Xem Nhiều 3/2023 #️ Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng # Top 9 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

( Tài liệu Tu học Ngành Đồng Bậc Cánh Mềm

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )

  

I. Chuẩn bị :

Một vài mẫu văn bản hành chánh của GĐPT như : thư mời dự chu niên, đơn xin gia nhập, chứng chỉ trúng cách,…

II. Giờ học :

1.  Giới thiệu :

Cuộc đời con người có thể ví dụ như con thuyền ở giữa biển mênh mông, không biết nơi nào là bến, cần có la bàn định hướng. Với GĐPT, la bàn đó chính là châm ngôn Bi – Trí – Dũng. Em đã từng thấy các từ này ghi liền nhau trong văn bản nào ? ( Giới thiệu các mẩu văn bản hành chánh có ghi châm ngôn ).

2.  Em suy nghĩ :

–   Châm ngôn của GĐPT là gì ?

–   Thế nào là Bi ? Trí ? Dũng ?

–   Vì sao Bi, Trí , Dũng phải có mặt đầy đủ ở mỗi đoàn sinh GĐPT ?

–   Em thực hành châm ngôn Bi – Trí – Dũng ra sao ?

3.  Em cần nhớ :

Châm ngôn của GĐPT là Bi – Trí – Dũng

–   Bi : trong nghĩa từ bi ( cho vui cứu khổ ).

Học theo hạnh của Phật và chư vị Bồ tát, người Phật tử không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui đến cho người và vật ta quyết không từ chối.

–   Trí : Trong nghĩa trí tuệ ( hiểu biết sáng suốt không bị vô minh che lấp ). Người Phật tử không cam chịu dốt, sống trong u mê mà phải luôn tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp, chân lý. Ngoài ra còn phải giúp mọi người được học hỏi và hiểu biết như mình.

–  Dũng : Trong nghĩa tinh tấn, dũng mãnh ( không yếu đối, ương hèn, biếng nhát ). Là đoàn sinh GĐPT, em phải luôn cố gắng, kiên trì, vượt mọi thử thách, chướng ngại để tiến đến giác ngộ, phải dám nghĩ, dám làm.

–   Bi – Trí – Dũng phải phối hợp, hỗ trợ, nương vào nhau. Bi thiếu Trí, Dũng cũng thành nhu nhược, sai lầm. Trí, Dũng không Bi sẽ luôn nguy hiểm và gây khổ cho nhau. Có Bi, Trí mà không Dũng thì Bi, Trí ấy vô dụng. Dũng không Bi, Trí sẽ hành động sai lầm, độc ác,…

4.  Em thực hành :

–   Em thương yêu tất cả mọi người, mọi loài, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác vượt khó, vượt khổ, tìm được sự an lạc.

–   Em cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi giáo pháp để thấy rõ chân lý.

–   Em cố gắng tu tập, không ngại khó, ngại khổ trên đường thực hiện lý tưởng giác ngộ.

Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )

I. Chuẩn bị :

Một vài mẫu văn bản hành chánh của GĐPT như : thư mời dự chu niên, đơn xin gia nhập, chứng chỉ trúng cách,…

II. Giờ học :

Cuộc đời con người có thể ví dụ như con thuyền ở giữa biển mênh mông, không biết nơi nào là bến, cần có la bàn định hướng. Với GĐPT, la bàn đó chính là châm ngôn Bi – Trí – Dũng. Em đã từng thấy các từ này ghi liền nhau trong văn bản nào ? ( Giới thiệu các mẩu văn bản hành chánh có ghi châm ngôn ).

– Châm ngôn của GĐPT là gì ?

– Thế nào là Bi ? Trí ? Dũng ?

– Vì sao Bi, Trí , Dũng phải có mặt đầy đủ ở mỗi đoàn sinh GĐPT ?

– Em thực hành châm ngôn Bi – Trí – Dũng ra sao ?

Châm ngôn của GĐPT là Bi – Trí – Dũng

– Bi : trong nghĩa từ bi ( cho vui cứu khổ ).

Học theo hạnh của Phật và chư vị Bồ tát, người Phật tử không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui đến cho người và vật ta quyết không từ chối.

