Xem Nhiều 3/2023 #️ Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) # Top 7 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một bữa nọ ngồi xem Paris By Night, hình như là cuốn Huế – Sài Gòn – Hà Nội thì phải, tôi được xem một tiết mục vô cùng xúc động. Đó là tiết mục nhạc cảnh Hát Trên Những Xác Người –Những Con Đường Trắng do Khánh Ly & Quang Lê trình bày. Một câu hỏi bỗng nảy ra trong đầu tôi: Tại sao lại quá nhiều dân thường chết thế kia? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu và thật khốn nạn khi biết rằng, thỏa thuận ngừng bắn ngày Tết thế rồi trở mặt tấn công để “địch không kịp trở tay”. Đã vậy còn sát hại những người dân Huế vô tội chẳng có lý do y như phiến quân IS bây giờ. Câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được chứng minh:

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Chưa hết, tôi còn thật sự thấy sốc khi biết rằng từ lúc thành lập cho đến tận nay, đảng Cộng Sản Việt Nam còn làm nhiều trò bẩn thỉu và độc ác khác (cố ý hay vì ngu dốt mù quáng?) như sát hại, giam cầm các nhân sĩ trí thức không theo lý tưởng của Đảng (vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Hồ Con Rùa), cải cách ruộng đất 1950 cho ném đá tới chết những người từng cưu mang Đảng, giam cầm tù tội hơn nửa triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, tịch thu và đốt văn hóa phẩm miền Nam dưới chiêu bài “đồi trụy, ủy mị, tàn dư Mỹ Ngụy”, cho công an chìm, côn đồ hành hung những người bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật… Nhiều lắm, nhưng mà những cái này chẳng có trong sách giáo khoa đâu.

Tôi là một sinh viên. Tầng lớp mà đã từng góp phần làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn trước 1975, tầng lớp đã làm rúng động Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1976 & 1989, tầng lớp đã làm rung chuyển chính phủ Hồng Kông năm 2014. Tôi cũng muốn được dấn thân mình đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp như những Alex Chow, Joshua Wong. Thế nhưng…

Hồi vụ Nguyễn Phương Uyên truyền đơn bị bắt, tập hợp đoàn viên lại nói bóng nói gió “một số sinh viên trường khác bị thế lực phản động mua chuộc, hại dân hại nước”. Thằng cha đang phát biểu (xin nhấn mạnh là Bí thư Đoàn TN Thành Phố BL tỉnh tôi) tháng trước nhậu xỉn lái xe tay ga đụng xe đạp người bán kem bên đường không xin lỗi mà còn đánh người ta, bị dân gần đó nhào ra đạp.

Rồi chưa đâu, khi kiếm việc làm thì bạn phải tiếp tục chịu kết nạp Đảng, dù là làm ở bệnh viện hay trường học. Không kết nạp hả, đừng có mơ bạn được nhận việc, tín nhiệm, tăng lương. Gia nhập đảng chính trị mà cũng bị bắt buộc là sao? Suy cho cùng thì chẳng ai muốn tham gia vào hai cái tổ chức vớ vẩn này làm gì cho mệt, toàn bị bắt buộc, ngoại trừ mấy thằng muốn thành quan để kiếm tiền.

Nên tôi quyết định sẽ viết cho quê hương tôi, viết như nhà văn Lỗ Tấn đã viết. Mặc cho những người thân bạn bè bị nhồi sọ còn đang mê muội gọi tôi là phản động. Mặc cho có bị tù đày, hành hung vô cớ. Vì chăng hy sinh một con én nhỏ mà làm nên cả mùa xuân thì cũng đáng phải không các bạn?

