Xem Nhiều 3/2023 #️ Câu Nói Của Ông Thiệu # Top 6 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 3/2023 # Câu Nói Của Ông Thiệu # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Nói Của Ông Thiệu mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Câu nói này đúng muôn đời vậy.

Trong tuần này là sinh nhật Ông Thiệu, chính xác là Thứ Tư ngày 5 tháng 4. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm.

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có công lớn trong cuộc đảo chánh, lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo thông tin tóm lược từ Tự Điển Bách Khoa Mở, ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Sau ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1967-1975.

Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (năm trai, hai gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.

Khi đi học ông lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp Đệ tứ ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị(sau đổi là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).[cần dẫn nguồn] Sau đó, ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của Pháp là Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng dùng gậy tre vì họ không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu Huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, “Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn, và nói thêm: “Họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”. Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học Trường Hàng hải (1946-1947). Sau hai năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.

Từ đó ông bỏ hẳn ý định theo nghiệp hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khoá Bảo Đại, sau đổi tên thành Khoá Phan Bội Châu) tại Trường Võ Bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt…

Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng Thiếu tướng Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng…

Năm 1967, ông được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần)…

Ông Thiệu qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được chôn cất tại Boston.

Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[cần dẫn nguồn]: “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình ‘thiên mạng’ cứu nước.Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương ‘tiết trực tâm hư’ nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối ‘độc tài trong dân chủ, bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung…”

Lịch sử trôi qua đi, nhưng những câu nói của ông Thiệu vẫn ở lại với lịch sử:

— Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!

— Sống mà không có tự do là chết.

— Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.

Tới tận bây giờ, những câu nói này cho thấy đúng vô cùng tận.

Người để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Câu nói này đúng muôn đời vậy.Trong tuần này là sinh nhật Ông Thiệu, chính xác là Thứ Tư ngày 5 tháng 4. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm.Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có công lớn trong cuộc đảo chánh, lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Theo thông tin tóm lược từ Tự Điển Bách Khoa Mở, ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Sau ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1967-1975.Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (năm trai, hai gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài chúng tôi đi học ông lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp Đệ tứ ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị(sau đổi là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).[cần dẫn nguồn] Sau đó, ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của Pháp là Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng dùng gậy tre vì họ không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu Huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, “Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn, và nói thêm: “Họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”. Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học Trường Hàng hải (1946-1947). Sau hai năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.Từ đó ông bỏ hẳn ý định theo nghiệp hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khoá Bảo Đại, sau đổi tên thành Khoá Phan Bội Châu) tại Trường Võ Bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt…Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng Thiếu tướng Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng…Năm 1967, ông được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần)…Ông Thiệu qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được chôn cất tại Boston.Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[cần dẫn nguồn]: “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình ‘thiên mạng’ cứu nước.Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương ‘tiết trực tâm hư’ nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối ‘độc tài trong dân chủ, bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung…”Lịch sử trôi qua đi, nhưng những câu nói của ông Thiệu vẫn ở lại với lịch sử:– Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!– Sống mà không có tự do là chết.– Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.Tới tận bây giờ, những câu nói này cho thấy đúng vô cùng tận.

Tâm Tư Của Ông Nguyễn Văn Thiệu

Một trong những nhân vật trong chính quyền VNCH trước 1975 “kín miệng” nhất là cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai người kín miệng khác là tướng Ngô Quang Trưởng và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm). Từ ngày ông đi tị nạn cho đến ngày ông qua đời năm 2001, ông không hề trả lời phỏng vấn báo chí Việt ngữ (nếu tôi nhớ không lầm), và không thấy xuất bản cuốn hồi kí nào cả. Nhưng ai cũng biết ông không ưa Mĩ, dù mấy năm sau này ông chuyển từ Anh sang Mĩ sống với mấy người con, và qua đời tại Mĩ. Ông cho rằng Mĩ phản bội VNCH. Bây giờ, ông Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho chúng ta biết về tâm tình của ông cựu tổng thống. Hi vọng nay mai tôi sẽ có dịp đọc cuốn sách của Ts Nguyễn Tiến Hưng.

