Cập nhật thông tin chi tiết về Ca Dao Và Thành Ngữ Liên Quan Tới Gà? mới nhất trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
C à kê nghê ngỗng (cà và kê đều là gà, nghê và ngỗng đều là ngỗng). Cất lên một tiếng la-đà, / Cho chim nhớ tổ cho gà nhớ con. Cậu Cai nón dấu lông gà, / Cổ tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai. Chẳng tham nhà ngói bức bàn, / Trái duyên coi bẵng một gian chuồng gà. Chị kia bới tóc đuôi gà, / Nắm đuôi chị lại, hỏi nhà chị đâu? Chiều chiều quạ nói với diều, / Vườn cau kia rậm lại nhiều gà con. Chiều chiều con quạ lợp nhà, / Con cu chẻ củi, con gà quăng tranh. Chim gà cá lợn cành cau, / Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê. Cho hay tiên lại kiếm tiên, / Phượng hoàng chẳng chịu đứng chen đàn gà. Chó cậy gần nhà,/ gà cậy gần chuồng. Chó liền da, gà liền xương. Chó giữ nhà, gà gáy sáng. Chó giữ nhà, gà gáy trống canh. Chớ quen bắt chó mua dê, / Vui cùng hạc nội ham chi gà lồng. Chơi chó, chó liếm mặt, / Chơi gà, gà mổ mắt. Chớp đông nhay-nháy, / Gà gáy thì mưa. Chú vịt chú gà,/ Nhắc võng ông bà,/ Trèo lên núi chiều,/ Giặc thấy đã nhiều, / Chạy như con cút. Chuồng phân nhà, chẳng để gà người bới. Chữ viết như gà bới. Có chân mà chẳng có tay, / Có hai con mắt ăn mày dương gian (Đây là câu đố có nghĩa là “con gà”). Có duyên lấy được chồng già, / Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương. Con cà con kê (cà và kê là gà). Con cóc nhảy xa, / Con gà ú u. Con công ăn lẫn với gà,/ Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên! Con chim trên núi, con gà dưới suối, / Nó gáy giọng chầu đôi chầu ba. Con gà tốt mã về lông,/ Răng đen về thuốc, rượu nồng về men. Con gà con vịt cũng không,/ Bóng tre có mát, ngoài đồng không ai. Con gà cục tác lá chanh, / Con lợn ủn ỉn: “mua hành cho tôi.” Con cuốc kêu réo trên ngàn, / Gà rừng táo tác gọi con tha mồi. Con tông gà nòi (tông nghĩa là dòng họ). Cõng rắn cắn gà nhà. Cỗ xôi, con gà. Cơm gà cá gỏi.
Ếch tháng ba, gà tháng tám. / Em về thưa mẹ cùng cha, / Bắt lợn đi cưới bắt gà đi cheo (cheo nghĩa là lễ nộp tiền cho làng về việc cưới xin).
G
à ăn hơn công ăn. Gà chê thóc chẳng bới,/ người mới chê tiền. Gà cỏ quay mỏ về rừng. Gà con đuổi bắt diều hâu,/ Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông . Gà con ta để ta nuôi, / Đến mai ta gả con chó cụt đuôi cho mày. Gà cùng chuồng đá lẫn nhau. Gà cựa dài thì thịt rắn, / Gà cựa ngắn thì thịt mềm. Gà đẻ, gà lại cục tác. Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua, / Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy. Gà gáy canh một hỏa tai, canh hai đạo tặc. Gà ghét nhau tiếng gáy. Gà khôn gà chẳng đá lang, / Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi. Gà mái gáy gở (dở, xấu). Gà mọc lông măng. Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh, / Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. Gà người gáy, gà ta sáng. Gà nhà lại bới bếp nhà. Gà què ăn quẩn cối xay. Gà què bị chó đuổi. Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn. Gà trống (sống) còn giò. Gà trống nuôi con. Gà tức nhau tiếng gáy. Gà về bới nát cỏ sân, / Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài. Gái một con, gà non một lứa. Giả ơn cái cối cái chày, / Nửa đêm gà gáy có mày có tao. Giả ơn cái cọc bờ ao, / Nửa đêm gà gáy có tao có mày.
Giặc sợ, giặc chạy về nhà, / Trở ra gọi mẹ mổ gà khao quân. Gió đưa cành trúc la đà,/ Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương. Giun dế ăn gà,/ Cá rô cưỡi ngựa. Gươm gẩy gà xác.
Hễ bảo quét sân, đánh chết ba gà, / Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó. Hoài thóc ta cho gà người bới.