Hồ Nhất Duy

Nguồn: Triết Học Đường Phố

(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh

Featured image: Manhhai

Một bữa nọ ngồi xem Paris By Night, hình như là cuốn Huế – Sài Gòn – Hà Nội thì phải, tôi được xem một tiết mục vô cùng xúc động. Đó là tiết mục nhạc cảnh Hát Trên Những Xác Người – Những Con Đường Trắng do Khánh Ly & Quang Lê trình bày. Một câu hỏi bỗng nảy ra trong đầu tôi: Tại sao lại quá nhiều dân thường chết thế kia? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu và thật khốn nạn khi biết rằng, thỏa thuận ngừng bắn ngày Tết thế rồi trở mặt tấn công để “địch không kịp trở tay”. Đã vậy còn sát hại những người dân Huế vô tội chẳng có lý do y như phiến quân IS bây giờ. Câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được chứng minh:

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Chưa hết, tôi còn thật sự thấy sốc khi biết rằng từ lúc thành lập cho đến tận nay, đảng Cộng Sản Việt Nam còn làm nhiều trò bẩn thỉu và độc ác khác (cố ý hay vì ngu dốt mù quáng?) như sát hại, giam cầm các nhân sĩ trí thức không theo lý tưởng của Đảng (vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Hồ Con Rùa), cải cách ruộng đất 1950 cho ném đá tới chết những người từng cưu mang Đảng, giam cầm tù tội hơn nửa triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, tịch thu và đốt văn hóa phẩm miền Nam dưới chiêu bài “đồi trụy, ủy mị, tàn dư Mỹ Ngụy”, cho công an chìm, côn đồ hành hung những người bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật… Nhiều lắm, nhưng mà những cái này chẳng có trong sách giáo khoa đâu.

Tôi là một sinh viên. Tầng lớp mà đã từng góp phần làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn trước 1975, tầng lớp đã làm rúng động Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1976 & 1989, tầng lớp đã làm rung chuyển chính phủ Hồng Kông năm 2014. Tôi cũng muốn được dấn thân mình đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp như những Alex Chow, Joshua Wong. Thế nhưng…

Hồi vụ Nguyễn Phương Uyên truyền đơn bị bắt, tập hợp đoàn viên lại nói bóng nói gió “một số sinh viên trường khác bị thế lực phản động mua chuộc, hại dân hại nước”. Thằng cha đang phát biểu (xin nhấn mạnh là Bí thư Đoàn TN Thành Phố BL tỉnh tôi) tháng trước nhậu xỉn lái xe tay ga đụng xe đạp người bán kem bên đường không xin lỗi mà còn đánh người ta, bị dân gần đó nhào ra đạp.

Rồi chưa đâu, khi kiếm việc làm thì bạn phải tiếp tục chịu kết nạp Đảng, dù là làm ở bệnh viện hay trường học. Không kết nạp hả, đừng có mơ bạn được nhận việc, tín nhiệm, tăng lương. Gia nhập đảng chính trị mà cũng bị bắt buộc là sao? Suy cho cùng thì chẳng ai muốn tham gia vào hai cái tổ chức vớ vẩn này làm gì cho mệt, toàn bị bắt buộc, ngoại trừ mấy thằng muốn thành quan để kiếm tiền.

Nên tôi quyết định sẽ viết cho quê hương tôi, viết như nhà văn Lỗ Tấn đã viết. Mặc cho những người thân bạn bè bị nhồi sọ còn đang mê muội gọi tôi là phản động. Mặc cho có bị tù đày, hành hung vô cớ. Vì chăng hy sinh một con én nhỏ mà làm nên cả mùa xuân thì cũng đáng phải không các bạn?

Hồ Nhất Duy

Tâm Tư Của Ông Nguyễn Văn Thiệu

Một trong những nhân vật trong chính quyền VNCH trước 1975 “kín miệng” nhất là cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai người kín miệng khác là tướng Ngô Quang Trưởng và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm). Từ ngày ông đi tị nạn cho đến ngày ông qua đời năm 2001, ông không hề trả lời phỏng vấn báo chí Việt ngữ (nếu tôi nhớ không lầm), và không thấy xuất bản cuốn hồi kí nào cả. Nhưng ai cũng biết ông không ưa Mĩ, dù mấy năm sau này ông chuyển từ Anh sang Mĩ sống với mấy người con, và qua đời tại Mĩ. Ông cho rằng Mĩ phản bội VNCH. Bây giờ, ông Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho chúng ta biết về tâm tình của ông cựu tổng thống. Hi vọng nay mai tôi sẽ có dịp đọc cuốn sách của Ts Nguyễn Tiến Hưng.

