Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Tình Yêu Và Lý Trí mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hay ghê, không đơn giản như những gì mình đọc mình nghe mình thấy, nó rất là … 22/03/2008
22/03/2008 khongcancoban )
Tình yêu đôi khi không nên đồng hành cùng lí trí, bởi sự mù quáng có thể giúp chúng ta thức tỉnh. Và tình yêu nên đồng hành chân thành bởi sự chân thành luôn biến sự mù quáng trở thành con đường sáng dẫn dắt tình yêu rơì khỏi những nỗi ở cũng như tình yêu đến bên cạnh bông hồng chạm gai hồng, nhưng rồi sẽ đến cánh hồng mịn màng, thơm ngọt ngào, để sự mù quáng không phải là sai trái, không phài là vô dụng. 23/03/2008
23/03/2008 nhóx ngốc )
Mình thấy hay quá. 25/03/2008
25/03/2008 thuydaohn )
Người phương Đông thường có quan niệm về sự vuông tròn, họ thích mọi thứ phải có đôi có lứa.Họ ăn bằng đũa (có hai chiếc) chứ không ăn bằng rĩa (có một chiếc) như người phương Tây…Vậy nên mọi hiện tượng tâm lý trong con người không bao giờ là đơn nhất, có vui thì sẽ có buồn, có giận sẽ có thương, còn nàng tình yêu luôn có chàng lý chí đi bên cạnh. Tất nhiên,khi yêu người ta rất cần sự nồng nàn, sự tin tưởng chân thành-tức là cần sự mù quáng để được say đắm nhau hơn. Nhưng t/y ko hoàn toàn là những bông hồng thơm, nó còn là bông hồng gai. Khi ấy chàng lý chí sẽ giúp những chiếc gai kia không phải là chiếc gai của sự đau đớn mà sẽ là chiếc gai của sự gắn kết. Vậy nên đừng bao giờ chia lìa nàng tình yêu và chàng ý chí. Hay nói cách khác: Yêu cùng cần phải tỉnh để được yêu nhau nhiều hơn và lâu hơn. 26/03/2008
26/03/2008 imissyounow )
Tôi phải nói bài viết này quá quá là hay mang nhiều ý nghĩa. Rất cảm ơn 27/03/2008
27/03/2008 abcde931 )
Câu chuyện rất lạ, và cũng rất hay. Nó đại loại như sự tích tại sao chúng ta gọi tình yêu là mù quáng. Và tôi cũng cám ơn bạn về câu chuyện. 28/03/2008
28/03/2008 houston )
Hay ghê! câu chuyện đã lý giải được tình yêu một cách hết sức đơn giản! 30/03/2008
30/03/2008 Quynh Anh )
Mình không thể hiểu nổi tại sao minh luôn bị phát hiện khi thích 1 ai đó no bây giờ thì mình đã biết được rồi. 🙂 31/03/2008
31/03/2008 lê thị thu thuỷ )
Tình yêu là luôn đi đôi với mù quáng, vì mù quáng nên con người ta hay bất chấp mọi thứ để yêu và được yêu.
Lý trí xuất hiện như 1 sự cứu rỗi cho tình yêu. Lý trí hướng con người ta yêu theo 1 hướng khác. Vẫn tình yêu đó, nhưng khi có lý trí thì tình yêu lúc này sẽ trở nên cao thượng hơn, hạnh ohúc hơn,và con người ta cũng yêu mãnh liệt hơn, biết hy sinh nhiều hơn, vị tha hơn cho dù bên cạnh tình yêu luôn có ganh tỵ, tham lam, hay rất nhiều gai… 04/04/2008
04/04/2008 Hỷ Thanh )
Tôi không biết phải nói sao nữa, phải nói là bài này quá hay. Không gây sự nhàm chán như những bài đọc khác, nó luôn hấp dẫn ở bất cứ dòng nào. Càng đọc tôi càng bị lôi cuốn hơn, mong là sẽ có nhiều bài khác hay như thế được đăng lên! 06/04/2008
06/04/2008 Thao Ngan )
Tôi luôn dặn bản thân lý trí fải sáng suốt để tình cảm đi đúng hướng, nhưng dường như lý trí wá mạnh đã kiềm nén tình cảm của tôi wá rồi! Không biết có nên giảm bớt lý trí không?! Chỉ e khi đó tình yêu lại hóa mù quáng! 07/04/2008
07/04/2008 suy ngẫm )
Các bạn biết không khi mình yêu mình cũng hay vậy lắm. Những lúc mình mù quáng ghen tuông, thực ra đâu đến nỗi vậy . Nhưng mình đã làm cho cô ấy khóc. Mình mong muốn sự mù quáng của mình sẽ là vô hại làm say đắm tình yêu hai đứa . Mình yêu cô ấy rất nhiều. 09/04/2008
09/04/2008 Chu Văn Tiến )
Hay, tôi cảm thấy câu chuyện này không đơn giản chỉ là một câu chuyện đọc xong rồi lãng quên đi mà đọc nó để ta hiểu thêm về bản thân, về cuộc sống này …Cảm ơn. 13/04/2008
13/04/2008 SỬ THẮNG )
Tôi thấy thật sự rất hay các bạn ạ. Giờ tôi đã hiểu vì sao con người coi trọng tình yêu và lí trí đến vậy.