– Trí : Trong nghĩa trí tuệ ( hiểu biết sáng suốt không bị vô minh che lấp ). Người Phật tử không cam chịu dốt, sống trong u mê mà phải luôn tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp, chân lý. Ngoài ra còn phải giúp mọi người được học hỏi và hiểu biết như mình.

– Dũng : Trong nghĩa tinh tấn, dũng mãnh ( không yếu đối, ương hèn, biếng nhát ). Là đoàn sinh GĐPT, em phải luôn cố gắng, kiên trì, vượt mọi thử thách, chướng ngại để tiến đến giác ngộ, phải dám nghĩ, dám làm.

– Bi – Trí – Dũng phải phối hợp, hỗ trợ, nương vào nhau. Bi thiếu Trí, Dũng cũng thành nhu nhược, sai lầm. Trí, Dũng không Bi sẽ luôn nguy hiểm và gây khổ cho nhau. Có Bi, Trí mà không Dũng thì Bi, Trí ấy vô dụng. Dũng không Bi, Trí sẽ hành động sai lầm, độc ác,…

– Em thương yêu tất cả mọi người, mọi loài, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác vượt khó, vượt khổ, tìm được sự an lạc.

– Em cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi giáo pháp để thấy rõ chân lý.

– Em cố gắng tu tập, không ngại khó, ngại khổ trên đường thực hiện lý tưởng giác ngộ.

Huynh Trưởng Với Châm Ngôn Bi

Suốt hơn 60 năm qua, mục đích của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam vẫn luôn thống nhất, không thay đổi, không biến dịch bởi bất cứ không gian và thời gian nào. Mục đích đó là: đào luyện Thanh Thiếu Đồng niên thành Phật Tử chơn chánh; góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: GĐPT là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Đồng niên, lấy sự đào tạo “con người toàn diện” làm mục đích để tiến tới một xã hội Phật giáo.

” Con người toàn diện ” mà chúng ta lập nguyện tạo dựng là con người có đầy đủ 3 phương diện: tình cảm, lý trí và ý chí – nói theo danh từ đạo Phật là BI – TRÍ – DŨNG. Con người lý tưởng đó được thể hiện trong hình ảnh của Thái Tử Tất Đạt Đa. Nhờ 3 đức tính ấy mà từ địa vị của NGƯỜI, Thái Tử Tất Đạt Đa đã vượt lên tất cả để đạt quả vị PHẬT. Tất nhiên, để từ NGƯỜI trở thành PHẬT phải trải qua thiên nan vạn nan trong hành trình tu chứng, không phải ai cũng thực hiện được. Nhưng, như lời Phật dạy: mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Do đó, mỗi chúng ta đều có triển vọng đồng đều trên bước đường tu tập tiến đến cõi Phật. Triển vọng ấy được thể hiện ít hay nhiều là tùy vào sự phát triển ít hay nhiều của 3 phương diện Bi – Trí – Dũng.

A. Ý NGHĨA TINH THẦN BI – TRÍ – DŨNG :

BI: Chúng ta thường nói “Đạo Phật là đạo Từ Bi”. Hầu như câu nói ấy đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung từ người già đến người trẻ đều biết rằng đạo Phật là Đạo thương người thương vật, cứu người cứu vật và thương yêu tất cả chúng sanh. Đức Phật vì lòng Từ Bi vô lượng nên chính từ kim khẩu của Ngài nói ra tất cả các pháp và cứu độ tất cả chúng sanh nhằm mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sanh được an lạc giải thoát.

+ Từ Tâm : là tâm thương yêu tất cả chúng sanh sẵn sàng giúp đỡ họ, đem lại lợi ích và an vui không phân biết kẻ oán người thân, kẻ nghèo người giàu, kẻ ngu người trí v.v… từ tâm vô lượng có sức mạnh vô cùng tận, trừ được các tâm sân uế nơi chúng sanh, chế phục được những chúng sanh cực kỳ ác độc, hướng họ vào con đường thiện.

+ Bi Tâm : là tâm thương xót chúng sanh đau khổ, sẵn sàng cứu vớt họ ra khỏi cảnh khổ đau.

