chính-trị: kẻ ấy cho rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói sai [nên phải “chỉnh” lại], tức là đã phạm tội khinh-mạn, xúc-phạm, bôi nhọ, lăng-mạ… không chỉ một mình cố Tổng-Thống Diệm mà cả chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hòa lẫn mọi phần-tử hoài-Ngô (trong đó có cả bản-thân các đương-nhân).
Về mặt tâm-lý: kẻ ấy hiểu thấu tâm can của người chết thảm, đã quyết thực-thi “di-huấn” trả thù, song lại vụng-về ―đáng lẽ phịa ra một câu nói khác, thì lại dùng chính câu nói đã thành “bất-tử” mà bịa-đặt hai tiếng “nối chí” thay cho hai tiếng ác-ôn kia ― tưởng là tô son, hóa ra để lộ tim đen của chính mình.
LÊ XUÂN NHUẬN
Về cổng chính
Chủ-Nghĩa Nhân Vị
Đảng Cần-Lao
Ấp Chiến-Lược
Chính Đề Việt Nam (2) (3)
Tiểu Sử Cuộc Đời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
NGia đình gô Đình Diệm (Hán tự: 吳廷琰) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình quyền quý theo Công giáo ở Việt Nam, tên thánh của ông là Jean Baptiste (Gioan Baotixita).
Theo các tài liệu lịch sử đã được công bố, Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam. Cụ Ngô Đình Khả là Thượng Thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là Cố Vấn của vua Thành Thái.
Gia đình ông bà cụ cố Ngô Đình Khả có tất cả 9 người con: 6 người con trai và 3 người con gái. Trưởng nam là Tổng Đốc Ngô Đình Khôi đã bị cộng sản giết năm 1945 cùng với người con trai là Ngô Đình Huân; bà Ngô Đình Thị Giao, tức bà Thừa Tùng, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục; Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người con trai thứ ba; bà Ngô Đình Thị Hiệp, tức bà Cả Âm, thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận; bà Ngô Đình Thị Hoàng, tức bà Cả Lễ, nhạc mẫu nghị sĩ Trần Trung Dung, tiếp theo là ba người con trai: Cố vấn Ngô Đình Nhu, Cố vấn Ngô Đình Cẩn và đại sứ Ngô Đình Luyện, người con út trong gia đình.
Cụ Cố Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt Nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây như Cụ. Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang đại chủng viện Penang để học Triết học và Thần học Tây Phương bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cụ là một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục.
Cụ Cố Ngô Đình Khả còn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đình Khả là nỗ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai chống lại thực dân Pháp phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong, sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.
Lúc thiếu thời, ông Diệm còn đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của một vị cha tinh thần khác, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Vì thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích ngưỡng mộ nên đã có phương ngôn: “Đày vua không Khả. Đào mả không Bài”.
Thời trẻ
Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, ông Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Từ lúc còn nhỏ, ông được Nguyễn Hữu Bài – quan phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ, từ năm 15 tuổi ông vào học trường dòng với dự định sau này làm tu sĩ, nhưng không chịu nỗi kỷ luật khắt khe trong trường dòng, ông đã bỏ trường dòng ra xin học vào trường quốc học Huế
Giai đoạn làm quan triều Nguyễn
Từ năm 1919 ông ra Hà Nội học trường Hậu Bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó năm 1921.
Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, … tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị hàm cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu do anh trai Ngô Đình Thục làm Giám học
Tổng giám mục Ngô Đình Thục
Thời kỳ 1934 – 1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này, Ông Ngô Đình Diệm trốn vào Sài Gòn với sự giúp đỡ của hiến binh Nhật.
Trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương 1945 – 1954
Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Uỷ Ban Kiến Quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để, tuy nhiên Nhật không cho Cường Để về nước để lập làm vua mà vẫn tiếp tục sử dụng Bảo Đại để lập nên một chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là Đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á. Đối phó với tình hình mới, nhà vua lại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng nhưng vì không muốn làm vật hy sinh, ông đã từ chối và nhà vua đã mời cụ Trần Trọng Kim lúc đó 62 tuổi thành lập nội các.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt Minh khai thác sự đột biến hoang mang của quần chúng, đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Cựu Hoàng cũng tuyên bố thoái vị. Còn ông Diệm trên đường từ Sài Gòn về Huế đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà và biệt giam tại Quảng Ngãi. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối. Khi bị giam tại Tuyên Quang, ông bị bệnh nặng được đưa về điều trị tại bệnh viện Saint Paul Hà Nội do áp lực của đảng phái quốc gia và Phó chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng, nhưng ông đã được ông Nhu lúc đó đang làm việc tại Thư Viện Trung ương Hà Nội tìm cách cứu thoát.
Đến năm 1948, một lần nữa ông Ngô Đình Diệm từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hiệp Pháp. Từ đó ông xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ, Pháp, Bỉ và được Đức Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến tại La Mã.
Thủ tướng Quốc Gia Việt Nam 19.6.1954 – 26.10.1955
Vì tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện Biên Phủ 07.05.1954, Chính Quyền Pháp muốn rút lui trong danh dự nên đồng ý trao trả độc lập thực sự cho Việt Nam. Trước tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, đã yêu cầu ông Diệm nhận lãnh sứ mạng. Vì nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng, ông có thể đứng ra lập chính phủ để cứu nước nên ông đã nhận lời, bất chấp sự can ngăn của các chính khách thân hữu. Sự kiện lịch sử này xảy ra ngày 19.06.1954, trước khi Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải ngày 20.07.1954 đúng sau 31 ngày. Ngày 24 tháng 06 năm 1954 Thủ Tướng Diệm về nước thành lập chính phủ.