Bài viết rất có ý nghĩa, làm tôi cảm thấy như mình trở thành 1 trong các nhân vật…… có thể tôi chính là tình yêu…bởi vì tôi đang mù quáng.^^!! 24/04/2008
24/04/2008 lostmoony )
Lý trí tìm kiếm nhưng chính trái tim mới quyết định tình yêu, không phải lúc nào lí trí cũng dẫn đường cho tình yêu vì có những lúc tình yêu được nhìn bằng trái tim và trái tim đôi khi lại không chỉ có tình yêu! 27/04/2008
27/04/2008 pham thi minh phuong )
Trong tình yêu ta cần cân bằng giữa lí trí và cảm tính. Lí trí như lấp nhưng khoảng trông do tình yêu mang lại nó giúp tình yêu trở nên bền vững hơn nhưng nó cũng sẽ phá vỡ tình yêu nếu ta quá thiên về nó. 09/05/2008
09/05/2008 MecBen )
Mình thấy rất hay nhưng mình lại có cảm giác thấy buồn, các bạn ơi! thế mới là tình yêu phải không các bạn! 11/05/2008
11/05/2008 nguyen hoa )
Mọi người đứng nói tình yêu là mù quáng chứ. Mù quáng là xấu là không tốt, mọi thứ xấu, không tốt trên trái đất không thể tồn tại được lâu – còn tình yêu thì mãi mãi không bao giờ mất đi trong cuộc sống loài người ah. Chỉ có những sai lầm xung quanh t.y chứ t.y không sai lầm. Bạn hờn ghen, bạn hành động sai lầm, bạn gây tội ác, bạn thất bại trong t.y, bạn đam mê, quên tất cả thậm chí hy sinh bản thân mình… tất cả đều không phải lỗi của t.y đâu. Thử nghĩ lại mà xem, hành động của bạn sai lầm vì bạn không làm chủ được mình, bạn thất bại trong tình yêu vì trước hết bạn là người không đáng yêu, bạn phải hy sinh tất cả vì bạn kém cỏi không tìm ra cách nào khác… tại bạn chứ không phải tại t.y của bạn. Lý trí luôn song hành cùng t.y vì t.y là hiện tại còn lí trí là cả quá khứ, là hiện tại, là tương lai. Lí trí giúp ta có những hành động, cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề của t.y được tốt đẹp và hướng đến tương lai. Lí trí là t.y luôn sonh hành vì đơn giản nó là dòng chảy của cuộc sống hiện tại và tương lai. Vậy tại sao ta không yêu theo lí trí và hành động theo con tim nhỉ. Sẽ không còn sai lầm, không còn mù quáng, hiện tại suôn sẻ và tương lai không có đau buồn. mạn nghĩ! 26/05/2008
26/05/2008 huy_vlc )
Tình yêu và lý trí luôn luôn song hành cùng nhau . 06/06/2008
06/06/2008 Honey )
Tui thấy bài viết hay nhưng nói như bài viết thì chưa đúng. Nếu nói tình yêu đi cùng lý trí thi làm gì còn chỗ cho mù quáng?! Nếu đã yêu và yêu thật bằng cả trái tim thì làm gì còn lý trí! Đó mới là tình yêu đẹp! ^^! 11/06/2008
11/06/2008 Minh Thư )
Nếu lí trý cố vượt qua những chiếc gai nhọn của hoa hồng để tìm tình yêu thì cuộc sống sẽ có những điều không mù quáng đâu! 23/06/2008
23/06/2008 otxinh263 )
Lí trí luôn cần thiết để tình yêu đi đến đỉnh điểm tốt đẹp của nó. Vì thế muốn thành công trong tình yêu cần sáng suốt để tránh Yêu một cách mù wán dẫn đến những nổi đau ko cần thiết. 24/06/2008
24/06/2008 thanh tâm )
Trong tình yêu cần có lý trí để tránh yêu 1 cách mù quáng. 24/06/2008
24/06/2008 mỹ dung )
Mình từng nghe 1 ng mà mình iu thương và iu thương minh (ngày xưa thui) kể cho mình. Mình đã châm chú nghe và nhìn thật kỹ vào khuôn mặt xinh xắn ấy 1 cách điên cuồng và nồng nàng dịu ngọt như câu chuyện. Ngày nay dù không còn nữa nhưng mình chỉ mún nói “củm ơn THIÊN THẦN nhe”, dù seo chúng ta hãy làm bạn thật tốt xem chuyện xưa là quá khứ zậy. Cảm ơn cậu cho mình bít tại sao tình iu lại có nhìu cảm xúc như zậy.^^ 26/06/2008
26/06/2008 ruby_sunmoon )
Lý trí còn mù quáng vậy thì tình yêu sao có thể lấy làm nơi…. một điều hết sức phi lý… 29/06/2008
29/06/2008 voianh_em_ladu )
Bài này đã nói rất đúng, giúp ta nhìn rõ hơn! 20/07/2008
20/07/2008 tieu vuong thuy bich nhung )
Đúng là tình yêu mãi mãi ta không sao lý giải được nó: Ý TRỜI 27/07/2008
27/07/2008 Hoang Duyen )
Một bài viết hay và thú vị. 03/08/2008
03/08/2008 ke tui )
Bài viết nói rất đúng về tình yêu. Khi yêu một ai đó bạn hãy giữ đừng để mù quáng vây kín mất lý trí của mình. 03/08/2008
03/08/2008 baby si tình )
Tình yêu và lý trí sự kết hợp làm cho người ta phài suy nghĩ hay thật. Câu chuyện rất tuyệt. 05/08/2008
05/08/2008 người cô đơn )