2. TRÍ: Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có TRÍ TU Ệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.

Do vậy, vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác: sự hiểu biết sáng suốt cùng khắp; là sự giác ngộ về chân tâm và tứ đế.

Trước hết chúng ta nên phân biệt giữa người có trí thức như thông thường được hiểu và người có trí tuệ như Đạo Phật thường định nghĩa. Người có trí thức là người có thể có một trí thức uyên bác về một vấn đề gì, có thể phân tích trình bày vấn đề ấy một cách khúc chiết và triệt để, nhưng người ấy là người chỉ biết chớ không có hành, và người ấy đối với vấn đề ấy vẫn có thể bị chi phối, không được tự tại. Ví như một người có thể hiểu biết rất nhiều về vấn đề rượu, hiểu rượu gồm có những chất liệu gì, tác động của rượu đối với cơ thể như thế nào. Người ấy gọi là người có trí thức về rượu nhưng người ấy vẫn uống rượu, vẫn bị say rượu, vẫn bị rượu chi phối. Như vậy người ấy vẫn chưa có trí tuệ về rượu.

Với sự phân biệt này chúng ta mới hiểu được định nghĩa người có trí như đã được Đức Phật định nghĩa rất rộng rãi trong những lời dạy của Ngài. Sự phân biệt này giúp chúng ta nhận định hai hạng người thường có trong những người Phật tử. Một hạng người rất uyên bác trong Đạo Phật, hiểu biết về kinh điển rất nhiều, nhưng vẫn xem là người không có trí tuệ. Hạng người này hiện có khá nhiều trong những học giả, thuần túy nghiên cứu Đạo Phật, uyên thâm trong ba tạng giáo điển, cả ba tạng nguyên thủy lẫn ba tạng phát triển, nhưng chỉ có nghiên cứu, không có hành trì. Chỉ nói hành thiền giỏi nhưng không hành thiền, trình bày hay về diệu dụng của trí tuệ, nhưng không phát triển trí tuệ, do vậy cũng chưa được gọi là có trí tuệ. Một hạng người khác, có lòng tín thành, hành trì theo những giới cấm trong Đạo Phật, nhưng chỉ có lòng tin, chưa chuyển lòng tin thành trí, nên cũng không thể xem là người có trí tuệ được vì người ấy vẫn có khả năng bị tham sân si chi phối và do vậy, chưa được xem là người có trí tu ệ .

Người có trí tuệ được đề cập rất nhiều trong những lời dạy của Ngài, và người có trí ở đây được diển tả như một thứ lương tri, giúp chúng ta phân biệt chánh tà, thiện ác, tịnh uế, lạc khổ, thắng liệt. Điều quan trọng là trí tuệ ở nơi đây không còn là một đặc tánh hy hữu, có một không hai, mà trở thành như một thứ lương tri luôn luôn có mặt trong chúng ta, tác động như một ngọn đèn soi sáng chúng ta biết phân biệt chọn lựa giữa thiện và ác, giữa chánh với tà, khiến chúng ta có thể nhận biết những gì nên làm, những gì không nên làm, để chúng ta tự hướng dẫn mình tiến đến an lạc và giải thoát.

3. DŨNG: là tinh th ần Vô Úy: nghĩa là ý chí thắng vượt mọi chướng duyên để thẳng tiến trên lộ trình tu học và hành đạo giác ngộ, giải thoát.

Dũng hay dũng cảm có nghĩa là mạnh dạn, dám hành động trong chiều hướng cao đẹp. Phần đông chúng ta chưa có đủ dũng cảm vì chúng ta còn sợ khó, nếu không nói là hèn nhát. Nhiều khi thấy chính nghĩa song không dám dấn thân vì sợ nguy hại cho quyền lợi, danh dự và tính mạng. Có người dám nói, dám làm song lại thiếu từ bi, trí tuệ nên thường manh động hơn hành động. Do đó, chúng ta phải phát triển dũng cảm bằng cách tự thắng những tính xấu ác trong chúng ta rồi vận động sức mạnh của mình, liên tục ngăn trừ điều xấu ác đã sinh, phát khởi điều lành ích chưa có và làm cho điều lành ích đã có tăng trưởng. Dũng cảm làm cho con người hoàn toàn về ý chí.