Trong thời kỳ đầu làm Thủ tướng quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (gốc sĩ quan Trung tá Không quân Pháp, vợ Pháp) và Thiếu tướng Lê Văn Viễn (Bình Xuyên). Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại ông, ông cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong gia đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có quyền hành.
Sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là việc Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Việt Nam nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.
Thu phục Dũng Tướng Trình Minh Thế
Ngô Đình Diệm cho rằng cơ hội duy nhất cho quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải giành được độc lập thực sự, và ông nhất định thực hiện mục tiêu đó một cách dũng cảm và kiên trì hiếm có. Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương, từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do ngân hàng Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Việt Nam quản lý, tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp giao lại cho Việt Nam trong thời hạn năm tháng việc kiểm soát quân đội quốc gia lâu nay vẫn thuộc bộ chỉ huy Pháp.
Trình Minh Thế (1922 – 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa quốc gia và là một Tướng lãnh quân sự tài ba trong thời gian cuối của cuộc kháng chiến tranh chống thực dân pháp, đầu cuộc chiến tranh Quốc-Cộng Việt Nam.
Trình Minh Thế sinh ở tỉnh Tây Ninh trong một gia đình theo đạo Cao Đài. Theo Phòng Nhì Pháp thì cha ông tên là Trình Trung Vinh, tuy nhiên nguồn khác lại cho biết cha ông là Trịnh Thành Quới một giáo chức Cao Đài, đồng thời là một thương gia phát đạt.
Gia đình họ Trịnh chuyển từ Bình Định vào miền Nam từ đầu thế kỷ 19 và đổi họ từ Trịnh sang Trình, theo gia đình ông là để tránh sự trả đũa của nhà Nguyễn với những người theo Tây Sơn (Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ).
Do sinh trưởng trong một gia đình có thế lực, Trịnh Minh Thế được hưởng sự giáo dục tốt hơn rất nhiều người Việt Nam đương thời nói chung. Ông tốt nghiệp tiểu học (Certificate of Primary Education),
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật tiến vào Đông Dương. Phản ứng trước tình hình phong trào chống Pháp càng ngày càng gia tăng, toàn quyền Đông Dương là Đô đốc Decoux hành động quyết liệt. Ông ta cho đóng cửa một số nơi thờ tự của Cao Đài, rồi tới ngày 26 tháng 8 năm 1940 cho đóng cửa Tòa thánh Tây Ninh. Tới ngày 27 tháng 7 năm 1941, nhiều lãnh đạo của Cao Đài, kể cả Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị bắt giữ.
Được sự bảo trợ của Nhật, Phối Sư Trần Quang Vinh tổ chức lực lượng vũ trang gồm 3000 người, tiếng là theo chỉ thị của Hoàng thân Cường Để. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng Cao Đài mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp. Thủ lĩnh quân sự của Cao Đài là Trần Văn Thành tuyên bố Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang Cao Đài liên minh với Nhật Bản để chống Pháp. Thời kỳ này Trình Minh Thế đã gia nhập lực lượng vũ trang Cao Đài.
Lực lượng của Trình Minh Thế có quân số trên 3 ngàn người, bảo vệ cho ToàThánh Tây Ninh tránh được các cuộc tấn công của lực lượng Việt Minh.
Tháng 6 năm 1951, Trình Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ giáo phẩm Cao Đài với chừng 2000 người của mình và thành lập lực lượng riêng, lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cả Việt Minh và Pháp. Cha và anh của ông cũng thành lập lực lượng vũ trang trong Liên Minh, về sau hai người bị giết khi đụng độ với lực lượng Việt Minh.
Lực lượng Liên quân của Trình Minh Thế được cho là đã thực hiện một loạt các vụ Ám sát tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953, chiến công lẫy lừng ám sát Thiếu tướng Chanson tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp Nam bộ Việt Nam tại Sa Đéc năm 1951.
Tháng 8 năm 1953, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của Trình Minh Thế, sử dụng một tiểu đoàn sơn cước Nùng tinh nhuệ. Quân Liên Minh phải tránh vào các hang động ở núi Bà Đen. Về sau Trình Minh Thế phải dời sở chỉ huy về núi Heo. Tới năm 1954, Liên Minh đã mở rộng địa bàn hoạt động về phía tây-nam, tới tận sông Cửu Long. Lực lượng của họ được chia làm nhiều tiểu đoàn, quân số có lẽ vào khoảng 4500 người.
Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của Trình Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Nam Việt Nam, còn Trình Minh Thế được Thủ tướng Diệm gắn lon Thiếu tướng, (Thủ tướng Diệm chỉ có 2 Thiếu tướng: Lê văn Tỵ, Trình Minh Thế) quân Liên Minh Hắc y diễu hành vào Sài Gòn. Tân Thiếu tướng Trình Minh Thế điều động 15000 quân Cao Đài về Toà Thánh Tây Ninh như lực lượng dự bị, còn mình dẫn phần lớn lực lượng của mình gồm 3500 người về gia nhập quân đội quốc gia như thỏa thuận với Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5 năm 1955, tình hình tại Sài Gòn trở nên rất căng thẳng. Mâu thuẫn gay gắt về cả quyền lực chính trị lẫn kinh tế khiến đụng độ vũ trang giữa phe chính phủ và liên minh lực lượng vũ trang giáo phái cùng Bình Xuyên là khó tránh khỏi. Thủ tướng Diệm kiên quyết tiêu diệt lực lượng vũ trang đối lập, còn lực lượng giáo phái nhờ vào sự hậu thuẫn của Pháp cũng quyết không chịu nhượng bộ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa vào Sài Gòn các đơn vị trung thành gồm 3 tiểu đoàn Nùng, rồi 2 tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí. Các đơn vị này cộng vào số binh sĩ của tướng Trình Minh Thế (Cao Đài), đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo) làm cho cán quân lực lượng nghiêng về phía quân chính phủ, so độ 4000 – 5000 quân Bình Xuyên tại vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này suốt một thời gian không được làm sảng tỏ được, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm, lúc này các giang thuyền Pháp tuần tiểu trên Sông Sài Gòn, lấy lí do bảo vệ kiều bào Pháp), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Đệ nhất Cộng Hoà. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông … Khi nghe tin Tướng Thế tử trận, Thủ tướng Diệm bật khóc, Thủ tướng truy thăng Trung tướng, tang lễ cữ hành nghi thức trọng thể: Tướng Lãnh Vị quốc vong thân. Ông được chôn cất tại núi Bà đen, gần Toà thánh Tây ninh, nơi những năm tháng ông kháng chiến chống Pháp và Cộng sản.
Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn đến cầu Tân Thuận cho tới năm 1975.
Dẹp loạn Hiện tượng Sứ quân cát cứ
Học giả Nguyễn Hiến Lê trước 1975 cho rằng Thủ tướng Diệm giết, nhưng thực tế Nguyễn Hiến Lê không đưa bằng chứng thuyết phục. Sau 1975 ông vỡ mộng chủ nghĩa Cộng sản, ông yêu thích tôn sùng. Trong Hồi ký Cuối đời 1980 ông thú nhận trước 1975, ông từng yêu thích lý tưởng Cộng sản. Điều này cho thấy những sách viết về chính trị của ông trước 1975 không được khách quan cho lắm. Không phủ nhận những tác phẩm khác là có giá trị: Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi.
Bình Xuyên: Tướng Lê văn Viễn (Bảy Viễn)
Bảy Viễn (1904 – 1970) là tên của một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.
Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Quận 8). Cha là Lê Văn Dậu, người Hoa gốc Triều Châu.
Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.
Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù.
Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng). Tuy nhiên, đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại.
Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm.
Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy.
Ngày 20 tháng 2 năm 1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của Pháp ở Bến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sát về cứu nguy cho mặt trận An Hóa – Giao Hòa. Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành.
Tháng 5 năm 1946 Tướng Nguyễn Bình tư lệnh Viêt Minh tại Nam bộ ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp.
Tháng 12 năm 1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sát.
Cuối tháng 5 năm 1948, Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sát, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương (Lagrange) đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7.
Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của Phòng nhì Pháp. Bảy Viễn phản đối quyết liệt.
Rạng sáng ngày 27 tháng 5 năm 1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí không ngăn cản nhưng âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn. Cho nên khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội.
Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá.
Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade).
Từ năm 1948, lực lượng Bình Xuyên ly khai là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp, địa bàn hoạt động ở xung quanh Sài Gòn. Dưới sự đồng thuận của Pháp, Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ (gái mãi dâm), cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn trong đó phải kể Casino Grande Monde (Đại Thế Giới), Casino Cloche d’Or (Kim Chung), Bách hoá Noveautes Catinat . Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên trở thành một bộ phận Sứ Quân cát cứ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Tháng 7 năm 1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính thành lập chính phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Lê Văn Viễn, vị chỉ huy Bình Xuyên đòi được tham chính và đưa ra yêu sách lập chính phủ mới. Lực lượng Bình Xuyên cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo còn lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chính phủ phải có danh sách mới trước ngày 26 tháng 3 năm 1955. Thủ tướng Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4 năm 1955 thì quân Bình Xuyên đánh thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn và rút về Rừng Sát.
Tháng 9 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cử đại tá Dương Văn Minh thay Tướng Thế mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sát. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên.
Một lực lượng Bình Xuyên ly khai khác do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ rồi theo Việt cộng Sau 1975 la Đại tá Cộng sản hồi hưu sống tại Sài Gòn.
Năm 1970 Bảy viễn qua đời tại Paris.
Ba Cụt ( ? – 1956) tên thật Lê Quang Vinh là chỉ huy quân đội của giáo phái Hoà Hảo chống lại Quân đội Quốc gia Việt Nam, Việt Minh, vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu thâp niên 1950.
Lực lượng quân sự của giáo phái Hoà Hảo được thành lập dưới sự hậu thuẫn của quân đội Pháp như là Lực lượng Bổ sung (Suppletif Forces) để chống Việt Minh. Và Ba Cụt là một trong những chỉ huy của lực lượng này, được Pháp gắn lon Đại tá
Sau năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho tiến hành thương thuyết với các giáo phái để thống nhất lực lượng quốc gia, tiến tới thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng dưới sự hỗ trợ và khuyến khích của Pháp, Ba Cụt không những không hợp tác mà còn liên minh với quân Bình Xuyên để chống lại chính phủ. Tự phong Thiếu tướng .
Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho tiến hành các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (mở ngày 23 tháng 5 năm 1955) và chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1 tháng 1 năm 1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, Ba cut giả vờ thương thuyết để rút vảo Đồng tháp Mười kháng chiến, nhận viện trợ của Pháp rồi vào phút cuối trở mặt.
Ngày 02.06.1956 Quân lực Việt Nam Cộng Hoà tiến quân vào nơi trú ẩn Ba cụt, bắt sống ông ta trên chiếc thuyền nhỏ. Ông ta tuyên bố trên đường ra hợp tác với chính quyền?
Cả hai phiên tòa sơ thẩm (ngày 11 tháng 6 năm 1956) và thượng thẩm (ngày 26 tháng 6 năm 1956) của Tòa Đại Hình và phiên tòa ngày 4 tháng 7 năm 1956 của Tòa Án Quân Sự đều tuyên án tử hình Đai tá Lê Quang Vinh với tội danh mưu phản. (Khi bắt đầu thương thuyết lần đầu 01.01.1956, đến khi bị bắt 02.06.1956, hơn 5 tháng sau vì vậy lý do ông tuyên bố khi bị bắt là trên đường ra hợp tác không thể chấp nhận!)
Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà: 26.10.1955 – 02.11.1963
Vào lúc 5 giờ 45 phút sáng ngày 13 tháng 7 năm 1956, Ba Cụt đã bị hành quyết bằng cách lên máy chém tại Cần Thơ.
Tại miền Nam, từ 1954 – 1955, với cương vị Thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục các lực lượng Bình Xuyên, Hoà Hảo, Cao Đài vốn là các tổ chức do Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông, tiếp đó là cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã chấm dứt chính thể quốc gia Việt Nam – quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và ông được bầu làm Tổng thống vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Hai năm sau, 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà.
Vị Quốc Vong Thân: 02.11.1963
Tổng thống Dwight Eisenhower đích thân ra tận phi cơ đón chào: 24 phát súng đại bác đón chào Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Tổng thống Eisenhower ca ngợi Tổng thống Diệm là Churchill Châu Á. Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đọc diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ tất cả Nghị Sĩ đứng dậy vỗ tay rầm trời trước câu nói bất hủ của Tổng thống VNCH:” Nếu Hồng quân Trung Hoa vuợt vĩ tuyến 17 muốn nhuộm đỏ Miền Nam, biên giới của Mỹ Quốc và Thế giới tự do sẽ kéo dài đến vĩ tuyến 17″.
Sự kiện Phật Đản, 1963 tại Huế do Thượng toạ Trí Quang xách động xảy ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chính phủ Tổng thống Kennedy bỏ rơi Tổng thống Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ nền đệ nhất Cộng hoà, đã đưa Miền Nam đến tình trạng hỗn loạn. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam – Chợ Lớn.
Sau khi bị lật đổ bởi các Tướng Lãnh dưới quyền (mà Tổng thống Diệm từng gắn sao trên cổ áo cho họ) ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông cùng em trai – cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam, ông cùng với ông Nhu gọi điện chấp nhận bàn giao chính quyền cho các Tướng Đảo chánh để tránh tình trạng chia rẽ quân đội trong công cuộc chống cộng. (Tôi hoàn toàn có chứng cớ là Tổng thống Diệm có thể lật ngược thế cờ tiêu diệt các Tướng phản loạn, nhưng Ông không làm. Cố vấn Nhu đành thúc thủ. Nên nhớ Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống thiện chiến trung thành có thể đánh tan cả sư đoàn bộ binh. Các binh sĩ trang bị tiểu liên M.2, súng diệt chiến xa, súng phòng không hạ chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, một chi đoàn thiết giáp M.113. Tư lệnh Lư đoàn đã từng vị Trung đoàn trưởng trẻ nhất QLVNCH khi 25 tuổi (1961) nhưng nhận lệnh bàn giao, họ đã bật khóc uất hận. Đây là một sai lầm của Tổng thống vì quá nhân đức!)
Trên đường bị chở về Bộ Tổng tham mưu, ông và Ngô Đình Nhu bị một thiếu tá trong lực lượng đảo chính hạ sát dã man.
Bài học Lịch sử
Trong khoảng thập niên 1980, Cộng sản ra lệnh di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu ngày nay. Mộ hai ông nằm hai bên mộ thân mẫu, bà Phạm Thị Thân, ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và “Huynh” (chỉ ông Diệm) hoặc “Đệ” (ông Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh.
Bài học lịch sử quan trọng và thiết thật nhất mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia. Tổng Thống Diệm là con người đã hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác với cứ điều gì. Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu chống cộng cũng mất.
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói: – Nếu Qúy Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi ? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghiã.
Và như chúng ta đã biết thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn và cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Bài học lịch sử thật đắt giá, dã man và tàn bạo !!
Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: – Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy.
Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: – Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm ! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm khi cầm quyền. Nhưng bất cứ người nào, dù là đồng minh như Hoa Kỳ hoặc đối thủ như Cộng sản, cũng phải công nhận rằng Tổng Thống Diệm là một nhà lãnh tụ nhiệt tình yêu nước, thương dân, trong sạch, khí phách và không làm cho người dân Việt phải hổ thẹn, vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và uy quyền quốc gia. Không một gia đình Việt Nam nào đã phải hy sinh quá nặng nề như thế cho Dân Tộc, mất một lần bốn người con ưu tú: một vì tay cộng sản và ba vì tay quốc gia !
Hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương là một bài học lịch sử quý giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc, chống CS. Nhưng chắc chắn mãi mãi vẫn là của lễ vô giá dâng trên Tổ Quốc.
5 Lý Do Vì Sao Ngô Đình Diệm Bị Giết
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích vì sao Ngô Đình Diệm – Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa – đã bị chính những tướng tá trong quân đội ám sát với sự đồng ý của chính quyền Mỹ. Tất cả những lời giải thích đều là giả thuyết vì chỉ những người trong cuộc mới có thể đưa ra sự thật. Đáng tiếc là cho đến nay chúng ta chỉ có thể đưa ra những giả thuyết. Bài viết này trình bày những giả thuyết đó.1 – Ngô Đình Diệm không có kinh nghiệm quân sự – Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình quan chức và hoàn toàn không có kinh nghiệm quân sự. Điều này không có gì sai. Nhưng trong thời Chiến Tranh Lạnh, với sự đe dọa của Bắc Việt, Trung Cộng và Liên Xô thì Mỹ và các tướng tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã không phục ông Diệm. Họ cần một người có kinh nghiệm chiến trường để lên kế hoạch đối phó với Bắc Việt ở mặt trận chứ không chỉ lên giấy. 2 – Ngô Đình Diệm không cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam – “Nếu các ông đưa quân vào Việt Nam, thì tôi phải giải thích với nhân dân tôi như thế nào?” Đó là một trong những câu nói nổi tiếng của Ngô Đình Diệm, vốn nói lên tư duy và chính sách của ông ta. Tuy ông ta thực hiện vài chính sách chống quân CS như “áp chiến lược” nhưng nhiêu đó không đủ và khiến nhiều người trong giới quân đội và chính trị cảm thấy bất an. Tổng Thống Kennedy, các vị tướng quân đội Mỹ và các tướng tá của VNCH muốn Mỹ đưa quân vào để phòng ngừa sự bành trướng của Bắc Việt. Họ cho rằng không thể bảo vệ đất nước một cách thụ động, mà phải chủ động xây dựng quân sự. Vì Ngô Đình Diệm qúa lưỡng lự và nhất quyết không nghe lời của các Tổng Thống Kennedy và các tướng tá VNCH, nên ông ta đã bị họ ám sát để thay thế bằng một người có tầm nhìn tương tự như họ. 3 – Ngô Đình Diệm có tư tưởng Nho Giáo quá nặng – Tuy là một người Công Giáo và được ăn học theo lý tưởng Tây và Đông Phương, nhưng Ngô Đình Diệm vẫn bị nhiễm Nho Giáo rất nặng. Trong tâm trí ông ta, phong cách lãnh đạo của Mỹ cũng như chủ nghĩa tư bản của họ là một điều không phù hợp với ông ta và người dân Việt Nam. Trong Nho Giáo, tầng lớp lãng đạo phải là tàng lớp “sĩ.” Còn tàng lớp quân đội là tầng lớp “binh,” vốn trong Nho Giáo là một giai cấp thấp kém. Trong mắt ông Diệm, giới quân đội không có đủ tư cách để lãnh đạo. 4 – Ngô Đình Diệm chống CS thụ động – Ngô Đình Diệm chỉ muốn chống CS bằng những biện pháp thụ động như phát triển kinh tế, xây dựng phong trào chống CS. Ngược lại, giới quân đội và Mỹ muốn chống Cộng một cách chủ động. Nghĩa là đem quân vào Nam Việt Nam, xây dựng lực lượng quân sự. Tổng Thống Kennedy cũng bị ám ảnh bởi sự bành trướng của CS sau sự kiện Vịnh Con Heo nên đã mất kiên nhẫn với ông Diệm. Các tướng tá VNCH cũng vậy. 5 – Ngô Đình Diệm không muốn xây dựng dân chủ và nghe lời Mỹ – Đây là điều đã được nhắc đến rất nhiều. Ngô Đình Diệm tuy được lựa chọn làm lãnh đạo nhưng ông ta có rất nhiều quan điểm bất đồng với Mỹ về lối sống, tư duy và nền tảng chính trị. Ông Diệm không hề muốn xây dựng một thể chế dân chủ kiểu Tây Phương, ông ta cho rằng cái Việt Nam cần không phải là dân chủ vì dân trí kém, điều đó sẽ dẫn đến hỗn loạn. Nên ông ta mặc dù nhận viện trợ của Mỹ nhưng không nghe lời họ. Với lý do đó, ông ta đã bị ám sát và được thay thế bởi một người thân Mỹ hơn – Nguyễn Văn Thiệu. Đó là 5 lý do vì sao Ngô Đình Diệm bị ám sát. Đó có phải là một hành động đúng hay không? Có thể là đúng và có thể là sai? Sự ra đi của Ngô Đình Diệm có phải là nguyên nhân khiến VNCH sụp đổ hay không? Hoàn toàn không. Vì VNCH đã phát triển rất mạnh về quân sự và kinh tế sau khi ông ta bị ám sát. Trên chiến trường thì quân lực VNCH và Mỹ đã thắng áp đảo. Đến năm 1973 thì Bắc Việt đã phải ký hiệp ước Paris, vốn là một bản tuyên bố đầu hàng gián tiếp. Rất tiếc là đến năm 1975, khi Đảng Dân Chủ nắm Quốc Hội Mỹ, họ đã rút lời cam kết của Hiệp Ước Paris và không duyệt kinh phí viện trợ cho VNCH và dẫn đến sự sụp đổ của nó. Ngô Đình Diệm là anh hùng hay tội đồ? Liệu ông ta có đáng bị ám sát hay không? Ông ta có nên nghe lời Mỹ hơn hay không? Tôi xin nhường câu trả lời cho các độc giả.Ku Búa @ Cafe Ku Búa
99+ Stt Mạnh Mẽ Vươn Lên, Tôi Ơi Cố Lên Trong Tình Yêu Cuộc Sống
Cuộc sống có vô số những điều khó khăn, thử thách từ gia đình, công việc áp lực mưu sinh luôn đè nặng lên mỗi chúng ta. Có những lúc bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và muốn buông tay? Những STT mạnh mẽ mà NEU sưu tầm, tổng hợp bên dưới sẽ là những động lực giúp bạn vượt qua thời khắc khó khăn, tiếp thêm ý chí để đứng lên và trưởng thành trong cuộc sống.