“Tình yêu là mù quáng, và luôn đồng hành với lý trý” tôi sẽ luôn nhớ đến câu nói này. nhắc nhở những ai đang yêu và đã yêu đừng nên mù quáng và hãy giữ trong tim mình ngọn lửa lý trý. Ngọn lửa ấy sẽ soi đường cho tình yêu của con người. Bạn có nghĩ như tôi không ? 29/08/2008
29/08/2008 huong thao )
Tôi đọc mãi mà không thấy ai nói điều này: chính Lí Trí đã làm Tình Yêu tổn thương, máu chảy ra từ đôi mắt. Trong tình yêu, nếu bạn quá lí trí sẽ làm tổn thương chính mình và người ấy. Không có Lí Trí xen vào, tình yêu có thể bị đau đớn nhưng lại tận hưởng được hương vị ngọt thơm, quyến rũ. Hãy để trái tim nói lời tự nhiên nhất của tâm hồn. Và hãy để Lí Trí góp phần những khi cần thiết mà thôi. 10/09/2008
10/09/2008 Như Khuê )
Wow! quá tuyệt vời, thật là cảm động quá đi! 14/09/2008
14/09/2008 nguyen phuong vy )
Hay lắm bạn à, mình cũng đang đi trên con đường mà lý trí đang đi, mình sẽ cố vượt lên để tránh xa lỗi lầm của chính mình. Tình yêu ko có lỗi, mà chính chúng ta sai lầm vì đã nhắm mắt lại để suy nghĩ viễn vông. Thx so much. 17/09/2008
17/09/2008 Lương Anh Sơn )
Chúng ta thường yêu mù quáng cho đến khi trái tim ta bị tổn thương thì lí trí xuất hiện. Hãy dùng lí trí để yêu một cách sáng suốt. 18/09/2008
18/09/2008 Madam Chocolate )
Đối với tôi thì tình yêu là một thứ gì đó thật thiêng liêng và thuần túy, con người ta có thể sống vì yêu và chết vì yêu. Lý trí và tình yêu cũng giống như tay trái và tay phải của bàn tay vậy, hãy để cho lý trí dẫn đường cho tình yêu và bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự. 19/09/2008
19/09/2008 tay thi )
Thật hay ! mình rất cám ơn bạn đã cho mình một câu chuyện thật hay và thật đẹp. Để mình thấy cuộc sống thật có ý nghĩa. 23/09/2008
23/09/2008 gấu misa )
Tình là chi mà thế giới phải khổ đau? Có nhiều ngưới yêu rât yêu, có những nguòi đau ko thể yêu…………..sao thế? 30/09/2008
30/09/2008 phale )
Theo các bạn thì tình yêu và lý trí cái gì sẽ thắng tai sao khi yêu nhau con người lại phải đau khổ như thế,mình thưc sử không biết tai sao,min dang yêu va cảm thây đau khổ lăm neu thời gian quay trở lại minh sẽ không yêu dâu vi lý trý của minh không thăng đươc tình yêu các bạn à! 04/10/2008
04/10/2008 lien lien )
Nếu để lý trí dẫn đường thì đó đã không còn là tình yêu . Đôi khi hãy để con tim mách bảo bạn nên làm gì ! 28/10/2008
28/10/2008 Mỹ Văn )
Mình thấy cũng hay nhưng mà hơi ghê. Không phải tình yêu nào cũng tìm mùi thơm trong bụi hoa hồng gai và không phải tình yêu nào cũng là mù quáng, mà đôi khi nó lại là lòng trung thành. 29/10/2008
29/10/2008 My Hanh )
Trong tình yêu, nếu không có sự hiện diện của lý trí thì cuộc tình đẹp biết mấy. Tiếc thay tình yêu của tôi lúc nào cũng phải đấu tranh với lý trí. Đôi lúc tình yêu của tôi đã quật ngã lý trí, đó là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời tôi. Rồi tôi phải quay lại sống cuộc đời thường vô cùng đau khổ mỗi khi lý trí đã chiến thắng tình yêu. Tôi rất mong những bạn trẻ hãy sáng suốt và tỉnh táo trong tình yêu và lý trí để chọn một trong hai, đừng để như tôi phải dằn vặt khi hai chữ tình yêu thổn thức trong tôi. 03/11/2008
03/11/2008 ROSE C4 )
Giờ thì tui đã hiểu tại sao người ta nói tình yêu và lí trí rồi. 04/11/2008
04/11/2008 Kappa )
Khi yêu người ta thường rất đau khổ khi phải đưa ra một quyết đinh. Nếu bạn đang yêu hãy đoc câu chuyện này. Tất nhiên là đọc thật kĩ, và hãy suy nghĩ. Nó rất hay và sâu sắc, tôi tin là bạn sẽ co một tình yêu đẹp. Chúc tất cả những ai đã, đang, và sẽ yêu sẽ có được một tình yêu tuyệt vời. Thân ái! 11/11/2008
11/11/2008 thanh hà )
Mình chẳng biết nói gì cả nhưng khi minh đọc xong bài viết này mình đã suy nghĩ nhiều suy nghĩ về bản thân về mọi vấn đề xung quanh…Mình cảm thấy bài viết quá tuyệt vời và đầy ý nghĩa… 11/11/2008
11/11/2008 DU CHU )
Cám ơn bài viết rất hay! 14/11/2008
14/11/2008 jindo )
Khi yêu mà đọc cái này thì tuyệt, sẽ giúp ta hiểu được về bản chất tình yêu. Nhưng mà khi yêu người ta sẽ rất mù quáng, không biết đâu và đâu, dễ đưa ra một quyết định đúng đắn. Ví dụ như tôi, tôi không biết phải làm sao khi phải đưa ra quyết định là tôi có nên yêu anh không! 15/11/2008
15/11/2008 Thuy` Trinh )
Bài này không phải là hay mà là quá hay đấy!!! cám ơn nhìêu!!! 21/11/2008
21/11/2008 echip_vip )