Ông Thiệu có nhiều câu nói nổi tiếng. Có lẽ câu nổi tiếng của ông ta là “Đừng tin những gì … hãy nhìn kĩ những gì …” 🙂 Nhưng sau 1975 ông còn nổi tiếng với câu nói bị đồng hương ghét. Nhưng đọc bài phỏng vấn sau đây tôi mới biết câu nói nổi tiếng của ông Thiệu sau 1975 là … bị trích dẫn sai. Hồi đó, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lưu truyền rằng ông Thiệu không ưa người tị nạn, vì ông ta phát biểu với báo chí ngoại quốc rẳng ông chẳng có liên can gì đến người tị nạn vốn lên cao trào lúc đó. Hóa ra, ông không có ý đó; có thể phóng viên viết sai. Theo ông Hưng thì khi được phóng viên hỏi: “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” thì ông trả lời bằng tiếng Anh rằng: “I have nothing to do for them.” (Tôi ngạc nhiên là sao ông không nói: “I can not do anything for them”?) Nhưng phóng viên in trên báo là “I have nothing to do with them.” Ôi, mấy ông phóng viên!

Trong tiếng Anh, cụm từ “nothing to do with” có thể hiểu là “chẳng liên can gì với”. Chẳng hạn như “I have nothing to do with this problem” có nghĩa là tôi chẳng có can dự gì với vấn đề, hay tôi không có trách nhiệm gì, hay hàm ý nói không phải lỗi lầm của tôi, đừng có cáo buộc tôi. Còn “I have nothing to do for them” thì có nghĩa là tôi không có gì để làm cho (giúp) họ, hay tôi không làm được gì cho họ. Do đó, chỉ có khác nhau giới từ “with” và “for” mà ý nghĩa câu nói rất khác nhau. Ôi, tiếng Anh, tiếng U!

Bây giờ, qua Nguyễn Tiến Hưng, ông đã được giải oan, nhưng phải chờ đến 30 năm. Muộn còn hơn không.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112401

Cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (Thực hiện)

Ngày Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới lúc 1 giờ trưa tại Westminster Civic Center, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ cho ra mắt sách “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng từng là tổng trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai tác phẩm của ông đã được dư luận chú ý rất nhiều là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy uẩn khúc và có điều kiện đặc biệt để tiếp cận với những diễn tiến nơi hậu trường, qua tác phẩm “Tâm tư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,” Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ trình bày nhiều sự thật và đưa ra một số bí mật chưa ai hiểu về những suy nghĩ, tính toán và hành xử của nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng trước khi rơi vào tay cộng sản.

Tin tưởng là cuốn sách có tầm giá trị đặc biệt, ký giả Ðinh Quang Anh Thái đã đề nghị Tiến Sĩ Nguyễn Tiên Hưng dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn tại tòa soạn, được ghi lại như sau đây.

***ÐQAThái: Cuốn “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” sẽ được ra mắt vào Chủ Nhật, 16 tháng 5 sắp tới tại Westminster Civic Center so với hai cuốn trước kia là “Hồ sơ mật dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy” có những điểm nào đặc sắc và khác biệt?

Chúng tôi cũng viết rất nhiều về khía cạnh con người của ông Thiệu vì ông là con người rất khép kín. Chúng tôi vì tình cờ lịch sử, có may mắn làm việc gần ông tổng thống trong gần 3 năm, sau này còn gặp ông rất nhiều lần tại London và tại Boston nên được biết một số khía cạnh nào đó về con người của ông.

ÐQAThái: Trong thời điểm thuyền nhân Việt Nam vượt biên lên tới cao điểm, dường như ông Thiệu có nói với một nhà báo người Mỹ hay người Anh là ông không mắc mớ gì tới những người thuyền nhân đó cả. Theo ông nếu quả tình đó là lời của ông Thiệu, tại sao ông Thiệu lại nói ra một câu gây ra sự căm phẫn trong dư luận của đồng bào hải ngoại như thế?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Tôi còn nhớ vào mùa Thu năm 1979 khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1979 báo Việt Nam (tại Hoa Kỳ) lúc đó có chỉ trích ông Thiệu rất nặng nề vì câu mà anh Thái vừa kể. Tôi cũng giật mình cho rằng không hiểu sao một người như ông Tổng Thống Thiệu lại nói câu đó. Tôi định nhấc phone lên hỏi ông, nhưng cũng ngại vì telephone lúc đó đắt lắm, gọi sang bên Anh rất tốn tiền. May mắn là ngay 2, 3 hôm sau chúng tôi nhận được thư của tổng thống cho biết ông rất đau buồn vì đã bị hiểu lầm. Tổng thống có kể lại rằng chuyện đó từ đầu chí cuối do một ông nhà báo tên là Michael của báo “Now,” một tờ báo lớn ở bên London, đã năn nỉ ông để được phỏng vấn mấy câu thôi, rồi xuyên tạc ra nói câu đó.

