Xem Nhiều 6/2023 #️ Chú Giải Châm Ngôn 30:01 # Top 10 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chú Giải Châm Ngôn 30:01 # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Giải Châm Ngôn 30:01 mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Châm Ngôn 30:1-33

Huỳnh Christian Timothy Huỳnh Christian Priscilla

1 Những lời của A-gu-rơ, con trai của Gia-kê, lời thánh truyền một người nói với I-thi-ên, với I-thi-ên  và U-canh. 2 Thật, ta ngu dại hơn ai hết và không có sự thông sáng của một người. 3 Ta không học được sự khôn ngoan, cũng chẳng có được tri thức của Đấng Thánh. 4 Ai đã lên trời, rồi lại xuống? Ai đã gom gió trong các nắm tay của mình? Ai đã nhốt nước trong một chiếc áo? Ai đã lập ra mọi đầu cùng của đất? Danh người là gì, và tên của con trai người là gì; nếu ngươi có thể nói. 5 Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài. 6 Ngươi chớ thêm vào các lời của Ngài. Kẻo Ngài quở trách ngươi, và ngươi thành kẻ nói dối. 7 Tôi có xin Ngài hai điều. Xin chớ từ chối tôi trước khi tôi chết. 8 Xin đem xa khỏi tôi sự tàn hại và những lời dối trá. Chớ cho tôi sự nghèo khổ hoặc sự giàu sang, {nhưng} xé cho tôi phần bánh đủ dùng. 9 Kẻo khi no đủ, tôi từ chối Ngài mà nói rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là ai? Hoặc khi bị nghèo khổ, tôi trộm cắp mà làm ô danh Thiên Chúa của tôi. 10 Chớ phao vu kẻ tôi tớ với chủ của nó; kẻo nó rủa sả ngươi, và ngươi mắc tội chăng. 11 Có một thế hệ rủa sả cha mình, cũng không chúc phước cho mẹ mình. 12 Có một thế hệ tự nhìn mình thánh sạch, nhưng chúng chưa được rửa sạch sự nhơ bẩn của chúng. 13 Có một thế hệ mắt của chúng ngước cao biết bao, các mí mắt của chúng giương cao. 14 Có một thế hệ răng của chúng tựa những gươm, răng hàm của chúng như những dao; để cắn nuốt những người nghèo khỏi đất và những người thiếu thốn khỏi loài người. 15 Con đỉa có hai con gái, {kêu rằng:} Hãy cho! Hãy cho! Có ba sự chẳng hề no đủ, và bốn điều chẳng nói rằng: Thôi, đủ! 16 Âm phủ, tử cung son sẻ, đất không no đủ nước, và lửa chẳng hề nói: Thôi, đủ! 17 Con mắt nhạo báng cha mình, khinh sự vâng lời đối với mẹ mình, các con quạ của trũng sẽ móc nó ra, và các chim ưng con sẽ ăn nó. 18 Có ba sự quá diệu kỳ đối với ta, và bốn điều mà ta chẳng biết được: 19 Đường chim ưng trên trời; lối con rắn bò trên vầng đá; luồng tàu chạy giữa biển; và đường của một người nam với một người gái trẻ. 20 Cũng vậy, đường lối của một dâm phụ; nàng ăn, rồi nàng chùi sạch miệng, và nói rằng: Tôi chẳng làm sự ác nào. 21 Có ba sự làm cho trái đất rúng động, và bốn điều nó không thể chịu nổi: 22 Kẻ tôi tớ khi hắn lên ngai vua; kẻ ngu muội khi hắn được no đủ thức ăn. 23 Người đàn bà đáng ghét khi nàng kết hôn; và đứa tớ gái khi nó kế nghiệp bà chủ mình. 24 Có bốn vật nhỏ trên trái đất, nhưng vốn rất khôn ngoan: 25 Những con kiến là một bầy không mạnh sức nhưng chúng sắm sẵn thức ăn của chúng trong mùa hạ. 26 Con thỏ rừng là loài không có sức mạnh nhưng làm nhà của nó trong vầng đá; 27 Những con cào cào không có vua nhưng hết thảy chúng đi ra từng đám. 28 Con thằn lằn mà người ta lấy tay bắt được, vẫn ở trong đền vua. 29 Có ba vật bước đi tốt đẹp, và bốn vật tốt đẹp trong dáng đi: 30 Sư tử, mạnh hơn hết trong các loài thú, chẳng quay đi trước mặt loài nào. 31 Ngựa được thắng yên, hoặc con dê đực, và vị vua không ai đối địch được. 32 Nếu ngươi có ngu dại mà tự đưa mình lên, và nếu ngươi có ác tưởng, thì hãy đặt tay ngươi trên miệng ngươi. 33 Vì sự ép sữa làm ra bơ, sự ép lỗ mũi làm cho phun máu, cũng vậy, sự ép cơn giận làm ra điều tranh cạnh.

Bài Giảng Phần Âm Thanh Luôn Có Nhiều Chi Tiết Hơn Bài Giảng Viết Kính mời quý con dân Chúa dành thời gian nghe bài giảng này, có nhiều thí dụ và giải thích chi tiết hơn là phần bài viết

MediaFire: http://www.mediafire.com/download/2757umihdx207ym/9020300_ChamNgon_30_1-33.mp3 OpenDrive: https://od.lk/d/MV8xNDE0OTA5ODNf/9020300_ChamNgon_30_1-33.mp3 SoundCloud: https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/9020300-cham-ngon-30_1-33

MediaFire: https://www.mediafire.com/folder/u3amorru4ba4t/baigiang_pdf OpenDrive: https://od.lk/fl/MV8xNjEzMzAzNV8

1 Những lời của A-gu-rơ, con trai của Gia-kê, lời thánh truyền {do} một người phán truyền với I-thi-ên, với I-thi-ên  và U-canh.

Tên A-gu-rơ và tên Gia-kê chỉ xuất hiện có một lần trong Thánh Kinh. Vì thế, chúng ta không biết gì nhiều về hai tên này. A-gu-rơ là một thụ động phân từ, có nghĩa là: được gom góp, thu nhặt. Gia-kê là một danh từ có nghĩa là: sự tin kính, vâng phục.

Tên I-thi-ên có nghĩa là: “Thiên Chúa đã đến và ở cùng tôi”. Tên này xuất hiện hai lần trong Châm Ngôn 30:1 và một lần trong Nê-hê-mi 11:7. Chắc chắn là I-thi-ên trong Nê-hê-mi 11:7 không phải là I-thi-ên được nói đến trong Châm Ngôn 30:1, vì hai thời đại cách nhau khoảng 500 năm.

Tên U-canh có nghĩa là: ăn nuốt, và chỉ xuất hiện có một lần trong Thánh Kinh.

Chúng ta có thể hiểu Châm Ngôn 30:1 theo hai cách:

A-gu-rơ và Gia-kê không phải là tên riêng của hai người mà chỉ là một cách nói văn hoa (sách Châm Ngôn được viết theo thể thơ).

A-gu-rơ và Gia-kê là hai người cùng thời với Vua Sa-lô-môn.

Nếu A-gu-rơ và Gia-kê không phải là tên riêng của hai người thì Châm Ngôn 30 cũng do chính Vua Sa-lô-môn viết, và câu 1 có thể hiểu như sau:

“Những lời được gom góp, thu nhặt từ sự tin kính, vâng phục, là lời thánh truyền do một người phán truyền với I-thi-ên và U-canh.”

