Xem 9,504
Cập nhật thông tin chi tiết về Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng mới nhất ngày 04/07/2022 trên website Boxxyno.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 9,504 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
- Details
- Category: Kỹ năng mềm
- Published on Monday, 12 February 2022 02:12
- Written by cudinhlang
- Hits: 5233
Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Rồng lúc to lúc nhỏ
Lớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình
Đa mưu túc trí muôn đời thịnh
Hữu dũng vô mưu vạn đời suy
Ghen ăn tức ở muôn đời nát
Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.
Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.
* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.
* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.
* Cá do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.
* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.
* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.
* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.
* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.
* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.
* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.
* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.
* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).
* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).
* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.
* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.
* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.
* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.
* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.
* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.
* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.
* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.
* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.
* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.
* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng trên website Boxxyno.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!