Cập nhật thông tin chi tiết về Châm Ngôn : Bi – Trí – Dũng mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Hướng Thiện
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2005 – PL 2549 )
I. VĂN :
1. Nguồn gốc :
Trong Đại hội Huynh trưởng GĐPT năm 1951, BI – TRÍ – DŨNG là châm ngôn của Huynh trưởng và Đoàn sinh các ngành Thanh, Thiếu. Ngành Đồng có châm ngôn là : HOÀ – TIN – VUI.
Đến Đại hội Huynh trưởng GĐPT năm 1964, châm ngôn của tổ chức không còn phân chia theo ngành. Tất cả đều theo châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG.
2. Ý nghĩa:
BI là sự rung động trước nỗi khổ của người khác. Đức Phật là người đã thành tựu đầy đủ công đức, đem vui, cứu khổ cho chúng sanh. Ngài đã từ bỏ hạnh phúc thế gian để tìm ra đạo giải thoát. Ngài đã từng chịu đựng nhiều gian lao, khổ ải mà không bao giờ thoái thác, lùi bước. Như vậy trong BI phải có TRÍ, có DŨNG. Người Phật tử sống theo châm ngôn BI không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác, kể cả loài vật.
TRÍ là sự sáng suốt, hiểu chính xác mọi nguyên lý trong vũ trụ, nhận rõ được chân lý và sự thật, biết cách và có thể dứt trừ mọi khổ não. Người Phật tử không cam tâm chịu ngu dốt, u mê mà phải tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp và chân lý.
DŨNG là sự can đảm, tinh tấn, không yếu đuối, sợ sệt, không ngại khó, giải đải. Người Phật tử phải luôn kiên trì để thắng mọi thử thách, vượt qua bao chướng ngại để tiến đến giác ngộ.
Tóm lại, đem cả cuộc đời làm mọi việc lành cho chúng sanh là BI. Dốc lòng tu tập đạo giải thoát và giúp đỡ, khai sáng cho mọi người cùng học hỏi như mình, tuỳ thời cơ mà áp dụng phương pháp diệt khổ gọi là TRÍ. Nêu cao tinh thần thực hành các pháp đối trị dục lạc, vọng tưởng, vững bước trên đường tu tập giác ngộ chính là DŨNG.
II. TƯ :
Châm ngôn là lời nói ngắn gọn, hay, có thể làm kim chỉ hướng cho hành động của mình trong cuộc sống để đạt đến an vui, hạnh phúc.
BI – TRÍ – DŨNG có sẵn trong tự tánh của mỗi chúng ta. Thực hành BI – TRÍ – DŨNG là lên đường về nguồn, là khởi điểm mà cũng là hành trang của đạo diệt khổ, không phân biệt sang hèn, tuổi tác, giới tính.
Thực hành BI – TRÍ – DŨNG trên mọi lãnh vực trong cuộc sống là cải chuyển nghiệp quả, gây tạo nghiệp lành tức là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.
Xem BI – TRÍ – DŨNG như ngọn đuốc soi đường, như kim chỉ hướng cho thuyền đời thì hành trình đến bờ giác ngộ sẽ được rút ngắn và chắc chắn sẽ đến đích.
III. TU :
Em yêu thương tất cả mọi người, mọi loài và sẵn sàng chia sẻ những khổ đau của người khác.
Em cố gắng trau giồi kiến thức, học hỏi giáo lí Phật dạy, thực hành giữ giới để phát sáng trí tuệ.
Tinh tấn tu tập, luôn hành thiện pháp, giữ vững ý chí để thực hành cho được chí nguyện phụng sự đạo pháp.
IV. CÂU HỎI :
Châm ngôn là gì ? Trước 1964, Châm ngôn GĐPT như thế nào ? Từ năm 1964 đến nay, Châm ngôn của GĐPT gồm những gì ?
Em hiểu thế nào là BI – TRÍ – DŨNG ?
Hãy cho biết mối quan hệ giữa BI – TRÍ – DŨNG?
Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi – Trí – Dũng
( Tài liệu Tu học Ngành Đồng Bậc Cánh Mềm
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )
I. Chuẩn bị :
Một vài mẫu văn bản hành chánh của GĐPT như : thư mời dự chu niên, đơn xin gia nhập, chứng chỉ trúng cách,…
II. Giờ học :
1. Giới thiệu :
Cuộc đời con người có thể ví dụ như con thuyền ở giữa biển mênh mông, không biết nơi nào là bến, cần có la bàn định hướng. Với GĐPT, la bàn đó chính là châm ngôn Bi – Trí – Dũng. Em đã từng thấy các từ này ghi liền nhau trong văn bản nào ? ( Giới thiệu các mẩu văn bản hành chánh có ghi châm ngôn ).
2. Em suy nghĩ :
– Châm ngôn của GĐPT là gì ?
– Thế nào là Bi ? Trí ? Dũng ?
– Vì sao Bi, Trí , Dũng phải có mặt đầy đủ ở mỗi đoàn sinh GĐPT ?
– Em thực hành châm ngôn Bi – Trí – Dũng ra sao ?
3. Em cần nhớ :
Châm ngôn của GĐPT là Bi – Trí – Dũng
– Bi : trong nghĩa từ bi ( cho vui cứu khổ ).
Học theo hạnh của Phật và chư vị Bồ tát, người Phật tử không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui đến cho người và vật ta quyết không từ chối.
– Trí : Trong nghĩa trí tuệ ( hiểu biết sáng suốt không bị vô minh che lấp ). Người Phật tử không cam chịu dốt, sống trong u mê mà phải luôn tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp, chân lý. Ngoài ra còn phải giúp mọi người được học hỏi và hiểu biết như mình.
– Dũng : Trong nghĩa tinh tấn, dũng mãnh ( không yếu đối, ương hèn, biếng nhát ). Là đoàn sinh GĐPT, em phải luôn cố gắng, kiên trì, vượt mọi thử thách, chướng ngại để tiến đến giác ngộ, phải dám nghĩ, dám làm.
– Bi – Trí – Dũng phải phối hợp, hỗ trợ, nương vào nhau. Bi thiếu Trí, Dũng cũng thành nhu nhược, sai lầm. Trí, Dũng không Bi sẽ luôn nguy hiểm và gây khổ cho nhau. Có Bi, Trí mà không Dũng thì Bi, Trí ấy vô dụng. Dũng không Bi, Trí sẽ hành động sai lầm, độc ác,…
4. Em thực hành :
– Em thương yêu tất cả mọi người, mọi loài, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác vượt khó, vượt khổ, tìm được sự an lạc.
– Em cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi giáo pháp để thấy rõ chân lý.
– Em cố gắng tu tập, không ngại khó, ngại khổ trên đường thực hiện lý tưởng giác ngộ.
Châm Ngôn Gđpt Việt Nam : Bi
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )
I. Chuẩn bị :
Một vài mẫu văn bản hành chánh của GĐPT như : thư mời dự chu niên, đơn xin gia nhập, chứng chỉ trúng cách,…
II. Giờ học :
Cuộc đời con người có thể ví dụ như con thuyền ở giữa biển mênh mông, không biết nơi nào là bến, cần có la bàn định hướng. Với GĐPT, la bàn đó chính là châm ngôn Bi – Trí – Dũng. Em đã từng thấy các từ này ghi liền nhau trong văn bản nào ? ( Giới thiệu các mẩu văn bản hành chánh có ghi châm ngôn ).
– Châm ngôn của GĐPT là gì ?
– Thế nào là Bi ? Trí ? Dũng ?
– Vì sao Bi, Trí , Dũng phải có mặt đầy đủ ở mỗi đoàn sinh GĐPT ?
– Em thực hành châm ngôn Bi – Trí – Dũng ra sao ?
Châm ngôn của GĐPT là Bi – Trí – Dũng
– Bi : trong nghĩa từ bi ( cho vui cứu khổ ).
Học theo hạnh của Phật và chư vị Bồ tát, người Phật tử không thể thản nhiên trước nỗi khổ của người khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui đến cho người và vật ta quyết không từ chối.
– Trí : Trong nghĩa trí tuệ ( hiểu biết sáng suốt không bị vô minh che lấp ). Người Phật tử không cam chịu dốt, sống trong u mê mà phải luôn tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp, chân lý. Ngoài ra còn phải giúp mọi người được học hỏi và hiểu biết như mình.
– Dũng : Trong nghĩa tinh tấn, dũng mãnh ( không yếu đối, ương hèn, biếng nhát ). Là đoàn sinh GĐPT, em phải luôn cố gắng, kiên trì, vượt mọi thử thách, chướng ngại để tiến đến giác ngộ, phải dám nghĩ, dám làm.