Tuy nhiên, dựa vào câu 2 và câu 3 cùng với Truyền Đạo 1:12-13, thì chúng ta có thể tin rằng Châm Ngôn 30 không phải là những lời do Vua Sa-lô-môn viết. Vì Vua Sa-lô-môn là người khôn ngoan nhất vào thời ấy, chuyên tâm lấy sự khôn ngoan mà xem xét mọi việc xảy ra ở dưới trời.

Có lẽ, A-gu-rơ và Gia-kê, cũng như I-thi-ên và U-canh, đều là những người cùng thời và có quen biết với Vua Sa-lô-môn. I-thi-ên và U-canh có thể là con hoặc học trò của A-gu-rơ.

Từ ngữ được dịch là “lời Thánh truyền” là một danh từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để chỉ về những lời do Thiên Chúa phán. Có khi được dịch là “lời tiên tri”, và có khi được dịch là “gánh nặng”. Dịch là “lời tiên tri” vì những lời ấy phán trước về những việc sắp đến. Dịch là “gánh nặng” vì những lời ấy phán về sự nặng nề của tội lỗi của các dân tộc và sự nặng nề về hình phạt dành cho các dân tộc phạm tội.

Từ ngữ được dịch là “phán truyền” là một động từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để chỉ về lời phán trực tiếp của Thiên Chúa hoặc lời của một người lập lại lời phán của Thiên Chúa.

Những lời của A-gu-rơ được chép lại trong Châm Ngôn 30 là những lời ông nhận được từ Thiên Chúa và truyền lại cho I-thi-ên cùng U-canh. Tên của I-thi-ên được nói trước và lập lại, hàm ý I-thi-ên là con trưởng hoặc học trò trưởng của A-gu-rơ.

2 Thật, ta ngu dại hơn ai hết và không có sự thông sáng của một người.

3 Ta không học được sự khôn ngoan, cũng chẳng có được tri thức về Đấng Thánh.

Chúng ta không có cách nào để biết về A-gu-rơ, nhưng ông tự nhận mình là ngu dại hơn mọi người, không có sự thông sáng của một người, tức là không có trí khôn của một người bình thường. Có lẽ đây là một trường hợp bị chứng nhược trí bẩm sinh, là chứng chức năng của bộ não không phát triển bình thường. Chính vì thiếu trí khôn mà không thể học được sự khôn ngoan và cũng không có sự thông hiểu về Thiên Chúa. Danh từ “Đấng Thánh” được dùng ở đây có cùng nghĩa như trong Châm Ngôn 9:10:

“Sự kính sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là khởi đầu sự khôn ngoan. Sự tri thức về Đấng Thánh là sự thông sáng.”

Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng dùng những sự, những vật, những người không ra gì để tỏ bày sự vinh quang và năng lực của Ngài:

“Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại của thế gian để làm hổ thẹn những người khôn ngoan; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu của thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ của thế gian, những sự bị khinh chê, cùng những sự không có, để làm cho những sự có ra không có; để chẳng xác thịt nào khoe mình trước sự hiện diện của Ngài.” (I Cô-rinh-tô 1:27-29).

Vì thế, chúng ta không nên tự ti mặc cảm về bất cứ một điều gì. Miễn là chúng ta thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và hết lòng sống theo Lời Chúa, thì chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và chúng ta có năng lực của chính Đức Chúa Jesus để làm được mọi sự mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta (Ê-phê-sô 2:10), trong sự soi sáng, dẫn dắt của Đức Thánh Linh.

4 Ai đã lên trời, rồi lại xuống? Ai đã gom gió trong các nắm tay của mình? Ai đã nhốt nước trong một chiếc áo? Ai đã lập ra mọi đầu cùng của đất? Danh người là gì, và tên của con trai người là gì; nếu ngươi có thể nói.

Từ câu 4 đến câu 6 là lời phán của Thiên Chúa. Nội dung của câu 4 khiến chúng ta nhớ đến Ê-sai 40:12:

“Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường nước, lấy gang tay mà đo các tầng trời, dùng đấu mà đong bụi đất, dùng cân mà cân núi, và dùng thăng bằng mà cân gò?”

Một loạt những câu hỏi của Thiên Chúa đặt ra cho toàn thể loài người. Đại danh từ “ai” trong các câu hỏi là để chỉ về một người nào đó giữa loài người. Chắc chắn là không một người nào có thể làm được những điều Thiên Chúa đã liệt kê. Qua các câu hỏi của Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy rõ sự yếu đuối, giới hạn của loài người, và sự toàn năng, vĩ đại của Thiên Chúa.

Loài người đã tiến bộ vượt bực! Sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật mà loài người thu thập được chỉ trong vòng 100 năm qua đã nhiều gấp trăm ngàn lần sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật trong suốt dòng lịch sử của loài người trước đó, kể từ sau Cơn Lụt Lớn. (Chúng ta không có cách gì để biết về trình độ khoa học, kỹ thuật của loài người trước Cơn Lụt Lớn.) Thế nhưng, loài người vẫn không thể thấu hiểu công trình sáng tạo của Thiên Chúa và các định luật vật lý do Thiên Chúa đặt ra để bảo tồn và vận hành công trình sáng tạo của Ngài.

5 Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài.

Từ ngữ được dịch là “thử nghiệm” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để chỉ việc nấu chảy kim loại, loại bỏ các tạp chất, làm cho kim loại được tinh tuyền. Nghĩa bóng của động từ này là: được thử nghiệm và chứng minh là thật, là tinh tuyền, như khi thợ bạc dùng lửa nung chảy một thỏi vàng để thử xem phẩm chất của thỏi vàng, và thấy rằng ấy là một thỏi vàng ròng.

Mỗi một lời của Thiên Chúa đều được thử nghiệm, có nghĩa là bất cứ lời phán nào của Thiên Chúa cũng đều là chân thật, con dân Chúa ở trong cảnh ngộ nào cũng thấy được sự chân thật của Lời Chúa ứng nghiệm vào trong cuộc sống của họ. So sánh:

“Còn Thiên Chúa, đường của Ngài vốn là trọn vẹn. Lời của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu được thử nghiệm. Ngài là cái khiên cho những ai nương cậy nơi Ngài.” (II Sa-mu-ên 22:31).

Thi Thiên 119:160 chép:

“Sự tổng cộng của Lời Ngài là chân thật. Mỗi sự phán xét công bình của Ngài còn đời đời.”

Chính vì thế mà khi chúng ta đọc Thánh Kinh, Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, chúng ta được vui mừng, bình an về những lời hứa của Ngài; và chúng ta cần phải run sợ đúng mức trước những lời cảnh báo của Ngài. Sự phán xét của Thiên Chúa là công bình, còn lại đời đời. Vì thế, khi chúng ta được Ngài phán xét chúng ta xứng đáng với địa vị làm con của Ngài, thì chúng ta sẽ mãi mãi vui hưởng hạnh phúc bên Ngài, trong Vương Quốc Đời Đời của Ngài. Còn nếu chúng ta bị Ngài phán xét chúng ta chỉ là những kẻ làm ác, nhân danh Chúa để nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ, thì chúng ta sẽ bị hư mất đời đời (Ma-thi-ơ 7:21-23). Hãy nhớ:

“…Thiên Chúa không chịu bị khinh dể đâu; vì ai gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy.” (Ga-la-ti 6:7).