STT mạnh mẽ trong tình yêu
Khi yêu sẽ có những khoảng khắc vui vẻ, hạnh phúc nhưng không thiếu cảm giác đau khổ khi chia tay, mất niềm tin khi tình yêu tan vỡ. Đừng quá chán nản, đau khổ, hãy đọc những câu nói hay về sự mạnh mẽ để có thêm niềm tin trong tình yêu.
#1. Cứ mãi đi trên con đường hoa hồng khi phải qua con đường chông gai liệu đôi chân có chùng bước không?
#2. Tình yêu như chiếc cốc thủy tinh, để nó vỡ nát còn hơn lắp ghép những mảnh vỡ chỉ càng khiến ta bị tổn thương.
#3. Trong tình yêu sống chân thật thường chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng dối trá sẽ làm thay đổi bản chất con người.
#4. Những người phụ nữ đi một mình, họ thực sự có bản lĩnh và tương lai tươi sáng.
#5. Sống mà lúc nào cũng nghĩ gặp tình yêu tốt thì quá tầm thường rồi.
#6. Muốn gặp được chân mệnh thiên tử của cuộc đời đừng quá quan tâm đến việc bản thân trở thành ai mới được đàn ông chú ý. Hãy sống là chính mình.
#7. Phụ nữ nếu gặp đàn ông tốt, họ không cần phải trưởng thành. Một người phụ nữ càng mạnh mẽ bởi vì cô ấy chưa gặp được người đàn ông tốt.
#8. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Sau thất bại là trải nghiệm và bài học đắt giá.
#9. Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó. Mạnh mẽ lên nào.
#10. Nếu số phận trao cho bạn nhiều quân bài xấu, hãy biết cách trở thành người chơi giỏi
#11. Mạnh mẽ không phải là không khóc mà là biết cách vượt qua mọi việc rắc rối.
#12. Em mạnh mẽ trong cuộc sống nhưng lại vô cùng yếu đuối trước câu nói của anh…
#13. Không để nước mắt rơi vì nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối cho ai xem? Ai hay, ai biết, ai xót, ai thương?
#14. Đôi lần đau thêm lần mạnh mẽ Càng tổn thương sẽ thấy bình thường.
#15. Tôi yêu xương rồng bởi vì nó sẽ mạnh mẽ và vượt lên dù ở đâu.
#16. Hãy là xương rồng trong sa mạc đừng như hoa bồ công anh trước gió.
#17. Cuộc sống chỉ sống một lần, đừng quá yếu đuối, lụy tình. Hãy sống mạnh mẽ và yêu bản thân mình
#18. Những khó khăn, thử thách chỉ để rèn dũa và khiến bạn càng trở nên mạnh mẽ hơn.
#19. Là phụ nữ phải mạnh mẽ và ngoan cường trong tình yêu, để bản thân sống một cuộc đời thật xứng đáng.
#20. Phụ nữ tương tự như trà túi lọc, đổ nước sôi vào mới thấy họ mạnh mẽ.
#21. Trong tình yêu đừng yêu ai quá nhiều và quá sâu sắc sẽ đau khổ tột cùng.
#22. Là người phụ nữ, cần phải “tàn nhẫn” với kẻ phụ bạc. Nếu không thể trả thù thì không nên tha thứ.
#23. Cô gái à nếu vấp ngã ở đâu đứng lên ở đó. Yếu đuối cho ai xem?
#24. Nếu không vượt qua giông bão được thì làm sao thấy cầu vồng.
#25. Khi yêu chúng ta có nhiều nỗi sợ, sợ bị phản bội, sợ thất vọng, sợ tan vỡ. Nếu yêu thì nên đừng sợ, nếu sợ thì đừng nên yêu.
#26. Bản thân mạnh mẽ là cách duy nhất để vượt qua sự đổ vỡ của tình yêu.
#27. Gặp nhau là duyên, sống bên nhau là phận. Nếu trắc trở không đến được với nhau cũng xin đừng oán hận.
#28. Em là cô gái hiện đại, yêu là phải nói, tan vỡ tự đứng lên.
#29. Khi người con gái chọn cách im lặng, họ đã dành bản án tử cho tình yêu.
#30. Nếu không mạnh mẽ, đối phương sẽ nhìn bạn thật thảm hại. Hãy sống tốt để chứng minh rằng không có hắn bạn vẫn sống ổn.