Câu chuyện đó là như thế này, “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” Khi trả lời, ý ông Thiệu muốn diễn tả là “hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân”. Kẹt là tiếng Anh, ông Tổng Thống Thiệu thích nói tiếng Anh lắm, tiếng Anh ông nói rất lưu loát nhưng có những sắc ý nhiều khi cũng khó, chữ kẹt là “for” and “with” đáng nhẽ phải nói rằng “I have nothing to do for them,” tôi không còn gì để mà làm cho họ, theo nhà báo nói thì ông lại nói rằng, “I have nothing to do with them” tiếng Việt dịch ra là tôi không còn làm gì mắc mớ đối với họ nữa. Ông Thiệu rất đau đớn, ông nói chính thằng này, ông gọi thằng… này đã phịa ra, ông bảo rằng ông đã nói for mà nó phịa ra with, báo dịch ra là đối với, cái đó làm cho ông đau đớn lắm. Ông Thiệu yêu cầu chúng tôi tìm dịp hay báo chí nào để cải chính, ông dùng chữ “clear up giùm tôi.” Ðó là chuyện làm cho ông Thiệu đau đớn nhất vì bị hiểu lầm trong lúc phong trào thuyền nhân đang lên cao mà ông tổng thống nói như vậy thì thật là ê chề.

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ nhưng có bằng chứng nào thật cụ thể cho thấy rằng Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy mà báo chí viết sai đi không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, ngay lời mở đầu tôi có xin phép tổng thống ở thế giới bên kia cho chúng tôi được in lại bức thư này. Tôi nói rằng xin ông cho tôi được in lại ít nhất một thư này và tự tay chụp hình in lại chính văn thư nguyên bản để đồng bào thấy được sự thật của vấn đề.

ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.

Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.

Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.

Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.

Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.

ÐQAThái: Có một dư luận thắc mắc mà hầu như ai cũng đề cập đến. Tại sao cho tới ngày vĩnh viễn lìa đời, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không để lại bất kỳ một cuốn sách hay một dấu tích nào để cho sau này hậu thế có thể biết được về giai đoạn lịch sử đó, thưa tiến sĩ?

ÐQAThái: Tiến sĩ có điều gì muốn nói thêm nhân dịp tiến sĩ cho ra mắt độc giả tác phẩm mới nhất đó là cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.”

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Nguyện vọng của chúng tôi là cố gắng ghi lại trung thực cho hết vì chúng tôi cũng đã viết những cuốn kia nhưng còn những điều chúng tôi chưa viết hết ra được nhất là những điều phải dựa trên những bằng chứng mới giải mật soi sáng rất nhiều cho lịch sử, cho những điều chúng tôi đã viết trước đây. Chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh của chúng ta vô cùng khó khăn mà sự thất bại không thể tránh được, hy vọng rằng độc giả sẽ tìm hiểu và đọc tất cả những dữ kiện chúng tôi mang ra để có thể đi tới kết luận riêng của mình. Vì thế chúng tôi rất mong chia sẻ những điều này với độc giả.