Từ ngữ được dịch là “nương cậy” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ, chỉ về sự chạy đến để tìm kiếm sự che chở, bảo vệ. Bất cứ ai tìm kiếm sự che chở, bảo vệ nơi Thiên Chúa, thì người ấy được ở trong Ngài và Ngài là cái khiên chống đỡ mọi nguy hiểm cho người ấy. Cái khiên, còn gọi là cái thuẫn, thường được quân lính dùng để chống đỡ vũ khí của kẻ thù. Nếu Thiên Chúa Toàn Năng là cái khiên của chúng ta thì chúng ta còn lo sợ gì?

“Trong Thiên Chúa, tôi tôn vinh Lời của Ngài! Trong Thiên Chúa, tôi tin cậy. Tôi sẽ chẳng sợ loài xác thịt có thể làm gì tôi!” (Thi Thiên 56:4).

“Trong Thiên Chúa, tôi tin cậy! Tôi sẽ chẳng sợ loài người có thể làm gì tôi!” (Thi Thiên 56:11).

“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu vì tôi, tôi sẽ chẳng sợ! Loài người có thể làm gì tôi?” (Thi Thiên 118:6).

Trong Thi Thiên có hàng chục câu gọi Thiên Chúa là cái khiên của con dân Ngài (Thi Thiên 3:3; 5:12; 7:10; 18:2, 30; 28:7; 33:20; 59:11; 84:9, 11; 89:18; 91:4; 115:9-11; 119:114; 144:2). Là con dân của Thiên Chúa, chúng ta là những người lính giỏi của Đức Chúa Jesus Christ (II Ti-mô-thê 2:3), chúng ta có chính Thiên Chúa là sự che chở, bảo vệ chúng ta trong cuộc chiến chống lại chính con người xác thịt của mình và mọi thế lực chống nghịch Thiên Chúa. Chỉ cần chúng ta hoàn toàn tin cậy Lời Chúa và ẩn mình trong Chúa, chúng ta sẽ không phải lo sợ gì.

6 Ngươi chớ thêm vào các lời của Ngài. Kẻo Ngài quở trách ngươi, và ngươi thành kẻ nói dối.

Thiên Chúa tiếp tục phán truyền cho A-gu-rơ và qua ông, cho tất cả mọi người, rằng không được thêm vào lời của Ngài. Lời của Thiên Chúa là chân thật thì không thể thêm bất cứ một điều gì vào. Ngày xưa, bà Ê-va đã từng thêm vào lời của Chúa. Chúa phán dạy:

“Ngươi được tự do ăn từ mọi thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi chớ ăn đến; vì trong ngày ngươi ăn thì ngươi chắc sẽ chết.” (Sáng Thế Ký 2:16-17)

Bà Ê-va thêm vào câu: “các ngươi cũng chẳng được đụng đến” (Sáng Thế Ký 3:3)

Ngày nay, có biết bao nhiêu tổ chức tôn giáo mang danh Chúa đã thêm các ý tưởng của loài xác thịt vào trong Lời Chúa, tạo ra các phong trào tà giáo. Người thêm vào Lời Chúa là người nói dối và phạm thượng. Lại có những người bớt đi Lời Chúa và dạy cho người khác làm như vậy. Chắc chắn, Thiên Chúa sẽ phạt những ai thêm vào hay bớt đi lời của Ngài (Ma-thi-ơ 5:19; Khải Huyền 22:18).

7 Tôi có xin Ngài hai điều. Xin chớ từ chối tôi trước khi tôi chết.

8 Xin đem xa khỏi tôi sự tàn hại và những lời dối trá. Chớ cho tôi sự nghèo khổ hoặc sự giàu sang, {nhưng} xé cho tôi phần bánh đủ dùng.

9 Kẻo khi no đủ, tôi từ chối Ngài mà nói rằng: Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là ai? Hoặc khi bị nghèo khổ, tôi trộm cắp mà làm ô danh Thiên Chúa của tôi.

Từ câu 7 đến câu 9 là lời tự thuật của A-gu-rơ. Đây là một lời cầu nguyện vô cùng khôn ngoan mà mỗi chúng ta cần học tập theo. A-gu-rơ cầu xin rằng, đang khi ông còn sống trong thân thể xác thịt thì xin Thiên Chúa ban cho ông hai điều:

Đem xa khỏi ông sự tàn hại và những lời dối trá.

Chớ để cho ông nghèo khổ hoặc sự giàu sang, mà chỉ ban cho ông đủ sống.

Sự tàn hại là tất cả những sự gì thuộc về tai ương, hoạn nạn, lẫn hình phạt, làm cho bị thiệt hại nặng nề. A-gu-rơ cầu xin Thiên Chúa đem mọi tai ương, hoạn nạn trong thế gian xa khỏi ông vì ông nương cậy nơi Ngài. A-gu-rơ cầu xin Thiên Chúa đem mọi hình phạt xa khỏi ông vì ông có lòng ăn năn, thống hối. A-gu-rơ cũng cầu xin Thiên Chúa đem xa khỏi ông mọi lời dối trá để ông không bị dẫn dụ bước đi sai lạc khỏi lẽ thật của Lời Chúa.

A-gu-rơ không muốn sống giàu sang, vì ông sợ rằng, sự dư dật về vật chất sẽ khiến cho ông quên Chúa. Có thể nói, khi người ta giàu có, người ta thật sự dễ dàng quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa, mà chỉ bận tâm về tiền bạc, của cải, danh tiếng… Nhưng A-gu-rơ cũng không muốn nghèo khổ, rồi trở thành trộm cắp, làm cho người thế gian xúc phạm danh Chúa. Ông biết sự yếu đuối của chính ông trước sự giàu sang cũng như trước sự nghèo khổ. Vì thế, ông xin Chúa xé cho ông phần bánh đủ dùng. Nghĩa là: Xin Chúa ban cho ông có đủ ăn, đủ mặc, thì ông thỏa lòng. Hơn 500 năm sau, Sứ Đồ Phao-lô, bởi sự thần cảm của Đức Thánh Linh, cũng đã viết trong I Ti-mô-thê 6:6-11, như sau:

6 Nhưng sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn.

7 Bởi vì chúng ta chẳng đem điều gì vào trong thế gian; và rõ ràng là chúng ta cũng sẽ không đem điều gì ra khỏi.

8 Như vậy, được có ăn, có mặc thì chúng ta phải thỏa lòng.

9 Còn những kẻ muốn được giàu có, thì rơi vào sự cám dỗ và bẫy rập, rơi vào những sự ngu dại cùng những sự tham muốn có hại, là những sự làm cho người ta bị đắm chìm vào trong sự hủy diệt và sự hư mất.

10 Bởi vì sự tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác. Có nhiều kẻ vì theo đuổi lòng tham tiền bạc mà sai lạc, rời khỏi đức tin, tự chuốc lấy cho mình nhiều điều đau đớn.

11 Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời! Hãy tránh khỏi những sự đó mà theo đuổi sự công bình, lòng tin kính, đức tin, tình yêu, sự nhẫn nại, và sự nhu mì.