Kể gà, kể dê, kể ngỗng. Kể lể con cà con kê (gà). Khách đến nhà, chẳng gà thì gỏi. Khôn-ngoan đá đáp người ngoài, / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Không tre mà có măng mọc, / Không trâu cày mà có tiếng hò reo. / Không chó có tiếng cắn theo, / Không gà có tiếng ra chiều gọi con (Đây là câu đố có nghĩa là “cái áo”).
Lao xao gà gáy rạng ngày, / Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Lờ ngờ như gà mang hòm.
Mã đề dương cước anh hùng tận, / Thân Dậu liên lai kiến thái bình. Máu gà thì tẩm xương gà, / Máu gà đem tẩm xương ta sao đành! Măng non nấu với gà đồng, / Chơi nhau một trận xem chồng về ai. Mặt tái như gà bị cắt tiết. Mâm xôi nuốt trẻ lên mười, / Con gà, be (chai) rượu nuốt người lao đao. Mẹ gà con vịt. Mẹ gà con vịt chít chiu, / Mấy đời dì ghẻ thương yêu con chồng. Mẹ gà đi chợ, / Con ở lại nhà,/ Vịt lén tới nhà,/ Cắp gà con chạy,/ Gà về thấy vậy,/ Đuổi vịt khắp nơi,/ Mổ đánh tơi-bời,/ Vịt nhoi xuống nước. Mình rằng: “Mình muốn lấy ta,”/ Ta đi xuống chợ mua gà xem chân. Mong chồng, chồng chẳng xuống cho, / Đến cơn chồng xuống, gà o o gáy dồn,/ Cha mẹ con gà kia sao mày gáy dồn, / Mày làm cho ta mất vía kinh-hồn về nỗi chồng con. Một thương tóc bỏ đua gà, / Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thời mưa. Muối kia đổ ruột con gà, Mẹ mình không xót bằng ta xót mình. Mười ba trăng lặn gà kêu,/ Mười bốn trăng lặn, gà đều gáy tan. Mướp non nấu với gà đồng.
Thành Ngữ Tiếng Anh Liên Quan Tới Mùa Đông
To be on thin ice / to be at risk of annoying someone (idiom) : làm một việc gì đó nguy hiểm hoặc rủi ro mà dễ dẫn đến thất bại
Walking on thin ice (idiom) : ám chỉ một hoàn cảnh nguy hiểm, rủi ro
To break the ice (idiom) : phá vỡ sự im lặng để bắt đầu một cuộc trò chuyện
Not a snowball’s chance in hell (idiom) : chỉ việc gì đó không có khả năng xảy ra
When hell freezes over (idiom) : chỉ chuyện gì đó không thể xảy ra
To give someone the cold shoulder (idiom) : tỏ ra không thân thiện, lạnh lùng
To leave someone out in the cold (idiom) : loại bỏ ai đó ra khỏi nhóm, bỏ mặc
To be snowed under with something / to be with too much work to deal with (idiom) : phải làm việc quá độ, hay bị lấn át, áp đảo, chế ngự
To put something on ice (idiom) : trì hoãn một việc gì đó
To be pure as the driven snow / to be completely innocent (idiom) : chỉ ai đó vô cùng trong sáng, lương thiện (thường được dùng với nghĩa mỉa mai)
To break into a cold sweat / to become scared about something (idiom) : bất chợt toát mồ hôi, chỉ ai đó lo lắng, sợ hãi
To do something in cold blood (idiom) : làm việc gì đó với ý định độc ác hoặc không có bất kỳ cảm xúc gì thường được mô tả là “máu lạnh”
To get cold feet (idiom) : sợ hãi, hồi hộp hay không thoải mái khi phải làm gì đó
To be out cold (idiom) : bất tỉnh đột ngột.
Tip of the iceberg (idiom) : Chỉ là bề nổi của tảng băng, chỉ mới là sự bắt đầu
Cold hands, warm heart (idiom) : chỉ những người ngoài lạnh lùng nhưng bên trong thì ấm áp và biết chăm sóc người khác
Catch one’s death (idiom) : bị cảm lạnh
Dead of winter (idiom) : thời kỳ lạnh lẽo và đen tối của mùa đông
To cozy up to someone (idiom) : sưởi ấm cho ai đó
Brace youself , winter is coming (idiom) : hãy sẵn sàng cho mùa đông sắp tới
Rắn Và Thành Ngữ Ca Dao
VNTG – Trong mười hai con giáp có lẽ con rắn là con vật bị nhiều tai tiếng nhất. Rắn gần như tượng trưng cho sự ác độc, giả dối và nguy hiểm. Miệng hùm nọc rắn; đuôi ong nọc rắn là những chỗ chết người cần phải tránh xa, cũng như những kẻ lòng như rắn rít thì đừng bao giờ giao tiếp! Nhưng không phải lúc nào “trông mặt mà bắt dong” đều đúng, vì có mấy ai lường được với bộ mặt rắn giả lươn hay kẻ khẩu phật tâm xà! Bởi vì lầm lẫn nên có người đã ấp rắn vào ngực để tính mạng sẽ bị đe dọa không biết lúc nào.