– Bi – Trí – Dũng phải phối hợp, hỗ trợ, nương vào nhau. Bi thiếu Trí, Dũng cũng thành nhu nhược, sai lầm. Trí, Dũng không Bi sẽ luôn nguy hiểm và gây khổ cho nhau. Có Bi, Trí mà không Dũng thì Bi, Trí ấy vô dụng. Dũng không Bi, Trí sẽ hành động sai lầm, độc ác,…
– Em thương yêu tất cả mọi người, mọi loài, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác vượt khó, vượt khổ, tìm được sự an lạc.
– Em cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi giáo pháp để thấy rõ chân lý.
– Em cố gắng tu tập, không ngại khó, ngại khổ trên đường thực hiện lý tưởng giác ngộ.
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Hay Về Sự Đoàn Kết, Dũng Cảm, Mưu Trí, Liêm Khiết
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về dũng cảm? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về mưu trí? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về liêm khiết
Có những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, liêm khiết nhỉ?
Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
Câu tục ngữ này nghĩa bóng là không nên đánh đồng coi mỗi người trong một nhóm là như nhau. Thường câu này dùng theo nghĩa không nên đánh giá một người nào đó xấu như các người khác trong nhóm.
2.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Câu này có nghĩa là phải biết đoàn kết với nhau, bạn bè đoàn kết, gia đình đoàn kết và xa hơn nữa là dân tộc phải biết đoàn kết với nhau.
3.
Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó,câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc
4.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công
Đây là một câu nói rất nổi tiếng của Bác Hồ, với ý nghĩa là dân tộc ta phải luôn luôn đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống vĩnh cửu trong hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, giúp dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, thôn tính.
5.
Dân ta nhớ một chữ đồng : Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Vẫn là một câu nói nổi tiếng của vị cha già dân tộc ta. Hai câu thơ trên trích trong bài “Nên học” của Bác Hồ với 4 chữ Đồng đã thể hiện tư tưởng của Người về xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.
6.
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau.
7.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Lá lành đùm lá rách.
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng.
9.
Đoàn kết thì sống , chia rẻ thì chết.
Câu ca dao là một lời dạy, một bài học quí báu. Mỗi người chúng ta cần hiểu rõ, vậy nên chỉ có sự đoàn kết mới giúp chúng ta xây dựng nên được một xã hội văn minh, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
10. Câu tục ngữ với ý nghĩa răn dạy người ta phải biết tự lượng sức mình, khi làm 1 việc gì đó nếu mình đủ khả năng thì hãy làm.
11.
Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ
12.
Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ
Câu tục ngữ với ý nghĩa giữa lời nói và việc làm, là cả chiều dài, tùy người mà từng mức độ.
13.
Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, Chính, “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”, Chí công vô tư là: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”
14. Đây là câu tục ngữ với ý nghĩa là nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai …sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm minh
15.
Đói cho sạch, rách cho thơm Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
Câu này có nghĩa là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho ” sạch”, cho ” thơm”.
16.
Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười
Câu tục ngữ mang ý nghĩa Ai cũng có điều hay, lẽ dở, điểm mạnh và điểm yếu. Đừng chủ quan cho rằng mình đã giỏi và hoàn thiện, hoàn mỹ rồi đi mỉa mai, coi thường người khác. Nếu coi thường người khác, rồi sẽ có lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh như của họ bây giờ, và sẽ bị người khác cười chê lại.
17.
Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về
Câu này muốn ám chỉ đến những người có tính xấu rất ích kỷ, của mình chẳng muốn mất với ai cả và cũng không muốn giữ gìn cho ai vậy mới có câu của người thì để cho bò nó ăn, bản chất và sự việc muốn nói đến những kẻ quá hẹp hòi ích kỷ chỉ biết riêng cho mình ko vì lợi ích cộng đồng.
18.
Của thấy không xin Của công giữ gìn Của rơi không nhặt
Ba câu này ý muốn nói về tính liêm khiết của con người, và nghĩa của từng câu đã quá rõ ràng
19.
Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy
Câu này thì giống như mình ngay thẳng thì có tiếng tăm, còn gian dối thì để lại tiếng xấu
20.
Mất lòng trước, được lòng sau
Bạn đang xem bài viết Châm Ngôn : Bi – Trí – Dũng trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!