Mình thấy rất hay, giờ thì mình hiểu thế nào là lí trí rồi! 22/11/2008
22/11/2008 Tuấn Ánh )
Tình yêu và lý trí hãy đồng hành tốt với nhau. Tình yêu chỉ có thể đi cùng lý trí mà thôi. Tình yêu thì dễ mù quáng nhưng giờ đã có lý trí bên mình. Nhưng hãy để con tim mình mách bảo. Bài viết thật hay! 22/11/2008
22/11/2008 Hông Loan )
Em chưa bao giờ yêu ai, nhưng có lẽ tình yêu có thể làm cho con người mất đi lí trí được không nhỉ! 29/11/2008
29/11/2008 chi )
Mình nghĩ là lý trí không thể dẫn đường cho tình yêu được. Một tình yêu mà bằng lý trí thì sẽ không có gì là lãng mạn và lý thú cả. 01/12/2008
01/12/2008 tiến dũng )
Nó không chỉ la tình yêu mà còn thứ khác nữa .hi hi 02/12/2008
02/12/2008 Dai Hoang )
À, chuyện này tớ cũng đọc vài lần. Cũng khá chính xác đấy. 21/12/2008
21/12/2008 phituan09092008 )
Câu chuyện hay nhưng tui vẫn không thể quyết định được là nên theo con tim hay lý trí. Con tim hay lí trí, một câu hỏi mà tôi chẳng baoh có được câu trả lời thỏa mãn. 29/12/2008
29/12/2008 ot_xinh )
Đừng vội vàng trao trái tim của mình cho một ai đó, đừng vội tin vào những lời người ta nói bởi có thể bạn chỉ nhận được đắng cay. 30/12/2008
30/12/2008 thiện )
Đôi khi vì lí trí mà chính ta đã phủ nhận những gì con tim mình cảm nhận. Đó thực sự là một điều đau đớn, vì khi biết rõ tình cảm ấy sẽ chỉ mang lại rắc rối nhưng thật sự đã là tình cảm quá sâu. Muốn giữ lấy tình cảm ấy nhưng người bạn lí trí dường như ngăn cản. Tình yêu cần lí trí khi hai người đã yêu nhau, còn nếu bạn cứ dùng lí trí để phủ nhận tình yêu trong trái tim mình thì bạn sẽ thật sự đau khổ và đó không phải là yêu. 04/01/2009
04/01/2009 hichic )
Cảm động quá, mình đã rơi nước mắt vì đọc xong mình thấy được chính lòng mình. 14/01/2009
14/01/2009 Nhung )
Có lúc lý trí không thể kiểm soát được tình yêu, vì dù sao tình yêu cũng phải có tự do của mình, nó không thể đứng yên mà chờ lý trí dẫn dắt nó, nó lồng lộn và sẽ rẽ hướng nếu như nó cảm giác được 1 bụi hoa hồn nào đó đã gần bên.. 03/02/2009
03/02/2009 Ren )
Đúng vậy, trong tình yêu phải đi đôi với ý chí, nếu chúng ta đánh mất một trong hai thứ đó liệu cuộc sống có được tốt đẹp không? Tôi nghĩ là không, vậy tôi và các bạn không nên đánh mất 2 điều này, phải không các bạn! 08/02/2009
08/02/2009 Mai tiep )
Đúng là tình yêu lúc nào cũng mù quáng nhưng lí trí có lúc lại không giư nổi đươc tình yêu bởi vì tình yêu cứ đi theo con đương mà nó thấy đúng đôi lúc cũng không theo lí trí. 18/03/2009
18/03/2009 nguyen thi nuong )
Bài viết thật sự ý nghĩa, tình yêu và lý trí bao giờ cũng song hành với nhau nhưng với tôi chúng luôn luôn bất hòa với nhau. Tôi yêu, con tim tôi muốn nói từ yêu song lý trí của tôi lại bắt ép trái tim im lặng. Và dường như thi lý trí đã thắng. 23/03/2009
23/03/2009 phuong )
6 Câu Triết Lý Ẩn Chứa Trí Tuệ Của Lão Tử
Lão Tử
6 câu thành ngữ trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử vô cùng hữu ích cho hậu nhân:
1. Phú tại tri túc: Giàu ở biết đủ
Ăn bất quá chỉ cầu ăn no, ở bất quá chỉ cầu được an. Vinh nhục ở cõi hồng trần này đều bất quá chỉ là tham dục của tâm con người. Người có tâm biết đủ thì sẽ không truy cầu những gì quá phận, cầu những thứ không thuộc về mình, vì vậy họ không tự tìm đến phiền não. Một vị triết nhân từng nói: ” Con người sở dĩ thống khổ không phải bởi vì mình có được quá ít mà là muốn có được quá nhiều.”
Chính bởi vì dục vọng quá nhiều, kết quả tạo thành trong tâm luôn thấy bần cùng. Người tham lam dù giàu cũng nghèo, người biết đủ mặc dù nghèo cũng giàu có sung túc.
2. Vật cực tất phản
Triết học của Lão Tử chú trọng tính biện chứng để đối đãi sự vật. Ông cho rằng phúc có thể là họa, họa cũng có thể là phúc. “Vật cực tất phản”, ý nói một vật hoặc một sự việc khi đi đến điểm cực độ trong giới hạn thì sẽ phản đảo lại.
Đạo lý của “vật cực tất phản” chính là điều gì cũng nên có chừng mực, đừng quá cưỡng cầu. Nếu không làm được như vậy sẽ khiến sự tình phát triển theo chiều ngược lại. Phàm là việc gì cũng phải lưu lại một phần, nói không thể nói tận, sự tình không thể làm đến đoạn tuyệt. Cũng chính là điều cổ nhân nói: ” Lùi một bước suy nghĩ, tất có dư niềm vui “.