Con dân chân thật của Chúa sẽ không chạy theo tiền bạc nhưng thỏa lòng trong sự có ăn, có mặc Chúa ban. Vì thế, họ không bao giờ trộm cắp làm ô danh Chúa, không bao giờ vì vật chất mà quên Chúa, nhưng luôn vui mừng, bình an trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống, và có nhiều thời gian để suy ngẫm Lời Chúa.

Chúng ta hãy học tập nơi Phao-lô:

“Không phải tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã học được rằng, dù tôi ở trong hoàn cảnh nào thì tôi cũng thỏa lòng. Tôi biết chịu nghèo hèn, tôi cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã được dạy rằng, dù no hay đói, dù dư hay thiếu cũng được. Qua Đấng Christ là Đấng ban thêm sức cho tôi, tôi làm được mọi sự.” (Phi-líp 4:11-13).

Mệnh lệnh của Chúa trong Hê-bơ-rơ 13:5 phải được mỗi một con dân của Chúa vâng giữ:

“Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ngài phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.”

Từ câu 10 cho đến hết đoạn là những sự khôn ngoan mà A-gu-rơ có được sau khi ông được Chúa dạy dỗ.

10 Chớ phao vu kẻ tôi tớ với chủ của nó; kẻo nó rủa sả ngươi, và ngươi mắc tội chăng.

Phao vu hoặc vu khống là lời tố cáo không đúng sự thật về sự phạm lỗi hay phạm tội của bất cứ ai. Phao vu có thể do hiểu lầm, do suy diễn không bằng cớ, hoặc do chứng cớ không thật. Nhưng phao vu cũng có thể do cố ý nói dối để hại người.

Người phao vu vừa bị nạn nhân rủa sả hoặc kiện cáo cùng Đức Chúa Trời, vừa mắc tội nói dối và làm chứng dối. Con dân Chúa phải thật cẩn thận khi nói về lỗi hay tội của người khác. Luôn luôn phải có ít nhất hai chứng cớ đã được kiểm chứng cẩn thận cho lời tố cáo của mình. Con dân Chúa đứng ra tố cáo hoặc làm chứng là để bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của người bị hại. Nếu là việc trong Hội Thánh thì là để giúp người có lỗi ăn năn và bảo vệ sự thánh khiết của Hội Thánh.

Tất cả con dân Chúa cũng đều là tôi tớ hầu việc Chúa trong công việc rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh. Phao vu một anh chị em trong Chúa trước Hội Thánh cũng chính là phao vu một tôi tớ của Chúa trước Chúa.

11 Có một thế hệ rủa sả cha mình, cũng không chúc phước cho mẹ mình.

12 Có một thế hệ tự nhìn mình thánh sạch, nhưng chúng chưa được rửa sạch sự nhơ bẩn của chúng.

13 Có một thế hệ mắt của chúng ngước cao biết bao, các mí mắt của chúng giương cao.

14 Có một thế hệ răng của chúng tựa những gươm, răng hàm của chúng như những dao; để cắn nuốt những người nghèo khỏi đất và những người thiếu thốn khỏi loài người.

Có thể nói, từ câu 11 đến câu 14 là những lời tiên tri về một thời đại mà sự phạm tội của loài người sẽ lên cao. Từ ngữ được dịch là “thế hệ” là một danh từ trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để gọi chung những người sống trong một thời đại. Tương tự như vậy là lời tiên tri của Sứ Đồ Phao-lô trong II Ti-mô-thê 4:3-4:

“Vì có một thời sẽ đến, khi người ta không chịu nghe giáo lý tốt lành, nhưng ngứa lỗ tai, theo lòng tham muốn của họ, mà tích tụ cho họ các giáo sư, và họ sẽ xoay lỗ tai của họ khỏi lẽ thật, mà hướng về những chuyện không thật.”

15 Con đỉa có hai con gái, {kêu rằng:} Hãy cho! Hãy cho! Có ba sự chẳng hề no đủ, và bốn điều chẳng nói rằng: Thôi, đủ!

16 Âm phủ, tử cung son sẻ, đất không no đủ nước, và lửa chẳng hề nói: Thôi, đủ!

Từ ngữ được dịch là “con đỉa” là một thụ động phân từ của động từ “bú” hoặc “hút” trong tiếng Hê-bơ-rơ, dùng để gọi chung những loài vật hút máu như đỉa và vắt. Trong Thánh Kinh, từ ngữ này chỉ được dùng có một lần. Đỉa thì sống trong các đầm lầy, đồng ruộng nước ngọt, vắt thì sống trên rừng, nhưng cả hai cùng là loài sống nhờ bám vào sinh vật khác để hút máu. Đỉa có thể hút một khối lượng máu gấp năm lần trọng lượng của chúng, vắt có thể hút một khối lượng máu gấp mười lần trọng lượng của chúng.

Từ đông sang tây, con đỉa vẫn được dùng làm hình bóng cho những kẻ tham lam, bốc lột người khác, những kẻ dai dẵng, tìm đủ cách để bòn rút, bốc lột sự sống của người khác.

“Hai con gái” là hai sự hoặc hai người khác có cùng một đặc tính theo ý nghĩa: “mẹ nào con nấy” như được nói đến trong Ê-xê-chi-ên 16:44.

Chúng ta có thể hiểu, con đỉa chính là lòng tham. Lòng tham sinh ra hành động trộm và cướp. Trộm là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, cướp là công khai dùng sức mạnh hay vũ khí, để chiếm đoạt tài sản của người khác. Lòng tham, sự trộm, và sự cướp lúc nào cũng đòi hỏi: Hãy cho! Hãy đưa ra! Ta muốn nữa!

Lòng tham không giới hạn trong sự tham muốn tiền bạc, danh tiếng, quyền lực. Lòng tham bao trùm tất cả mọi sự tham muốn. Có lẽ nổi bật nhất là sự tham muốn về tà dâm. Người tham muốn về tà dâm đắm chìm trong sự dâm dục qua các phương tiện sách báo, phim ảnh, Internet, phạm tà dâm với người khác, với các dụng cụ phục vụ tà dâm mà không bao giờ biết đủ!

Cách nói: “có ba sự… và bốn điều…” là một cách nói đối trong thi ca Hê-bơ-rơ. Tương tự như cách nói đối trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:

“Ba điều, bốn chuyện!”

“Bốn phương, tám hướng.”

“Yêu nhau ba bốn núi cũng trèo, bảy tám sông cũng lội, chín mười đèo cũng qua!”

Cách nói: “chẳng hề no đủ” và “chẳng nói rằng: Thôi, đủ” là cách nói láy trong thi ca Hê-bơ-rơ. Tức là cách nói lập lại ý đã nói trước đó.

Có bốn điều được so sánh với lòng tham:

Âm phủ, thế giới của những người chết, tiêu biểu cho sức chứa không giới hạn của lòng tham.

Tử cung son sẻ tiêu biểu cho khát vọng không bao giờ được thỏa mãn của lòng tham.

Đất không no đủ nước tiêu biểu cho sự chiếm đoạt không ngừng của lòng tham.

Lửa tiêu biểu cho sự hủy diệt bất tận của lòng tham.

