Cập nhật thông tin chi tiết về Chương 1: Lời Nói Đầu, Lã Bất Vi, Tác Giả Hàn Diệu Kì mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ
Hàn Diệu Kì là hội viên của Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc. Ông sinh tháng 6 năm 1951 tại thị trấn Công Chủ Linh.
Năm 1975 tốt nghiệp khoa trung văn Học viện Sư phạm Tây Bình. Ông đã từng là thành phần trí thức, thương gia, sáng tác gia, biên tập viên, phóng viên, thư ký của Bí thư Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sáng tác những tác phẩm văn học mang tính ghi chép lại sự thực. Những tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết “Nơi xa xưa”, những tác phẩm chuyên ngành “Diện mạo Mãn tộc đời Thanh”. Hiện nay ông giữ chức Phó chủ nhiệm Trung tâm sáng tác văn học tỉnh Cát Lâm, kiêm Tổng thư ký Hội liên hiệp hữu nghị thương – tác gia tỉnh Cát Lâm.
LỜI NÓI ĐẦU
Khi chúng ta dùng ngòi bút của mình để phủi đi những lớp bụi lịch sử trên con người Lã Bất Vi thì chúng ta không những bị thu hút bởi những biến cố thăng trầm rung động lòng người mà con người này đã trải qua, bởi một tình yêu sâu đậm mà còn bị những tư tưởng mới vượt xa hơn người của ông ta lôi vào vòng cuốn. Ví như Lã Bất Vi có khí phách của người anh hùng dám đương đầu với sóng gió. Ông ta và phụ thân của mình đều là thương nhân của nước Vệ. Có lần Lã Bất Vi hỏi cha: ”Làm ruộng thì số lời sẽ thu là bao nhiêu?”, cha ông ta trả lời : “Một trăm lần”; ông ta lại hỏi tiếp: “Lập một quốc vương thì có thể thu lợi là bao nhiêu?”. Lần này cha ông không biết trả lời sao. Ông ta nói với cha mình rằng : “Lập một quốc vương thì món lời đó sẽ không thể tính được”. Vậy mà trong cuộc chém giết nhau trên chiến trường và tranh giành nơi triều chính, thậm chí đôi lúc mạo hiểm cả tính mạng; nhưng Lã Bất Vi vẫn không hề tỏ ra run sợ, ông ta sẵn sàng đương đầu đón nhận những nguy hiểm đó. Và sau những nỗ lực, gian khổ, cuối cùng ông ta đã thành công. Ví như tư tưởng thiên hạ chi công của Lã Bất Vi trong cuốn “Lã Thị Xuân Thu. Qúy Công” có viết: “Thiên hạ giả, phi nhất nhân chi thiên hạ, thiên hạ chi thiên hạ dã. Âm dương chi hòa, bất tưởng nhất loại, cam lộ thời vũ, bất tư nhất vật; vạn dân chi chủ, bất a nhất nhân”. Câu nói này thật hay biết bao. Nó có nghĩa là: Thiên hạ không phải là thiên hạ của riêng ai, mà là thiên hạ của mọi người; khi âm dương kết hợp với nhau một cách tự nhiên thì những vật phẩm được sinh ra từ sự kết hợp đó sẽ không phải chỉ có duy nhất một loại; khí hậu mưa thuận gió hòa thì những sinh vật được hưởng những ưu đãi này cũng không phải chỉ có một loài: chủ của muôn dân cũng không phải chỉ có một người.
Lại ví như chủ trương mai táng của Lã Bất Vi.Ông ta bảo: “Ngày xưa vua Nghiêu sau khi mất đã được chôn cất tại Cốc Lâm, trên mộ trồng vô số cây: Vua Thuấn sau khi mất thì được chôn tại Kỉ Thị và vẫn cho mọi người buôn bán, họp chợ tại nơi đó ; vua Vũ thì được chôn tại Hội Kê, cũng không phải sử dụng đến nhân lực, vì vậy tiên vương cũng phải tiết kiệm trong việc chôn cất (Xem Lã Thị Xuân Thu. An Tử).
Có thể nói một cách không khoa trương rằng những tư tưởng tiến bộ của dân tộc Trung Hoa từ thời xa xưa đều có thể tìm thấy trong quỹ đạo khởi đầu trong thế giới tinh thần của Lã Bất Vi.