ÐQAThái: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

Câu Nói Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đã Được Chứng Minh (Hồ Nhất Duy)

Một bữa nọ ngồi xem Paris By Night, hình như là cuốn Huế – Sài Gòn – Hà Nội thì phải, tôi được xem một tiết mục vô cùng xúc động. Đó là tiết mục nhạc cảnh Hát Trên Những Xác Người –Những Con Đường Trắng do Khánh Ly & Quang Lê trình bày. Một câu hỏi bỗng nảy ra trong đầu tôi: Tại sao lại quá nhiều dân thường chết thế kia? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu và thật khốn nạn khi biết rằng, thỏa thuận ngừng bắn ngày Tết thế rồi trở mặt tấn công để “địch không kịp trở tay”. Đã vậy còn sát hại những người dân Huế vô tội chẳng có lý do y như phiến quân IS bây giờ. Câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được chứng minh:

“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”

Chưa hết, tôi còn thật sự thấy sốc khi biết rằng từ lúc thành lập cho đến tận nay, đảng Cộng Sản Việt Nam còn làm nhiều trò bẩn thỉu và độc ác khác (cố ý hay vì ngu dốt mù quáng?) như sát hại, giam cầm các nhân sĩ trí thức không theo lý tưởng của Đảng (vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Hồ Con Rùa), cải cách ruộng đất 1950 cho ném đá tới chết những người từng cưu mang Đảng, giam cầm tù tội hơn nửa triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau 1975, tịch thu và đốt văn hóa phẩm miền Nam dưới chiêu bài “đồi trụy, ủy mị, tàn dư Mỹ Ngụy”, cho công an chìm, côn đồ hành hung những người bất đồng chính kiến dám nói lên sự thật… Nhiều lắm, nhưng mà những cái này chẳng có trong sách giáo khoa đâu.

Tôi là một sinh viên. Tầng lớp mà đã từng góp phần làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn trước 1975, tầng lớp đã làm rúng động Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1976 & 1989, tầng lớp đã làm rung chuyển chính phủ Hồng Kông năm 2014. Tôi cũng muốn được dấn thân mình đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp như những Alex Chow, Joshua Wong. Thế nhưng…

Hồi vụ Nguyễn Phương Uyên truyền đơn bị bắt, tập hợp đoàn viên lại nói bóng nói gió “một số sinh viên trường khác bị thế lực phản động mua chuộc, hại dân hại nước”. Thằng cha đang phát biểu (xin nhấn mạnh là Bí thư Đoàn TN Thành Phố BL tỉnh tôi) tháng trước nhậu xỉn lái xe tay ga đụng xe đạp người bán kem bên đường không xin lỗi mà còn đánh người ta, bị dân gần đó nhào ra đạp.

Rồi chưa đâu, khi kiếm việc làm thì bạn phải tiếp tục chịu kết nạp Đảng, dù là làm ở bệnh viện hay trường học. Không kết nạp hả, đừng có mơ bạn được nhận việc, tín nhiệm, tăng lương. Gia nhập đảng chính trị mà cũng bị bắt buộc là sao? Suy cho cùng thì chẳng ai muốn tham gia vào hai cái tổ chức vớ vẩn này làm gì cho mệt, toàn bị bắt buộc, ngoại trừ mấy thằng muốn thành quan để kiếm tiền.

Nên tôi quyết định sẽ viết cho quê hương tôi, viết như nhà văn Lỗ Tấn đã viết. Mặc cho những người thân bạn bè bị nhồi sọ còn đang mê muội gọi tôi là phản động. Mặc cho có bị tù đày, hành hung vô cớ. Vì chăng hy sinh một con én nhỏ mà làm nên cả mùa xuân thì cũng đáng phải không các bạn?

Hồ Nhất Duy

Nguồn: Triết Học Đường Phố

(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

Chương 26: 23. Cuộc “Trốn Chạy” Của Nguyễn Văn Thiệu

Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.

Người ta cũng thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh… Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá. Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội.

Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên – nơi ông có một nông trại – Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (Budda’s Child), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên.

Kỳ hỏi: “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”.

Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”.

Kỳ: ”Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xạ, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”.

Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ tôi sẽ thành công”

Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”.

Kỳ: ”Vậy thì hãy để tôi hành động”.

Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm quyền của tổng thống Thiệu”.

Kỳ: ”Ô kê, hãy gọi Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…”

Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình. Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng Viên và cho biết:

“Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”.

27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”.

Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế của Thiệu. Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”! Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là bạn thân của Thiệu. Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện để mở rộng dân chủ!

Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là một cuộc trốn chạy – được các tài liệu CIA sau này tiết lộ như sau:

Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu.