Suy nghĩ cho cùng thì nguồn gốc của mọi tội lỗi là lòng tham. Lu-xi-phe phạm tội vì tham muốn sự vinh quang của Thiên Chúa, muốn nâng mình lên bằng Đức Chúa Trời (Ê-sai 14:12-14); Ê-va phạm tội vì tham muốn trái của cây biết điều thiện và điều ác. Ngày nay, người ta vẫn phạm tội vì tham muốn một điều gì đó!

Câu 15 và 16 nói lên lòng tham của thế hệ được nói đến trong câu 11 đến câu 14. Câu 17 tiếp ý câu 11, nói về số phận của những kẻ bất hiếu:

17 Con mắt nhạo báng cha mình, khinh sự vâng lời đối với mẹ mình, các con quạ của trũng sẽ móc nó ra, và các chim ưng con sẽ ăn nó.

Sự bất hiếu có thể tỏ ra bằng cái nhìn không tôn kính cha mẹ, bằng sự không vâng theo lời khuyên dạy phải lẽ của cha mẹ. Những kẻ bất hiếu đáng nhận lãnh hình phạt ngay trong đời này, ngay trên thân thể xác thịt của họ. Nếu Thiên Chúa đã hứa ban sự sống lâu cho những ai hiếu kính cha mẹ, thì Ngài chắc cũng sẽ cất đi mạng sống của những ai bất hiếu với cha mẹ. Trong thực tế, luật pháp của Chúa lên án chết những kẻ hỗn láo với cha mẹ:

“Kẻ nào nói hỗn cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:17).

Ngoài ra, còn có lẽ thật về sự: “gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7). Kẻ bất hiếu với cha mẹ sẽ bị chính con cái của mình bất hiếu đối với mình, mà phần lớn là do con cái học được thói bất hiếu từ nơi mình. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ai có con cái bất hiếu thì bản thân họ cũng bất hiếu.

18 Có ba sự quá diệu kỳ đối với ta, và bốn điều mà ta chẳng biết được:

19 Đường chim ưng trên trời; lối con rắn bò trên vầng đá; luồng tàu chạy giữa biển; và đường của một người nam với một người gái trẻ.

20 Cũng vậy, đường lối của một dâm phụ; nàng ăn, rồi nàng chùi sạch miệng, và nói rằng: Tôi chẳng làm sự ác nào.

Đường đi của loài người dù lớn hay nhỏ cũng đều cụ thể, nhìn thấy được, nhận biết được, hiểu được. Nhưng đường chim bay, lối rắn bò, luồng tàu chạy, hay là mối quan hệ giữa một người nam với một cô gái trẻ thì không cụ thể, khó hiểu. Tương tự như vậy là đường lối của một dâm phụ. Từ ngữ dâm phụ là một danh từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để gọi một phụ nữ phạm tội ngoại tình. Tức là một phụ nữ độc thân quan hệ tính dục với một người đàn ông đang có vợ hoặc một phụ nữ đang có chồng quan hệ tính dục với bất cứ ai khác, ngoài chồng của mình, kể cả quan hệ đồng tính. Dâm phụ cứ lén lút phạm tà dâm và thản nhiên nói rằng mình không có tội, thường khi nhân danh “tình yêu” mà phạm tội, như một người ăn rồi chùi sạch miệng, nói mình không ăn.

21 Có ba sự làm cho trái đất rúng động, và bốn điều nó không thể chịu nổi:

22 Kẻ tôi tớ khi hắn lên ngai vua; kẻ ngu muội khi hắn được no đủ thức ăn;

23 người đàn bà đáng ghét khi nàng kết hôn; và đứa tớ gái khi nó kế nghiệp bà chủ mình.

Kẻ tôi tớ lên làm vua thì kiêu ngạo, hống hách, trả thù vặt, không biết cách cai trị. Kẻ ngu muội khi no đủ thức ăn thì huênh hoang, khoác lác, nói và làm những lời những việc chướng tai, chướng mắt người khác. Người đàn bà đáng ghét là một phụ nữ không có đức hạnh, khi kết hôn không thể chăm sóc gia đình. Đứa tớ gái khi kế nghiệp bà chủ cũng giống như kẻ tôi tớ lên làm vua. Đó là bốn tai họa cho xã hội!

24 Có bốn vật nhỏ trên trái đất, nhưng vốn rất khôn ngoan:

25 Những con kiến là một bầy không mạnh sức nhưng chúng sắm sẵn thức ăn của chúng trong mùa hạ;

26 con thỏ rừng là loài không có sức mạnh nhưng làm nhà của nó trong vầng đá;

27 những con cào cào không có vua nhưng hết thảy chúng đi ra từng đám;

28 con thằn lằn mà người ta lấy tay bắt được, vẫn ở trong đền vua.

Loài kiến biết dự trữ thực phẩm. Loài thỏ rừng biết ẩn núp cách kín đáo. Loài cào cào biết di chuyển có đội ngũ. Con thằn lằn vẫn có thể ở nơi sang trọng.

Người khôn ngoan có thể học nơi loài kiến để biết phòng trữ khi thuận cảnh (tham khảo Sáng Thế Ký 41); học nơi loài thỏ rừng để biết bảo vệ mình cách hữu hiệu; học nơi loài cào cào để biết sống hợp quần; và học nơi loài thằn lằn để không tự ti mặc cảm.

29 Có ba vật bước đi tốt đẹp, và bốn vật tốt đẹp trong dáng đi:

30 Sư tử, mạnh hơn hết trong các loài thú, chẳng quay đi trước mặt loài nào;

31 ngựa được thắng yên; hoặc con dê đực; và vị vua không ai đối địch được.

Con sư tử, đứng đầu các loài thú rừng; ngựa được thắng yên, sẵn sàng cho cuộc đua hoặc chiến trận; con dê đực, đứng đầu các loài gia súc; và một vị vua mạnh sức đều có bước đi vững vàng, thể hiện sự oai vệ.

Bước đi chính là mỗi thái độ, hành vi, cử chỉ trong cuộc sống của một người. Người dũng mãnh như sư tử, không quay đầu trước một khó khăn nào; luôn sẵn sàng như ngựa chiến đã được thắng yên; như dê đực, biết bênh vực các loài yếu sức hơn mình; và luôn thắng mọi cám dỗ của xác thịt như một vị vua không ai đối địch được là một người có phong cách oai nghi đáng kính.

32 Nếu ngươi có ngu dại mà tự đưa mình lên, và nếu ngươi có ác tưởng, thì hãy đặt tay ngươi trên miệng ngươi.

33 Vì sự ép sữa làm ra bơ, sự ép lỗ mũi làm cho phun máu; cũng vậy, sự ép cơn giận làm ra điều tranh cạnh.

Người nào vì thiếu khôn ngoan mà lên mình kiêu ngạo, trong lòng có những ý nghĩ không thiện, thì hãy kịp thời kiềm giữ môi miệng, để không nói ra lời kiêu ngạo, khoe khoang mà mang họa diệt thân. Từ ngữ được dịch là “ép” là một động từ trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng để chỉ sự tạo áp lực lớn. Sữa bị ép làm ra chất bơ, lỗ mũi bị ép (vì bị đánh mạnh vào khiến cho vỡ mạch máu) làm cho phun máu thế nào, thì sự ép cơn giận của người khác cũng sẽ làm ra phản ứng tranh cạnh như thế ấy. Cơn giận bị ép là người có sự hiểu biết cứ bị nghe kẻ ngu dại lên tiếng khoe khoang nên tức giận mà gây ra sự tranh cạnh với kẻ ấy.