Vô úy là thái độ sống của người Phật tử chân chính giữa dòng đời vô thường, biến động. Thái độ sống ấy biểu hiện một cách tự nhiên của những tâm hồn nhuần thấm từ bivà trí tuệ. Không có một nỗ lực khác thường nào ở đây để được ngợi ca là can đảm, hay dũng cảm. Chính vì thế mà thái độ sống điềm nhiên ấy thật sự mang bản chất dũng cảm, đúng nghĩa Dũng cảm, bởi dũng cảm luôn có mặt ngay trong tâm thức từ bi, trí tuệ: Có trí tuệ là có dũng cảm; có từ bi là có dũng cảm; và có trí tuệ là có từ bi và dũng cảm.

B. LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG VỚI CHÂM NGÔN BI-TRÍ-DŨNG:

Tổ chức GĐPT Việt Nam đã ứng dụng tinh thần Bi – Trí- Dũng làm Châm ngôn đào luyện và thực hành trong sự nghiệp giáo dục Thanh Thiếu Đồng niên. Đây là nền giáo dục nâng cao phẩm cách con người của Tình + Ý + Chí. Châm ngôn trên thể hiện rõ trong Luật Đoàn điều 2 là: Phật tử mở rộng tình thương, tôn trọng sự sống; ều 3: Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; ều 5: Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Về phương tiện chủ quan: không có từ bi thì sẽ sa vào đường ác, không có trí tuệ thì mê mờ không thể giác ngộ, không có dũng lực thì dễ trở thành hèn nhát, xu phụ. Châm ngôn Bi Trí Dũng bắt nguồn từ ba tiếng: Đại hùng đại lực đại từ bi trong Lăng Nghiêm thập chú.

Về phương diện thực tế , người nào sống không có yêu thương thì những chất liệu cay độc đắng chát sẽ xâm chiếm tâm hồn, người ấy đã tự đẫy cuộc đời đi vào địa ngục băng giá. Người nào sống trong đời mà không có lý trí, người đó tự đưa cuộc đời mình vào khổ lụy chung thân. Còn sống không có dũng lực sẽ không xây dựng một thành quả nào hết cho đời mình.

Còn với chúng ta, những người Huynh Trưởng trại sinh trại HLHT Huyền Trang thì sao?

Tinh thần huấn luyện của trại: thống nhất tổ chức; thống nhất điều hành và rèn luyện; đào tạo Liên Đoàn Trưởng.

Như vậy, chúng ta có thể sẽ trở thành người Liên Đoàn Trưởng trong tương lai gần. Mà người Liên Đoàn Trưởng là người quán xuyến mọi việc điều hành đối nội trong Liên Đoàn ngành mình đãm trách; là người chịu sự thịnh suy của đơn vị; là người mang tư cách lãnh đạo, đầu tàu kiên dũng đưa Liên Đoàn và Gia Đình vững tiến.

Muốn toàn thành trách nhiệm lớn lao nêu trên, trước hết bản thân phải vận dụng châm ngôn Bi – Trí – Dũng vào cuộc sống thường ngày và vào việc phục vụ mục đích, lý tưởng của tổ chức GĐPT. Sự kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa 3 yếu tính Bi, Trí, Dũngtrên lộ trình tu học, rèn luyện cho ngư ời Huynh T rưởng chúng ta sống cuộc ĐỜI trong ĐẠO và đem ĐẠO vào ĐỜI một cách trọn vẹn ý n g hĩa theo tinh thần giáo lý Đạo Phật.

+ Phải nắm vững châm ngôn Bi – Trí – Dũng chính là bản chất của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Châm ngôn là một câu nói ngắn gọn nêu lên những điều làm chuẩn mực, gương mẫu về đạo đức, phẩm hạnh, lối sống, tinh thần cao thượng nhằm khuyến hóa, khích lệ Lam viên làm theo và truyền cho nhau học tập, thực hành để thể hiện là con người đức hạnh, có giá trị .