Ông Thiệu có nhiều câu nói nổi tiếng. Có lẽ câu nổi tiếng của ông ta là “Đừng tin những gì … hãy nhìn kĩ những gì …” 🙂 Nhưng sau 1975 ông còn nổi tiếng với câu nói bị đồng hương ghét. Nhưng đọc bài phỏng vấn sau đây tôi mới biết câu nói nổi tiếng của ông Thiệu sau 1975 là … bị trích dẫn sai. Hồi đó, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lưu truyền rằng ông Thiệu không ưa người tị nạn, vì ông ta phát biểu với báo chí ngoại quốc rẳng ông chẳng có liên can gì đến người tị nạn vốn lên cao trào lúc đó. Hóa ra, ông không có ý đó; có thể phóng viên viết sai. Theo ông Hưng thì khi được phóng viên hỏi: “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” thì ông trả lời bằng tiếng Anh rằng: “I have nothing to do for them.” (Tôi ngạc nhiên là sao ông không nói: “I can not do anything for them”?) Nhưng phóng viên in trên báo là “I have nothing to do with them.” Ôi, mấy ông phóng viên!

Trong tiếng Anh, cụm từ “nothing to do with” có thể hiểu là “chẳng liên can gì với”. Chẳng hạn như “I have nothing to do with this problem” có nghĩa là tôi chẳng có can dự gì với vấn đề, hay tôi không có trách nhiệm gì, hay hàm ý nói không phải lỗi lầm của tôi, đừng có cáo buộc tôi. Còn “I have nothing to do for them” thì có nghĩa là tôi không có gì để làm cho (giúp) họ, hay tôi không làm được gì cho họ. Do đó, chỉ có khác nhau giới từ “with” và “for” mà ý nghĩa câu nói rất khác nhau. Ôi, tiếng Anh, tiếng U!

Bây giờ, qua Nguyễn Tiến Hưng, ông đã được giải oan, nhưng phải chờ đến 30 năm. Muộn còn hơn không.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112401

Cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (Thực hiện)

Ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới lúc 1 giờ trưa tại Westminster Civic Center, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho ra mắt sách “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là tổng trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai tác phẩm của ông đã được dư luận chú ý rất nhiều là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy uẩn khúc và có điều kiện đặc biệt để tiếp cận với những diễn tiến nơi hậu trường, qua tác phẩm “Tâm tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ trình bày nhiều sự thật và đưa ra một số bí mật chưa ai hiểu về những suy nghĩ, tính toán và hành xử của nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng trước khi rơi vào tay cộng sản.

Tin tưởng là cuốn sách có tầm giá trị đặc biệt, ký giả Ðinh Quang Anh Thái đã đề nghị Tiến Sĩ Nguyễn Tiên Hưng dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn tại tòa soạn, được ghi lại như sau đây.

***ÐQAThái: Cuốn “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” sẽ được ra mắt vào Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center so với hai cuốn trước kia là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy” có những điểm nào đặc sắc và khác biệt?

Chúng tôi cũng viết rất nhiều về khía cạnh con người của ông Thiệu vì ông là con người rất khép kín. Chúng tôi vì tình cờ lịch sử, có may mắn làm việc gần ông tổng thống trong gần 3 năm, sau này còn gặp ông rất nhiều lần tại London và tại Boston nên được biết một số khía cạnh nào đó về con người của ông.

