Xem Nhiều 6/2023 #️ Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long # Top 9 Trend | Boxxyno.com

Xem Nhiều 6/2023 # Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

                                                             

              Cao Bá Quát giỏi văn tài, thao lược, có chí lớn, nhưng phải cái tội nghèo, ông rất xót xa đau khổ vì cái nghèo của mình . Xem Tài Tử Đa Cùng phú của ông sẽ rõ ! …. Các câu như….

              Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; Đèn cỏn con ron chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ.

            Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao; Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.

            Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy; Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ. …

              Vì tài giỏi, nên rất cao ngạo, ông từng nói : Trong thiên hạ có 4 bồ chữ. Một mình  tôi giữ hết 2 bồ. Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ. Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !

Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương – làm được môt đôi câu đối hay, tình cờ Cao Bá Quát lại vào chầu, Vua muốn khoe đôi câu đối mới của mình, nên mời Quát xem câu đối hay, mà không có nói là của mình làm, để thử xem Quát bình phẩm như thế nào ?. Câu đối như thế nầy :

                          THẦN KHẢ BÁO QUÂN ÂN             臣可报君恩 TỬ NĂNG THỪA PHỤ NGHIỆP      子能承父業

Có nghĩa : Bề tôi, có thể báo đáp được ơn của Vua ban Làm con, có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.

             Ý của Vua Tự Đức là muốn tự hào về mình có thể nối được cơ nghiệp của cha mình mà làm vua một cách thật tốt, và các bề tôi của mình cũng rất trung thành mà báo đáp ơn của mình. Rất tự hào và hay quá ! Định khoe tài với Cao Bá Quát, biết là của Vua làm nhưng cũng giả nai, và không ngờ khi xem xong, Cao Ba Quát lại tâu rằng : ”  Xin Bệ hạ hãy cho chém đầu ngay kẻ nào đã làm ra 2 câu đối nầy ! ” Nhà Vua ngạc nhiên hỏi : Tại sao ? , thì đáp là : ” Đại nghịch bất đạo “, Hỏi : ” Như thế nào ? ” , thì Quát đáp rằng : ” Chữ THẦN 臣 là bề tôi mà lại để trên chữ QUÂN 君 là Vua ( vì liễn viét đứng ). Chữ TỬ 子 là con mà lại để nằm trên chữ PHỤ 父 là cha, không phải ” Đại nghịch bất đạo ” là gì ?. Hỏi : ” Phải làm sao ? “, thì Quát sửa lại là :

                          Quân ân, thần khả báo                     君恩臣可報 Phụ nghiệp, tử năng thừa                 父業子能承

Có nghĩa : Ơn Vua, bề tôi có thể báo đáp. Cơ nghiệp của Cha, con có thể thừa kế.

              Vua Tự Đức nghe xong, phải cho là giỏi, định khoe tài, không ngờ bị bẻ mặt. Rất phục tài Cao Bá Quát, nhưng với cái lối phê bình hỗn xược đó, nhà vua cũng không ưa…..

             Khi theo giặc Châu Chấu Lê Duy Cự làm phản, bị bắt rồi bị tru di tam tộc, tan tành mộng làm đế vương, trong gông cùm nhưng vẫn luyến tiếc mộng ĐẾ VƯƠNG của mình, ta nghe ông làm đôi câu đối sau :

                      Mấy bước cùm gông chân có Đế, Ba vòng xích sắt bước còn Vương.

            Quả là đau khổ và cao ngạo tột cùng !. Ông lại đưa cả những lời văng tục ( chưởi thề ) vào trong câu đối nữa mới là độc đáo chứ !. Các bạn hãy đọc đôi câu đối sau đây , ông làm trước khi bước lên đoạn đầu đài :

                      Ba hồi trống giục…đù cha kiếp, Một nhát gươm đưa…bỏ mẹ đời !

            Không nói chuyện buồn nữa, ta nói chuyện vui hơn… Lúc đương thời Cao Bá Quát đang nghỉ ở nhà.  Vì nổi tiếng về văn tài, nên nhân dân quanh vùng thường rủ nhau đến xin câu đối về nhà dán, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán .

            Một hôm có hai người láng giềng cùng đến một lúc, chỉ trước sau mấy bước. Người đến trước là một anh làm nghề đóng hòm . Người đến sau là một chị đang có chửa gần ngày sinh. Cao Bá Quát không cần phải nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết vào tờ giấy đã được rọc sẵn cho anh thợ đóng hòm như sau  :

                        Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm Thọ,

                             天      添       歲       月        人        添       壽, Xuân mãn càn khôn, phúc mãn Ðường.