“Vật cực tất phản” cũng có ý khuyên bảo con người ở vào lúc vô vọng, thì càng là có thể hy vọng đang ở ngay trước mắt. Thân ở vào nghịch cảnh, chính là cơ hội tốt để tôi luyện bản thân mình.
3. Thận chung như thủy: Cẩn thận lúc cuối như lúc đầu
Lão Tử nói: ” Thận chung như thủy, tắc vô bại sự ” tức là thận trọng lúc đầu như lúc cuối thì việc sẽ không bị hư. Ông cho rằng đối với bất kể sự tình gì, trước sau đều phải thận trọng, phải thủy chung bảo trì sự nhiệt tâm đối với làm việc, làm được đến nơi đến chốn.
Trong xã hội náo nhiệt ngày nay, vô luận là nảy sinh sự tình gì, chúng ta trước sau đều phải khiêm tốn như cây đào cây mận: ” Đào lí bất ngôn, hạ tự thành hề” (Đào mận không tự khoe mình nhưng nhiều người đến hái mà thành đường nhỏ dưới gốc cây) và thận trọng như giẫm trên lớp băng mỏng, như đi bên mép vực sâu (” Như lí bạc băng, như lâm thâm uyên “), kiên trì trước sau như một, không quên cái tâm thuở ban đầu.
4. Phúc họa tương y: Phúc họa nương tựa vào nhau
” Phúc họa tương y ” là câu nói nổi danh nhất của Lão Tử, vừa súc tích ngắn gọn lại lột tả hết bản chất mối quan hệ của phúc và họa.
Ẩn chứa sau lưng bất kể sự phồn thịnh nào cũng đều là nguy cơ, mà bản thân nguy cơ cũng lại chứa đựng hy vọng giải thoát khỏi khốn cảnh. Khi gặp họa, cần phải bình tĩnh đối đãi, thuận theo tự nhiên, khi hạnh phúc tới phải thản nhiên không hoan hỷ quá.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh không được như ý, gặp phải thất bại và bất lợi cần phải từ trong mối nguy ấy mà tìm được biện pháp giải quyết, không nên ở trong khó khăn mà đánh mất động lực.
5. Tự tri chi minh: Tự mình biết mình
Lão Tử cho rằng một người nghiêm khắc phân tích mình thường thường là người tự hiểu mình. Thế nhưng, phân tích người thì dễ nhưng phân tích bản thân mình lại là việc rất khó, cho nên mới có câu: ” Con người quý ở tự biết mình “.
Ở Hy Lạp cổ, trên cửa chính của một ngôi đền có khắc một câu châm ngôn: ” Nhận thức chính mình ” (tạm dịch). Người Hy Lạp cổ tôn sùng đó là câu nói mà Thần căn dặn con người, là biểu tượng cao nhất của trí tuệ. Có thể nói, tự biết mình là một việc vô cùng quan trọng. Chỉ có chân chính hiểu biết ưu điểm và khuyết điểm của mình mới có thể phát huy được sở trường và tránh được sở đoản của mình.
6. Thiên lý chi hành thủy vu túc hạ: Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân
Lão Tử đã dùng rất nhiều ví dụ để nói lên rằng sự vật luôn phát triển từ nhỏ đến lớn. Ông nói: ” Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ; thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ “. Nghĩa là, cây to dùng hai tay mới ôm hết là từ cây non nhỏ bé sinh trưởng thành, đình cao chín tầng là được xây từ một mô đất mà thành, hành trình hàng ngàn dặm xa như vậy cũng là được bắt đầu từ bước thứ nhất.
Thời cổ đại có rất nhiều bậc học giả có học vấn uyên bác và tài hoa xuất chúng. Đây không phải là thành quả của một sớm một chiều, cũng không phải tài năng thiên phú mà thực tế, họ đã phải ngồi rách đệm cói hay mài mực thủng nghiên sắt, thì mới có thể học thành tài.
Bởi vậy, ” Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ ” thể hiện ý chí của một người lập chí lập nghiệp, cần phải nhìn xa trông rộng, bắt đầu từ làm việc nhỏ, vừa không thể suy nghĩ viển vông, lại càng không thể chỉ nói lời khoác lác mà chỉ có không ngại gian khó, từng bước từng bước một thực hiện thì mới có thể hoàn thành được mơ ước của mình.
An Hòa
Lời Phật Dạy Về Yêu Thương: Tình Yêu Gắn Liền Với Trí Tuệ
Lời Phật dạy về yêu thương tuy giản đơn mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, thiết thực, nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người…
Câu chuyện nhỏ về tình yêu
Ở vùng California – Mỹ, có một chàng thanh niên nổi tiếng đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng. Vì sự nổi bật của mình, anh có rất nhiều vệ tinh vây quanh. Bởi sống cùng mẹ nên mọi mối quan hệ của anh với các cô gái đều được mẹ biết. Trong số những cô gái ấy, có một cô gái vẻ ngoài rất bình thường, nếu không muốn nói là mờ nhạt. Cô tuy không có ngoại hình xuất sắc hay sức học ưu tú, nhưng lại được chàng trai đặc biệt chú ý.
Người mẹ ngạc nhiên hỏi con trai: “Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật”?
“Con yêu cô ấy, đơn giản vì cô ấy hiểu con.” – Chàng trai trả lời.
Tuy theo đuổi ngành công nghệ nhưng chàng trai lại có tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm. Chàng đam mê văn chương và đặc biệt thích làm thơ. Mỗi lần nghe thơ của chàng, cô gái ấy đều rất chăm chú và đưa ra những bình phẩm tinh tế. Còn những cô gái xinh đẹp kia thì tuyệt nhiên không hề quan tâm.