Đạo Phật nêu cao tình thương yêu rộng lớn nên lấy Từ bi làm động lực cho mọi hành động. Mục đích của Đạo Phật là giác ngộ chân lý, giái thoát khổ đau nên lấy Trí tuệ làm gốc. Trên đường giác ngộ và hành thiện lợi tha, người tu tập phải vận dụng tinh thần dũng cảm hi sinh làm sức mạnh để chiến thắng mọi trở lực, chướng ngại, vượt qua sự quấy phá cám dỗ tầm thường nhằm tiến tới mục đích giác ngộ.

GĐPT chọn Bi Trí Dũng làm châm ngôn nghĩa là làm nền tảng cho tinh thần giáo dục, làm tiêu điểm hướng đạo cho mọi hoạt động tổ chức tu học và kim chỉ nam cho Huynh trưởng và đoàn sinh trong mọi sinh hoạt của GĐPT và đời sống.

Khi thực hành Đức Từ bi, chúng ta cũng còn phải hiểu rằng; Từ bi không phải chỉ là tình thương giới hạn trong gia đình, bạn bè, xóm làng, đất nước.. mà còn rộng ra cả đồng loại, muôn loài, muôn vật. Từ bi lại

không có sự phân biệt thân sơ, ân oán, bạn thù, giai cấp. . . mà là bình đẳng, vô ngại. Từ bi cũng không phải do cầu danh, chấp tướng, không mưu cầu báo đáp, lợi dưỡng mà phải xuất phát từ lòng chân thật, vô ngã, vị tha.

Hiều biết cùng khắp: là hiểu biết rộng rãi, bao trùm tất cả từ cảnh vật hữu hình đến vô hình, từ sự đến lý, từ chủ quan đến khách quan, nội tâm đến ngoại cảnh, từ nguyên nhân đến quá trình vận động và kết quả, tất cả đều thấu đáo rõ ràng, chính xác và triệt để.

Trí t uệ là yếu tố vô cùng quan trọng. là điều kiện bậc nhật để con người phân biết chơn vọng, chánh tà, thiện ác, phá trừ bóng tối của si mê, lầm lạc, giác ngộ chân lí, lìa khổ được vui . vì thề Đạo Phật còn gọi là Đạo Như Thật. Do đó, người Huynh Trưởng rèn luyện trau dồi, phát huy trí tuệ, cầu tiến và tiến bộ mãi; có trí óc sáng suốt để xét đoán sư vật, sự việc được chính xác; tôn trọng sự thật, không mê tín, hư ngụy, man trá, lừa dối; ý nghĩ lời nói việc làm luôn phân minh hợp lẽ, hợp tình; không manh động sai lầm bởi mù quáng cuồng si.

+ Người Huynh Trưởng tu tập và vận dụng tinh thần Dũng lực nhằm rèn luyện, trau dồi ý chí dũng mãnh; có nghị lực kiên cường làm sức mạnh tinh thần để kiềm chế dục vọng, ngăn chặn các thói hư tật xấu, chiến thắng sự đe dọa. cám dỗ của cuộc đời; không chùn bước thoái lui trước những khó khăn, kiên trì chịu đựng gian khổ; bất khuất trước nghịch cảnh, mỉm cười với ngang trái; biết tự chủ, sống đời trung thực, liêm chính, không xu phụ luồn cúi, sợ sệt; siêng năng và hi sinh để tiến thủ trên đường tu học và phục vụ mục đích, lý tưởng của tổ chức.

+ Người Huynh Trưởng chân chánh là người biết thể hiện chánh pháp trong những bổn phận sau đây: tu dưỡng bản thân, Phật hóa gia đình, cải tạo xã hội.

– Mục đích đầu tiên mà người Huynh Trưởng chúng ta nhắm đến là “người giác ngộ “. Do đó tu dưỡng bản thân là việc rất cần thiết. Tu dưỡng bản thân nghĩa là cải tạo tự thân: về tình cảm, chuyển đổi tham lam tàn bạo thành yêu thương giúp đời (từ bi); về lý trí, chuyển đổi si mê lầm lạc thành giác ngộ sáng suốt (trí tuệ); về ý chí, chuyển đổi hèn nhát thụ động, sợ sệt thành quả cảm tinh tấn. Ðủ Bi, Trí, Dũng là người giác ngộ.