Dân Sài Gòn dửng dưng (và không ngạc nhiên) khi hay sự “trốn chạy” của Thiệu ra nước ngoài. Họ không ngạc nhiên vì Nam Việt Nam đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc đào tẩu như thế của những kẻ một thời lãnh đạo miền Nam. Trường hợp của ông Thiệu cũng thế thôi, nằm trong sự dự đoán trước của nhiều người. Trung tá phi công Minh, bạn học của Hoàng Đức Nhã ở Lycée Yersin Đà Lạt, được Nhã kéo về chỉ huy đội bay trực thăng riêng của tổng thống Thiệu trong nhiều năm, gặp tôi tại Dinh Độc Lập tối 29-4-1975 đã bày tỏ sự bất mãn của anh với cách cư xử của Thiệu với những người đã từng là thân tín của ông ta. Tại Lycée Yersin, trung tá Minh học trên tôi hai lớp và chúng tôi từng quen biết nhau. Trung tá Minh kể rằng ông Thiệu chẳng nói gì với anh trước khi ra đi mặc dù anh là người bảo đảm tính mạng, sự an toàn cho ông Thiệu trong nhiều năm. Thiệu không cần quan tâm số phận người cộng sự thân tín của mình với gia đình anh ta rồi sẽ ra sao. Không một lời an ủi hay một cử chỉ giúp đỡ trước khi ra đi, mặc dù ông Thiệu dư biết trung tá Mình không dư dả gì trong vị trí công tác của mình. Cái đáng phục ở trung tá Minh là dù sau đó anh có điều kiện ra đi an toàn với chiếc trực thăng mà anh đang lái nhưng anh vẫn quyết định ở lại.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn đi Đài Loan, coi như cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 thời tổng thống Mỹ kết thúc.

Một sự thất trận hoàn toàn và đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Tuần lễ còn lại chỉ là thủ tục chính thức khai tử cuộc chiến đã trở thành nỗi nhục và vết thương không thể hàn gắn trong nhiều thế hệ người Mỹ.

Thật ra Washington đã thấy trước sự sụp đổ của miền Nam, đặc biệt từ sau quyết định của Thiệu rứt khỏi Ban Mê Thuột. Trong hồi ký của mình, Kissinger tiết lộ vào thời điểm đó, ông không tin rằng Pháp sẽ dàn xếp được một giải pháp chính trị nào đó. Các cuộc vận động của Pháp phản ánh sự tiếc nhớ của một thời thực dân đã mất ở Đông Dương hơn là đạt tới một dàn xếp thực tiễn. Do đó, từ đầu tháng 4-1975, Mỹ đã tiến hành âm thầm những chuẩn bị cho một cuộc rút chân hoàn toàn khỏi Việt Nam, làm thế nào diễn ra an toàn nhất. Kế hoạch của Mỹ là phải đưa 6000 người Mỹ và khoảng 10.000 người Việt Nam đã từng cộng tác với Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, xem lại các tài liệu, người ta đi đến kết luận đại sự Graham Martin “lì” hơn tổng thống Thiệu. Ông ta không tìm cách bỏ chạy sớm như Thiệu. Sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Cao nguyên, lúc đầu đại sứ Martin vẫn hy vọng thực hiện một tuyến phòng thủ cho Nha Trang, Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long để giữ lại phần đất sau cùng – một đề nghị khi được thông báo về Washington đã làm điên tiết Phil Habib, trợ lý các vấn đề Đông Nam Á của tổng thống Mỹ. Và đến khi chế độ Sài Gòn sụp đổ đến nơi thì Martin vẫn hi vọng đạt tới giải pháp chính trị chính phủ liên hiệp ba thành phần (!). Washington coi các suy nghĩ của Martin là ảo tưởng. Quốc hội Mỹ mỗi ngày áp lực mạnh mẽ hơn buộc tổng thống Ford phải tiến hành khẩn cấp lệnh di tản. Ngày 14-4-l975, cả Ủy ban ngoại giao thượng viện Mỹ gọi điện trực tiếp cho tồng thống Ford tại Cabinet Room – phòng làm việc riêng của tổng thống để thúc hối tổng thống ra lệnh di tản ngay. Chuyện này chưa từng xảy ra từ thời tổng thống Woodrow Wilson. Bộ trường quốc phòng James Schlesinger và ngoại trưởng Kissinger cố gắng trình bày tình hình quân sự cho các thượng nghị sĩ nghe. Nhưng các nghị sĩ trong Ủy ban ngoại giao Mỹ phản ứng lại rằng lúc này khôngcòn là lúc bàn cãi các giải pháp mà phải nhanh chóng di tản người Mỹ, “không được kéo dài thời gian để cứu người Việt Nam” (chi tiết này trích trong hồi ký “Ending The War” của Henry Kissinger).