Như vây, chàng trai đã chọn người yêu bằng sự rung cảm, đồng điệu từ hai trái tim chứ không vì vẻ đẹp bề ngoài.
Đó là một trong những câu chuyện nhỏ điển hình minh chứng cho lời Phật dạy về tình yêu thương. Triết lí ẩn chứa trong đó tuy giản dị nhưng đáng để mỗi người suy ngẫm.
Tâm hồn: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử (Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)
Lời Phật dạy về yêu thương: Biết thấu hiểu và đồng cảm
Cuộc sống không bằng phẳng như ta nghĩ, con người cũng “nhân vô thập toàn”. Mỗi người đều những nỗi khổ tâm riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Cần lắng nghe tâm sự từ đáy lòng họ. Cần phải biết đặt mình vào vị trí của đối phương, cố gắng hiểu xem họ cảm thấy thế nào. Nếu không, thứ tình yêu gò ép sẽ chỉ khiến họ thêm ngột ngạt, khổ đau.
Giữa hơn 7 tỉ người trên trái đất, gặp được người quan tâm, đồng cảm và yêu thương mình là một may mắn lớn của cuộc đời.
Lời Phật dạy về yêu thương: Tình yêu lớn lên từ sự thấu hiểu
Con người là thế. Có thấu hiểu và đồng cảm cho mọi khuyết điểm của nhau thì mới có thể bên nhau trọn đời. Thấu hiểu là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Một người đàn ông hay phụ nữ dù có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình, cuộc sống hôn nhân sẽ không hạnh phúc.
Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận nếu không muốn lãnh án tù chung thân cho cuộc đời mình. Bởi thế, hãy sáng suốt ở bên người hiểu và thương mình .
Bốn yếu tố của tình yêu theo giáo lý nhà Phật: Từ – bi – hỉ – xả
Lời Phật dạy về tình yêu vô cùng giản đơn mà sâu sắc. Theo lời của Người, tình yêu cần hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không đơn giản chỉ là hưởng thụ, yêu thương còn là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực.
Phật răn dạy người ta rằng, yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau mà khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc mỗi ngày.
Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu. Qua đó giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, gặt hái thêm nhiều hạnh phúc.
“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình. Khó khăn của người ta là của mình. Khổ đau của người ta là của mình.
Khi đã xác định đến với tình yêu và hôn nhân, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa. Hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau và vun đắp niềm hạnh phúc.
Mấu chốt tạo nên sự vững bền và gắn kết lâu dài, không gì hơn là sự thấu hiểu, san sẻ và bao dung. Đó cũng chính là ý nghĩa kết tinh trong lời răn dạy của Phật về yêu thương.
Triết Lý Yêu Trong Thơ Tình Xuân Diệu
(Tổ Quốc)- Nhà thơ Xuân Diệu đã có một định nghĩa rất thú vị và độc đáo về thơ và tình yêu: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân” (1). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, với hơn 450 bài thơ tình để lại, Xuân Diệu đã minh chứng một điều: Tình yêu không thể thiếu thơ và thơ không thể thiếu tình yêu. Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất… “. Và Thiêng liêng quá những chiều không dám nói…Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau” (Xuân đầu). Chính niềm tin vào tình yêu với tất cả sự “ngoan đạo” của một “con chiên” có trái tim yêu đến cuồng si, nồng nàn là cội nguồn khiến thơ tình Xuân Diệu mang đậm sắc màu triết lý đặc biệt: Triết lý yêu Triết lý yêu là một trong những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc nhất của thơ tình Xuân Diệu.
Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc : Lãng mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê, lỗi lầm… như một nhận thức t ất yếu về đời sống , thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào ? (Bài ca tuổi nhỏ) . yêu là nguồn sống
Quả thật, cuộc sống đúng như thi sĩ quan niệm: ” Đời không ân ái đời vô v Kiếp sống không yêu kiếp sống thừa “. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại đơn điệu, vô nghĩa, nhạt nhẽo . Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra vốn là để sống và yêu nói như Gớt: “chúng ta sinh ra trong tình yêu, lớn lên trong tình yêu và chết đi trong tình yêu”. Tình yêu cho con người được trải nghiệm những cảm xúc Người nhất: buồn, vui, thương, nhớ, đau khổ và hạnh phúc… Cuộc sống thiếu tình yêu như mặt trời không có nắng, tình yêu tiếp thêm sinh lực cho con người, tình yêu là nơi vực dậy tinh thần cho con người trên hành trình cuộc sống đầy thử thách. Trong cái nhìn của người đang yêu vạn vật ánh lên những sắc màu tươi vui, ánh sáng tràn ngập khắp cõi thế gian… Tình yêu khiến con người trở nên cao thượng và nhân hậu, bao dung hơn. “Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu, càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao” (Victor Hugo).
Hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Con người ấy đã nhận kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. (Đa tình)
Những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mãi mãi không bao giờ trả lời được trọn vẹn câu hỏi: tình yêu bắt đầu từ đâu? Và Xuân Diệu cũng vậy, với một khát vọng truy tìm câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở của nhân loại: Yêu giản dị chỉ là như vậy, yêu như hít thở khí trời để sống, có duyên thì tình yêu tự đến, tình yêu nằm ngoài những toan tính, sắp đặt… đối với Xuân Diệu khởi đầu cho một tình yêu đích thực là tiếng tơ lòng rung động chân thành, đánh thức miền yêu nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Trong thơ của ông người đọc có thể thấy rõ sự phát hiện tinh tế diễn biến tâm lý của tâm hồn mới chớm yêu thương, và ông cho rằng Làm sao cắt nghĩa được tình yêu? Thi sĩ đã đưa ra cách lý giải tưởng như rất vu vơ, hồn nhiên ngây thơ nhưng lại đúng với quy luật tình cảm, tâm lý của con người:khi yêu tâm hồn trở nên dễ xúc động, tinh tế, lãng mạn đến vô cùng: Có khó gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao)… Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng/ Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang/ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá/ Và làm sai nhỡ nhịp trăng đang . (Trăng) Khí trời quanh tôi làm bằng tơ/ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị hồ)
Vì quan niệm yêu là nguồn sống nên hầu hết các bài thơ tình của Xuân Diệu như Hôn cái nhìn, Biển, Bóng đêm biếc, Bài thơ tuổi nhỏ, Vì sao, Yêu… đều cho thấy những cảm xúc trong ông luôn được đẩy đến tận cùng. Thi sĩ yêu cuộc sống đến cuống quýt ” muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), và bởi thế nên ông như đắm chìm trong cõi yêu đương nồng nàn, cháy bỏng. Chính thi sĩ đã thừa nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì (Vì sao?). Ở đây, có thể coi sự ” khờ khạo, ngu ngơ” của thi sĩ như một giá trị, một lối ứng xử văn hóa trong tình yêu. Nó chính là biểu hiện của những gì thanh khiết, chân thành, trong sáng, vô tư, phi vụ lợi của tình yêu đích thực. Sự thừa nhận ” chỉ biết yêu thôi” đồng thời cũng cho chúng ta thấy một minh triết yêu trong thơ tình Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.
Quan niệm “tận hiến” trong tình yêu được thể hiện trong thơ Xuân Diệu rất rõ ràng, không chung chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. được thể hiện qua rất nhiều bài thơ “để đời” của Xuân Diệu: Khát vọng hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu Xa cách, Thân em, Biển, Bài thơ tuổi nhỏ, Cảm xúc, Thanh niên, Vô biên, Dâng, Phải nói …
Trong thi ca nhân loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến: Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa mãn khát vọng kiếm tìm những “hạt ngọc” ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người yêu. Tâm hồn mỗi người luôn là thế giới đầy bí ẩn, là niềm say mê, cuốn hút khám phá đến vô cùng. Nhà thơ Ấn Độ R.Tagor từng viết:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy:
Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần ( Phải nói );
Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều (Xa cách).
Gần gũi là thế mà sao vẫn cách xa là vậy… cho nên suốt một đời những trái tim biết yêu luôn luôn trong tâm thế hành trình kiếm tìm những giá trị chân thực của tình yêu, và càng kiếm tìm càng như chẳng hiểu gì về thế giới tâm hồn con người vốn vô cùng phong phú và phức tạp, quả đúng là “cuộc đời anh ở bên em như chính đời em vậy/ nhưng chẳng bao giờ em hiểu được nó đâu” (R.Tagor).
Nhà thơ Xuân Diệu (ảnh Internet)
Đọc Xuân Diệu chúng ta thấy Nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người : Trong sự luận giải của thi sĩ, yêu là hạnh phúc bởi tình yêu mang lại cho con người cảm xúc khác lạ, vừa dịu dàng, êm ái như sống trong cõi thần tiên: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng. (Xuân không mùa). Lòng anh rạo rực không duyên cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành (Có những bài thơ), Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương (Vì sao?), Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ (Trăng); Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên… con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên)… vừa mạnh mẽ, xôn xao, dữ dội: Giơ tay muôn ôm cả Trái đất/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực…Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa/ Cho bừng tia mắt đọ tia sao (Bài ca tuổi nhỏ) và trên hết là hạnh phúc được là chính mình để ” hồn giăng rộng khắp không gian” được ” ngơ ngẩn“, ” nhung nhớ“, ” bâng khuâng” (Dâng), được ” bỡ ngỡ“, ” xôn xao“, ” rợn rợn“, ” hồi hộp “…
Yêu cũng là lĩnh vực tình cảm nhiều khi khiến con người đau khổ tột cùng bởi không phải lúc nào mọi sự cũng đều chiều theo ý muốn của con người. Khát vọng tình yêu là vô biên, tuyệt đích, nhưng hành trình hướng đến khát vọng ấy lại luôn gặp phải rất nhiều giới hạn, rào cản. Xuân Diệu thấu hiểu quy luật vận hành tự nhiên bất khả kháng ” Sông trôi núi lở âm thầm/ Đường đi vũ trụ có cầm được đâu?” cho nên trong thơ của mình Xuân Diệu đã tìm cách cắt nghĩa rất riêng, rất sâu sắc về nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu: (…). (Thở than). Và trong việc luận giải nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu, Xuân Diệu cho rằng sự xa cách luôn là nguyên nhân thường trực nhất. Nó làm cho lòng người luôn trong trạng thái bất ổn. Xa cách giày vò những trái tim yêu, làm cho người đang yêu rơi vào cảm giác lo sợ bởi tình yêu vốn mong manh, dễ bất ngờ tan vỡ ” Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt/ Những người si theo dõi dấu chân yêu/ Và cảnh đời là sa mạc vô liêu/ Và ái tình là sợi dây vấn vít/ Yêu, là chết ở trong lòng một ít (Yêu). Người ta khổ vì thương không phải cách/ yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người/ người ta khổ vì xin không phải chỗ…(Dại khờ), Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu/ Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu (Yêu mến). Tôi là một kẻ điên cuồ Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực/ Đem ái tình dâng kẻ phụ ta (Muộn màng). tình yêu đến, tình yêu đi ai biết” (Giục giã), và con người nhiều khi cũng rơi vào trạng thái không thể kiểm soát và không hiểu nổi chính bản thân mình: ” Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn/ Ai nói trước lòng anh không phản trắc/ Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?” (Giục giã) …bởi mọi cái “vô thường ” như thế nên xa cách làm cho nỗi nhớ thêm đầy và nhiều khi nỗi nhớ ấy quặn thắt con tim yêu đến đớn đau: Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em! Không gì buồn bằng những buổi chiều êm…Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ (Tương tư chiều)… Trong tình yêu, đau khổ cũng là một “thú đau thương”, cho nên Ler montov từng nói: “Anh chỉ mang đến cho em toàn là đau khổ…Có lẽ vì vậy mà em yêu Anh. Bởi vì niềm vui thì dễ quên, còn đau khổ thì không bao giờ”. Victor Hugo lại nói: “Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu”. Còn với Xuân Diệu, biển yêu dẫu “đắng” nhưng con người chưa bao giờ “nguôi nỗi khát thèm”…thậm chí khát vọng ấy mãnh liệt ấy đến mức giục lòng người ” yêu khi đã hết tuổi rồi”, “khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình)…và điều ấy phải chăng đồng nghĩa với thông điệp nhắn nhủ của thi sĩ tới bạn đọc muôn sau: cho dù hạnh phúc hay đau khổ con người vẫn luôn khát vọng yêu và được yêu, vẫn mơ ước về một tình yêu viên mãn, vĩnh hằng.Yêu là câu chuyện dài bất tận, không biên giới, bến bờ, yêu không bao giờ có tuổi… và chỉ có những trái tim biết yêu chân thành, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc và biết chấp nhận đau khổ mà tình yêu mang lại thì mới mong thấy được giá trị thật sự của tình yêu đối với đời sống của riêng mình. Tôi một mình đối diện với tình không/ Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng (Dối trá)… Yêu những ái tình ngây dại Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi/ Đau vô duyên, đau không để làm gì.