– Chấp nhận đạo Phật là lẽ sống cao đẹp, người Huynh Trưởng ở nhà ngoài việc tu dưỡng bản thân, còn có bổ n phận với gia đình. Trong kinh Thiện sinh , Ðức Phật khuyến khích người cư sĩ làm tròn bổn phận của chồng đối với vợ, của vợ đối với chồng, của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ… Người Huynh Trưởng không những phải lo chu đáo đời sống vật chất của gia đình riêng, mà còn phải hướng dẫn quyến thuộc sống theo chánh đạo để gia đình có hạnh phúc chân thật, nghĩa là Phật hóa gia đình. Nếu gia đình được Phật hóa thì chính những người trong gia đình là bạn tốt của nhau, khuyến khích giúp đề lẫn nhau hướng thiện và hướng thượng.

– Theo đạo lý Duyên khởi thì sự hình thành của sự vật do nhiều nhân duyên ; những nhân duyên này liên hệ mật thiết với nhau ” Cái này có thì cái kia có, cái này tốt thì cái kia tốt ” . Do đó, muốn cho cuộc sống riêng và chung được an lành thì không những phải tu dưỡng bản thân, Phật hóa gia đình mà còn phải cải tạo xã hội. Người Huynh Trưởng có bổn phận đóng góp vào công cuộc cải tạo xã hội. Muốn đóng góp của mình có kết quả tốt đẹp thì trước tiên phải tự cách mạng bản thân: loại bỏ tâm mưu cầu danh lợi, đào luyện chí nguyện lợi tha, rồi quyết tâm phục vụ cho quyền lợi đồng bào và xã hội.

Lý thuyết dẫn đường cho hành động. Lý thuyết đúng thì hành động mới không sai lầm. Chọn Bi – Trí – Dũnglàm châm ngôn, GĐPT đã vận dụng sáng tạo, khéo léo vào tổ chức, san định chương trình tu học và đời sống sinh hoạt của mỗi đoàn sinh. Đây là điều mà một người Liên Đoàn Trưởng phải nắm vững để điều hành việc sinh hoạt trong ngành của mình đãm trách:

+ Về tổ chức thì Bi – Trí – Dũn g đã hàm chứa trong mục đích, trong huy hiệu Hoa sen và cô đọng nổi bật trong điều luật của GĐ PT.

+ Để thực hiện mục đích giáo dục , GĐPT đã thiết lập các hệ thống chương trình tu học phù hợp với tâm sinh lý từng ngành, từn g hạng Đoàn sinh và Huynh T rưởng với các bộ môn chính yếu là PHẬT PHÁP, HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN , VĂN NGHỆ mà nội dung các bài học, các hoạt động đều tích hợp tinh thần Bi – Trí – Dũn g . Nói cách khác Bi – Trí – Dũng là tinh thần chủ đạo của chương trình tu học trong GĐPT.

Đường lối giáo dục GĐPT mang yếu tính: ‘Tri hành hợp nhất”, “Học giáo lý để đạt chân lý giác ngộ – Hành để hoàn thành tự giác, giác tha” . Chương trình tu học được thể hiện trên hai phương diện lý thuyết và thực hành, sự thực hành không chỉ trong phạm vi sinh hoạt mà cả trong đời sống hàng ngày.

Người Huynh Trưởng (Liên Đoàn Trưởng) phải làm như thế nào để t ừ em Oanh vũ đến anh chị Huynh trưởng tùy hình thức và mức độ mà được huân tập và phát triển đức tính Từ bi ; học tập và khai sáng, trau dồi Trí tuệ ; rèn luyện lòng quả cảm, nhẫn nhục h y sinh cao thượng. Có thể nói Bi – Trí – Dũng là trung tâm của chương trình tu học GĐPT và mọi hoạt động trong sinh hoạt tập thể cũng như trong đời sống cá nhân của Huynh Trưởng và Đoàn sinh. Do đó, người Liên Đoàn Trưởng hơn ai hết cần phát huy cao độ bốn đức tính của người Huynh Trưởng GĐPT: “tình thương, kiên nhẫn, hy sinh, trung kiên”

Mục đích trước hết của Đạo Phật là hoàn thiện con người để cải tạo hoàn cảnh và xây dựng xã hội đầy tình thương, bình đẳng và an lạc . Trong đó, ba đức tính Bi – Trí – Dũnglà động lực chủ yếu và chất liệu cơ bản cho mọi hành động.