Trong hồi ký của mình, tổng thống Ford kể rằng ông đã gửi cho Martin một bức điện nêu ý kiến rõ ràng: ”rút ra nhanh”. “Tôi sẽ cho ông một số tiền lớn để thực hiện cuộc di tản”. Nhưng Ford kể thêm rằng nghị sĩ Jacob Javits, thuộc New York, lưu ý “đừng dùng số tiền đó như một một viện trợ quân sự trá hình”. Nghị sĩ Frank Church (Idaho) thấy việc cấp tiền cho sứ quán Mỹ có thể sinh ra vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn tới “sự dính líu của chúng ta và một cuộc chiến mở rộng nếu chúng ta có gắng di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta”. Còn nghị sĩ Joseph Biden (Delaware) lặp lại rằng “Tôi không biểu quyết thêm một số tiền nào để đưa người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi không muốn điều này dính líu với việc di tản người Việt Nam”.

Vào lúc này, chuyện di tản người Việt Nam đã từng làm việc với người Mỹ, bị nhiều nghị sĩ coi như “một thứ nợ đời phiền toái”, một yếu tố có thể làm liên lụy đến sự an toàn của người Mỹ khi rút ra khỏi Việt Nam.

Cuối cùng Martin phải tuân lệnh di tản từ Washington nhưng ông vẫn tìm cách thực hiện quyết định này theo ý mình: kéo dài thời gian di tản người Mỹ để hạn chế sự hoảng loạn trong số người Việt dính líu với Mỹ muốn rời khỏi miền Nam.

Kế hoạch di tản của người Mỹ khởi động từ ngày 21-4-1975, liên tục cả ngày và đêm, ban ngày với máy bay C-141s, ban đêm với máy bay C130s. Những người không quan trọng được đi trước.

Những lời hứa này – một thứ bảo đảm an toàn cho các dân biểu, nghị sĩ thân chính – đã thúc đẩy một số còn do dự.

Cuộc biểu quyết truất quyền ông Hương và trao quyền cho ông Minh được thực hiện với số phiếu gần như tuyệt đối 147/151 vào lúc 20 giờ 54 tối. Đây là kết quả từ nhiều phía, nhất là trước viễn cảnh Sài Gòn bị tấn công quân sự. Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm đã điều khiển cuộc biểu quyết này.

Bằng điện thoại tôi đã báo cáo lại cho ông Minh về “sáng kiến” riêng của tôi nhằm thúc đẩy nhanh cuộc biểu quyết và được ông tán đồng. Tôi nhớ rất rõ không khí tại trụ sở Thượng viện trước và sau cuộc biểu quyết. Kẻ thì chán nản như người sắp chết đuối là các dân biểu, nghị sĩ thuộc phe Thiệu, còn những người phe Dương Văn Minh thì hấp tấp, vội vã như sợ không còn bắt kịp cơ hội cuối cùng. Ở tầng trên của phòng họp, báo chí nước ngoài, các nhà ngoại giao nhìn xuống sự bát nháo phía dưới như những khán giả đang xem một trận cầu đầy bi kịch ở phút 90! Hai đại diện ngoại giao căng thẳng nhất vào lúc này thuộc hai tòa đại sự Mỹ và Pháp. Phiên họp lưỡng viện bắt đầu từ sáng 26-4-1975, một ngày sau khi ông Thiệu lên máy bay đi Đài Loan, kéo dài đến chiều tối mới kết thúc.