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó . Đó là thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. Nhiều bài thơ, câu thơ của Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng trên một cách say mê, đắm đuối:
(Xa cách). Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những cánh tay ! hãy cuốn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Chúng ta đau, thôi em tới đây mà ! Mơn man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều (Vô biên). Em phải nói, phải nói, và phải nói/Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng vẻ thẹn , chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết (Phải nói).
Và bởi coi : sự hòa hợp với thân xác người yêu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu, duy trì sinh lực sống nên trong thơ tình Xuân Diệu người đọc thấy tràn ngập hình ảnh tôn vinh vẻ đẹp hình thể của con người: Đôi môi, đôi mắt (Tương tư chiều), tóc liễu buông xanh (Nụ cười xuân), miệng vàng, nhan sắc (Mời yêu), đường vai, nét tay (Dấu nằm)… đối với thi sĩ vẻ đẹp hình thể của người yêu là “ngọc ngà tinh anh” do đất trời ban tặng. Và có lẽ vì thế cho nên chỉ đến X uân Diệu trạng thái khát khao được hòa hợp cùng thân thể người yêu mới được diễn tả một cách đầy t áo bạo. Thi sĩ đã không hề ngần ngại diễn tả những trạng thái yêu mạnh mẽ như muốn “ôm”, muốn “riết”, muốn “say”, muốn “cắn”, muốn “ngoàm”, muốn “hút ” … tất cả đều gợi cảm giác nồng nàn, tha thiết , đê mê của tình yêu rất trần thế, rất con người Trời ơi, ta muốn uống hồn em ( Vô biên ) Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng) Em vui đi răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhụy mỗi giờ tình tự ( Giục giã ) Nghiêng đầu bên trái hãy kề nghe Những ngón tay thần sẽ vuốt ve Cho điệu lòng anh thêm ấm dịu; Sờ xem ngực nóng khúc đê mê Nên lúc môi ta kề miệng thắm (Có những bài thơ)… Vượt qua rào cản của những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu về tình yêu nam nữ coi sự va chạm, tiếp xúc về thể xác là điều “xấu xa, hổ thẹn”, n hững c ảm xúc nhục thể trong thơ Xuân Diệu rất chân thực, rất đời thường, gợi nhiều suy ngẫm về giá trị hiện hữu của con người. Có lẽ chính vì vậy nên đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến thơ tình Xuân Diệu thấm nhuần triết lý nhân sinh sâu sắc và có sức sống bền lâu trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Trong Bêlinxki Tình mai sau Xuân Diệu viết: Người thi sĩ đã vào làng mây khói/ Không ở đâu, và ở khắp mọi nơi/ Như tiếng vọng trong sương xa dắng dỏi/ Máu vu vơ theo giữa trái tim đời… Như vậy ngay từ lúc sinh thời Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc về ý nghĩa tồn sinh và bất tử của người nghệ sĩ: đ iều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi . Nhà thơ Xuân Diệu với trái tim yêu nồng nàn, si mê, tha thiết nhất trong các thi sĩ Việt Nam đã đi vào “làng mây khói” vĩnh hằng. Nhưng những câu thơ mang đậm triết lý yêu của ông còn lưu lại “giữa trái tim đời” mãi mãi bởi: ” Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng ” ). Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên những lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối, thiếu thành thực mà người ta vẫn cứ “tụng ca” như những “giá trị đạo đức” nhưng đó là những thứ đạo đức hoàn toàn xa lạ với bản chất Người. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu như đã trình bày ở trên, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến. Và chính những bài thơ với triết lý yêu rất Người và rất Đời (chứ không phải là những bài thơ tụng ca nào khác) trong sự nghiệp thơ đã làm cho thơ Xuân Diệu trở thành thơ của một đời chứ không phải thơ của một thời ngắn ngủi dễ quên… Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế – những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi:
…Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt… / Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến / Ngập bến của ngày đêm… (Biển)
Bạn đang xem bài viết Chuyện Tình Yêu Và Lý Trí trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!