Bi – Trí – Dũng là bản chất đích thực của Gia Đình Phật Tử Việt Nam – làchâm ngôn thể hiện nguyên tắc chỉ đạo cho mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của tổ chức hơn 60 năm qua. Chỉ có tinh thần Bi – Trí – Dũng mới có khả năng đào tạo được một con người toàn diện. Vì vậy, nên dù không gian có thay đổi, thời gian có biến dịch nhưng châm ngôn và mục đíchcủa Gia Đình Phật Tử Việt Nam vẫn không thay đổi, vẫn không biến dịch. Và vì châm ngôn và mục đích không thay đổi, không biến dịch, nên bất cứ lúc nào và ở đâu, tổ chức Gia Đình Phật Tử vẫn hiện hữu một cách có ý nghĩa để đóng góp tích cực vào sự nghiệp phụng sự Dân tộc, xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

Danh Ngôn Phụ Nữ Việt Nam

2. Paris By Night 90 – Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam (Part 1)

3. Vào dịp này, chị em phụ nữ được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức, như tặng hoa, tặng thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

4. Những câu danh ngôn bất hủ về phụ nữ Một người đàn bà xấu mặt nhưng đẹp lòng là người đàn bà đẹp.

9. Tìm hiểu chăm sóc bà bầu, làm đẹp, thời trang, Gia đình, đưa phụ nữ LÊN ĐỈNH.

15. Tổng hợp danh ngôn về tính cách hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về tính cách, những câu nói về tính cách hay nhất.

17. Aug 17, 2015 · Phụ nữ luôn muốn bản thân không ngừng đổi mới trong mắt đối phương, còn các chàng trai lại không ngừng tìm hiểu những điều còn chưa biết về họ.

20. Tuyển tập những câu danh ngôn phụ nữ hay nhất, những câu nói hay về phụ nữ, tìm hiểu những điều bạn chưa biết về phụ nữ.

21. Jul 21, 2017 · Là Phụ Nữ có chết cũng cần phải ghi lòng tạc dạ những điều này để cuộc sống sung sướng và yên bình – Duration: 15:46.

22. Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam.

24. Danh ngôn Việt Nam “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.

36. Để nói về vẻ đẹp của người phụ nữ, có lẽ nếu vận dụng mọi ngôn ngữ trên thế giới cũng thật khó để diễn tả ….

38. Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và chẳng có lời chúc mừng nào có thể sánh bằng những câu danh ngôn dành cho phụ nữ nhằm tôn vinh những đóng góp và cống hiến của họ đối với gia đình và xã hội.

40. Báo phụ nữ – Đọc báo tin tức 24h mới nhất trong ngày về phụ nữ Việt Nam và hạnh phúc gia đình,xem báo phụ nữ online để cập nhật bí quyết làm đẹp,giữ gìn hạnh phúc.

42. 4000 năm giữ nước và dựng nước, không kém cạnh các đấng mày râu, ở bất kỳ đời nào thời nào, ở bất cứ công việc nào từ làm khoa học, sáng tác văn thơ, giết giặc, trị nước, cũng có những.

43. 100 Bài Bolero Nhạc Vàng Xưa ĐẶC BIỆT Hay Tê Tái Nhạc Hay Việt Nam 792.

44. Nhân tuần lễ 8/3, Tạp chí Phụ nữ xin dành thời gian chia sẻ tâm sự của người phụ nữ Việt Nam thành danh trên đất Mỹ.

45. Cách đây từ rất nhiều năm, những người phụ nữ Việt Nam đã được dành tặng 8 chữ vàng là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

47. – PIGAULT LEBRUN -Cái khó khăn chính đối với người đàn bà đức hạnh không phải là chinh phục họ, mà là đưa họ vào một nơi khép kín.

Bạn đang xem bài viết Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!