Còn tại sao quốc hội biểu quyết ông Dương Văn Minh làm tổng thống từ ngày 26-4-1975, lễ tấn phong diễn ra ngày 28-4-1975, nhưng cuộc trình diện thành phần chính phủ lại dự kiến đến ngày 30-4-1975? Trong nhóm ông Minh có bác sĩ Hồ Văn Minh và một người thích nghiên cứu khoa bói toán, xem ngày tốt ngày xấu… Bác sĩ Minh từng là phó chủ tịch Hạ nghị viện và là ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông Dương Văn Minh khi ông Minh có ý định ra ứng cử tổng thống năm 1971. Theo ông “thầy bói nghiệp dư” Hồ Văn Minh thì “ngày tốt” để trình diện nội các Dương Văn Minh là ngày… 30-4-1975 và không thể sớm hơn.

Ông Minh triệu tập những người thân cận, cùng các nhóm Phật giáo, Công giáo từng tán đồng lập trường hòa bình với ông dự phiên họp trong ngày 27-4-1975 để thành lập chính phủ. Những người được mời đến buổi họp đặc biệt này – trên tầng lầu một của dãy nhà phía sau ngôi biệt thự hình bánh ít, tức Dinh Hoa Lan – đều là những người đã đồng hành với ông Minh trong những năm ông từ Bangkok trở về sau thời gian bị phe tướng Nguyễn Khánh buộc lưu vong. Hầu như không ai hiện diện trong buổi họp ngày đó xem việc phân phối các chiếc ghế trong chính phủ Dương Văn Minh như một thành đạt của cá nhân mình, cái ghế chức tước giờ đây đã trở nên hết sức nặng nề, có thể mang lai nhiều phiền toái hơn là quyền lực và danh vọng.

Ông Dương Văn Minh chọn luật sư Nguyễn Văn Huyền, từng là chủ tịch Thượng viện – một trí thức công giáo có uy tín miền Nam làm phó tổng thống. Ông Huyền được cả hai phía đối lập và thân chính kính trọng. Cách cư xử của ông với mọi người luôn từ tốn và lễ độ dù cho người đối diện nhỏ tuổi và vai vế xã hội kém hơn ông. Tôi còn nhớ những lần tiếp xúc với ông bao giờ ông cũng mở đầu câu nói “Thưa ông dân biểu” hoặc “Thưa ông trưởng khối” khi tôi làm trưởng khối dân biểu đối lập Hạ viện (khối Dân Tộc). Về nhân cách, luật sư Huyền hơn hẳn các nhân sĩ nổi tiếng khác có mặt trên chính trường Sài Gòn lúc bấy giờ như Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Mai Thọ Truyền, Trần Văn Văn…

Phó thủ tướng là bác sĩ Hồ Văn Minh đã từng là phó chủ tịch Hạ viện. Anh Minh tánh tình hiền hậu, thái độ chính trị ôn hòa nhưng luôn đứng về phía đối lập và là bạn thân thiết của anh Hồ Ngọc Nhuận. Cả hai chịu trách nhiệm Chương trình phát triển Quận 8, một chương trình xã hội mà người bảo trợ là kỹ sư Võ Long Triều – ủy viên thanh niên, tên gọi của chức danh bộ trưởng thanh niên dưới chính phủ Nguyễn Cao Kỳ.

Tôi không nhớ hết tất cả những ai được mời vào chính phủ Dương Văn Minh nhưng nếu có thiếu sót thì cũng rất ít. Chẳng hạn giáo sư Nguyễn Văn Trường được mời phụ trách Bộ giáo dục. Ông Trường đã từng là Bộ trưởng giáo dục thời chính phủ Kỳ và cả thời chính phủ Trần Văn Hương. Ông là người bạn thân thiết của giáo sư Lý Chánh Trung. Khi ông Trường làm bộ trưởng Bộ giáo dục, ông Trung là đổng lý văn phòng của ông Trường, vị trí đứng thứ hai trong bộ. Người được mời đảm trách Bộ kinh tế, nếu tôi nhớ không lầm là ông Nguyễn Võ Diệu đang là tổng giám đốc một ngân hàng. Đáng chú ý là ở Bộ quốc phòng, tổng thống Dương Văn Minh đã mời một nhân vật trong Lực lượng hòa giải dân tộc thuộc ảnh hưởng Phật giáo Ấn Quang chẳng dính dấp gì đến quân đội, đó là một giáo sư đại học trường đại học Huế, ông Bùi Tường Huân. Tôi có hỏi ông Minh về sự chọn lựa khá đặc biệt này và ông đã trả lời: “Chính phủ của mình đâu có mục đích tiếp tục chiến tranh. Một Bộ trưởng dân sự và là một giáo sư đại học làm Bộ trưởng quốc phòng thể hiện cụ thể ý muốn hòa bình của anh em mình…”.