Rắn vốn nguy hiểm. Rắn rít bò vào thì cóc nhái bò ra, nên không ai dại gì mà cõng rắn cắn gà nhà, mà càng phải tận diệt; nhưng rắn vốn mình dài nên khi giết nó chớ nên đánh rắn giữa thân, điều nầy chẳng khác gì bắt rắn bỏ bị, là việc làm không triệt để; đã không hiệu quả mà có thể bị nó quật lại bằng cái đầu vốn sẵn nọc độc của nó. Bởi thế, đánh rắn phải đánh đàng đầu, làm cho rắn mất đầu, thì dù cho rắn biết gáy cũng phải tiêu đời. Rắn khôn giấu đầu cũng vì lẽ đó! Sau cùng là yếu tố bất ngờ, không được đả thảo kinh xà mà chúng lủi trốn mất.Hổ tha, rắn cắn là hai trường hợp vạn tử nhất sanh, khó mong sống sót. Thao láo như mắt rắn ráo là nói những kẻ hay soi mói. Đầu rắn mắt chuột theo tướng số là người gian xảo, lòng dạ không được… thẳng như rắn bò!(mai mỉa). Rắn đổ nọc cho lươn hàm ý vu oan giá họa cho người lương thiện. Rắn (đòi) ăn voi để nói lên sự tham lam quá mức. Rắn nguy hiểm và độc địa như vậy mà tạo hóa lại ban cho chúng ân huệ lớn là “lột da sống đời” ; thật trớ trêu khi mà rắn già rắn lột da, người già người chết; hay rắn già rắn lột, người già người tuột vào săng! (kì thực thì đến lúc nào đó rắn cũng phải chết thôi).Có những người nóng tính, tuy khi giận dữ thì bạnh như rắn hổ mang, nhưng lại không dựa hơi mà theo đóm ăn tàn!Nếu trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu. Thì rồng ở chung với rắn là chuyện khá bực mình; dù cho có biết hóa trang thích nghi với môi trường thực tế như vào nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa cũng vậy!May mắn thay, theo sách… mê tín dị đoan, thì: Hễ đi gặp rắn thì may/ Về nhà gặp rắn thì hay bị đòn! Và khi xuất hành nếu gặp rắn thì đi, gặp qui thì trở lại. Đây là trường hợp duy nhất con rắn được “ngưỡng mộ”; nếu không tính những thực đơn của các anh đầu bếp, và các y văn, toa thuốc của các thầy lang!Rắn độc ở Việt Nam có nhiều loại, thân chúng thông thường có nhiều màu hay có khoan quanh mình, nổi danh nhất là hổ đất, và mái gầm. Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà đã khẳng định nếu ai xui xẻo bị mái gầm mổ thì kể như tàn đời.Nhưng rắn có phải là loài độc nhất trên thế gian nầy? Bài thơ có hơn ngàn năm nay đã viết:Thanh trước xà nhi khẩu,Hoàng phong vĩ thượng châm.Lương ban giai khả độc,Tối độc phụ nhân tâm!Nghĩa:Miệng của con rắn bị kẹt trong ống tre từ nhỏ.Trên cái đuôi của con ong vàng (ong vò vẽ ?).Cả hai đều khá độc,Nhưng cực kì độc là lòng dạđàn bà!Xem xong hàng trên, chắc không ít quí bà sẽ la oái oái như rắn bắt nhái, nhưng biết làm sao khi… thánh nhân dạy vậy rồi! Hơn nữa, nếu đặng lòng rắn thì mất lòng ngóe; người viết đành phải… thẳng như rắn bò mà thôi!Dù độc ít hơn… “phụ nhân tâm”, nhưng rắn vẫn được nhắc nhở trong văn chương bình dân qua những câu hò đối đáp: Con gì có cánh không bay/ Con gì không cẳng chạy bay năm rừng? Đáp: Con gà có cánh không bay/ Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng… Con rắn không chân mà đi năm rừng bảy rú/ Con gà không vú mà nuôi tám chín mười con…Với đồng dao: Bao giờ cho hết tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn chạy ra ngoài đồng; và với thần ve chai: Cần gì cá lóc cá trê/ Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.Nói về rắn mà không nói đến bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quí Đôn thì thật thiếu sót:Chẳng phải liu điu , vẫn giống nhàRắn đầu biếng học lẽ không thaThẹn đèn, hổ lửa đau lòng mẹ,Nay thét mai gầm rát cổ cha.Ráo mép chỉ quen lời lếu láoLằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba (roi da)Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học,Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.Chuyện con rắn trong văn chương còn rất nhiều, nhưng người viết không dám vẽ rồng vẽ rắn, để rồi vẽ rắn thêm chân mà làm phiền người đọc. Nhân năm mới chúng tôi kính chúc quí độc giả được “đổi đời” như rắn hóa rồng; vị nào mua bán thì được sung túc; khách hàng nườm nượp kéo đến xếp hàng như rồng như rắn trước nhà!