Tính cách chính là vận mệnh. Năm 246 trước CN, Tần Thủy Hoàng mới chỉ có mười tuổi đã lên kế vị. Lã Bất Vi nhiếp chính với danh nghĩa “Trọng phụ” và tướng quốc, và đã trở thành người cầm quyền sinh sát chính thức của nước Tần. Lúc này cũng chính là lúc nước Tần cầm quân đi thôn tính sáu nước và giành được thắng lợi liên tiếp. Trên một góc độ nào đó, thì chính Lã Bất Vi là người đã đặt nền móng cho sự thống nhất thiên hạ của nước Tần.
Mười một năm sau đó, Tần Thủy Hoàng chính thức lên nắm quyền. Lã Bất Vi bị cách chức, cuối cùng trên đường cùng uống thuốc độc tự kết liễu đời mình. Kết cục bị thảm của Lã Bất Vi là do hai mâu thuẫn gây ra. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa cái tôi trong tính cách của ông ta. Mâu thuẫn giữa ông ta và Tần Thủy Hoàng là đối lập nhau. Trong cuốn “mười điều phê phán của Quách Mạt Nhược đã nêu ra mười nội dung: chú trọng việc dùng đức để trị hay dung hình phạt để trị? Quan thiên hạ hay gia thiên hạ, quân chủ chiêu hiền hay là quân chủ cực quyền, tôn sự trọng Nho giáo hay là đốt sách bài Nho v.v… Tần Thủy Hoàng không thể tha thứ cho những ai có ý chống đối với mình, mặc dù người đó là Lã Bất Vi – người cùng dòng máu với mình, người đã giúp ông ta xây dựng cơ nghiệp. Những mâu thuẫn: tiến thủ và trốn tránh, bác ái và nhỏ nhen, khôn khéo và thẳng thắn trong tính cách của Lã Bất Vi. Ví như, ông ta phải ghìm long để dâng người thiếp yêu của mình là Triệu Cơ cho Dị Nhân trở thành vua Nước Tần, nhưng tình yêu của Triệu Cơ đối với Lã Bất Vi vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi hai người lén lút gặp nhau thì cái chủ trương kiềm chế và tâm lý phòng nguy hiểm đã khiến Lã Bất Vi phải rời xa chốn buồng the nơi hậu cung và tìm Lao Ái – tên giả hoạn quan để thay thế mình. Hành động rút lui đó của Lã Bất Vi không chỉ tạo ra một khoảng trống trong tâm hồn của Vương hậu mà còn tạo ra không gian quyền lực, rất nhanh Lao Ái đã tạo dựng cho mình thế lực chính trị trogn cung. Bị vây chặt giữa hai thế lực là Tần Thủy Hoàng và Lao Ái, Lã Bất Vi không còn sức chống chọi nữa. Con người nếu rơi vào cái mâu thuẫn nội tại của chính bản thân mình thì có thể coi như vô tội, đồng thời với việc tạo dựng và phân tích con người Lã Bất Vi, chúng ta có lý do để thông cảm với nhân vật đầy tính bi kịch này.
HÀN DIỆU KÌ
Trường Xuân tháng 12-2000
Chuyện Xưa Ngẫm Cho Vui : Lã Bất Vi Buôn … Vua
Thời Chiến quốc bên Tàu có lão lái buôn ở Dương Địch nước Vệ tên là Lã Bất Vi. Nhờ các mánh khóe buôn bán và khả năng nhìn xa của một doanh nhân mà giầu lên nhanh chóng. Trong nhà có tới hàng ngàn lượng vàng. Nhưng Lã Bất Vi chưa bằng lòng, còn muốn giàu nữa. Một lần, khi bàn đến chuyện kinh doanh, Lã Bất vi hỏi cha: “Làm ruộng lợi gấp mấy?”, Cha đáp: “Lợi gấp mười”. Lại hỏi: “Buôn châu ngọc lợi gấp mấy?”. Cha đáp: “Lợi gấp trăm” . Hỏi tiếp: “ buôn gì lãi nhất ?”. Cha đáp: “Buôn vua”. Lã Bất Vi khắc vào bộ nhớ câu trả lời của người sinh ra mình.