Trong ghi chép riêng của mình, anh Hồ Ngọc Nhuận có bày tỏ quan điểm của anh lúc đó là không nhận ghế bộ trưởng nào cả. Ngay cả chuyện ông Minh được đề nghị thay ông Hương làm tổng thống, anh Nhuận cũng cố gắng thuyết phục ông Minh không nhận và khuyên nên vận động để chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền hoặc nghị sĩ Vũ Văn Mẫu nhận chức vụ này.

Tôi nhớ lúc đầu ông Minh có ý định giao chức tổng trưởng Bộ Thông tin cho một người khác, nhưng sau cuộc trao đổi giữa ông Minh với anh Dương Văn Ba và một vài anh em, ông Minh giao cho tôi đảm trách bộ này. Tôi cũng nhớ ông Minh có ý định giao cho anh Nhuận Bộ Xây dựng Nông thôn mà theo ông rất phù hợp tính cách của anh Nhuận. Và tôi cũng nhớ – nếu trí nhớ của tôi vẫn tốt – anh Nhuận có một phản ứng giữa phiên họp làm mọi người không thể nín cười dù lúc tình hình cực kỳ căng thẳng. Anh nói: “Nông thôn đâu còn nữa mà cần Bộ Xây dựng nông thôn, thưa đại tướng!”.

Thế là anh Nhuận được ông Minh đề nghị lãnh chức vụ Đô trưởng Sài Gòn. Trong thực tế, ngay cả với chức vụ này, anh Nhuận cũng không… quan tâm. Lúc đó do những quan hệ riêng của anh với “bên trong”, tức người của MTDTGPMN, anh biết rõ hơn nhiều anh em trong nhóm ông Minh rằng… “màn đã hạ rồi”. Chuyện lập chính phủ vào thời điềm này rồi chẳng đi đến đâu Trong 48 tiếng đồng hồ cuối cùng, nhiều anh em không thấy Nhuận ở đâu, có người thì thấy anh lúc hiện lúc… biến.

Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, ngồi bên cạnh ông Minh trong phiên họp, được ông Minh đề nghị làm phụ tá đặc biệt của tổng thống. Anh Nguyễn Hữu Chung là người rất thẳng tính đã từ chối chức vụ này vì cho rằng nó không xứng đáng với những đóng góp của anh ngay từ đầu trong nhóm. Ông Minh cố gắng thuyết phục Nguyễn Hữu Chung, nhấn mạnh rằng chực vụ phụ tá đặc biệt tổng thống được xếp ngang hàng bộ trưởng và là thành viên của hội đồng bộ trưởng. Ông còn dẫn chứng vai trò quan trọng của phụ tá đặc biệt Nguyễn Cao Thăng bên cạnh tổng thống Thiệu! Nhưng Nguyễn Hữu Chung vẫn nhất quyết từ chối. Có lẽ vì tại miền Nam lúc bấy giờ luôn có thành kiến đối với chức vụ phụ tá đặc biệt của tổng thống qua hai nhân vật chuyên “đi đêm” và làm những việc đen tối: Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Ngân.

Anh Dương Văn Ba được đề nghị làm thứ trưởng giáo dục nhưng không nhân và bày tỏ ý muốn chuyển sang làm thứ trưởng bộ Thông tin cùng tôi.

Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền cùng luật sư Trần Ngọc Liễng được ông Minh giao nhiệm vụ hòa đàm với MTDTGPMN. Ngoài các thành viên chính phủ, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh được chỉ định là tổng giám đốc cảnh sát Sài Gòn.

Bạn đang xem bài viết Câu Nói Của Ông Thiệu trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!