Ca Dao Tục Ngữ Thành Ngữ Là Gì
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…
Bạn có quen thuộc với làn điệu ấy chăng? Văn học dân gian Việt Nam không chỉ là những câu chuyện cổ, những sự tích, mà còn là một kho tàng ca dao dân ca, là những câu tục ngữ thành ngữ được sử dụng ẩn dụ trong những câu chuyện hàng ngày. Cùng doctruyencotich.vn tìm hiểu khái niệm về ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ nhé.
CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội…
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ca dao, tục ngữ, dân ca truyền miệng của Việt Nam, có sắc thái độc đáo, khó sánh được. Câu 6, câu 8, có vần, có điệu, ý nghĩa và tinh tế và vô danh chẳng biết tác giả là ai. Thuộc giới bình dân hay trí thức, nông dân hay thầy giáo” ? Chỉ biết riêng ca dao mênh mông kỳ thú, phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua 4000 năm văn hiến. Một dân tộc văn minh, nhiều nghị lực, dũng cảm, đầy thi vị.
Ca dao tục ngữ là một hành trình tìm về cội nguồn của nước Việt Nam mến yêu. Đọc ca dao để thấy khí thiêng sông núi Việt, đọc ca dao để thấy tinh thần hiện hữu, bản sắc dân tộc của dân tộc Việt. Thấy ra ý thức dân tộc và sức mạnh tinh thần của người Việt, thấy cái tinh thần kháng chiến quật cường của người Việt, nhất định không chịu đồng hoá.
Ca dao tục ngữ là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Không phải dân tộc nào cũng có được văn chương và thi sĩ tính như thế. Non nước Việt Nam đẹp nghìn thu, vô song. Người nước Việt cũng khác thường. Trải qua nhiều thời đại, kho tàng văn chương bình dân Việt Nam càng phong phú, súc tích với biết bao câu tục ngữ, ca dao, những câu hát điệu hò muôn hình muôn vẻ. Dân ca là ca dao đã được dân gian hát và hò qua nhiều thể điệu đặc thù của từng địa phương.
THÀNH NGỮ
Trong ngôn ngữ Việt có hẳn một kho thành ngữ, trong đó phải kể đến những câu, những lời bình nghị sinh động về phẩm cách con người, về đạo lý ở đời, về nhân tình thế thái. Chỉ kể những câu có bốn từ, bốn tiếng đăng đối giàu biểu cảm người ta đã có thể liệt kê ra rất nhiều. Xin viện dẫn: “Xấu người đẹp nết”, “Giấu đầu hở đuôi”, “Cười thuê khóc mướn”, “Nước chảy đá mòn”, “Giận cá chém thớt”, “Bóc ngắn cắn dài”, “Bòn tro đãi sạn”, “Chọn đá thử vàng”, “Dẻ cùi tốt mã”, “Văn mình vợ người”, “Ma chê cưới trách”, “Quýt làm cam chịu”, “Con dại cái mang”, “Chị ngã em nâng”, “Công cha nghĩa mẹ”, “Môi hở răng lạnh”…
Ðặc điểm của loại thành ngữ này là bốn từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành hai cặp đối xứng nhau. Ví như câu “Xấu người đẹp nết” thì xấu, người, đẹp, nết; bốn từ đơn mang hàm nghĩa riêng, độc lập, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác; chia thành hai cặp đối xứng là xấu người đối với đẹp nết; đối cả ý lẫn lời; xấu đối với đẹp, người đối với nết.
Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất là phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá nhiều người. Muốn phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, có cơ sở khoa học và tiêu chí để phân định.
Về vấn đề này, mục “Diễn đàn nói và viết” của Tạp chí Ngôn ngữ học Việt Nam (số 8 năm 2006) đã nêu như sau: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông).
Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn “Chân cứng đá mềm”. Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi “chân cứng đá mềm”)…
Hy vọng rằng qua bài vừa rồi, bạn đọc đã có khái niệm tổng quát về ca dao, tục ngữ và thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian việt nam. Mời các bạn cùng xem những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ và những bài hát ru con hay tại đây nhé.
> Xem thêm Tuyển tập Ca dao tục ngữ thành ngữ Việt Nam <
Bạn đang xem bài viết Ca Dao Và Thành Ngữ Liên Quan Tới Gà? trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!