Năm thứ 42 (265 TCN) nước Tần, An Quốc Quân làm Thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, lại có người yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân. Phu nhân không có con. Tử Sở là con giữa của An Quốc Quân. Mẹ Tử Sở là Hạ Cơ không được vua yêu nên Tử Sở phải làm con tin của Tần ở nước Triệu. Tần mấy lần đánh Triệu, nên Triệu bạc đãi Tử Sở. Tử Sở làm con tin ở Triệu trong cảnh khốn khổ.
Lã Bất Vi đến Hàm Đan ( kinh đô của Sở) trông thấy Tử Sở, nghĩ ngay : Món hàng này lạ, có thể buôn được đây! Bất Vi bèn đến nói với Tử Sở: “Tôi có thể làm cửa nhà ngài lớn lên”. Tử Sở cười: “Ông hãy tự làm cho cửa nhà ông lớn lên đã rồi hãy làm đến cửa nhà tôi”. Lã Bất Vi nói: “Thế thì ngài không biết: Cửa nhà tôi phải đợi cửa nhà ngài mới lớn được”.
Hôi ấy Lã Bất vi có người thiếp tên là Triệu Cơ, xinh đẹp, đàn hay múa giỏi, lại đã có mang với Lã Bất Vi . Bất Vi mời Tử Sở đến nhà, sai Triệu Cơ ra rót rượu. Tử Sở đem lòng say mê, Lã Bất Vi liền dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân, đến đủ tháng sinh con, đặt tên là Chính. ( thực chất, Chính là con của Lã Bất Vi)
Lã Bất Vi cấp cho Tử Sở nhiều vang bạc để đãi tân khách. Biết Hoa Dương phu nhân được vua Tần yêu nhưng lại không có con, Lã bất vi mua nhiều vật qúy và lạ về Tần xin ra mắt Hoa Dương Phu nhân. Nhân đó ca ngợi Tử Sở hết lời, lại nói rằng Tử Sở dù ở nước Triệu vẫn rất nhớ Phu nhân. Rồi khuyên Hoa Dương phu nhân nên nhận Tử Sở làm con nuôi để làm chỗ tựa về sau. Hoa Dương phu nhân động lòng, đồng ý, rồi vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự. An Quốc Quân nghe theo.
Năm 257 TCN, Tần sai Vương Ý vây Hàm Đan. Nước Triệu muốn giết Tử Sở. Lã Bất Vi đút lót trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên mới đưa được Tử Sở cùng trốn thoát về Tần. Triệu muốn giết vợ con Tử Sở, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.
Năm thứ 56, Tần Chiêu Vương mất, thái tử An Quốc Quân lên làm vua, lập Hoa Dương phu nhân làm hoàng hậu, Tử Sở làm thái tử. Vua Triệu cũng cho đưa vợ của Tử Sở cùng con là Chính về Tần. Vua Tần lên ngôi được một năm thì mất. Thái tử Tử Sở lên thay, lấy hiệu là Trang Tương Vương, tôn mẹ nuôi là Hoa Dương làm Hoa Dương thái hậu, mẹ là Hạ Cơ là Hạ thái hậu.
Trang Tương Vương cho Bất Vi làm thừa tướng, phong là Văn Tín Hầu, được ăn thuế mười vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương.Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất. Thái tử là Chính ( thực chất là con của Lã Bất Vi với Triệu Cơ) lên ngôi, gọi là Tần vương Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này, tôn Lã Bất Vi làm tướng quốc, gọi là trọng phụ. Vua Tần tuổi nhỏ, nên quyên bính nằm trong tay Lã Bất Vi. Trong nhà Lã Bất Vi có đến vạn người.
Như vậy, coi như việc buôn… vua của Lã Bất vi đã thành công.
Bấy giờ ở Ngụy có Tín Lăng Quân, ở Sở có Xuân Thân Quân, ở Triệu có Bình Nguyên Quân, ở Tề có Mạnh Thường Quân, đều đua nhau quý kẻ sĩ, chiều tân khách. Bất Vi thấy Tần mạnh mà mình không bằng họ nên xấu hổ cũng đón mời các kẻ sĩ đãi rất hậu, khách ăn trong nhà có đến ba nghìn. Khi ấy chư hầu có nhiều biện sĩ, như bọn Tuân Khanh làm sách truyền bá ra thiên hạ. Bất Vi bèn sai các khách soạn ra những điều mình biết, họp lại làm tám Lãm, sáu Luận, mười Kỷ gồm hơn hai mươi vạn chữ, cho là đủ hết những việc trời đất, muôn vật, xưa nay. Đặt tên sách là Lã Thị Xuân Thu bày ở cửa chợ Hàm Dương, đặt nghìn lạng vàng lên trên, mời các du sĩ của chư hầu ai có thể thêm bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng.