                            春     滿     乾     坤         福      滿       堂。

Nghĩa là:

                      Trời thêm năm tháng, người thêm thọ, Xuân khắp càn khôn, phúc  khắp nhà.

        Ông đã khéo dùng hai chữ “Thọ” và “Ðường” để nói đến cái quan tài  ( cái hòm ), vì ngày xưa dân chúng Miền Bắc quen gọi cái quan tài là Cỗ THỌ ĐƯỜNG .  ( Dân Miền Nam cũng gọi cái Hòm là Cái Hàng, Cái THỌ. Đi mua Hòm gọi là đi Nhắc Cái Hàng )

          Anh thợ nghe giảng rõ, vui mừng vái chào đi ra. Ðến chị bụng chửa. Cao nhìn chị hóm hỉnh cười, rồi lấy mảnh giấy khác, viết ngay:

                       Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm,

                             天      添       歲       月        人        添                           Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.

                           春     滿       乾      坤      福         滿。

Nghĩa là:

                       Trời thêm năm tháng, người thêm, Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.

          Như vậy là Cao Bá Quát đã dùng lại câu đối cho anh thợ đóng hòm hồi nãy, chỉ có bớt ở mỗi vế một chữ cuối. Nhưng như thế vẫn nói lên được rất rõ việc chị phụ nữ sắp đẻ (  thêm người  ) và việc hiện tại trước mắt là chị đang có mang vì chữ “phúc”  福  là ” phúc lộc ” trùng âm với chữ “phúc”  腹  là cái “bụng” ( “phúc mãn” là ” bụng đầy”  tức là bụng đang có chửa).

                   

Đỗ Chiêu Đức kể.

      

       

Về Câu Đối Được Cho Là Của Cao Bá Quát

* Gần đây, tôi nghe có người đã dẫn tài liệu để chứng minh rằng câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” không phải là của Cao Bá Quát. Xin quý báo nói rõ hơn về vấn đề này. (Nguyễn Minh, Hội An, Quảng Nam).

– Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.

– Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.

Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.

“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.

GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.

Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.

Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.

Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?

Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.

Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).

ĐNCT

Phật Dạy Phước Báo Thù Thắng Của Bố Thí

” Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Sumanà, con gái vua cùng năm trăm thiếu nữ hộ tống, đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

Ở đây, bạch Thế Tôn, có hai đệ tử của Thế Tôn đồng đẳng về tín, đồng đẳng về giới, đồng đẳng về tuệ, một có bố thí, một không bố thí. Sau khi thân hoại mạng chung thì giữa hai vị ấy được sinh lên cõi trời hoặc sinh lại cõi người thì giữa hai vị ấy, có sự đặc thù gì, có sự sai khác gì? Có sự sai biệt, này Sumanà!

Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng. Người có bố thí, này Sumanà, khi được làm vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí về năm phương diện này”.

(ĐTKVN, Tăng Chi II, chương 5, phẩm Sumanà, phần Con gái vua, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.351).

Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang ngửa nhau, thế nhưng có người thành công và có người lại thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa tới thời hoặc họ đổ thừa: ” Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên “. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc trong hiện tại.

Bố thí mang phước báu to lớn.

Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của người phật tử tại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻ hân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn. Nếu bố thí với tâm lý ban ơn, mình sẽ cống cao ngã mạn sinh tâm tự đắc coi thường thiên hạ.

Đối với chúng tăng, những người thọ thí hay người được giúp đỡ lại càng phải cố gắng tu hành nhiều hơn nữa để hoàn thiện chính mình, bởi vì của biếu là của lo, của cho là của nợ, cho thì còn ăn thì hết. Nếu chúng ta không trau dồi giới đức, tu sửa thân tâm, chuyển hóa phiền não tham sân si thì của tín thí khó tiêu. Sự thọ nhận càng nhiều giống như ta ký tờ giấy nợ mỗi ngày càng tăng lãi suất, sau này sẽ mang lông đội sừng để đền trả xứng đáng.