Huỳnh Christian Timothy Huỳnh Christian Priscilla 18/06/2016

Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.

Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.

Share this…

Pinterest

email

Print

Chú Giải Thần Chú Đại Bi (Phần 2)

Y hê y hê là Độc lâu trượng ấn thủ nhãn ấn pháp. Hán dịch là “thuận giáo”.

Nghĩa là một khi quí vị nhờ ai làm việc gì đó, họ đều ưng thuận. Khi quí vị dùng chánh pháp để giáo hoá, họ đều vâng lời. Câu chú này còn dịch là “tâm đáo”. Nghĩa là trong tâm hành giả ước nguyện điều gì, nhờ năng lực của chú này đều được thành tựu. Câu chú này khiến cho Ma – hê – thủ – la vương, là một Thiên ma ngoại đạo thường cho rằng mình là vĩ đại nhất, cũng phải cung kính chắp tay đến nghe lời chỉ giáo khi nghe có người trị tụng thần chú này, không dám trái nghịch. Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú.

37. Thất na thất na

Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.

Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.

Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.

Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.

Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị kôhng thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí tuệ.

Ồ! Không – Quý vị có thể phản đối – Tôi là người có trí tuệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!

Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí tuệ rồi. Người có đại trí tuệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng

Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.

“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”. Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.

Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.

Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí tuệ. Nếu quý vị có trí tuệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:

Thanh phong đồ lai

Thủy ba bất hưng

“Gió trong lành thổi đến, Biển không còn sóng xao”.

Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí tuệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực. Đó là lúc:

Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí tuệ.

Người có trí tuệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí tuệu thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí tuệ là vô cùng quan trọng.

Ngu muội là gì? Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt. Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:

– Tại sao anh lại làm việc đó?

Họ sẽ trả lời:

– Tôi không rõ nữa …

Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh. Họ lại khăng khăng:

– Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí tuệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:

Phùng quỷ sát quỷ Phùng Phật sát Phật

Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí tuệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.

Quý vị có thể nói: ” Gươm trí tuệ rất nặng, không, không dễ gì cầm kiếm ấy được “! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ. Sao vậy? Vì quý vị đã cầm lên rồi!

Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí tuệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí tuệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:

“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí tuệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí tuệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.

Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.

Cái gì là thế giới ý báo? Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí tuệ. Điều này được ví như tấm gương:

Vật lai tắc ánh Vật khứ tắc không.

Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.

Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.

Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí tuệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.

Người có trí tuệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.

Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:

“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.

Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí tuệ chân chính thì rất hiếm.

Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thến gian. Trí tuệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:

Thực ra, nếu quý vị có được trí tuệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. “Trong dương có âm”.

Cũng vậy, trong trí tuệ cũng có sự ngu muội – sự ngu muội một cách trí tuệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí tuệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chính. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.

Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí tuệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí tuệ chân chính, thì quý vị không bị người klhác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí tuệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.

Trí tuệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí tuệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí tuệ. Trong vô minh có trí tuệ và chính trong trí tuệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí tuệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí tuệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí tuệ lên thì đó chính là trí tuệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí tuệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.

Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí tuệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí tuệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.

Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí tuệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí tuệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.

là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.

Thật chứ? Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện. Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao? Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì? Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.

Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.

Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:

…”Địa ngục vị không

Thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ tận

Phương chứng Bồ đề”.

Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.

38. A ra sam Phật ra xá lợi

Đó là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.

Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.

Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.

Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.

Quý vị lại hỏi: “Bồ tát nào?”

Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.

dịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.

39. Phạt sa phạt sâm

Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.

40. Phật ra xá da

Ở câu trên, Phật ra xá lợi. “Xá lợi”dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.

là Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.

41. Hô lô hô lô ma ra

Đây là Kim trọc ngọc hoàn thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.

Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.

Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.

42. Hô lô hô lô hê rị

Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.

Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.

Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.

Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thành và dù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.

Thế nên bất luận trường hợp nào, có trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”

Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.

Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.

Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng. Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ. Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.

Tôi vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.

Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.

43. Ta ra ta ra

Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.

Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.

44. Tất lỵ tất lỵ

có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.

Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.

45. Tô rô tô rô

Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.

46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ

Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?

Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!

Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.

Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:

“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.

Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việ ma vậy”.

Về bất thối, có ba dạng:

– Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.

– Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.

Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.

Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.

– Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.

Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.

Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!

47. Bồ đà dạ – Bồ đà dạ

– Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.

– Giác là sự tỉnh thức.

Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.

Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trong Dảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.

Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).

Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.

Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: ” À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi “. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.

Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trìh bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm kôhng dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.

48. Di đế rị dạ

Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.

49. Na ra cẩn trì

Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.

50. Địa lỵ sắt ni na 51. Ba da ma na

Đây là Bảo tiễn ấn pháp. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này thành tựu sẽ liền gặp được thiện hữu tri thức.

52. Ta bà ha

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của . Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

53. Tất đà da 54. Ta bà ha 55. Ma ha tất đà da 56. Ta bà ha

Chữ có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.

Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.

Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.

Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.

Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.

Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.

Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà halà Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.

Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.

Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.

Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.

57. Tất đà du nghệ 58. Thất bà ra dạ 59. Ta bà ha 60. Na ra cẩn trì 61. Ta bà ha

Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp.

62. Ma ra na ra 63. Ta bà ha

Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ.

Quyến sách thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường.

Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”.

64. Tất ra tăng a mục khư da 65. Ta bà ha

Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu.

Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:

“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.

Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.

“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi. Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.

Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.

Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.

Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?”

Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt và ở tù.

Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này.

66. Ta bà ma ha a tất đà dạ 67. Ta bà ha

Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.

Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.

Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa.

Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này.

Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.

68. Giả kiết ra a tất đà dạ 69. Ta bà ha

Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”.

Kim cang luân ấn pháp không những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”.

Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh.

Khi giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi có nói về một người bạn thân, có khả năng sử dụng được ấn pháp này. Khi quý vị hành trì thành tựu ấn pháp này rồi, thì sấm sét sẽ vang rền khi quý vị sử dụng ấn pháp và tiếng vang của nó sẽ hàng phục được tất cả các loài ma oán.

70. Ba đà ma yết tất đà dạ 71. Ta bà ha

Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.

72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 73. Ta bà ha

Hiền là thánh hiền.

Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì.

Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn pháp mà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.

74. Ma bà lợi thắng yết ra da 75. Ta bà ha

Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này.

Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”.

Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này.

76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da

Câu này đã được giảng rõ ở phần đầu Kinh văn rồi. Nhưng có trường hợp quý vị bị quên, nên tôi sẽ giảng lại lần nữa. Những người tuy có nhớ, nhưng không được rõ ràng, nghe lại lần này sẽ được rõ thêm. Những người đã nhớ kỹ rồi, nghe được một lần này nữa lại càng hiểu sâu hơn.

Nếu tôi giảng chưa rõ, quý vị cứ hỏi tôi ngay tức khắc, vì cách tôi giảng Kinh hoàn toàn khác với các Pháp sư. Tôi không dùng tài liệu hoặc các luận giải.

Toàn câu nghĩa là con nguyện quy y Tam bảo. Con nguyện đem cả thân tâm tánh mạng để quy y. Như những Phật tử tại gia đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đó là quy y Tam bảo.

Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới.

Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác.

Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười.