Nhưng cuộc đời kẻ buôn… vua cuối đời cũng bi đát lắm.
ĐK
Lã Bất Vi Lấy Ngàn Vàng Đổi Một Chữ: Vĩ Đại Nhờ Biết Đứng Trên Vai Những Người Khổng Lồ
“Một chữ đáng ngàn vàng” là thành ngữ gốc Hán “Nhất tự thiên kim”. Ngày nay chúng ta thường hiểu, văn chương, lời nói của một người nào đó có chất lượng, giá trị rất cao, mỗi một chữ trị giá ngàn lượng vàng. Thực ra nghĩa gốc của nó không phải như vậy, mà nó gắn với câu chuyện thú vị về một nhân vật lịch sử kiệt xuất là Lã Bất Vi.
Thời kỳ nước Tần thống nhất thiên hạ thế kỷ thứ 3 TCN, Lã Bất Vi là nhân vật trọng yếu trong triều chính nước Tần.
Lã Bất Vi xuất thân từ thương gia giàu có ở Dương Trạch, thường đi khắp các nơi buôn bán. Một lần ông đến đô thành nước Triệu là Hàm Đan buôn bán, gặp Công tử Dị Nhân của nước Tần đang làm con tin ở Triệu. Dị Nhân là con trai của Thái tử An Quốc Quân nước Tần, nhưng do Hạ Cơ, là mẹ nhưng lại ghét Dị Nhân, do đó Dị Nhân bị đưa đến nước Triệu làm con tin. Nước Triệu và nước Tần giao chiến, do đó vô cùng khinh thường Dị Nhân. Dị Nhân vì thế ở vào cảnh khốn cùng.
Lã Bất Vi từ góc độ của thương gia nhìn ra được giá trị trên thân Dị Nhân, coi là món hàng kỳ lạ, hiếm có, rất đáng đầu tư, hy vọng một ngày nào đó sẽ kiếm được “món lời lớn” là danh lợi. Đây cũng chính là một vụ đầu tư chính trị, nên muốn dốc sức đầu tư, giúp Dị Nhân cả tiền của và mưu lược, giành quyền kế thừa ngôi vị vương. Dị Nhân quá đỗi vui mừng đồng ý, thề sau này được ngôi vua sẽ cùng Lã Bất Vi hưởng phúc.
Thế là Lã Bất Vi đem lượng tiền của châu báu lớn đến nước Tần cầu kiến Hoa Dương phu nhân mà Thái tử An Quốc Quân hết đỗi sủng ái. Lã Bất Vi dốc sức thuyết phục bà, một người không có con, nhận Dị Nhân làm con nuôi, đồng thời thông qua bà, xin An Quốc Quân phái người đón Dị Nhân trở về nước Tần, đổi tên là Tử Sở. Sau đó, An Quốc Quân đồng ý lời cầu xin của Hoa Dương phu nhân, lập Tử Sở làm Thái tử. Mấy năm sau, Tần Chiêu Vương qua đời, An Quốc Quân làm quốc vương, tức Tần Hiếu Văn Vương. Hiếu Văn Vương lên ngôi được một năm thì chết, Tử Sở như ước nguyện, được kế vị quốc vương, xưng là Tần Trang Tương Vương.
Dị nhân kế vị, để báo đáp ân đức của Lã Bất Vi, đã phong cho ông làm thừa tướng, trở thành nhân vật hiển hách, ở dưới một người, ở trên vạn người. Trang Tương Vương lên ngôi được 3 năm thì chết, con trai 13 tuổi của ông là Doanh Chính (do Triệu Cơ sinh) kế vị, chính là Tần Thủy Hoàng nổi danh lịch sử sau này. Doanh Chính tôn Lã Bất Vi làm Trọng Phụ, đại quyền triều chính đều nằm trong tay Lã Bất Vi.
Thời đó, địa vị của thương gia rất thấp, đứng cuối trong 4 loại: sỹ, nông, công, thương, nên thường bị mọi người coi thường. Lã Bất Vi tuy là thừa tướng, nhưng văn võ bá quan trong triều đều biết rõ quá khứ của ông, nên cũng xem thường, và không phục ông. Lã Bất Vi biết rõ hoàn cảnh của mình, nghĩ cách nâng cao danh vọng bản thân.