ÐQAThái: Trong thời điểm thuyền nhân Việt Nam vượt biên lên tới cao điểm, dường như ông Thiệu có nói với một nhà báo người Mỹ hay người Anh là ông không mắc mớ gì tới những người thuyền nhân đó cả. Theo ông nếu quả tình đó là lời của ông Thiệu, tại sao ông Thiệu lại nói ra một câu gây ra sự căm phẫn trong dư luận của đồng bào hải ngoại như thế?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Tôi còn nhớ vào mùa Thu năm 1979 khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1979 báo Việt Nam (tại Hoa Kỳ) lúc đó có chỉ trích ông Thiệu rất nặng nề vì câu mà anh Thái vừa kể. Tôi cũng giật mình cho rằng không hiểu sao một người như ông Tổng Thống Thiệu lại nói câu đó. Tôi định nhấc phone lên hỏi ông, nhưng cũng ngại vì telephone lúc đó đắt lắm, gọi sang bên Anh rất tốn tiền. May mắn là ngay 2, 3 hôm sau chúng tôi nhận được thư của tổng thống cho biết ông rất đau buồn vì đã bị hiểu lầm. Tổng thống có kể lại rằng chuyện đó từ đầu chí cuối do một ông nhà báo tên là Michael của báo “Now,” một tờ báo lớn ở bên London, đã năn nỉ ông để được phỏng vấn mấy câu thôi, rồi xuyên tạc ra nói câu đó.

Câu chuyện đó là như thế này, “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” Khi trả lời, ý ông Thiệu muốn diễn tả là “hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân”. Kẹt là tiếng Anh, ông Tổng Thống Thiệu thích nói tiếng Anh lắm, tiếng Anh ông nói rất lưu loát nhưng có những sắc ý nhiều khi cũng khó, chữ kẹt là “for” and “with” đáng nhẽ phải nói rằng “I have nothing to do for them,” tôi không còn gì để mà làm cho họ, theo nhà báo nói thì ông lại nói rằng, “I have nothing to do with them” tiếng Việt dịch ra là tôi không còn làm gì mắc mớ đối với họ nữa. Ông Thiệu rất đau đớn, ông nói chính thằng này, ông gọi thằng… này đã phịa ra, ông bảo rằng ông đã nói for mà nó phịa ra with, báo dịch ra là đối với, cái đó làm cho ông đau đớn lắm. Ông Thiệu yêu cầu chúng tôi tìm dịp hay báo chí nào để cải chính, ông dùng chữ “clear up giùm tôi.” Ðó là chuyện làm cho ông Thiệu đau đớn nhất vì bị hiểu lầm trong lúc phong trào thuyền nhân đang lên cao mà ông tổng thống nói như vậy thì thật là ê chề.

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ nhưng có bằng chứng nào thật cụ thể cho thấy rằng Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy mà báo chí viết sai đi không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, ngay lời mở đầu tôi có xin phép tổng thống ở thế giới bên kia cho chúng tôi được in lại bức thư này. Tôi nói rằng xin ông cho tôi được in lại ít nhất một thư này và tự tay chụp hình in lại chính văn thư nguyên bản để đồng bào thấy được sự thật của vấn đề.

ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.

Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.

Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.

Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.

Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.

ÐQAThái: Có một dư luận thắc mắc mà hầu như ai cũng đề cập đến. Tại sao cho tới ngày vĩnh viễn lìa đời, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không để lại bất kỳ một cuốn sách hay một dấu tích nào để cho sau này hậu thế có thể biết được về giai đoạn lịch sử đó, thưa tiến sĩ?

ÐQAThái: Tiến sĩ có điều gì muốn nói thêm nhân dịp tiến sĩ cho ra mắt độc giả tác phẩm mới nhất đó là cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.”

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Nguyện vọng của chúng tôi là cố gắng ghi lại trung thực cho hết vì chúng tôi cũng đã viết những cuốn kia nhưng còn những điều chúng tôi chưa viết hết ra được nhất là những điều phải dựa trên những bằng chứng mới giải mật soi sáng rất nhiều cho lịch sử, cho những điều chúng tôi đã viết trước đây. Chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh của chúng ta vô cùng khó khăn mà sự thất bại không thể tránh được, hy vọng rằng độc giả sẽ tìm hiểu và đọc tất cả những dữ kiện chúng tôi mang ra để có thể đi tới kết luận riêng của mình. Vì thế chúng tôi rất mong chia sẻ những điều này với độc giả.