Ba đời là quá khứ, hiện ại, vị lai. Chúng ta quy y với Phật bảo trong suốt khắp mười phương ba đời. Những lời đức Phật dạy được gọi là Pháp bảo. Tam tạng Kinh điển được diễn đạt qua mười hai phần Kinh văn (bộ Kinh). Tất cả Kinh điển do đức Phật nói ra được gọi là Pháp bảo. Pháp bảo không chỉ hiện hữu và lưu hành trong nhân gian mà còn lưu hành khắp cả hư không và pháp giới.

Khi nào quý vị có được ngũ nhãn, lục thông rồi thì quý vị mới thâm nhập được vào chân Kinh. Có nghĩa là quý vị đọc được “vô tự chân Kinh”. Trong hư không, bất kỳ lúc nào thích, quý vị đều đọc được chân kinh mà không cần hở môi. Lục Tổ đã từng nói:

Khi ngộ chuyển Pháp Hoa”.

“Vô tự” không có nghĩa là Kinh không có chữ. Mà chính là hàng phàm phu không thấy được chữ. Tuy nhiên, khi quý vị nhìn sâu vào hư không, quý vị có thể thấy được chư Phật đang tụng Kinh. Một số vị đang tụng Kinh Pháp Hoa, một số vị đang tụng Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số vị khác đang tụng Kinh Hoa Nghiêm. Chư Phật đều đang tụng Kinh và trì chú như thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Chư Phật luôn luôn hành trì các thời khóa tụng ấy. Nhờ thế nên Pháp bảo được hiện hữu và lưu truyền suốt khắp tận hư không pháp giới.

Chúng ta cũng quy y Tăng bảo suốt cả ba đời, cùng tận hư không pháp giới. Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng.

77. Nam mô a lị da 78. Bà lô kiết đế 79. Thước bàn ra da 80. Ta bà ha 81. Án tất điện đô

Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.

Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.

Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.

82. Mạn đà ra 83. Bạt đà da 84. Ta bà ha

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn: 30+ Châm Ngôn, Danh Ngôn Hay

Ơn ai một chút chớ quên,Oán ai một chút để bên dạ nầy. – Khuyết danh

Làm ơn đừng nhớ làm chi,Chịu ơn nên chớ quên đi mới là. – Khuyết danh

Kẻ nào mang ơn người mà không nỡ phụ thì làm con ắt có hiếu, làm tôi ắt được trung. – Tư Mã Quang

Nên biết ơn kẻ ân nhân lúc họ vắng mặt, vì nếu có mặt họ mà biết ơn, thì thành ra như bó buộc mà phải biết ơn vậy. – Ménandre

Lúa gạo và lòng biết ơn chỉ mọc nơi đất tốt. – Khuyết danh

Vì lẽ gì mà người ta làm ơn mặc lòng, kẻ biết ơn không nên dò xét làm chi. – De Lévis

Lòng biết ơn là ký tính của trái tim. – J. B. Massieu

Lòng biết ơn sanh ra tình yêu mến, tình yêu mến lại sanh ra lòng biết ơn. – Laténe

Có lòng ghi tạc công ơn thì cái vui thú đã thọ ơn lại càng thêm lâu dài. – J. Droz

Kẻ biết ơn thì trong lòng được thỏa thích, mà kẻ làm ơn thì trong lòng lại được thỏa thích nghìn phần. – De Jussieu

Lòng nhớ ơn có ba hình thức : một tình cảm sâu xa, một lời cảm tạ, một quà tặng trở lại. – Khuyết danh

Người đạo đức thì bao giờ cũng biết ơn. – Mably

Nếu thú vật còn biết nhớ ơn, con người há lại không được như thế hay sao ? – Khuyết danh

Ở trên đời, không có sự thái quá nào tốt đẹp cho bằng sự thái quá của lòng biết ơn. – La Bruyère

Làm ơn thì nín, thọ ơn thì nói. – Khuyết danh

Người mang ơn phải nên nhớ mãi, người làm ơn thì phải quên ngay. – Boiste

Kẻ bội bạc thì chỉ thọ ơn một lần mà thôi, người nhớ ơn thì hưởng ơn được lâu dài. – Sénèque

Sự biết ơn của phần đông chỉ là một ước muốn kín đáo được thọ ơn nhiều hơn nữa. – Francois de La Rochefoucauld

Cảm ơn nhiều có nghĩa là kín đáo hỏi thêm nữa. – Khuyết danh

Kẻ tiểu nhơn chỉ chăm mong người ta làm ơn cho, nhưng khi đã chịu ơn rồi, thì không cần nhớ ơn nữa. Người quân tử không khinh dị chịu ơn ai, nếu khi có chịu ơn thì không bao giờ quên. – Khuyết danh

Lòng nhớ ơn là một gánh nặng, mà gánh nặng nào cũng cần cất xuống. – Denis Diderot

Ăn cây nào rào cây ấy. – Khuyết danh

Ăn miếng chả trả miếng bùi. – Khuyết danh

Ơn sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa. – Khuyết danh

Bát cơm Phiếu mẫu trả ơn nghìn vàng. – Khuyết danh

Những người có tâm hồn lương hảo hễ gặp dịp đền ơn thì không khi nào bỏ qua. – Vauvenargues

Ăn lộc của người thì phải cứu hoạn nạn cho người. – Khuyết danh

Người biết ơn dẫu đã ơn trả nghĩa đền vẫn cũng chưa cho là xong nợ. – H. Lemonnier

Nguồn: Từ điển danh ngôn

Giải Thích Phim Donnie Darko

Sở hữu kịch bản có chiều sâu, đan xen cùng các học thuyết về du hành thời gian, chắc chắn bạn sẽ không thể rời mắt nếu là một fan của thể loại phim đầy mê hoặc này.

Bên cạnh đó, Donnie Darko còn có phần nhỉnh hơn The Butterfly Effect ở dàn diễn viên nổi bật, mặc dù ở thời điểm đó họ còn khá trẻ nhưng vẫn cho thấy được năng lực của mình.

Nổi bật nhất là nam chính – Jake Gyllenhaal là một cái tên xuất hiện liên tục trong vài năm trở lại đây khi anh cho thấy mình không chỉ sở hữu một vẻ ngoài lãng tử mà còn có khả năng nhập vai rất đa dạng. Nữ chính Jena Malone cực kỳ xinh đẹp, mặc dù không có nhiều đất diễn như anh chàng kia nhưng cô cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra phim còn có sự góp mặt của chị gái Jake – Maggie Gyllenhaal.

Nội dung chính của phim kể về cuộc sống của Donnie Darko (Jake Gyllenhaal) – một thanh niên có vẻ ngoài khờ khạo, ngốc nghếch và hành xử kỳ quặc. Anh chàng thường xuyên xuất hiện những ảo giác về một con thỏ cao 1m8 tên Frank.

Lần đầu tiên xuất hiện, nó nói với Donnie rằng tận thế sẽ xảy ra sau 28 ngày, 6 giờ, 42 phút và 12 giây. Ở những lần gặp lại tiếp theo, Frank đưa ra những mệnh lệnh kỳ quái dành cho Donnie nhưng cậu ta vẫn thực hiện theo.

Đan xen giữa những ảo giác mơ hồ là hoạt động thường ngày của Donnie, bao gồm việc đi học, trò chuyện cùng người thân, bạn bè và gặp bác sĩ tâm lý. Khoảng thời gian này cậu bắt đầu quen Gretchen (Jena Malone) – cô bạn mới vào lớp.