Thời đó thịnh hành phong trào nuôi các nhân sỹ. Nước Ngụy có Tín Lăng Quân, nước Sở có Xuân Thân Quân, nước Triệu có Bình Nguyên Quân, nước Tề có Mạnh Thường Quân, 4 vị quân tử này lễ hiền đãi sỹ, thu nạp rộng rãi hiền tài khắp nơi, danh tiếng nổi khắp các nước chư hầu. Lúc đó, trong các nước chư hầu thì nước Tần có thực lực mạnh nhất. Lã Bất Vi nghĩ: Mình thân là thừa tướng nước Tần hùng mạnh, nhưng tân khách môn hạ lại không bằng 4 vị quân tử kia, quả thực là đáng xấu hổ. Thế là ông phái người đi khắp nơi chiêu hiền đãi sỹ, đồng thời cấp cho họ nhiều ưu đãi lớn. Thế là sau một thời gian, môn khách của Lã Bất Vi đã lên đến 3.000 người.
Một hôm, Lã Bất Vi triệu tập các môn khách cùng thương nghị, xem làm thế nào để nâng cao uy vọng. Có môn khách kiến nghị Lã Bất Vi dẫn quân xuất chinh tiêu diệt mấy quốc gia, lập chiến công hiển hách, nhờ đó sẽ gây dựng được uy tín. Có người lập tức phản đối: “Cách này thì trăm điều hại mà chẳng có điều lợi, cho dù có đánh thắng trận đi chăng nữa, khi trở về cũng chẳng thể thăng quan tiến chức, vì làm gì còn chức nào cao hơn thừa tướng nữa. Nhưng quan trọng hơn là, chiến tranh rủi ro rất cao, không ai có thể nắm chắc chiến thắng. Ngộ nhỡ chiến tranh bất lợi, kết quả uy tín lại trái lại, sẽ bị sụt giảm”.
Lã Bất Vi hỏi tiếp: “Còn có cách nào khác không?”.
Một lúc sau, có một môn khách nói: “Mọi người chúng ta đều biết rõ, Khổng Tử là một người có học vấn cao siêu, ông có trước tác kinh “Xuân Thu”. Tôn Tử rất giỏi đánh trận, ông có viết “Binh pháp Tôn Tử”. Tôi nghĩ, nếu chúng ta cũng học tập tiền nhân, trước tác một bộ sách, vừa nâng cao được địa vị của bản thân, lại có những cống hiến cho đời sau”.
Lã Bất Vi nghe xong vô cùng mừng rỡ, liền lập tức tổ chức các môn khách bắt đầu công việc viết sách. Ông lại phân loại, biên tập thành 3 phần: “Bát lãm”, “Lục luận”, “Thập nhị kỷ”, tổng cộng hơn 20 vạn chữ. Lã Bất Vi cho rằng bộ sách này đã bao gồm mọi việc cổ kim, vạn vật trong Trời Đất, do đó đắc ý đặt tên là “Lã Thị xuân thu”.
Sau này, “Một chữ đáng ngàn vàng” mới dần mở rộng nghĩa, dùng ca ngợi các tác phẩm văn thơ, ca từ có giá trị rất cao, mỗi một chữ đều đáng giá ngàn vàng.
Với trí thông minh và sự nhạy bén nắm bắt cơ hội của thương gia, Lã Bất Vi đã lên đến ngôi cao tột bậc của người trong thiên hạ, dưới một người mà trên muôn người. Nhưng trong mắt giới sỹ phu đương thời thì vẫn coi ông là một con buôn mạt hạng.
Xưa kẻ sỹ tiết tháo, coi trọng người nhân đức, nghĩa khí, “phú quý không mê hoặc được, nghèo khổ không làm thay đổi được, uy vũ không khuất phục được”, thế nên để được giới nhân sỹ trí thức xưa kính phục là điều vô cùng khó. Chỉ những gì động đến tâm can họ, khiến họ kính phục từ nội tâm thì mới đạt được.