ÐQAThái: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

Sửa Nhà Cũ Của Tt Nguyễn Văn Thiệu Để Đón Du Khách

NINH THUẬN – Hơn 37 năm sau ngày 30 tháng 4, bị tịch thu rồi bị bỏ hoang, ngôi nhà cũ kỹ của cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu ở bờ biển Ninh Hải, thuộc tỉnh Ninh Thuận sắp được trùng tu để biến thành nơi thăm viếng của khách du lịch.

Ngôi nhà cũ của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở vùng biển Ninh Thuận. (Hình: Internet)

Báo Sài Gòn Tiếp Thị trích dẫn chỉ thị của chính quyền tỉnh Ninh Thuận hôm 12 tháng 9 cho biết đã ra lệnh cho Sở Văn Hóa Thông Tin và huyện Ninh Hải “biến căn nhà riêng của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thành địa điểm tiếp khách du lịch”.

Theo chỉ thị, kế hoạch này phải được tiến hành trước ngày 20 tháng 9, tức chỉ trong vòng 5 ngày tới đây.

Một thông báo chính thức của chính quyền tỉnh Ninh Thuận cũng đề cập đến hai căn nhà cũ của ông Hoàng Đức Nhã và ông Trần Đình Thống đã cấp cho cán bộ Cộng Sản Việt Nam trú ngụ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ông Hoàng Đức Nhã là cựu tổng trưởng Bộ Thông Tin Dân Vận và chiêu hồi VNCH. Còn ông Trần Đình Thống là cựu công chức VNCH.

Văn bản của chính quyền Ninh Thuận còn nói rằng căn nhà của ông Hoàng Đức Nhã bị mục nát, có thể bị sụp đổ thình lình. Gia đình cán bộ cư ngụ trong hai căn nhà này đã được lệnh phải dời đi nơi khác để “giao lại cho chính quyền địa phương quản lý và sử dụng”.

Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, căn nhà cũ của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nằm sát bãi biển xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận là nơi ông và gia đình trú ngụ trong mỗi chuyến nghỉ mát, thăm quê trước đây.

Trong khi đó, người dân tỉnh Ninh Thuận vẫn râm ran nhiều câu chuyện kể về “ngôi biệt thự” của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và căn nhà nhỏ đơn sơ của thân mẫu của ông.

Dư luận cho rằng ngôi “biệt thự” ven biển của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thực chất là một căn nhà gạch bình thường như nhiều ngôi nhà khác của giới trung lưu Sài Gòn trước năm 1975. Ngôi nhà này may mắn vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng, nhưng bỏ hoang sau khi người nhà của ông Thiệu bị buộc phải rời khỏi đó sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Căn nhà của thân mẫu cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hình: Internet)

Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923 tại Tri Thủy, Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận và trở thành người lãnh đạo nền Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam từ năm 1967.

Ông từ chức tổng thống ngày 21 tháng 4 năm 1975, rời Việt Nam đêm 25 tháng 4 năm 1975 để đến Đài Bắc và sang Anh định cư. Sau đó, ông sinh sống tại Hoa Kỳ và mất ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Boston, tiểu bang Massachusetts.

Đối với nhiều người dân Việt Nam, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.”

Nhìn hình chụp căn nhà của cựu Tổng Thống VNCH, ai cũng thấy đó chỉ là một căn nhà bình thường của giới trung lưu trước 1975. Nếu so với những dinh thự của các đảng viên cán bộ cộng sản thì không bằng cái nhà để xe của họ dù trước khi cướp được quyền họ chỉ là dân vô sản vô học.

Bạn đang xem bài viết Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy) trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!