Nếu bạn nghĩ kết thúc phim chỉ đơn giản là Donnie du hành thời gian để đưa mọi thứ về quỹ đạo, đồng thời hy sinh mạng sống của mình để thực hiện điều đó thì đúng, nhưng chưa thật sự đầy đủ.

Đầu tiên cả thế giới đang sống trong không gian chính (Prime Universe – PU), thì xuất hiện không gian tiếp giáp (Tangent Universe – TU), TU xâm nhập vào PU và đưa tất cả mọi thứ của PU vào trong nó. Cái động cơ rơi xuống ở đầu phim là đồ vật đánh dấu sự xuất hiện của TU.

Frank là kẻ bị kéo theo phải chết, nhiệm vụ của Frank là lên kế hoạch để cuối cùng Donnie hoàn thành nhiệm vụ, đưa đồ vật về không gian chính và cứu mọi người.

Bạn có thể thấy tất cả những điều mà Frank xúi giục Donnie đều có sự ảnh hưởng mật thiết đến toàn bộ câu chuyện : hành động phá trường để có cơ hội làm quen với Gretchen, đốt nhà Cunningham để lòi ra vụ ông ta kinh doanh khiêu dâm trẻ em.

Thú thật là sau khi xem được khoảng 3/4 phim mình còn nghĩ Donnie là một kẻ bệnh hoạn và Frank chỉ là cách thức để hình tượng hóa điều đó lên, mãi về sau mình mới nhận ra Donnie là kẻ được chọn và cậu ta phải hy sinh vì điều đó.

Cảnh Donnie cười lớn ở cuối phim thực sự ám ảnh, có thể hiểu rằng cậu ta buồn khi mình phải ra đi. Sau khi Donnie đưa mọi thứ trở về quỹ đạo, người thì vẫn ngủ say, người chợt tỉnh giấc, có người khóc, có người cười, có người thẫn thờ, thầm cảm ơn chúa vì mình vẫn còn đủ cả hai mắt. Chỉ có một người đã bước sang thế giới khác.

Kết thúc này có phần giống với The Butterfly Effect, khi cả hai nhân vật chính đều là những người hùng, nhưng kết cục của Donnie thảm hơn nhiều.

Đáng buồn nhất là khi Gretchen đạp xe ngang qua nhà Donnie, cô có nói rằng mình không quen cậu ta. Mình nghĩ điều này là do thời điểm mảnh máy bay rơi vào nhà Donnie xảy ra trước khi hai người quen nhau.

Rồi cả những đoạn thoại giữa Donnie và Frank, Donnie thường nở nụ cười nhếch mép rất khó hiểu, màu sắc vào thời điểm đó cũng mờ mờ ảo ảo, nhìn cũng hơi rợn người.

Rất nhiều màn đối đáp hài hước giữa Donnie và những người xung quanh. Có thể kể đến như lần đầu Donnie nói chuyện với Gretchen, hay khi cậu ta đối đáp với chị gái mình ở ngay đầu phim. Tuy ngây ngô và lập dị nhưng Donnie cũng cho thấy sự bá đạo của mình đấy chứ.

Jake Gyllenhaal thể hiện tốt những đặc điểm này, ngay cả gương mặt của anh ta rất hợp vai. Tuy đây là một trong những vai diễn đầu tay của Jake nhưng anh đã cho thấy mình có khả năng.

Mình thấy anh chàng này trông rất tài tử nhưng kiểu ngây ngô và có gì đó là lạ. Mình vẫn nhớ phim đầu tiên mình xem của Jake là Source Code, tự nhủ là ông này trông ngố rừng vãi chưởng.

Một điều mình thích ở Jake là khả năng chọn vai của anh, những bộ phim anh tham gia rất hay và có chiều sâu, lại còn đúng thể loại mình thích. Ngoài Donnie Darko ra thì mình còn biết Prisoners, Enemy, Zodiac, Source Code và gần đây nhất là Mầm Sống Hiểm Họa.

Trở lại với nội dung, không chỉ là một bộ phim khoa học viễn tưởng, đằng sau Donnie Darko là một câu chuyện về lứa tuổi học trò và vấn nạn xung quanh nó được lồng ghép một cách khéo léo.

Tất cả nhân vật xuất hiện trong phim đều đại diện cho một kiểu người trong trường học : có người cực kỳ bình thường, người cá biệt, có người gặp vấn đề về sức khỏe, có người bị bạo hành, có người đến từ một nơi xa xôi, và tất nhiên cũng không thiếu những thể loại chuyên đi bắt nạt, những giáo viên hà khắc và bảo thủ.

Trong ngôi trường đó chỉ có Donnie là dám lên tiếng về những vấn đề mà cậu ta cảm thấy bất cập. Một điểm cộng lớn cho bộ phim.

Về mặt hình ảnh, phim được sản xuất từ 2001 nên kỹ xảo còn tương đối thô sơ, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc mà phim mang lại sau khi xem. Bạn cũng sẽ thấy tông màu xanh nước biển nhạt xuất hiện trong bộ phim này, khá giống với The Butterfly Effect.

Donnie Darko có rất nhiều điểm sáng, tuy nhiên có một vấn đề mà mình nhặt ra được. Đó là tại sao sau tận hai lần gây rối : một lần phá trường và một lần đốt nhà thầy giáo nhưng Donnie vẫn không bị nghi ngờ. Mặc dù phim có đưa ra lý do Donnie thoát vụ đốt nhà nhưng mình thấy chưa thuyết phục.

Có khá nhiều điều thú vị trong Donnie Darko, đầu tiên là như những từ ngữ bậy bạ thường xuyên được đem ra sử dụng trong các câu thoại. Và mình thích điều này, hehe

Đây là một trong những bộ phim đặc sắc hiếm hoi mà tên phim được đặt theo nhân vật chính, điều đó cũng gợi không ít sự tò mò bởi cái tên này hết sức lạ lùng.

Donnie Darko cũng đưa mình đến với một trong những bản nhạc phim hay và thê thảm nhất mà mình từng nghe – Mad World. Từng câu hát trong ca khúc này đều cực kỳ ám ảnh. Bạn hãy thử và cảm nhận.

Tuy nhiên bộ phim này được chống chỉ định với những ai xem chủ yếu với mục đích giải trí hay không cần suy nghĩ quá nhiều. Nếu có những dấu hiệu trên thì bạn nên tìm một sự lựa chọn khác. Còn nếu những bộ phim viễn tưởng kiểu này bạn hưng phấn, hãy thử qua Triangle, Predestination, Lucy và Interstellar.

Bài viết này đủ sức hấp dẫn với bạn chứ ? Nếu có thì hãy để lại ý kiến xuống dưới, đừng quên chia sẻ bài viết bởi nó sẽ trở thành một nguồn động lực lớn đối với tác giả. Mình rất cảm ơn.

Để kết thúc bài viết này, mình xin trích dẫn một câu nói hay trong phim, đó là khi Donnie gặp Grandma Death lần đầu, bà có nói với cậu rằng

Mọi sinh vật sống trên Trái Đất đều sẽ chết trong sự cô độc

Bạn đang xem bài viết Chú Giải Châm Ngôn 30:01 trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!