Với xuất thân con buôn, dù đã ở ngôi cao, khó ai có thể thay đổi được học vấn, trí tuệ trong một sớm một chiều. Hơn nữa quan trường hiểm ác, tranh giành đoạt danh lợi quyền thế mà nhiều kẻ sẵn sàng trăm phương ngàn kế, hạ thủ tàn khốc để tiêu diệt đối thủ, thì vững vàng ở ngôi vị cũng là việc rất khó.
Lã Bất Vi không những giữ vững địa vị, lại nâng cao được uy tín, khiến giới sỹ phu, học sỹ khắp thiên hạ cũng phải coi trọng, vì ông biết đứng trên vai những người khổng lồ. Chiêu hiền đãi sỹ, học hỏi được cái hay, điều tốt từ những người có trí tuệ, khiến ông mở mang tri thức, tầm nhìn, và cuối cùng thành tựu đại nghiệp. Với bộ sách lớn cả nội dung và tầm cỡ “Lã Thị xuân thu”, Lã Bất Vi đã vinh danh trong sử sách, tên tuổi lưu truyền mãi ngàn thu.
Tiểu Sử Tác Giả: Gào Là Ai?
Trong một vài năm trở lại đây, nhắc đến cái tên Gào là không ai không biết. Nhất là đối với người yêu sách, và thích phong cách văn hiện đại. Cùng Kệ sách Online tìm hiểu một chút về tác giả nữ trẻ tuổi này nào!
Tác giả Gào: Gào là ai?
Gào chỉ là nghệ danh của một cô nàng tên Vũ Phương Thanh, sinh năm 1988. Có thể nói, sự nghiệp “cầm bút” của Gào khá thuận lợi, chiếm được rất nhiều tình cảm của các bạn trẻ hiện nay. Bởi cô xuất thân từ một blogger, chuyên chia sẻ với mọi người về những câu chuyện tình yêu. Cứ như thế như thế mà chạm đến trái tim của bạn đọc khắp nơi nơi.
Gào của năm 17 tuổi đã bắt đầu đi làm, tự mình trải nghiệm cuộc sống xa nhà. Đó chính là vào Sài Gòn, thử sức rất nhiều công việc khác nhau. Nhờ vào tài năng và nỗ lực nên cô đều có được những thành công từ rất sớm. Nhờ sự trải đời, đi và trải nghiệm như vậy chúng ta mới có một Gào của ngày hôm nay.
Tính cách của Gào như thế nào?
Nếu tiếp xúc với cô nàng tác giả trẻ này, bạn sẽ biết cô là người rất cá tính, độc đáo. Mà nhờ có những nét tính cách đó đã hình thanh nên phong cách văn khác biệt của Gào. Cái phong cách gắn mác “Gào”.
Gào không có một quy chuẩn nào cho mỗi tác phẩm của mình
Những tác phẩm đều là những câu chuyện của trải nghiệm
Mỗi tác phẩm đánh dấu mỗi giai đoạn trưởng thành hơn của cô nàng sinh năm 1988 này.
Danh sách các tác phẩm nổi tiếng của Gào
Tự sát – (2011 – Tái bản 2015)
Cho em gần anh thêm chút nữa – (2012)
Nhật ký son môi – (2012)
Anh sẽ yêu em mãi chứ – (2014)
Hoa Linh Lan – (2014)
Ký ức Northumbia – (2012)
Yêu anh bởi tất cả những gì em có – (2012)
Mất anh bởi tất cả những thứ em cho – (2012)
Chúng ta rồi sẽ ổn thôi (đồng tác giả với Minh Nhật) – (2015)
Ai đó đã khóc ngày hôm qua – (2017) – Tác phẩm mới nhất của Gào
Mẹ, em bé và bố – (2017) – Tác phẩm mới nhất của Gào
Tác phẩm chuyển thể thành phim điện ảnh của nhà văn Gào
Video giới thiệu tác giả Gào:
Mua ngay sách của Gào từ liên kết bên dưới của Kệ Sách Online sẽ được giảm 30% giá trị cuốn sách
Tham khảo giá khuyến mãi tại Lazada: https://kesachonline.com/lazada Tham khảo giá khuyến mãi tại Tiki: https://kesachonline.com/tiki Tham khảo giá khuyến mãi tại A đây rồi!: https://kesachonline.com/adayroi
Bạn đang xem bài viết Chương 1: Lời Nói Đầu, Lã Bất Vi, Tác Giả Hàn Diệu Kì trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!