STT mạnh mẽ trong cuộc sống
Dù một mình hay cô đơn đừng bao giờ bạn cảm thấy chán nản, đánh mất hi vọng. Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác hé mở giúp chúng ta có hướng đi khác. Những stt một mình mạnh mẽ giúp bạn không cảm thấy cô đơn trong cuộc sống.
#31. Tôi thà chọn một mình còn hơn bên cạnh ai đó mà vẫn cảm thấy cô đơn.
#32. Con đường này chỉ còn mỗi em, chỉ một mình em bước đi trên con đường quen thuộc ta từng đi.
#33. Đã quá quen với việc một mình nên cũng chẳng còn cảm nhận sự cô đơn.
#34. Tự bản thân học cách kiên cường, sống một mình thật tốt, bởi buồn chỉ khiến kẻ khác hả dạ mà thôi.
#35. Qua đêm nay mọi thứ sẽ khác, con người mới, công việc mới, tôi sẽ sống khác. Chỉ đêm nay thôi.
#36. Chỉ cần bản thân thấy thoải mái thì một mình có làm sao đâu.
#37. Tôi lựa chọn cho bản thân cuộc sống mình thay vì bản thân bị lừa dối, phản bội và vô tâm.
#38. Mạnh mẽ lên tôi ơi! Tất cả những mệt mỏi, thất vọng sẽ trôi qua như một giấc chiêm bao mà thôi.
#39. Con gái đừng nên quá mạnh mẽ, đôi khi cần yếu lòng, để có một chỗ dựa mỗi khi “chán thế giới”.
#40. Tôi chọn cô đơn không vì sợ mà là muốn tịnh tâm, suy nghĩ và định hướng về bản thân mình.
#41. Hãy sống như cỏ dại, dù có bị vùi dập đi chăng nữa vẫn cố gắng vươn lên và tươi tốt.
#42. Đừng sợ thất bại, chỉ nên sợ bạn sẽ không cố gắng hết sức.
#43. Cuộc sống có bản sắc riêng khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp. Nếu khó khăn xin đừng từ bỏ.
#44. Sự quyết tâm và cố gắng đi cùng sẽ trở thành kim chỉ nan bất khả chiến bại giúp bạn trở nên cứng rắn để chống lại nghịch cảnh.
#45.Những điều tiêu cực, thử thách đều giúp con người cố gắng va vươn lên trong cuộc sống.
#46. Sống là phải mạnh mẽ vươn lên. Cho dù khó khăn cũng không được phép gục ngã.
#47. Trong cuộc sống có đau khổ, đắng cay sẽ có thành công. Hãy luôn tin như thế.
#48. Cuộc sống sẽ nhiều thứ phải su nghĩ nhưng đừng nghĩ nhiều sẽ khiến ta mệt mỏi. Cái gì bỏ được cứ bỏ qua.
#49. Khi cuộc sống quá khó khăn, đừng uất ức “tại sao là tôi”? Hãy mỉm cười “cứ thử tôi đi”.
#50. Cứ vấp ngã rồi sẽ hiểu: Cái gì cần nhặt Cái gì cần giữ Và cái gì cần vứt đi.
STT hay về con gái mạnh mẽ
Một cô gái mạnh mẽ, đầy ý chí sẽ giúp phái yếu tiếp thêm động lực hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống. Những stt cô gái mạnh mẽ khích lệ, động viên chúng ta sống tốt, có ý nghĩa trong cuộc sống.
#51. Em thích cô đơn, không cần sự dựa dẫm, không chờ đợi và không thất vọng.
#52. Trong tình yêu không ai đúng sai, còn yêu thì bên nhau hết yêu thì rời xa và cho nhau 1 lối đi riêng.
#53. Tôi thích sự cô đơn vì đó là khoảng thời gian tự do và thoải mái nhất.
#54. Em một mình vẫn rất ổn anh ơi đừng vào, đừng khiến em phiền não.
#55. Khép lại mọi thứ, chôn chặt vào con tim , không luyến tiếc những thứ không thuộc về mình.
#56. Ông trời không dồn ai vào đường cùng, cuộc sống luôn có nhiều cách cửa , cánh cửa này khép lại hãy mở toang cánh cửa khác.
#57. Cái giá của sự mạnh mẽ, độc lập chắc chắn sẽ cô đơn.
#58. Tình yêu vốn đơn giản, chỉ cần yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, chỉ đơn giản nhưng tôi sẽ là công chúa hạnh phúc mỗi ngày.
#59. Đừng chờ đợi hoàng tử sẽ đến, đứng dậy và đi tìm. Chàng hoàng tử của bạn chắc hẳn đã lạc đường.
#60. Em đủ mạnh mẽ đi qua bão giông cuộc đời. Anh đừng bận tâm hãy tự lo cho mình.
#61. Con gái thường tỏ ra mạnh mẽ nhưng thực chất là người cô đơn. Yêu thật và đôi khi lụy tình
#62. Người phụ nữ tự bước đi một mình sẽ nhận được thành công vượt mọi sự mong đợi.
#63. Cuộc sống luôn tạo áp lực bằng những điều không nằm trong tầm kiểm soát. Bạn không thể chọn chỉ có cách vượt qua chúng.
#64. Hãy đủ mạnh mẽ để tự đứng trên đôi chân và khôn ngoan cầu cứu khi cần giúp đỡ.
#65. Người phụ nữ cần biết cách tàn nhẫn với kẻ phụ bạc, không cần khoan dung và đừng nên tha thứ.