Cho người tức là tích lũy phước báo cho mình, đó là chúng ta biết đầu tư vào ngân hàng công đức. Giúp đỡ người khác hay cúng dường Chư tăng mà không cầu đền đáp là một việc khó làm đối với những người tham lam bỏn sẻn, keo kiệt. Lại càng khó khăn hơn đối với những người không dám cho đi những gì mà mình yêu thích. Đa số, những gì mình cho là của thừa thãi, như vậy đối với họ cũng là hay lắm rồi, dù sao vẫn đỡ hơn người chỉ biết đem về cho mình dưới nhiều hình thức.

Người Phật tử thì lúc nào cũng sáng suốt hơn, ý thức việc bố thí là một nghĩa cử cao đẹp, nên lúc nào cũng sẵn sàng cho đi mà không cầu nhận lại, thậm chí có khi phải dâng hiến cả thân mạng. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho khó làm nhất, vì ai cũng còn chấp ngã bám víu vào cái của mình.

Để đạt được cách cho mà không cầu nhận lại, người phật tử cần phải huân tu trí tuệ, để thấu rõ bản chất của cuộc đời là vô thường duyên sinh và vô ngã. Tuy không mong cầu nhưng phước báo của người cho vẫn đầy đủ trọn vẹn. Phước báo của mỗi người giống như cây cối có gốc rễ, thân cành nhánh lá và hoa trái. Chính vì thế chúng ta cần phải vun trồng cây phước, chăm bón và tưới tẩm thì mới trổ quả phước thơm ngọt.

Như chúng ta đã biết là bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả để chuyển hóa lòng tham lam ích kỷ và hẹp hòi.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.

Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.

Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu chúng ta bố thí có điều kiện thì gặt được phước báo có giới hạn trong chừng mực nào đó. Nhưng nếu chúng ta bố thí vô tâm, không toan tính là ta đã biết tu phước và tu huệ rồi đó. Chính vì thế, tu tập bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn về hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu, bởi chỉ có vô tâm mới đạt được công đức, phước báo vô lượng vô biên mà thôi.

Phước báo sống thọ và khỏe mạnh, nhan sắc dung mạo xinh đẹp nhiều người thích ngắm nhìn, lại có đời sống an vui hạnh phúc, có địa vị danh vọng cao, mọi điều vốn tốt đẹp lại càng được tăng trưởng thêm theo thời gian là ước mơ chung của nhiều người.

Do vậy, người Phật tử sống và tu tập theo Chánh pháp Phật đà luôn thực hành bố thí và cúng dường người tu hành chân chính để sống đời hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Những Câu Đối Công Giáo Tết 2022 ❣️ Tết Tân Sửu Hay

Những Câu Đối Công Giáo Tết Tân Sửu 2021 ❤️️ Câu Đối chúc mừng năm mới Hay Nhất chúc tết công giáo cho người thân ✅ bạn bè.

Bạn Tham Khảo:

Câu Đối Ngày Tết Đạo Công Giáo Mừng Năm Mới Tân Sửu

Thường được viết vào dịp đại lễ Tết Nguyên Đán, những đôi câu đối này vừa có tính cách trang hoàng, thêm vẻ lộng lẫy, tôn nghiêm và uy nghi cho thánh đường, vừa có giá trị văn hoá phô diễn thuần phong mỹ tục, vừa có ý nêu cao việc học đạo, sống đạo và truyền đạo của giáo xứ.

Tân Sửu giao hòa Hồng Ân hồn xác

Cộng đoàn hiệp nhất mở mang đạo đời

Những Câu Đối Chúc Tết Công Giáo 2021

1. Thờ Phượng Thiên Chúa, Hiếu thảo cha mẹ

Hạnh phúc đời này, vinh hiển đời sau

2. “Già trẻ gái trai đều khoái Tết, Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân” Riêng tôi không trẻ cũng chưa già, Mùa xuân tôi yêu nhưng tết thì…

3. Gia đình đồng tâm cầu nguyện

Thiên Chúa ban ơn hiệp nhất

4. Thánh gia Nagiaret nêu gương sáng Gia đình Công giáo nguyện noi theo

5. Thiên Chúa Ba Ngôi nguồn tình phụ tử

Cha mẹ con cái yêu thương chan hòa

6. Thăng tiến Hôn Nhân và Gia đình Phát triển Dân Chúa cùng Xã Hội

7. Cha mẹ nêu gương sáng đức tin

Con cái thấm nhuần lòng đạo đức

8. Gia đình bền vững, Xã hội phồn vinh Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai

9. Sự sống con người là thiêng thánh

Ân ban Thiên Chúa phải trọng tôn

10. Giáo lý kinh nguyện hãy chuyên chăm Đức tin lòng đạo thêm tiến triển 11. Đón Xuân, Lời Chúa đến muôn nhà Vui Tết, phúc thiêng về khắp xóm 12. Gia đình hạnh phúc nhờ Lời Chúa Giáo Xứ an vui bởi Phúc Âm

Mừng Tết đơm hoa Ý Phúc Âm

14. Năm mới vâng nghe Lời Chúa dạy Xuân sang thực hiện Ý Người ban

Tổ ấm gia đình sống Phúc âm

16. Cầu Nguyện , yêu thương mừng Tết đến Thủy chung, phục vụ đón Xuân sang

Tin cậy mến dâng mừng Tết đến

18. Phút giây bền chí sống phúc âm Năm tháng quyết tâm vâng Lời Chúa

19. Sống Phúc âm, mỗi gia đình được bình an, hạnh phúc

Vâng Lời Chúa, toàn xã hội nên chính trực, phồn vinh

20. Sống Phúc âm, gia đình cầu nguyện, yêu thương, thủy chung, phục vụ Vâng Lời Chúa, xã hội thái bình, thịnh đạt, công lý, văn minh

Tham Khảo Xếp Hình Súng Bằng Kí Tự

Câu Đối Ngày Tết Công Giáo Khác

Xuân mới chan hoà trên đất nước,Tin Mừng loan báo đến muôn dân.💮Nhật khứ nhật lai, ân Chủ giang,Xuân hồi xuân tái, phúc Thiên bang.💠Tết đến đầu năm, Ơn Chúa viếng,Xuân qua mãn thọ Phúc con trông.💠Thiên Chúa Hồng Ân xuân mãn túc,Thánh Kinh Bửu huấn nhật quang hoa.

Ngày xuân kính Chúa, bình an đến,Năm mới thương người, thánh sủng về.💠Mừng xuân hỷ xả thêm công đức,Đón Tết từ bi bớt não phiền.💠Mình Chúa dưỡng sức dân, tâm niệm lộc thần phúc vô biên,Thánh Kinh truyền tình Chúa, thực hành Lời Thánh xuân bất tận.💠Tình Chúa tựa ánh xuân, nhân nghĩa ấm nồng che trời đất,Ơn Trên như mưa móc, đức cao lan toả phủ thế nhân.💠Tứ đức duy tân, thế giới thái bình kỳ Chủ hữuThất ân y cựu, gia đình hoà thuận ngưỡng thiên ân.nghĩa là:Canh tân tứ đức, thế giới thái bình, Trời phù hộ,Vững mạnh bảy ơn, gia đình hoà thuận, Chúa thông ban.💠Gia gia, gia thuận cảnh, tôn hiền tử hiếu tề tụng Chúa,Hộ hộ, hộ hanh thông, quốc thái dân an cộng hoan Thiên.nghĩa làNhà nhà khá giả thuận hoà, con hiền cháu hiếu, đồng tâm ca tụng Chúa,Cửa cửa quang thông hoan hỷ, quốc thái dân an, hợp tiếng ngợi khen Trời.💠Ơn Chúa tràn đầy, Xuân mới chan hoà trên đất nước,Lửa Trời chiếu dọi, Tin Mừng rạng tỏ khắp nhân gian.💠Ngày xuân kiến tạo bức tranh xuân, vươn tới đỉnh cao Chân – Thiện – Mỹ.Năm mới dựng xây con người mới, chói ngời gương sáng Đức – Tài – Tâm.💠Già mẫu mực, tâm đức nêu gương, việc đạo việc đời, truyền con cháu.Trẻ xông pha, nhiệt tình phấn đấu, chữ trung, chữ hiếu, học Ông Bà💠Duy trì nề nếp, giữ vững thuần phong, nền móng gia đình bền vạn thuở.Tuân thủ kỷ cương, nối truyền đạo lý, lầu đài tổ quốc vững nghìn thu.💠Thiên Chúa vô tư, vi thiện tự nhiên hoạch phúcThánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ tề gia.💠Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúcĐời vui, sức khoẻ, Tết an khang💠Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọXuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Hi vọng Những Câu Đối Chúc Tết Công Giáo Tân Sửu 2021 giúp bạn chọn được nhiều câu ưng ý.

Bạn đang xem bài viết Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!