#66. Đừng nên phụ thuôc quá nhiều vào người khác sẽ không thể nào mạnh mẽ lên được.
#67. Người con gái thành công khi họ xây bức tường vững chắc từ chính những viên gạch đã ném vào mình.
#67. Người nào thay đổi cuộc sống của chính bạn, hãy tự nhìn thẳng vào gương.
#68. Tôi không phải chứng minh cho ai điều gì, tôi chỉ nghe theo bản thân mình. Vì tôi là người làm chủ thế giới của mình.
#69. Hãy luôn là cô gái có đầu óc, một người phụ nữ có chính kiến và một quý bà đẳng cấp.
#70. Chúng ta chưa già và dám đương đầu với định mệnh. Phải cứng rắn, tiến tới và nỗ lực để đạt mục tiêu.
STT con trai mạnh mẽ
Trước những căng thẳng, áp lực của cuộc sống ai mà chẳng có lúc buồn và mệt mỏi. Con trai, đàn ông cũng vậy lắm lúc muốn bỏ cuộc vì nỗi lo cơm áo gạo tiền, sự nghiệp. Hãy nghe những tus con trai mạnh mẽ để lấy lại tinh thần.
#71. Bước qua những đau thương, em học cách cứng cỏi hơn bao giờ hết.
#72. Chúng ta sẽ biết cách trưởng thành nhờ những lần xuôi ngược chiều gió!
#73. Mỗi khi muốn từ bỏ một điều tâm huyết hãy nghĩ đến lý do bắt đầu.
#74. Khó khăn không mãi mãi, chỉ có con người mạnh mẽ sẽ trường tồn.
#75. Sau bao khó khăn trong cuộc sống va tình yêu tôi tự biết cách yêu chính mình hơn yêu người khác.
#76. Vấp ngã ở đâu đứng dậy ở đó, mãi nằm một chỗ chỉ bị người khác dẫm đạp lên.
#77. Sống là luôn biết cách tự động viên bản thân mạnh mẽ vươn lên, dù bị tổn thương cũng không được phép từ bỏ.
#78. Sống phải biết cách tự chấp nhận và đối mặt thử thách, học cách sống và đương đầu với moi việc khó khăn.
#79. Cuộc sống này tương tự như đi bằng xe đạp, nếu có té ngã phải đứng dậy đi tiếp.
#80. Qua cơn mưa trời lại sáng, mạnh mẽ lên rồi mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.
#81. Là đàn ông nên dù áp lực vẫn phải mạnh mẽ, sáng suốt. Chỉ có vượt qua thử thách mới giúp con người trưởng thành và được tôn trọng.
#82. Nếu gặp người phụ nữ của cuộc đời,cần phải giành giật. Cái tuổi phát triển sự nghiệp nhưng đừng từ bỏ người phụ nữ mà mình yêu thương.
#83. Đàn ông không được khóc vì tình yêu. Tình yêu chỉ là gia vị chua, ngọt trong cuộc sống mà thôi.
#84.Bản lĩnh là thước đo sự thành công của một thằng con trai. Trải qua khó khăn đó là động lực có gắng không ngừng nghỉ.
#85. Là đàn ông luôn đối diện với hai chữ “trọng trách”. Đối diện cơm áo gạo tiền vì vậy cần học cách gánh vác trách nhiệm gia đình và cả xã hội.
#86. Trong xã hội đầy tăm tối này, không ai đáng tin trừ gia đình.
#87. Đàn ông không được khóc? Đôi khi cũng là thước đo cho sự mạnh mẽ.
#88. Đàn ông căng thẳng áp lực ai cũng có, nhưng đối điện sự thật và vượt qua không phải ai cũng dám làm.
#89. Khuyết điểm lớn nhất đàn ông là mong muốn che chở, và người phụ nữ khôn khéo sẽ làm bản thân trở nên yếu đuối.
#90. Một người đàn ông thu hút không chỉ câu “Anh yêu em” mà là lúc anh ấy sống có mục tiêu, bất chấp để thành công.
#91. Đàn ông phải như thép, đàn ông mà mềm yếu là đàn ông không đáng giá một xu
#92. Đàn ông phải có mục tiêu và bất chấp hậu quả, nguy hiểm và áp lực để vươn đến thành công.
#93. Dù bị ngã 6 lần, đến lần thứ 7 người đàn ông vẫn đứng dậy được.
#94. Một người đàn ông vô tâm thì cả đời này sẽ vô trách nhiệm.
#95. Không có người con gái nào có thể giúp người đàn ông khi họ muộn phiền.
#96. Đối với đàn ông cần phải được công nhận “đã trưởng thành” là thành công đầu tiên trước những thành công khác.
#97. Thất bại to lớn của người đàn ông là để cho người khác nhìn thấy bản thân tệ tại khi thất bại.
#98. Là con trai đừng nên quá mềm yếu, chỉ có sự mạnh mẽ mới đủ sức giúp bạn vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống.
#99. Đàn ông nhu nhược cả đời không làm nên sự nghiệp.
Cuộc sống luôn khó khăn, trắc trở và nhiều thử thách,nếu bạn không kiên định, mạnh mẽ chắc chắn sẽ bị gục ngã và không thể đứng dậy. Cuộc đời là hành trình chứ không phải đích đến, hy vọng những stt mạnh mẽ sẽ là sự động viên cần thiết giúp mỗi chúng ta vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống, tình yêu.
Bạn đang xem bài viết Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!